You are on page 1of 23

CÂU HỎI ÔN TẬP PHÁP CHẾ DƯỢC

(DƯỢC SỸ CAO ĐẲNG)

BÀI 1. LUẬT DƯỢC


1. Dược là ?
A. Thuốc và nguyên liệu làm thuốc
B. Thuốc và tác dược làm thuốc
C. Thuốc và dược liệu làm thuốc
D. Thuốc và các hoạt động liên quan đến thuốc
2. Dược chất còn gọi là ?
A. Hóa chất B. Hoạt chất C. Dược liệu D. Nguyên liệu
3. Vị thuốc cổ truyền là ?
A. Hoạt chất được chế biến theo lý luận và phương pháp của thuốc cổ truyền
B. Hoạt chất được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền
C. Dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của thuốc cổ truyền
D. Dược liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền
4. Sinh phẩm còn gọi là ?
A. Thuốc sinh phẩm tham chiếu B. Thuốc sinh học làm thuốc
C. Thuốc sinh phẩm tương tự D. Thuốc sinh học
5. Thuốc generic là thuốc thường được sử dụng thay thế ?
A. Hoạt chất gốc B. Hóa dược gốc
C. Biệt dược gốc D. Thuốc có tên chung quốc tế
6. Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện là thuốc có nhiều hoạt chất
trong đó có hoạt chất gây nghiện với nồng độ, hàm lượng ?
A. Lớn hơn quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
B. Theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
C. Lớn hơn hoặc bằng quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
D. Nhỏ hơn quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
7. Chứng chỉ hành nghề dược chỉ được cấp sau bao nhiêu tháng kể từ ngày bị thu hồi ?
A. 6 tháng B. 12 tháng C. 18 tháng D. 24 tháng
8. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất thuốc phải có bao
nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm

1
9. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm
thuốc là dược chất, tá dược phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở
dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
10. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất vắc xin, sinh
phẩm phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
11. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất dược liệu phải có bao
nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
12. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh
phẩm phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
13. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc cổ truyền
phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
14. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở xuất khẩu nguyên liệu làm
thuốc phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
19. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu
phải có bao nhiêu năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh bằng y học cổ truyền ?
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 5 năm
50. Quốc hội thông qua Luật Dược vào ngày:
A. 06/4/2016 B. 01/01/2017
C. 16/4/2016 D. 01/04/2017
51. Luật Dược có hiệu lực kể từ ngày:
A. 06/4/2016 B. 01/01/2017
C. 16/4/2016 D. 06/01/2017
52. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được thể hiện dưới hình thức:
A. Văn bản pháp lý B. Văn bản kỹ thuật
C. Văn bản tiêu chuẩn D. Văn bản chất lượng
53. Cơ sở sản xuất thuốc lưu giữ mẫu thuốc trong thời hạn ít nhất là:
A. Một năm B. Một năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng
C. Hai năm D. Hai năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng

2
54. Hồ sơ pha chế thuốc theo đơn phải được lưu giữ trong thời gian:
A. Một năm
B. Hai năm
C. Một năm kể từ ngày thuốc được pha chế
D. Hai năm kể từ ngày thuốc được pha chế
55. Giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện kinh doanh thuốc và Chứng chỉ hành nghề
dược (CCHND) được cấp như thế nào:
A. Trước, sau B. Một lượt
C. GCN được cấp trước D. CCHND được cấp trước
56. Nhà thuốc do ai đứng tên chủ cơ sở:
A. Dược tá B. Dược sỹ trung học
C. Dược sỹ đại học D. Y tá
57. Quầy thuốc do ai đứng tên chủ cơ sở:
A. Dược tá B. Dược sỹ cao đẳng
C. Dược sỹ trung học trở lên D. Dược sỹ đại học
58. Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp do ai đứng tên chủ cơ sở:
A. Dược tá B. Y sỹ C. Dược sỹ đại học D. Y tá
59. Tủ thuốc của trạm y tế do ai đứng tên chủ cơ sở:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ cao đẳng
C. Dược sỹ trung học D. Dược tá
62. Đối tượng nào sau đây được có quyền thay thế thuốc trong đơn:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ trung học
C. Bác sỹ D. Dược tá
63. Thời gian lưu giữ chứng từ, tài liệu liên quan sau khi thuốc phải kiểm soát đặc biệt
hết hạn dùng ít nhất là:
A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm
64. Có mấy tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Việt Nam:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
BÀI 3. THÔNG TƯ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THUỐC

78. Thuốc đạt chất lượng là thuốc đạt bao nhiêu chỉ tiêu chất lượng đã đăng ký theo
tiêu chuẩn Dược điển hoặc tiêu chuẩn của nhà sản xuất ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. Tất cả
79. Thuốc đạt chất lượng đăng ký theo:

