You are on page 1of 23

TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC SÀI GÒN

ĐỀ CƯƠNG MÔN TOÁN XÁC SUẤT THỐNG KÊ TRONG Y DƯỢC (8/2020)


(DÀNH CHO SINH VIÊN CHÍNH QUY)

Bố cục đề thi gồm 30 câu, t/gian 90 phút cho SV cao đẳng chính quy tháng 8/2019(Kh dùng T/liệu)
Tên dạng Mức độ 1 (y đề cương) Mức độ 2 (y đề cương) Mức độ 2 đổi số mức độ 3 đổi số Câu ngoài
Quy tắc cơ bản 1 1 1 1
Biến cố-biểu diễn 2 1 1
Xác suất cơ bản 3 1 1 1
Công thức xác suất 4 1 1 1
Xác suất điều kiện 5 1 1
Bernoulli 6 1 1
Toàn phần +Bayes 7 2 1
Phân bố cơ bản 8 1 2 1
Ước lượng tỉ lệ 9 1 3 1
Ước lượngTrung bình 10 3
Tổng 10 dạng 6 Câu 6 Câu 8 Câu 7 Câu 3 Câu
Giống y đề cương ( nhận biết +nhớ+ v/d thấp) Hiểu và v/d tính toán khá (đổi số) Tư duy cao
4 điểm 5 điểm 1 điểm
Mức độ 1 : Nhận biết và thông hiểu Trung bình : 5-6
Mức độ 2: Vận dụng thấp Khá giỏi : 6-8.5
Mức độ 3: Vận dụng cao Xuất sắc +may mắn: >8.5
Câu hỏi ngoài: tư duy vận dụng cao

(LƯU DÙNG NỘI BỘ–BẢN DÀNH CHO PHÒNG ĐÀO TẠO)


Lưu ý: tất cả câu hỏi trong bản đề cương này đều có đáp Án: A
Dạng 1: Quy tắc cộng, quy tắc nhân, tổ hợp căn bản:
 Mức độ 1:
Câu 1. Một công việc X có 2 phương án để thực hiện. Giả sử phương án thứ nhất có n 1 cách
thực hiện, phương án thức hai có n2 cách thực hiện. Tổng số cách thực hiện công việc X là:
A. n1 + n2 B. n1. n2 C. n2/n1 D. n2 – n1
Câu 2. Một công việc Y được chia thành 2 giai đoạn để thực hiện. Giả sử giai đoạn 1 có n 1
cách thực hiện, giai đoạn 2 có n2 cách thực hiện. Số cách thực hiện công việc Y:
A. n1. n2 B. n1 + n2 C. n2/n1 D. n2 – n1
Câu 3. Có 4 điều dưỡng nam và 8 điều dưỡng nữ. Có bao nhiêu cách chọn ngẫu nhiên ra 1
điều dưỡng?
A. 12 cách B. 32 cách C. 2 cách D. Kết quả khác
Câu 4. Có 3 bác sĩ và 10 điều dưỡng. Có bao nhiêu cách chọn ra một ca trực 2 người trong đó
có 1 bác sĩ và 1 điều dưỡng?
A. 30 cách B. 120 cách C. 13 cách D. Kết quả khác
Câu 5. Tổ hợp chập k của n phần tử, ký hiệu: C knlà:
A. Số cách chọn k phần tử (không lặp và không xét thứ tự) từ n phần tử đã cho.
B. Số cách chọn n phần tử từ k phần tử đã cho.
C. Số cách chọn k phần tử (các phần tử có thể lặp) từ n phần tử đã cho.
D. Số cách chọn k phần tử (có xét thứ tự) từ n phần tử đã cho.
Câu 6. Số cách chọn ra 3 nhân viên từ 10 nhân viên:
A. 120 cách B. 720 cách C. 30 cách D. 13 cách
Câu 7. Có 5 sinh viên. Hỏi có bao nhiêu cách xếp 5 sinh viên này thành một hàng dọc?
A. 120 cách B. 5 cách C. 60 cách D.240 cách 5!=120
 Mức độ 2:
Câu 8. Một khoa gồm 7 bác sĩ, trong đó có 3 bác sĩ nữ. Chọn ngẫu nhiên một nhóm gồm 2
bác sĩ. Số cách chọn ra nhóm gồm 2 bác sĩ cùng giới là: 4C2+3C2=9
A. 9 cách B. 45 cách C. 21 cách D. 35 cách
Câu 9. Khoa ngoại có 3 bác sĩ và 10 điều dưỡng. Chọn ngẫu nhiên một nhóm gồm 2 người,
số cách để 2 người được chọn khác chuyên môn là bao nhiêu?
A. 30 cách B. 13 cách C. 120 cách D. Kết quả khác
Câu 10. Trong một hộp thuốc tiêm có 6 ống Vitamin C, 4 ống Vitamin B1 và 5 ống vitamin
A. Lấy đồng thời 4 ống thuốc. Tính số cách để 4 ống lấy ra có 2 ống vitamin C, 1 ống vitamin
B1 và 1 ống vitamin A. 6C1.4C1.5C1=300
A. 300 cách B. 120 cách C. 24 cách D. Kết quả khác
Câu 11. Trong một khoa có 15 bệnh án trong đó có 5 bệnh án nam. Hỏi có bao
nhiêu cách lấy 7 bệnh án nghiên cứu, trong đó có đúng 3 bệnh án nam?
10C4.10C3=2100
A. 2100 cách B. 600 cách C. 455 cách D. 75 cách
Câu 12. Trong một khoa có 15 bệnh án trong đó có 5 bệnh án nam. Hỏi có bao
nhiêu cách lấy 7 bệnh án nghiên cứu, trong đó có ít nhất 1 bệnh án nam?
10C6.5C1+10C5.5C2+10C4.5C3+10C3.5C4+10C2.5C5=6315
A. 6315 cách B. 1050 cách C. 6435 cách D. 8315 cách
Câu 13. Trong một khoa có 15 bệnh án trong đó có 5 bệnh án nam. Hỏi có bao
nhiêu cách lấy 7 bệnh án nghiên cứu, trong đó có nhiều nhất 3 bệnh án nữ?
10C3.5C4+10C2.5C5=645
A. 645 cách B. 600 cách C. 455 cách D. 825 cách
Câu 14. Một hộp chứa 7 gói kim tiền thảo và 5 gói hoạt huyết nhất nhất. Có bao nhiêu cách
chọn ra 3 gói kim tiền thảo? 7C3=35
A. 35 cách B. 10 cách C. 220 cách D.15 cách
Câu 15. Một hộp chứa 7 gói kim tiền thảo và 5 gói hoạt huyết nhất nhất. Có bao nhiêu cách
chọn ra 5 gói trong đó có 3 kim tiền thảo, 2 hoạt huyết nhất nhất? 7C3.5C2=350
A. 350 cách B. 210 cách C. 792 cách D.45 cách
Câu 16. Một lớp có 40 sinh viên, trong đó có 15 nữ. Có bao nhiêu cách chọn ra 5 sinh viên,
trong đó có ít nhất 4 sinh viên nữ?
A. 37128 cách B. 1365 cách C. 34125 cách D.656643 cách
 Mức độ 3:
Câu 17. Có hai hộp thuốc, hộp 1 có 3 lọ hỏng, 4 lọ tốt; hộp 2 có 4 lọ hỏng, 5 lọ tốt. Lấy ngẫu
nhiên từ mỗi hộp ra 1 lọ. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 2 lọ thuốc bất kỳ?
A. 63 cách B. 16 cách C. 120 cách D. Kết quả khác
Câu 18. Có hai hộp thuốc, hộp 1 có 3 lọ hỏng, 4 lọ tốt; hộp 2 có 4 lọ hỏng, 5 lọ tốt. Lấy ngẫu
nhiên từ mỗi hộp ra 1 lọ. Hỏi có bao nhiêu cách lấy ra 2 lọ thuốc trong đó đúng 1 lọ hỏng?
A. 31 cách B. 63 cách C. 120 cách D.12 cách
Câu 19. Có 10 điều dưỡng. Hỏi có bao nhiêu cách chọn ra một ca trực gồm 3 người, trong đó
có 1 điều dưỡng chính và 2 điều dưỡng phụ?
A. 360 cách B. 120 cách C. 720 cách D. 145 cách
Câu 20. Số cách sắp xếp 3 bệnh nhân vào 4 giường bệnh và mỗi giường một bệnh nhân là?
A. 24 cách B. 27 cách C. 64 cách D. 4 cách
Câu 21. Số cách sắp xếp 4 bệnh nhân vào 3 phòng bệnh, biết rằng 3 người có thể ở chung 1
phòng?
A. 81 cách B. 64 cách C. 27 cách D. 3 cách

