You are on page 1of 11

SIRO THUỐC

1. Siro đơn thành phần gồm có?


A. Dược chất và nước
B. Đường kính (saccarose) và dược chất
C. Siro thuốc và nước
D. Đường kính (saccarose) và nước
2. Nếu lượng đường trong Siro > 65% thì sẽ có hiện tượng xảy ra là:
A. Nấm mốc phát triển
B. Đường bị vẩn đục
C. Đường bị lên men
D. Đường bị kết tinh
3. Siro có hàm lượng đường cao nên:
A. Có thể bảo quản được lâu
B. Giá thành rất đắt
C. Không thích hợp cho trẻ em
D. Có mùi vị khó chịu
4. Ưu điểm của Siro điều chế theo phương pháp nóng là?
A. Hạn chế khả năng nhiễm khuẩn, điều chế nhanh
B. Siro không có màu vàng
C. Đường không bị biến thành đường khử
D. Tất cả đều đúng
5. Lượng đường và nước sử dụng khi điều chế Siro theo phương pháp nóng là?
A. 180g/100ml nước
B. 165g/100ml nước
C. 105g/100ml nước
D. 265g/100ml nước
6. Tỉ trọng của Siro ở 105oC là:
A. 1,25
B. 1,26
C. 1,32
D. 1,23
7. Tỉ trọng của Siro ở 20oC là:
A. 1,38
B. 1,32
C. 1,26
D. 1,25
8. Lượng đường và nước sử dụng khi điều chế Siro theo phương pháp nguội là?
A. 156g/100ml nước
B. 180g/100ml nước
C. 265g/100ml nước
D. 165g/100ml nước
9. Siro đơn có tỉ trọng d = 1,32 tương ứng độ baume là:
A. 35o
B. 36o
C. 34,8o
D. 34o
10. Khi sử dụng 200ml nước phối hợp với lượng đường thích hợp để điều chế Siro đơn
theo phương pháp nguội, lượng Siro đơn thu được là:
A. 360 g
B. 430 g
C. 560 g
D. 530 g
11. Vật liệu thông dụng được dùng để lọc Siro là?
A. Lọc giấy thường
B. Lọc thủy tinh xốp
C. Lọc vải
D. Lọc gòn
12. Phương pháp xác định nồng độ đường trong Siro đơn là:
A. Tỉ trọng
B. Phương pháp cân
C. Nhiệt độ sôi
D. Tất cả đều đúng
13. Theo DĐVN V, Siro Thuốc có nồng độ?
A. 54%
B. 50 – 54%
C. 64%
D. 54 – 64%
14. Siro Thuốc thành phần gồm có?
A. Đường kính (saccarose) và nước
B. Siro đơn và nước
C. Đường kính (saccarose) và dược chất
D. Siro đơn và dược chất
15. Phương pháp điều chế Siro thuốc thu được nồng độ đường tối đa là:
A. Hòa tan đường vào dung dịch dược chất
B. Trộn Siro đơn với dung dịch dược chất
C. Trộn Siro thuốc với đường
D. Trộn đường với dược chất

CỒN THUỐC
16. Khi điều chế cồn thuốc bằng dược liệu độc thì tỉ lệ của lượng dược liệu và thành
phẩm là:
A. 1:2
B. 1:5
C. 1:1
D. 1:10

17. Khi điều chế cồn thuốc bằng dược liệu thông thường thì tỉ lệ của lượng dược liệu
với thành phẩm là:
A. 1:1
B. 1:10
C. 1:2
D. 1:5