Dạng 2: Phép thử, biến cố, mối quan hệ biến cố, phép toán biến cố:
 Mức độ 1:
Câu 22. A và B là hai biến cố xung khắc nghĩa là:
A. A và B không đồng thời xảy ra trong một phép thử.
B. A xảy ra thì B không xảy ra, A không xảy ra thì B xảy ra.
C. A và B có thể xảy ra đồng thời trong một phép thử.
D. A và B là hai biến cố độc lập.
Câu 23. A và B là hai biến cố đối lập nghĩa là:
A. A xảy ra thì B không xảy ra, A không xảy ra thì B xảy ra.
B. A và B là hai biến cố độc lập.
C. A xảy ra thì B không xảy ra, B xảy ra khì A không xảy ra.
D. Hai biến cố A và B là hai biến cố có thể xảy ra đồng thời trong một phép thử.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Hai biến cố đối lập thì sẽ xung khắc.
B. Hai biến cố xung khắc thì sẽ đối lập.
C. Hai biến đối lập là hai biến cố không đồng thời xảy ra trong một phép thử.
D. Hai biến cố xung khắc là hai biến cố có thể đồng thời xảy ra trong một phép thử.
Câu 25. Chọn ngẫu nhiên 3 lọ thuốc từ 1 hộp thuốc. Gọi H là biến cố: “3 lọ thuốc lấy ra có ít
nhất 1 lọ hỏng”. Biến cố đối lập với H là:
A. Ba lọ lấy ra đều tốt (tức không có lọ nào hỏng).
B. Ba lọ lấy ra có nhiều nhất 1 lọ hỏng.
C. Ba lọ lấy ra có 1 lọ hỏng.
D. Cả ba lọ lấy ra đều hỏng.
Câu 26. Chọn ngẫu nhiên 3 lọ thuốc từ 1 hộp thuốc. Gọi H là biến cố: “3 lọ thuốc lấy ra có
nhiều nhất 2 lọ hỏng”. Biến cố đối lập với H là:
A. Ba lọ lấy ra đều hỏng.
B. Ba lọ lấy ra có nhiều nhất 1 lọ hỏng.
C. Ba lọ lấy ra có 1 lọ hỏng.
D. Cả ba lọ lấy ra đều tốt.
Câu 27. Gọi A1: “Xạ thủ 1 bắn trúng”, A2: “Xạ thủ 2 bắn trúng”. Biến cố nào dưới đây biểu
diễn biến cố: “chỉ xạ thủ 1 bắn trúng”?
A. A1. A 2 B. A1. A 2 + A 1.A2 C. A1 + A2 D. A 1 + A 2
Câu 28. Có 2 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi A1: “Bác sĩ 1 chẩn đoán
đúng”, A2: “Bác sĩ 2 chẩn đoán đúng”. Biến cố nào dưới đây biểu diễn hai Bác sĩ có một bác
sĩ chẩn đoán đúng?
A. A1. A 2 + A 1.A2 B. A1 + A2 C. A1. A 2 D. A 1 + A 2
Câu 29. Chọn biễu diễn đúng cho phần tô gạch ở hình bên:
A. A.B B. A+B
C. A . B D. A. B

 Mức độ 2:
Câu 30. Có 2 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi A1: “Bác sĩ 1 chẩn đoán
đúng”, A2: “Bác sĩ 2 chẩn đoán đúng”. Biến cố nào dưới đây biểu diễn hai Bác sĩ có ít nhất
một bác sĩ chẩn đoán đúng?
A. A1 + A2
B. A1. A 2 + A 1.A2 + A 2 . A 1
C. A1. A 2 + A 1.A2
D. A1. A 2
Câu 31. Có 2 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi A1: “Bác sĩ 1 chẩn đoán
đúng”, A2: “Bác sĩ 2 chẩn đoán đúng”. Biến cố nào dưới đây biểu diễn hai Bác sĩ có ít nhất
một bác sĩ chẩn đoán sai?
A. A1. A 2 + A 1.A2 + A 1 . A 2
B. A1. A 2 + A 1.A2 + A1.A2
C. A1. A 2 + A 1.A2
D. A1. A 2
Câu 32. Có 3 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi Ai: “Bác sĩ i chẩn đoán
đúng”, với i = 1,2,3; Biến cố nào biểu hiện “ba bác sĩ chỉ có bác sĩ 2 đúng”?
A. A 1 . A 2. A 3
B. A 1+ A 2+ A 3
B. A 1. A 2. A 3 + A 1 . A 2. A 3
D. A 1. A 2 . A 3
Câu 33. Có 2 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi Ai: “Bác sĩ i chẩn đoán
đúng”, với i = 1,2; Biến cố nào là biến cố đối lập vói biến cố “hai bác sĩ chỉ có 1 bác sĩ
đúng”?
A. A 1. A 2 + A1.A2
B. A1 + A2
C. A1. A2
D. A1. A 2 + A 1.A2
Câu 34. Có 2 bác sĩ chẩn đoán độc lập cho cùng một bệnh nhân. Gọi Ai: “Bác sĩ i chẩn đoán
đúng”, với i = 1,2; Biến cố nào là biến cố đối lập vói biến cố “hai bác sĩ chỉ có bác sĩ 1
đúng”?
A. A 1.A2 + A 1 . A 2 + A1. A2
B. A 1.A2
C. A1. A2
D. A1. A 2 + A 1.A2
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dạng 3: Tính xác suất căn bản


 Mức độ 1:
Câu 35. Tỉ lệ thanh niên bị ngáo đá ở một địa phương là 0,01. Một thanh niên đến từ địa
phương trên, xác suất thanh niên đó bị ngáo đá là?
A. 0,01 B. 0,01% C. 0,1 D. 0,02
Câu 36. Một vùng có 500 dân số, trong đó có 20 dân số bị bệnh X. Chọn 2 người ở địa
phương trên, tính xác suất cả hai đều bị bệnh X?
A. 0,0015 B. 0,04 C. 190 D. 0,38
Câu 37. Chọn phát biểu sai:
A. Tổng xác suất của hai biến cố xung khắc luôn bằng 1.
B. Xác suất xảy ra của một biến cố luôn không âm.
C. Xác suất xảy ra của một biến cố bằng 1 nghĩa là biến cố đó chắc chắn xảy ra.
D. Tổng xác suất của hai biến cố đối lập luôn bằng 1.
Câu 38. Khoa ngoại có 6 bác sĩ và 10 điều dưỡng. Chọn ngẫu nhiên một nhóm gồm 2 người,
xác suất để 2 người được chọn có cùng chuyên môn là bao nhiêu?
A. 0,5 B. 0,1846 C. 0,375 D.0,0185
Câu 39. Gieo con xúc xắc hoàn toàn cân đối và đồng chất, tính xác suất xuất hiện mặt 6
chấm?
A. 1/6 B.1/3 C.1/2 D. 2/3
Câu 40. Cho 3 lọ thuốc màu trắng, đỏ, vàng. Chọn ra 1 lọ, xác suất chọn đúng lọ màu vàng?
A. 1/3 B.0,3 C.0.6 D. 2/3
Câu 41. Một hộp có 3 bi xanh và 5 bi đỏ. Chọn từ hộp ra 2 bi, xác suất chọn được 2 bi xanh
là?
A. 0,1071 B.0,25 C.0,3571 D. 0.375
 Mức độ 2:
Câu 42. Trong một hộp thuôc tiêm có 6 ống Vitamin C, 4 ống Vitamin B1 và 5 ống vitamin
A. Lấy đồng thời 4 ống thuốc. Tính xác suất để trong 4 ống lấy ra có 1 ống Vitamin C.
A. 0,3692 B.0,0352 C. 504 D. 0,0923
Câu 43. Một hộp chứa 8 lọ thuốc ho, 4 lọ thuốc giảm đau và 5 lọ thuốc bổ. Lấy ngẫu nhiên 3
lọ từ hộp đó. Tính xác suất để 3 lọ thuộc 3 loại thuốc khác nhau?
A. 0,2353 B. 0,1029 C. 0,25 D. Kết quả khác
Câu 44. Tỉ lệ bị sốt rét ở một địa phương là 5%. Giả sử trong số người bị sốt rét, người bị
lách to chiếm 60%. Một nguời đến từ địa phương trên, tính xác suất người này vừa bị lách to
vừa bị sốt rét?
A. 0,03 B. 0,0833 C. 0.03% D. 0,0833%
Câu 45. Một hộp gồm có 5 lọ thuốc màu xanh và 3 lọ thuốc màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên ra 3 lọ.
Tính xác để trong 3 lọ lấy ra có ít nhất 2 lọ màu xanh?
A. 0,7142 B. 0,5357 C. 0,9464 D. 1/7
Câu 46. Một trạm cấp cứu bỏng có 4 bệnh nhân bị bỏng do lửa, 3 bệnh nhân bị bỏng do hóa
chất và 5 bệnh nhân bỏng do nước sôi. Chọn ngẫu nhiên 3 bệnh nhân. Tính xác suất để cả ba
bệnh nhân bị bỏng cùng một nguyên nhân?
A. 0,0682 B. 0,0018 C. 0,2727 D. Kết quả khác
Câu 47. Một trạm cấp cứu bỏng có 4 bệnh nhân bị bỏng do lửa, 3 bệnh nhân bị bỏng do hóa
chất và 5 bệnh nhân bỏng do nước sôi. Chọn ngẫu nhiên 3 bệnh nhân. Tính xác suất để có
đúng 1 bệnh nhân bỏng nước sôi?
A. 0,4773 B. 0,1182 C.0,4773% D.0,1182%
Câu 48. Một trạm cấp cứu bỏng có 4 bệnh nhân bị bỏng do lửa, 3 bệnh nhân bị bỏng do hóa
chất và 5 bệnh nhân bỏng do nước sôi. Chọn ngẫu nhiên 3 bệnh nhân. Tính xác suất để có ít
nhất 1 bệnh nhân bỏng lửa?
A. 0,7455 B. 0, 0068 C. 0,1283 D. 0,2545
Câu 49. Một hộp chứa 8 lọ thuốc ho, 4 lọ thuốc giảm đau và 5 lọ thuốc bổ. Lấy ngẫu nhiên 3
lọ từ hộp đó. Tính xác suất để 3 lọ có nhiều nhất 2 lọ thuốc ho?
A. 0,9176 B. 0, 3706 C. 0,6294 D. 0,0824
Câu 50. Một chuồng gà có 10 con gà, trong đó có 4 con gà trống. Chọn ngẫu nhiên 3 con gà
trong chuồng. Tính xác suất để trong 3 con gà được chọn có nhiều nhất 1 con gà trống?
A. 0,6667 B. 0, 1667 C. 0,5 D. 0,5333
 Mức độ 3:
Câu 51. Một lớp học có 100 sinh viên, trong đó có: 60 sinh viên giỏi toán, 40 sinh viên giỏi
ngoại ngữ và 15 sinh viên giỏi đồng thời 2 môn. Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên từ lớp trên, tính
xác suất sinh viên này giỏi ít nhất một môn?
A. 0,85 B. 1,0 C. 0,6 D. 0,4
Câu 52. Một lớp học có 100 sinh viên, trong đó có: 60 sinh viên giỏi toán, 40 sinh viên giỏi
ngoại ngữ và 15 sinh viên giỏi đồng thời 2 môn. Chọn ngẫu nhiên sinh viên từ lớp trên, tính
xác suất sinh viên này không giỏi môn nào?
A. 0,15 B. 0 C. 0,85 D. 0,6
Câu 53. Một lớp học có 100 sinh viên, trong đó có: 60 sinh viên giỏi toán, 40 sinh viên giỏi
ngoại ngữ và 15 sinh viên giỏi đồng thời 2 môn. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên từ lớp trên, tính
xác suất cả 2 sinh viên này không giỏi một môn nào?
A. 0,02121 B. 0,15 C. 0,0225 D. 0,7225
Câu 54. Một lớp học có 100 sinh viên, trong đó có: 60 sinh viên giỏi toán, 40 sinh viên giỏi
ngoại ngữ và 15 sinh viên giỏi đồng thời 2 môn. Chọn ngẫu nhiên 2 sinh viên từ lớp trên, tính
xác suất để trong 2 sinh viên này có 1 sinh viên chỉ giỏi toán và 1 sinh viên chỉ giỏi ngoại
ngữ?
A. 0,2272 B. 0,4848 C. 0,9788 D. 0,225
Câu 55. Một địa phương có tổng dân số là 1000 người, số người bị bệnh tim là 40 người, số
người bị huyết áp là 70 người, vừa tim vừa huyết áp là 20 người. Chọn 3 người từ địa phương
trên, tính xác suất cả 3 người này không bị bệnh nào (không tim và không huyết áp)?
A. 0,7533 B. 0, 9999 C. 0,1283 D. 0,2465
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 4: công thức cộng, nhân xác suất
 Mức độ 1:
Câu 56. Nếu A1 và A2 là hai biến cố xung khắc thì:
A. P (A1 +A2) = P(A1) + P(A2)
B. P (A1. A2) =P(A1). P(A2)
C. P (A1 + A2) = 1 – P ( A 1. A 2 )
D. P (A1+ A2) = P ( A 1. A 2)
Câu 57. Nếu A1 và A2 là hai biến cố bất kỳ, ta có:
A. P (A1 +A2) = P(A1) + P(A2) –P (A1. A2)
B. P (A1. A2) =P(A1). P(A2)
C. P (A1 + A2) = P (A1) +P (A2)
D. P (A1+A2) = 1 – P ( A 1. A 2)
Câu 58. Với A1 và A2 là hai biến cố độc lập, ta luôn có:
A. P (A1. A2) = P(A1). P(A2)
B. P (A1. A2) =P(A1) + P(A2) - P(A1). P(A2)
C. P (A1. A2) = 1- P (A1)
D. P (A1. A2) = 1 – P ( A 1)
Câu 59. Nếu A1 và A2 là hai biến cố bất kỳ, ta có:
A. P (A1. A2) = P(A1). P(A2/A1)
B. P (A1. A2) =P(A1). P(A2)
C. P (A1 + A2) = P (A1) +P (A2)
D. P (A1. A2) = 1 + P ( A 1. A 2)
Câu 60. Chọn ngẫu nhiên 3 con gà từ một chuồng gà. Xác suất chọn 3 con gà không có con
trống nào là 0,2637. Xác suất chọn 3 con gà có đúng 1 gà trống là 0,1099. Tính xác suất chọn
3 gà có nhiều nhất 1 gà trống?
A. 0,3736 B.0,0290 C. 0,159 D. 0,4168
Câu 61. Gieo 1 con xúc xắc, tính xác suất xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 4?
A. 1/3 B.1/6 C.1/2 D.0,0
 Mức độ 2:
Câu 62. Gieo 1 con xúc xắc, tính xác suất xuất hiện mặt có số chấm là bội của 3?
A. 1/3 B.1/6 C.1/2 D.0,0
Câu 63. Tỉ lệ bị bệnh tim ở một địa phương là 10%, tỉ lệ bị bệnh huyết áp 8%, tỉ lệ bị đồng
thời hai bệnh là 3%. Một người đến từ địa phương đó, tính xác suất để người này bị ít nhất
một bệnh?
A. 15% B.18% C.85% D. 21%
Câu 64. Tỉ lệ bị bệnh tim ở một địa phương là 10%, tỉ lệ bị bệnh huyết áp 8%, tỉ lệ bị đồng
thời hai bệnh là 3%. Một người đến từ địa phương đó, tính xác suất để người này không bị
bệnh nào (không tim và không huyết áp)?
A. 85% B.15% C.0,21 D. 0,085
Câu 65. Có hai bác sĩ cùng chẩn đoán bệnh cho 1 bệnh nhân. Khả năng chẩn đoán đúng của 2
bác sĩ lần lượt là 0,7 và 0,75. Tính xác suất để cả 2 bác sĩ cùng chẩn đoán đúng?
A.0,525 B.0,075 C. 0,0925 D. 0,175
Câu 66. Có hai bác sĩ cùng chẩn đoán bệnh cho 1 bệnh nhân. Khả năng chẩn đoán đúng của 2
bác sĩ lần lượt là 0,8 và 0,75. Tính xác suất chỉ bác sĩ 1 đúng?
A.0,2 B. 0,8 C. 0,35 D. 0,65
Câu 67. Có hai bác sĩ cùng chẩn đoán bệnh cho 1 bệnh nhân. Khả năng chẩn đoán đúng của 2
bác sĩ lần lượt là 0,7 và 0,75. Tính xác suất để ít nhất có 1 bác sĩ chẩn đoán đúng.
A. 0,925 B. 0,525 C. 0,475 D. 0,225
Câu 68. Có hai bác sĩ cùng chẩn đoán bệnh cho 1 bệnh nhân. Khả năng chẩn đoán đúng của 2
bác sĩ lần lượt là 0,8 và 0,75. Tính xác suất để chỉ có 1 bác sĩ chẩn đoán đúng.
A. 0,35 B. 0,65 C. 0,2 D.0,8
Câu 69. Tỉ lệ bị tim là 0,03; tỉ lệ viêm gan là 0,01; trong số người viêm gan có 20% bị tim.
Chọn ngẫu nhiên 1 người, tính xác suất người này bị ít nhất 1 bệnh?
A.0,038 B.0,034 C. 0,02 D. kết quả khác
Câu 70. Tỉ lệ bị tim là 0,03; tỉ lệ viêm gan là 0,01; trong số người viêm gan có 20% bị tim.
Chọn ngẫu nhiên 1 người, tính xác suất người này không bị bệnh nào (không viêm gan và
không bị tim)?
A.0,962 B. 0,966 C. 0,038 D. 0,034