18. Khi điều chế rượu thuốc, nếu dược liệu là thảo mộc thì thời gian ngâm là:
A. Ít nhất 7 ngày
B. Ít nhất 3 tháng
C. Ít nhất 14 ngày
D. Khoảng trên 20 ngày, có khi tới 3 tháng
19. Độ rượu của rượu thuốc sau khi chiết xuất là:
A. 20 - 30%
B. 60 - 70%
C. 40 - 50%
D. 50 - 60%
20. Độ rượu của rượu thuốc khi ra thành phẩm là:
A. 40 - 50%
B. 50 - 60%
C. 20 - 30%
D. 60 - 70%
21. Hàm lượng ethanol trong rượu thuốc không quá:
A. 30%
B. 45%
C. 35%
D. 40%
22. Khi điều chế rượu thuốc, nếu dược liệu là động vật thì thời gian ngâm:
A. Ít nhất 14 ngày
B. Khoảng trên 20 ngày, có khi tới 3 tháng
C. Ít nhất 7 ngày
D. Ít nhất 3 tháng
23. Phương pháp thường áp dụng điều chế cồn thuốc từ dược liệu độc là:
A. Sắc
B. Hầm
C. Ngâm lạnh
D. Ngấm kiệt
24. Phương pháp áp dụng điều chế cồn thuốc từ dược liệu quý:
A. Sắc
B. Hầm
C. Ngâm lạnh
D. Ngấm kiệt
CAO THUỐC
25. Phân loại cao thuốc khi 1ml tương ứng 1g dược liệu, thuộc cao:
A. Cao đặc
B. Cao khô
C. Cao lỏng
D. Cao mềm
26. Phân loại cao thuốc, khi dùng dung môi để chiết suất còn lại trong cao không quá
5%, thuộc cao:
A. Cao đặc
B. Cao khô
C. Cao lỏng
D. Cao mềm
27. Phân loại cao thuốc, khi dung môi dùng để chiết suất còn lại trong cao trên 5% và
không quá 20%, thuộc cao:
A. Cao đặc
B. Cao khô
C. Cao lỏng
D. Cao mềm
28. Đặc điểm của cao thuốc, Ngoại trừ:
A. Đã loại 1 phần tạp chất
B. Tỷ lệ hoạt chất cao
C. Thường được sử dụng trực tiếp
D. Có tác dụng tốt và dễ sử dụng
29. Khi điều chế cao thuốc thì giai đoạn cuối cùng của quá trình:
A. Loại tạp trong dịch chiết
B. Cô đặc, sấy khô
C. Điều chế dịch chiết
D. Điều chỉnh cao thuốc
30. Khi điều chế cao thuốc thì giai đoạn ảnh hưởng quyết định hoạt chất và chất lượng
của cao:
A. Điều chế dịch chiết
B. Điều chỉnh cao thuốc
C. Loại tạp trong dịch chiết
D. Cô đặc, sấy khô
31. Khi điều chế cao thuốc, loại tạp bằng cách thay đổi pH áp dụng với dược liệu:
A. Tanin , tinh dầu
B. Alcaloid , chất thơm
C. Glycosid tim , tinh dầu
D. Flavonoid , alcaloid
32. Đối với cao thuốc, tạp chất nào sau đây là tạp chất tan trong cồn:
A. Chất nhầy
B. Gôm
C. Nhựa
D. Tinh bột
33. Đối với cao thuốc, để loại tạp chất tan trong cồn có thế sử dụng chất nào:
A. Dầu parafin
B. Sữa vôi
C. Dùng nhiệt
D. Cồn 90
34. Tạp chất nào sau đây có trong dịch chiết, tan được trong ethanol?
A. Chất nhày
B. Chất nhựa
C. Pectin
D. Gôm