 Mức độ 3:
Câu 71. Ba bác sĩ khám bệnh độc lập nhau. Khả năng chẩn đoán sai của các bác sĩ tương ứng là 5%,
10% và 15%. Ba người đã khám cho một bệnh nhân. Tính xác suất có 1 bác sĩ chẩn đoán đúng?
A. 0,02525 B. 0,01425 C. 0,0075 D. 0,9925
Câu 72. Ba bác sĩ khám bệnh độc lập nhau. Khả năng chẩn đoán sai của các bác sĩ tương ứng là 5%,
10% và 15%. Ba người đã khám cho một bệnh nhân. Tính xác suất có 2 bác sĩ chẩn đoán đúng?
A. 0,2473 B. 0, 0068 C. 0,1283 D. 0,9993
Câu 73. Cho 2 thùng hàng, mỗi thùng có 10 sản phẩm, trong đó thùng thứ nhất có 3 phế phẩm
và thùng thứ hai có 4 phế phẩm. Lấy từ mỗi thùng ra 1 sản phẩm. Tính xác suất hai sản phẩm
lấy ra là hai phế phẩm?
A. 0,12 B. 0, 012 C. 0,7 D. 0,07
Câu 74. Cho 2 thùng hàng, mỗi thùng có 10 sản phẩm, trong đó thùng thứ nhất có 3 phế phẩm
và thùng thứ hai có 4 phế phẩm. Lấy từ mỗi thùng ra 1 sản phẩm. Tính xác suất hai sản phẩm
lấy ra là hai sản phẩm cùng loại?
A. 0,54 B. 0, 12 C. 0,7 D. 0,07
Câu 75. Trong điều trị bệnh lao có hiện tượng kháng thuốc. Gọi A là hiện tượng “kháng INH
của vi khuẩn lao”, B là hiện tượng “kháng PAS của vi khuẩn lao”, C là hiện tượng “kháng
Streptomycin của vi khuẩn lao”. Qua theo dõi, biết khả năng kháng INH, PAS và
Streptomycin của vi khuẩn lao lần lượt là 20%, 40% và 30% và việc kháng các loại thuốc
khác nhau là độc lập với nhau. Nếu phối hợp cả ba loại thuốc trên thì khả năng khỏi bệnh là
bao nhiêu?
A. 0,976 B. 9,76% C. 90% D. 24% 0,2.0,3.0.4=0,024 1-0,024=0,976
Câu 76. Dùng 3 loại thuốc A, B, C để điều trị. Tỷ lệ khỏi bệnh khi dùng từng loại thuốc để
điều trị lần lượt là 85%, 90%, 95%. Nếu dùng cả 3 loại thuốc phối hợp điều trị thì tỷ lệ khỏi
bệnh là bao nhiêu? (bỏ qua sự tương tác giữa các loại thuốc) 0
A. 0,99925 B. 0,72675 C. 0,00075 2.7%

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 5: Xác suất có điều kiện:
 Mức độ 2:
Câu 77. Lớp Dược I có 50 sinh viên, số sinh viên nam là 10 người. Số nam sinh viên bị cận
là 4 người. Chọn ngẫu nhiên 1 người từ lớp trên, biết chọn được sinh viên nam, tính xác suất
sinh viên được chọn là bị cận?
A. 0,4 B. 0,08 C. 0,2 D. 0,8
Câu 78. Lớp Dược II có 50 sinh viên, số sinh viên nam là 10 người. Số nam sinh viên bị cận
là 4 người. Chọn ngẫu nhiên 1 người từ lớp trên, biết chọn được sinh viên nam, tính xác suất
sinh viên được chọn không bị cận?
A. 0,6 B. 0,92 C. 0,8 D. 0,2
Câu 79. Một thùng hàng có 30 gói hàng, trong đó có đúng 10 gói loại A và 20 loại B. Loại A
có 4 gói hỏng, loại B có 6 gói hỏng. Chọn ngẫu nhiên từ thùng này ra 1 gói hàng, biết lấy
đúng loại A, tính xác xuất gói hàng bị hỏng?
A. 0,4 B. 0,3333 C. 0,1333 D. 0,2
Câu 80. Một thùng hàng có 30 gói hàng, trong đó có đúng 10 gói loại A và 20 loại B. Loại A
có 4 gói hỏng, loại B có 6 gói hỏng. Chọn ngẫu nhiên từ thùng ra 1 gói hàng, biết lấy đúng
loại A, tính xác xuất gói hàng không bị hỏng?
A. 0,6 B. 0,6667 C. 0,8667 D. 0,8
Câu 81. Có tất cả 30 ô tô, trong đó 10 ô tô có máy điều hòa, 20 ô tô có máy chơi nhạc và 5 ô
tô vừa có máy điều hòa vừa có máy chơi nhạc. Chọn ngẫu nhiên một ô tô, biết xe này có máy
điều hòa, tính xác suất nó đồng thời có máy chơi nhạc?
A. 0,5 B. 2 C. 0,6667 D. 0,1667
Câu 82. Một bộ bài có 52 lá bài. Rút ngẫu nhiên ra 1 lá bài. Tính xác suất xút được con “át”
(còn có tên khác là ách hoặc xì), biết lá bài rút ra là lá bài màu đen.
A. 1/13 B. 1/26 C. 1/52 D. 1/2
Câu 83. Một người do vô ý nhầm lẫn, nên để chung hai loại thuốc có bề ngoài khá giống
nhau vào chung một lọ. Loại A có đúng 8 viên, loại B có đúng 2 viên. Mỗi lần người này
uống 1 viên thuốc. Tính xác suất nguời này uống đúng 1 viên thuốc loại A trong lần uống thứ
hai, biết rằng trước đó người này đã uống đúng 1 viên thuốc loại A trong đợt uống thứ nhất.
A. 7/9 B. 0,8 C. 0,7 D. 8/9
 Mức độ 3
Câu 84. Một xã có tỷ lệ người bị sốt rét là 20%, tỷ lệ lách to là 30%, trong số người bị sốt rét
có 80% bị lách to. Một người đến ngẫu nhiên từ xã đó, biết rằng người này bị lách to, tính
khả năng người này bị sốt rét?
A. 0,5333 B. 0,8 C. 0,2 D. 0,8333
Câu 85. Một xã có tỷ lệ người bị sốt rét là 20%, tỷ lệ lách to là 30%, trong số người bị sốt rét
có 80% bị lách to. Một người đến ngẫu nhiên từ xã đó, biết rằng người này bị lách to, tính
khả năng người này không bị sốt rét?
A. 0,4667 B. 0,2 C. 0,8 D. 0,1667
Câu 86. Trong một khu dân cư, 25% được tiêm vacxin A, 40% vacxin B, 10% vacxin A và
vacxin B. Người ta chọn ngẫu nhiên một người từ khu dân cư đó, giả sử người này có tiêm
vacxin A, tính xác suất người đó có tiêm loại B?
A. 0,4 B. 0,625 C. 1,6 D. 0,25
Câu 87. Có hai bác sĩ cùng chuẩn đoán bệnh cho 1 bệnh nhân. Khả năng chẩn đoán đúng của
2 bác sĩ lần lượt là 0,7 và 0,75. Biết rằng 2 bác sĩ có 1 người chẩn đoán đúng, tính xác suất để
bác sĩ 2 chẩn đoán đúng?
A. 0,5625 B. 0,4 C. 0,4375 D. 0,225
Câu 88. Ba bác sĩ khám bệnh độc lập nhau. Khả năng chẩn đoán sai của các bác sĩ tương ứng
là 5%, 10% và 15%. Ba người đã khám cho một bệnh nhân. Tính xác suất bác sĩ thứ hai chẩn
đoán sai, biết rằng có một bác sĩ chẩn đoán đúng?
A. 0,7327 B. 0,02525 C. 0,2673 D. 0,0185
Câu 89. Ba bác sĩ khám bệnh độc lập nhau. Khả năng chẩn đoán sai của các bác sĩ tương ứng
là 5%, 10% và 15%. Ba người đã khám cho một bệnh nhân. Tính xác suất bác sĩ thứ nhất
chẩn đoán đúng, biết rằng có hai bác sĩ chẩn đoán đúng.
A. 0,8453 B. 0,24725 C. 0,2673 D. 0,99925
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 6: Công thức bernouli
 Mức độ 2:
Câu 90. Chọn câu sai khi nói về dãy phép thử Bernoulli:
A. Mỗi phép thử sẽ có thể xảy ra nhiều hơn hai kết cục và chúng không xung khắc nhau.
B. Các phép thử phải độc lập với nhau.
C. Mỗi phép thử chỉ có thể xảy ra hai biến cố và hai biến cố đó phải đối lập nhau.
D. Gọi p là xác xuất xảy ra biến cố A của phép thử, thì 1-p là xác suất xảy ra biến cố A
Câu 91. Trong công thức Bernoulli dùng tính xác suất xảy ra biến cố A trong n lần thử:
PA (n, k, p) = C kn pk (1− p)n−k
A. p là xác suất xảy ra biến cố A và 1- p là xác suất xảy ra A trong 1 lần thử.
B. k là số lần xảy ra biến cố A trong n lần thử và 1- p là xác suất xảy ra A trong 1 lần thử.
C. k là số lần xảy ra biến cố không A trong n lần thử.
D. n lần thử không cần độc lập nhau và xác suất p có thể thay đổi.
Câu 92. Một bà mẹ sinh 2 con. Giả sử xác suất sinh con trai là 0,51. Tính xác suất để trong
hai người con được sinh đó có đúng 1 con trai?
A. 0,4998 B. 0,2499 C. 0,2401 D. 0,2601
Câu 93. Một bà mẹ sinh 2 con. Giả sử xác suất sinh con trai là 0,51. Tính xác suất để trong
hai người con được sinh đó có đúng 2 con trai?
A. 0,2601 B. 0,2499 C. 0,2401 D. 0,4998
Câu 94. Một máy dập thuốc viên có tỷ lệ viên đạt chất lượng là 99%. Chọn ngẫu nhiên ra 20
viên thuốc được máy đó sản xuất. Tính xác suất để trong 20 viên được chọn có đúng 1 viên
không đạt chất lượng?
A. 0,1652 B. 0, 0068 C. 0,01 D. 0,9999
Câu 95. Một xí nghiệp sản xuất thuốc cho biết có 10% lọ thuốc không đạt tiêu chuẩn. Lấy
ngẫu nhiên 10 lọ thuốc. Tính xác suất một lọ không đạt tiêu chuẩn?
A. 0,3874 B. 0,6126 C. 0,0001 D. 0,9993
Câu 96. Một lô chuột có rất nhiều chuột. Tỉ lệ chuột bị bệnh trong lô là 0,05. Chọn ngẫu
nhiên ra 3 con chuột. Tính xác suất để 3 chuột đó có đúng 1 chuột bị bệnh?
A. 0,1354 B. 0,05 C. 0,015 D. 0,8646
 Mức độ 3:
Câu 97. Trong một khu dân cư, 30% được tiêm vacxin A, 40% vacxin B, 10% vacxin A và
vacxin B. Chọn ngẫu nhiên 3 người từ địa phương đó, tính xác suất để có đúng 1 người có
tiêm vacxin?
A. 0,288 B. 0,189 C. 0,8 D. 0,9
Câu 98. Một xí nghiệp sản xuất thuốc cho biết có 10% lọ thuốc không đạt tiêu chuẩn. Lấy
ngẫu nhiên 10 lọ thuốc. Tính xác suất có ít nhất một lọ không đạt tiêu chuẩn?
A. 0,6513 B. 0, 0068 C. 0,3487 D. 0,3874
Câu 99. Một xí nghiệp sản xuất thuốc cho biết có 10% lọ thuốc không đạt tiêu chuẩn. Lấy
ngẫu nhiên 10 lọ thuốc. Tính xác suất có nhiều nhất 9 lọ đạt tiêu chuẩn?
A. 0,6513 B. 0,3486 C. 0,1283 D. 0,0068
Câu 100. Theo kết quả điều tra về bệnh lao, tỷ lệ người bị lao ở một địa phương là 0,001. Khi
khám 10 người ở địa phương đó, mấy người bị lao có khả năng cao nhất?
A. 0 B.10 C. 1 D.3
Câu 101. Một lô chuột chứa rất nhiều chuột. Tỉ lệ chuột bị bệnh X là 0.1. Chọn 10 con chuột,
tính xác suất có từ 1 đến 2 chuột bị X?
A. 0,5811 B. 0,3874 C. 0,1937 D. 0,6894
Câu 102. Một lô chuột chứa rất nhiều chuột. Tỉ lệ chuột bị bệnh X là 0.1. Chọn ít nhất bao
nhiêu con chuột để xác suất không có chuột nào bị X không lớn hơn 0,2?
A. 16 B. 15 C.21 D.22
Câu 103. Giả sử tỷ lệ viên thuốc bị sứt mẻ của máy dập A là p = 0,12. Quan sát tối thiểu mấy
viên để xác suất có ít nhất 1 viên bị sứt mẻ không bé hơn 0,95?
A.24 viên B. 25 viên C.23 viên D. Kết quả khác