THUỐC NHỎ MẮT


35. Yếu tố bảo vệ tự nhiên của mắt là:
A. Amylose
B. Glucosidase
C. Vitamin E
D. Lysozym
36. Nơi chứa nhiều mạch máu nhất của mắt:
A. Kết mạc
B. Giác mạc
C. Tuyến lệ
D. Mống mắt
37. Yêu cầu cao nhất về chất lượng thuốc nhỏ mắt cần có là:
A. Độ nhớt và độ ẩm thẩm thấu phải phù hợp với mắt
B. Có chất sát khuẩn trong thuốc nhỏ mắt
C. Có pH phù hợp
D. Vô khuẩn
38. Thuốc mỡ tra mắt dùng phù hợp nhất vào thời điểm?
A. Buổi sáng
B. Buổi chiều
C. Ban đêm
D. Buổi trưa
39.Thuốc mỡ tra mắt thông thường lưu lại tại mắt trong thời gian:
A. 5 - 10p
B. 30 - 60p
C. 10 - 15p
D. 15 - 20p
40. Chọn phát biểu sai về thuốc mỡ tra mắt:
A. Được đưa vào túi kết mạc nhờ tính dẻo, dính của tá dược
B. Giúp giảm số lần dùng thuốc trong ngày so với dạng dung dịch
C. Làm mờ mắt tạm thời
D. Thường tiệt khuẩn bằng phương pháp lọc
41. Các yêu cầu về dược chất của thuốc nhỏ mắt cần có, ngoại trừ:
A. Bền vững và không gây kích ứng mắt
B. Chỉ có những hoạt chất có độ ổn định trên 1 tháng mới được pha chế trong quy
mô công nghiệp
C. Hoạt chất thường dùng: kháng sinh, vitamin, enzym, kháng histamine
D. Phải có tác dụng mạnh ở nồng độ thấp
42. Tiêu chuẩn nước dùng làm dung môi pha thuốc nhỏ mắt phải là:
A. Nước cất pha tiêm
B. Nước cất vô khuẩn
C. Nước cất 2 lần
D. Nước cất 2 lần có pha chất sát khuẩn
43. Yêu cầu của dầu thực vật làm dung môi thuốc nhỏ mắt?
A. Được acid hóa và tiệt khuẩn ở 135 – 140oC/1g
B. Được base hóa và tiệt khuẩn ở 135 – 140oC/1g
C. Được trung tính hóa và tiệt khuẩn ở 135 – 140oC/1g
D. Tất cả đều sai
44. Vai trò của chất bảo quản trong thuốc nhỏ mắt?
A. Giúp mắt tránh bị kích ứng
B. Chống sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc
C. Giúp thuốc có tác dụng kéo dài hơn
D. Giúp thuốc ổn định với oxy, ánh sáng
45. Chất bảo quản thường không cho vào thuốc nhỏ mắt:
A. Trong thành phần đã có kháng sinh
B. Dạng bào chế đơn liều
C. Dùng cho mắt bị tổn thương
D. Sử dụng cho trẻ em
46. Ý nghĩa pH thuốc nhỏ mắt, ngoại trừ:
A. Giúp hoạt chất ổn định
B. Giúp mắt không bị kích ứng
C. Giúp thuốc lưu giữ lâu tại mắt
D. Giúp hoạt chất dễ hấp thu
47. Thuốc nhỏ mắt gây kích ứng khi dùng có thể do:
A. Chất bảo quản không đủ nồng độ
B. pH không phù hợp
C. Sử dụng quá liều
D. Nước cất không thuộc loại pha tiêm
48. Các chất đẳng trương hóa thường dùng trong thuốc nhỏ mắt, Ngoại trừ:
A. Natri clorid
B. Natri bisulfit
C. Kali clorid
D. Glucose và Manitol
49. Các chất chống oxy hóa thường dùng trong thuốc nhỏ mắt, Ngoại trừ:
A. Natri sulfit
B. Natri bisulfit
C. Natri metabisulfit
D. Methyl cellulose
50. Các chất làm tăng độ nhớt dùng trong thuốc nhỏ mắt nhằm mục đích, Ngoại trừ:
A. Làm bóng mắt
B. Khắc phục tình trạng khô mắt ở người già
C. Kéo dài tác dụng của thuốc
D. Làm tăng độ tan của hoạt chất
51. Dạng thuốc nhỏ mắt nào sau đây không được phép lọc?
A. Hỗn dịch
B. Dung dịch
C. Nhũ tương và hỗn dịch
D. Nhũ tương
52. Lọc vô khuẩn thuốc nhỏ mắt với màng lọc có kích thước?
A. ≤ 0,5 mm
B. ≤ 0,2 mm
C. ≤ 0,2 m
D. ≤ 0,5 m
53. Phần lớn thuốc nhỏ mắt có yêu cầu pH là:
A. 5,1 – 6,4
B. 7,1 – 7,4
C. 6,4 – 7,8
D. 7,0 – 7,8
54. Yêu cầu hình thức cảm quan thuốc nhỏ mắt dạng hỗn dịch, không được có tiểu
phân nào có kích thước:
A. ≥ 90 nm
B. ≥ 60 nm
C. ≥ 90 m
D. ≥ 60 m