-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 7: Công thức xác suất đầy đủ và Bayes:
 Mức độ 3:
Câu 104. Một vùng dân số có 60% đàn ông và 40% là phụ nữ. Tỷ lệ loạn sắc của đàn ông là
4% và của phụ nữ là 0,5%. Chọn ngẫu nhiên một người trong vùng dân cư đó, tính xác suất
người này bị loạn sắc?
A. 0,026 B. 0,24 C. 0,022 D. 0,043
Câu 105. Một vùng dân số có 60% đàn ông và 40% là phụ nữ. Tỷ lệ loạn sắc của đàn ông là
4% và của phụ nữ là 0,5%. Chọn ngẫu nhiên 3 người từ địa phương trên, tính xác suất có
đúng 1 người bị loạn sắc?
A. 0,0739 B. 0,026 C. 0,078 D. 0,974
Câu 106. Một vùng dân số có 60% đàn ông và 40% là phụ nữ. Tỷ lệ loạn sắc của đàn ông là
4% và của phụ nữ là 0,5%. Chọn ngẫu nhiên một người trong vùng dân cư đó, biết người này
loạn sắc, khả năng người này là nữ là bao nhiêu?
A. 0,0769 B. 0,9231 C. 0,0020 D. 0,4
Câu 107. Cho hai hộp thuốc, mỗi hộp có 12 lọ, trong đó hộp thứ nhất có 4 lọ hỏng, hộp thứ
hai có 6 lọ hỏng. Chọn ngẫu nhiên ra một hộp, rồi từ đó lấy ra 2 lọ thuốc. Tính xác suất để hai
lọ thuốc lấy ra là 2 lọ tốt?
A. 0,3258 B. 0,3297 C. 0,6516 D. 0,5
Câu 108. Cho hai hộp thuốc, mỗi hộp có 12 lọ, trong đó hộp thứ nhất có 4 lọ hỏng, hộp thứ
hai có 6 lọ hỏng. Chọn ngẫu nhiên ra một hộp, rồi từ đó lấy ra 2 lọ thuốc. Tính xác suất chọn
được hộp 1, biết rằng hai lọ thuốc lấy ra là 2 lọ tốt?
A. 0,6512 B. 0,6516 C. 0,3258 D. 0,3297
Câu 109. Tỷ lệ thuốc hỏng ở lô A là 12 %; lô B là 5%. Giả sử các lô có rất nhiều lọ. Chọn
ngẫu nhiên một lô, từ đó lấy ra 2 lọ. Tính xác suất cả hai lọ lấy ra đều hỏng?
A. 0,0085 B.0,006 C. 0,017 D. 0,034
Câu 110. Tỷ lệ thuốc hỏng ở lô A là 10 %; lô B là 5%. Giả sử các lô có rất nhiều lọ.
Chọn ngẫu nhiên một lô, từ đó lấy ra 3 lọ. Biết rằng 3 lọ lấy ra có đúng 1 lọ hỏng,
tính xác suất đã chọn đúng lô A?
A. 0,6422 B. 0,3784 C. 0,1892 D. 0,3578
Câu 111. Một người đến khám vì sốt. Theo kinh nghiệm của bác sĩ thì có các khả năng sau:
bị cúm là 40%, sốt rét 30%, thương hàn 10%, hoặc bệnh khác. Cho người này làm xét
nghiệm máu thấy bạch cầu tăng. Theo tổng hợp của phòng xét nghiệm thì tỷ lệ bạch cầu tăng
trong các bệnh trên theo thứ tự là: 50%, 40%, 10% và 80%. Tính xác suất người này bị bạch
cầu tăng.
A. 0,49 B. 0,51 C. 0,33 D. 0,84
Câu 112. Một người đến khám vì sốt. Theo kinh nghiệm của bác sĩ thì có các khả năng sau:
bị cúm là 40%, sốt rét 30%, thương hàn 10%, hoặc bệnh khác. Cho người này làm xét
nghiệm máu thấy bạch cầu tăng. Theo tổng hợp của phòng xét nghiệm thì tỷ lệ bạch cầu tăng
trong các bệnh trên theo thứ tự là: 50%, 40%, 10% và 80%. Giả sử người này bị bạch cầu
tăng. Khả năng người này mắc bệnh nào nhiều nhất trong 4 loại bệnh trên?
A. cúm B. thương hàn C. sốt rét D. bệnh khác
Câu 113. Trong một hộp thuốc tiêm có 10 ống thuốc, trong đó có 7 ống thuốc A và 3 ống
thuốc B có cùng kích thước. Một ống bị vỡ không rõ là loại gì. Từ hộp rút ngẫu nhiên ra 1
ống. Tính xác suất ống rút ra là ống thuốc A.
A. 0,7 B. 0,6 C.7/9 D. 6/9
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 8: Phân phối xác suất cơ bản

 Mức độ 1:
Câu 114. Một khoa có 7 kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, trong đó có 5 nam. Chọn ra ngẫu
nhiên 3 người. Gọi X là số kỹ thuật viên nữ được chọn. Chọn đáp án sai:
A.X là đại lượng ngẫu nhiên liên tục.
B.X là đại lượng ngẫu nhiên rời rạc.
C.X có giá trị là 0,1,2.
D.X có giá trị 0,1,2 và các giá trị này xảy ra ngẫu nhiên theo kết quả phép thử.
Câu 115. Ý nghĩa của phương sai D(X)
A. Cho biết mức độ đồng đều, sự phân tán của các giá trị của đại lượng ngẫu nhiên X.
B. Là giá trị trung bình của đại lượng ngẫu nhiên X.
C. Bình phương của phương sai sẽ ra độ lệch chuẩn của X.
D. Là kỳ vọng của X.
Câu 116. Giả sử đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất sau.
Chọn đáp án đúng:
A. E(X) = x1.p1 + x2.p2 + x3.p3
X x1 x2 x3
B. Mod(X) = p2 P(X) p1 p2 p3
C. D(X) = x1.p1 + x2.p2 + x3.p3
D. p1 + p2 + p3 >=1
Câu 117. Đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối như sau. Chọn đáp án đúng:
A. D(X) = 0,41 X 0 1 2
B. E(X ) = 0,8
2 P(X) 0,4 0,5 0,1
C. E(X) = 0,62
D. Mod(X) = 2
Câu 118. Đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối như sau. Chọn đáp án đúng:
A. E(X) + σ(X) = 1,3403 X 0 1 2
B. Mod(X) = 2 P(X) 0,4 0,5 0,1
C. D(X) = 0,45
D. E(X2) = 0,8
Câu 119. Đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối như sau. Với k là hằng số.
Tính P (X < 1/2) X -1 0 1 2
P(X) 3k 2k 0,4 0,1
A.0,5 B.0,3
C.0,2 D.0,1
Câu 120. Đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suát như sau. Với k là hằng số.
Giá trị E(X) là: X 1 2 3 4
P(X) 2k 0,3 4k 0,1
A. 2,4 B. 2,0
C. 3,5 D. 1,5

 Mức độ 2:
Câu 121. X là đại lượng ngẫu nhiên có các giá trị X = 1,2,3; Chọn các giá trị xác suất p 1, p2,
p3 theo trình tự là phù hợp nhất cho cho bảng phân phối xác suất của X:
A. 0,1; 0,3; 0,6;
B. 0,1; 0,3; 0;5
C. 0,2; 0;4; 0,6
D. 0,2; 0;3; 0;4
Câu 122. Một hộp có 6 lọ thuốc tốt và 4 lọ thuốc hỏng. Lấy từ hộp ra 3 lọ thuốc. Gọi X là số
lọ thuốc tốt trong 3 lọ thuốc lấy ra. Chọn đáp án đúng khi nói đến bảng phân phối xác suất và
các đặc trưng của X:
A. P (X= 1) = 0,3 và E(X) = 1,8
B. P (X= 0) = 1/30 và P(X=2) = 0,4
C. Phương sai D(X) = 0,7483
D. P (X= 3) = 1/6 và độ lệch chuẩn σ(X) = 0,56
Câu 123. Một nghiên cứu y học cho biết xác suất thành công của phép hóa trị khi điều trị ung
thư da là 80%. Giả sử có 3 bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị và gọi X là số người điều trị
thành công trong 3 người. Chọn đáp án sai khi nói đến bảng phân phối xác suất và các đặc
trưng của X:
A. P (X = 2) = 0,384 và phương sai D(X) = 0,46
B. Độ lệch chuẩn σ(X) = 0,69
C. Kỳ vọng E(X) = 2,4
D. P (X= 3) = 0,512
Câu 124. Một nghiên cứu y học cho biết xác suất thành công của phép hóa trị khi điều trị ung
thư da là 80%. Giả sử có 3 bệnh nhân được điều trị bằng hóa trị và gọi X là số người điều trị
thành công trong 3 người. Chọn đáp án đúng khi nói đến bảng phân phối xác suất và các đặc
trưng của X:
A. Mod(X) =3
B. Độ lệch chuẩn σ(X) = 0,48
C. Kỳ vọng E(X) = 2,4 và Mod(X) = 0,512
D. Phương sai D(X) = 0,69
Câu 125. Một hộp thuốc tiêm có 10 lọ, trong đó có 2 lọ nhãn bị mờ. Chọn ngẫu nhiên 3 lọ để
tiêm. Phương sai của số lọ bị mờ nhãn trong 3 lọ lấy ra.
A. 0,373 B. 0,611 C. 0,733 D.0,6
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dạng 9: Tổng thể, mẫu, ước lượng tỉ lệ tổng thể
 Mức độ 1:
Câu 126. Để khảo sát tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B trong dân số. Người ta chọn ngẫu nhiên 200
người để khảo sát và thấy có 10 người mắc bệnh này, khẳng định nào sau đây sai:
A. Tỉ lệ người mắc bệnh viêm gan trong toàn dân số là 0,05
B. Kích cở mẫu n = 200 người.
C. Tỉ lệ mẫu f = 0,05 là tỉ lệ mắc bệnh viêm gan B trong mẫu.
D. Mẫu khảo sát là những phần tử chọn ra từ tổng thể.
Câu 127. Với độ tin cậy của ước lượng là 95% thì giá trị tới hạn tα là:
A. 1,96 B. 1,69 C. 1,86 D. 1,68
Câu 128. Trong ước lượng tham số thông kê:
A. Độ tin cậy là 1-α
B. Khoảng sai lầm 1-α
C. Xác suất chính xác là α
D. Khoảng tin cậy là α
Câu 129. Công thức tính độ chính xác ε trong ước lượng tỉ lệ tổng thể:

A. ε =tα.
√ f (1−f )
n √
B. ε =tα.
s
n

C. ε =tα. √
s f (1−f )
C. ε =tα.
√n n
Câu 130. Công thức tính độ chính xác trong ước lượng trung bình tổng thể:

A. ε =tα.
s
√n
B. ε =tα.
√ f (1−f )
n

C. ε =tα.
√ s
n
D. ε =tα. √
f (1−f )
n
 Mức độ 2:
Câu 131. Cho bảng tích phân Laplace ở bình bên, xác định giá trị tới hạn t α khi độ tin cậy
của ước lượng là 90,1%?
tα Φ(tα)
1,65 0,4505
1,66 0,4515
1,67 0,4525
1,68 0,4535
A. 1,65
B. 1,66
D. 1,67
E. 1,68
Câu 132. Quan sát ngẫu nhiên 200 lọ thuốc trong một lô hàng rất nhiều, ta thấy có 17 lọ
không đạt tiêu chuẩn. Khoảng ước lượng tỷ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn với độ tin cậy
95%?
A. (0,0463  0,1237) B. (0,0453  0,1413)
C. (0,0352  0,1255) D. (0,0353  0,1213)
Câu 133. Khám ngẫu nhiên 150 người thấy có 18 người mắc bệnh B, ước lượng tỷ lệ bệnh
này trong dân số với độ tin cậy 95%. Chọn câu sai:
A. Độ chính xác ε = 0,0265
B. Tỉ lệ mẫu f= 0,12
C. Giá trị tới hạn tα = 1,96
D. Khoảng ước lượng (0,09456; 0,1719)
Câu 134. Sản suất thử 100 sản phẩm trên một dây chuyền tự động người ta thấy có 60 sản
phẩm đạt tiêu chuẩn. Ước lượng tỷ lệ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn tối đa với độ tin cậy
95%.
A. 0,6960 B. 0,4806 C. 0,4960 D. 0,6806
Câu 135. Một công ty tiến hành phỏng vấn 400 hộ gia đình về nhu cầu tiêu dùng một loại
hàng ở một thành phố thì thấy có 300 hộ gia đình có nhu cầu về mặt hàng này. Nếu muốn độ
chính xác khi ước lượng tỉ lệ những hộ gia đình có nhu cầu về mặt hàng này là 4% và độ tin
cậy 95% thì số hộ gia đình cần phải phỏng vấn tối thiểu là bao nhiêu?
A. 451 B. 450,2 C. 450 D. 449
Câu 136. Khám ngẫu nhiên 150 người thấy có 18 người mắc bệnh B. Nếu muốn ước lượng tỷ
lệ bệnh này có độ chính xác không quá 0,03 và độ tin cậy 95% thì phải khám ít nhất bao
nhiêu người?
A.451 B.450 C. 150 D. 400
Câu 137. Khảo sát cân nặng (kg) của nữ thanh niên ở vùng A bằng cách lấy ngẫu nhiên và
thu được bảng số liệu:
Cân nặng 37,5-42,5 42,5- 47,5-52,5 52,5-57,5 57,5-62,5
47,5
Số người 6 28 42 36 9
Những nữ thanh niên có cân nặng từ 57,5 kg trở lên được gọi là “nữ thanh niên nặng ký”. Để
ước lượng tỷ lệ thanh niên nặng ký ở vùng A với độ tin cậy 95% và độ chính xác nhỏ hơn
0,045 thì cỡ mẫu nhỏ nhất là
A. 131 B. 121 C. 141 D. 151