THUỐC TIÊM

55. Dạng rắn để pha dung dịch tiêm:


A. Áp dụng với dược chất khó tan trong dung môi nhưng ổn định
B. Áp dụng với dược chất khó tan trong dung môi và kém ổn định
C. Áp dụng với dược chất dễ tan trong dung môi nhưng kém ổn định
D. Tất cả đều sai
56. Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm khi tiêm trong da:
A. Tiêm thể tích tương đối lớn
B. Thường áp dụng trong các test chuẩn đoán
C. Khi cần cho dược chất hấp thu chậm
D. Tất cả đều đúng
57. Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm dưới da:
A. Thường sử dụng thuốc tiêm có tính ưu trương
B. Tiêm lượng thuốc lớn để kéo dài tác dụng
C. Thường sử dụng thuốc tiêm dạng dung dịch dầu
D. Thuốc hấp thu chậm
58. Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm bắp:
A. Thường tiêm thể tích lớn
B. Thường nhược trương để tránh đau nhức khi tiêm
C. Thành phần có thể thêm 1 số chất gây tê để giảm đau nhức khi tiêm
D. Tất cả đều đúng
59. Chọn phát biểu đúng về thuốc tiêm tĩnh mạch:
A. Thuốc nhanh đạt nồng độ trị liệu sau khi tiêm
B. Cần thêm chất sát khuẩn để đảm bảo vô khuân
C. Thường có cấu trức dung dịch nước, dd dầu, hỗn dịch, nhũ tương D/N
D. Nồng độ cần ưu trương cao so với máu
60. Chọn phát biểu đúng khi nói về màu sắc của thuốc tiêm?
A. Không cho chất màu với mục đích nhuộm màu chế phẩm
B. Không được có màu
C. Nên cho chất màu để phân biệt các nhóm thuốc tiêm
D. Tất cả đều đúng
61. Cho hồng cầu vào một dung dịch, sau 1 thời gian?
A. Hồng cầu bình thường, dung dịch đẳng trương
B. Hồng cầu trương phồng, dung dịch ưu trương
C. Hồng cầu teo lại, dung dịch nhược trương
D. Tất cả đều sai
62. Yêu cầu chung của hoạt chất dùng trong thuốc tiêm, ngoại trừ:
A. Yêu cầu giới hạn độc tố vi khuẩn nếu cần
B. Tinh khiết hóa học
C. Vô trùng
D. Không chứa chí nhiệt tố
63. Nồng độ tối đa cho phép của ethanol dùng làm dung môi pha thuốc tiêm là:
A. 25 %
B. 15 %
C. 5 %
D. 20 %
64. Sinh khả dụng của đường tiêm cao nhất:
A. IM (cơ delta)
B. IM (cơ đùi)
C. IV
D. SC
65. Sinh khả dụng của đường tiêm nào thấp nhất:
A. IM
B. IC
C. IV
D. SC
66. Thuốc tiêm tương thích với tế bào sống khi có nồng độ thẩm thấu:
A. Nhược trương
B. Đẳng trương
C. Ưu trương
D. Tất cả đều đúng
67. Thuốc tiêm có tốc độ giải phóng, hấp thu dược chất nhanh nhất:
A. Có cấu trúc hỗn dịch nước
B. Có cấu trúc hỗn dịch dầu
C. Có cấu trúc dung dịch nước
D. Có cấu trúc dung dịch dầu
68. Thuốc tiêm có tốc độ giải phóng, hấp thu dược chất chậm nhất:
A. Có cấu trúc dung dịch dầu
B. Có cấu trúc hỗn dịch nước
C. Có cấu trúc dung dịch nước
D. Có cấu trúc hỗn dịch dầu
69. Thuốc tiêm có những ưu điểm, ngoại trừ:
A. Sinh khả dụng cao
B. Tránh tác dụng phụ ở đường tiêu hóa
C. Ít gây đau đớn cho người sử dụng
D. Dùng hiệu quả cao trong cấp cứu

70. Thuốc tiêm có những nhược điểm, Ngoại trừ:


A. Có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng
B. Giá thành đắt hơn các dạng thuốc khác
C. Sinh khả dụng không cao
D. Cần phải có người có trình độ chuyên môn để tiêm
71. Thuốc tiêm thể tích đến bao nhiêu thì được dùng chất sát trùng?
A. < 5 ml
B. < 10 ml
C. < 15 ml
D. < 20 ml
72. Chí nhiệt tố nếu có trong thuốc tiêm sẽ gây phản ứng đặc trưng ở người dùng là:
A. Co giật
B. Dễ gây sốc phản vệ
C. Tăng thân nhiệt
D. Viêm, hoại tử tại vị trí tiêm
73. Các chất đẳng trương hóa thuốc tiêm thường được sử dụng, Ngoại trừ:
A. Nipasol
B. Glucose
C. Acid boric
D. Natri clorid
74. Giá trị pH của thuốc tiêm phải đáp ứng yêu cầu:
A. Phù hợp với sinh lý và giúp dược chất ổn định
B. Phù hợp với sinh lý cơ thể đặc biệt là hồng cầu để thuốc dễ hấp thu
C. pH thuốc phải ưu trương so với pH máu
D. pH thuốc phải nhược trương so với pH máu
75. Yêu cầu chất lượng bao bì thuốc tiêm, Ngoại trừ:
A. Không được có màu
B. Không biến dạng trong bảo quản
C. Không tác động xấu đến môi trường
D. Không nhả tạp gây độc
76. Phương pháp tiệt khuẩn đối với các thuốc tiêm không bền với nhiệt?
A. Phương pháp nhiệt ẩm
B. Dùng tia UV
C. Phương pháp lọc
D. Tất cả đều sai
77. Màng lọc kiểm tra độ trong sử dụng trong thuốc tiêm lỏng kiểu dung dịch có kích
thước?
A. ≤ 50 m
B. ≤ 5 m
C. ≥ 15 m
D. ≤ 45 m
78. Màng lọc vô trùng khi pha chế thuốc tiêm có kích thước:
A. ≤ 45 m
B. ≤ 35 m
C. ≤ 25 m
D. ≤ 22 m
79. Kích thước hạt của thuốc tiêm kiểu nhũ dịch:
A. ≤ 0,45 m
B. ≥ 15 m
C. ≤ 5 m
D. ≤ 50 m
80. Thuốc tiêm nào dưới đây yêu cầu pha chế trong điều kiện vô trùng cao nhất?
A. Thuốc tiêm truyền nhũ tương
B. Thuốc tiêm hỗn dịch
C. Thuốc tiêm dung dịch
D. Tất cả đều đúng
81. Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch không có cấu trúc nào sau đây?
A. Hỗn dịch
B. Nhũ tương D/N
C. Dung dịch
D. Tất cả đều sai
82. Chất nào sau đây không dùng trong pha chế thuốc tiêm truyền?
A. Chất gây treo
B. Chất đẳng trương
C. Chất sát khuẩn
D. Chất điều chỉnh pH
83. Thủy tinh thường nhả vào vào dung dịch thuốc chất gì?
A. Acid
B. Màu
C. Kiềm
D. Trung tính
84. Chất nào ít được cho vào trong điều chế bao bì thuốc tiêm?
A. Chất khử màu
B. Chất tạo màu
C. Chất tăng độ bền
D. Chất tạo bóng
85. Dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của huyết tương thì gọi
là dung dịch?
A. Nhược trương
B. Ưu trương
C. Đẳng trương
D. Có độ hạ băng điểm ∆t = - 0,58oC
86. Các chất sát khuẩn có thể dùng trong các loại thuốc tiêm dưới đây, ngoại trừ:
A. Tiêm bắp
B. Tiêm dưới da
C. Tiêm tĩnh mạch
D. Tiêm truyền
87. Natri bisulfit dùng trong dung dịch thuốc tiêm với vai trò là chất:
A. Làm tăng độ tan
B. Bảo quản
C. Chống oxy hóa
D. Đẳng trương hóa

You might also like