Dạng 10: Uớc lượng trung bình tổng thể


 Mức độ 2:

Câu 138. Đo nồng độ của một khoáng chất trong 100 mẫu nước (mg/l), ta thu được bảng số
liệu như sau. Giá trị trung bình mẫu là:
Nồng độ 5.2 5.2 5.3 5.3 5.4 5.4 5.5
0 5 0 5 0 5 0
Số 2 13 22 34 17 9 3
lượng
A. 5,345mg/l B. 5, 3 mg/l C. 5,35 mg/l D. 5,355 mg/l

Câu 139. Đo nồng độ của một khoáng chất trong 100 mẫu nước (mg/l), ta thu được bảng số
liệu như sau. Giá trị phương sai hiệu chỉnh có độ lớn là:
Nồng độ 5.2 5.2 5.3 5.3 5.4 5.4 5.5
0 5 0 5 0 5 0
Số 2 13 22 34 17 9 3
lượng
A. 0,00432 B. 0,0657 C. 0,0654 D. 0,00428
Câu 140. Kiểm tra ngẫu nhiên 120 viên vitamin B1 thấy trọng lượng trung bình của một viên
vitamin B1 là 0,6 g/viên và phương sai hiệu chỉnh là 0,5759 g 2. Trong phép ước lượng hàm
lượng vitamin B1 trung bình của thuốc viên B1 ở cơ sở sản xuất trên với độ tin cậy 95% độ
chính xác có độ lớn:
A. 0,1358 B. 0,1030 C. 0,0884 D. 0,01330
Câu 141. Kiểm tra ngẫu nhiên 150 viên vitamin B1 thấy trọng lượng trung bình của một viên
vitamin B1 là 0,6 g/viên và độ lệch chuẩn hiệu chỉnh là 0,1042 g. Hàm lượng Vitamin B1
trung bình của thuốc viên B1 ở cơ sở sản xuất trên được ước lượng với độ tin cậy 95% là:
A. (0,5833; 0,6167) B. (0,5482; 0,6518) C. 0,6 D. 0,61042
Câu 142. Quan sát chiều cao X(cm) của một số người, ta ghi nhận được:

Chiều cao 140-145 145-150 150- 155-160


(cm) 155
Số người 20 15 30 35
Chiều cao trung bình trong dân số khi được ước lượng với độ tin cậy 95% có giá trị tối thiểu
gần bằng:
A. 150,394cm B. 151,5 cm C. 152.605 D. 149,102

Câu 143. Khảo sát năng suất X(tấn/ha) của 100 ha lúa ở huyện A, ta có bảng số liệu:
X 3,2 3,75 4,25 4,7 5,25 5,7 6,25 6,75
5 5 5
S(ha) 7 12 18 27 20 8 5 3
Giá trị phương sai mẫu có độ lớn:
A. 0,6849 B. 0,8276 C. 0,6919 D. 0,8318
Câu 144. Khảo sát năng suất X(tấn/ha) của 100 ha lúa ở huyện A, ta có bảng số liệu:
X 3,2 3,75 4,25 4,7 5,25 5,7 6,25 6,75
5 5 5
S(ha) 7 12 18 27 20 8 5 3
Ước lượng năng suất lúa trung bình của huyện trên với độ tin cậy 95%, độ chính xác ε có độ
lớn:
A. 0,1630 B. 0,0163 C. 0,1342 D. 0,1622

Câu 145. Tiến hành khảo sát 400 gia đình ở một phường thì thấy nhu cầu dùng loại sản phẩm
X do công ty A sản xuất với bảng số liệu:
Số lượng (kg/tháng) 0,7 1,25 1,75 2,25 2,75 3,25
5
Số gia đình 40 70 110 90 60 30
Hãy ước lượng khối lượng sản phẩm X trung bình được tiêu thụ bởi một hộ dân trong một
tháng với độ tin cậy 95%?
A. (1,869 kg; 2,006 kg) B. (1,894 kg; 1,941 kg)
C. (1,969 kg; 2,008 kg) D. (1,897 kg; 1,953 kg)
Câu 146. Một mẫu có các khối lượng tương ứng là 8,3; 10,6; 9,7; 8,8; 10,2; 9,4 kg. Xác định
ước lượng không chệch của trung bình tổng thể? (biết rằng ước lượng không chệch của trung
bình tổng thể chính là giá trị trung bình mẫu)
A. 9,5 kg B. 8,8 kg C. 9,4 kg D. 8,3 kg
Câu 147. Một mẫu có các khối lượng tương ứng là 8,3; 10,6; 9,7; 8,8; 10,2; 9,4 kg. Xác định
ước lượng không chệch của phương sai tổng thể? (biết rằng ước lượng không chệch của
phương sai tổng thể chính là giá trị phương sai mẫu hiệu chỉnh) (kg2)
A. 0,736 B. 0,812 C. 0,613 D. 7,4
Câu 148. Quan sát chiều cao X(cm) của một số người, ta ghi nhận được:
Chiều cao 140-145 145-150 150- 155-160
(cm) 155
Số người 20 15 30 35
Chiều cao trung bình trong dân số khi được ước lượng với độ tin cậy 95% có giá trị tối đa gần
bằng:
A. 152,605cm B. 151,5 cm C. 153,325 D. 149,102

Câu 149. Khảo sát cân nặng (kg) của nữ sinh trường cao đẳng Dược Sài Gòn bằng cách chọn
ngẫu nhiên và thu được bảng số liệu:
Cân nặng 37,5-42,5 42,5- 47,5-52,5 52,5-57,5 57,5-62,5
47,5
Số người 6 28 24 36 9
Cân nặng trung bình của mỗi nữ sinh trong mẫu là bao nhiêu?
A.50,6796 kg B. 51,7863 kg C. 50,5785 kg D. 49,0245 kg
Câu 150. Khảo sát cân nặng (kg) của nam sinh trường cao đẳng Dược Sài Gòn bằng cách lấy
ngẫu nhiên và thu được bảng số liệu:
Cân nặng 37,5-42,5 42,5- 47,5-52,5 52,5-57,5 57,5-62,5
47,5
Số người 4 16 25 40 15
Giá trị độ chính xác trong phép ước lượng cân nặng trung bình với độ tin cậy 95% là bao
nhiêu?
A. 1,0369 kg B. 1,0392 kg C. 2,2640 D. 1,8602 kg

You might also like