3
A. Tiêu chuẩn cơ sở B. Tiêu chuẩn cơ quan
C. Tiêu chuẩn ngành D. Tiêu chuẩn dược điển
80. Có mấy loại tiêu chuẩn cơ sở:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
81. Thủ trưởng các đơn vị có thuốc hủy phải ra quyết định thành lập Hội đồng huỷ
thuốc. Hội đồng có ít nhất là mấy người:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
82. Hãy chọn ý đúng nhất về hạn dùng của thuốc:
A. Hạn dùng là khoảng thời gian được qui định cho các loại thuốc
B. Hạn dùng là thời gian qui định cho một loại thuốc, và thuốc được bảo quản
trong điều kiện qui định phải đảm bảo đạt chất lượng
C. Hạn dùng thường được ghi bằng số hoặc bằng chữ trên nhãn thuốc nhằm chỉ
rõ trong khoảng thời gian này thuốc không còn giá trị sử dụng
D. Câu A, B, C sai
83. Thuốc không đạt chất lượng: Là thuốc không đạt bao nhiêu chỉ tiêu về chất lượng
theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký ?
A. Bất cứ một chỉ tiêu nào B. 2 chỉ tiêu
C. 3 chỉ tiêu D. 4 chỉ tiêu
84. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là một văn bản quy định các chỉ tiêu về:
A. Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm
B. Yêu cầu về bao gói, vận chuyển, bảo quản
C. Các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc
D. Câu A, B, C đúng
85. Bộ trưởng Bộ Y tế ủy quyền cho cơ quan nào sau đây thực hiện các nhiệm vụ
trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc ?
A. Thanh tra Bộ Y tế B. Cục Quản lý dược Việt Nam
C. Sở Y tế D. Phân Viện kiểm nghiệm
86. Các mức tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở:
A. Nhỏ hơn mức qui định trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
B. Bằng mức qui định trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
C. Lớn hơn mức qui định trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
D. Bằng hoặc lớn hơn mức qui định trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam
87. Hãy chọn ý đúng nhất về tiêu chuẩn cơ sở của các thuốc pha chế trong đơn vị
không lưu hành trên thị trường do ai xét duyệt và ban hành ?

4
A. Bộ trưởng Bộ Y tế B. Cục Quản lý dược Việt Nam
C. Thủ trưởng đơn vị D. Giám đốc Sở Y tế
88. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc đã ban hành có giá trị như là:
A. Bản ghi nhớ của nhà sản xuất đối với chất lượng thuốc được lưu hành
B. Bản thỏa thuận của nhà sản xuất đối với chất lượng thuốc được lưu hành
C. Bản cam kết của nhà sản xuất đối với chất lượng thuốc được lưu hành
D. Câu A, B, C sai
89. Việc kiểm tra chất lượng thuốc bắt buộc phải được thực hiện:
A. Tại cơ sở sản xuất B. Tại nơi kinh doanh
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
90. Tại cơ sở sản xuất, việc kiểm tra chất lượng thuốc tập trung vào ?
A. Thuốc B. Dung môi pha chế
C. Tá dược D. Câu A, B, C đúng
91. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc ở Trung ương là:
A. Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
B. Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm
C. Phòng KCS/Xí nghiệp dược phẩm
D. Phòng Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm
92. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc ở địa phương gồm:
A. Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh
B. Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm tỉnh
C. Phòng KCS/Xí nghiệp dược phẩm
D. Phòng Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm
93. Mức độ vi phạm về chất lượng thuốc được chia thành:
A. 1 mức B. 2 mức C. 3 mức D. 4 mức
94. Thuốc bị vi phạm gây nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người dùng
thuốc, tổn thương nghiêm trọng hoặc gây chết người thuộc mức độ vi phạm:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4
95. Thuốc bị vi phạm không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ
an toàn khi sử dụng, thuộc mức độ vi phạm:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4
96. Thuốc bị vi phạm có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và độ an toàn khi sử dụng,
thuộc mức độ vi phạm:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4

5
97. Xử lý thuốc vi phạm chất lượng: thông báo đình chỉ lưu hành được gửi đến cơ sở
sản xuất, nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu và cơ sở bán buôn, đó là trường hợp vi phạm
chất lượng thuốc ở mức:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4
98. Xử lý thuốc vi phạm chất lượng: Thông báo đình chỉ lưu hành thuốc được gửi khẩn
cấp tới người sở hữu giấy phép lưu hành, cơ sở sản xuất, xuất nhập khẩu, bán buôn,
bán lẻ, khoa dược của cơ sở sử dụng thuốc, đồng thời thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng để tất cả các cơ sở kinh doanh, sử dụng và người sử dụng thuốc
biết, đó là trường hợp vi phạm chất lượng thuốc ở mức:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4
99. Thông báo đình chỉ lưu hành được gửi đến người sở hữu giấy phép lưu hành, cơ sở
sản xuất, xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ, đó là trường hợp vi phạm chất lượng thuốc
ở mức:
A. Mức 1 B. Mức 2 C. Mức 3 D. Mức 4
100. Xử lý các loại thuốc vi phạm về chất lượng: Tùy mức độ có thể xử lý bằng cách ?
A. Tiêu hủy B. Tái chế
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
101. Trách nhiệm của cơ sở sản xuất về chất lượng thuốc:
A. Phải đảm bảo các thuốc lưu hành trên thị trường đạt tiêu chuẩn đã đăng ký
B. Phải cung cấp đầy đủ thông tin trung thực về thuốc
C. Chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng thuốc do đơn vị sản xuất
D. Câu A, B, C đúng
102. Để thực hiện việc kiểm tra, thanh tra theo đúng qui định hiện hành, thì Cục Quản
lý dược Việt Nam phối hợp với:
A. Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế
B. Viện Kiểm nghiệm, Phân viện Kiểm nghiệm
C. Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm & mỹ phẩm
D. Phòng Quản lý dược
104. Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước về thuốc gồm mấy cấp:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
105. Nhà thuốc khi nhận được thông báo thu hồi thì phải:
A. Khẩn trương nộp thuốc vi phạm cho công an địa phương
B. Khẩn trương nộp thuốc vi phạm cho Trung tâm Y tế
C. Khẩn trương nộp thuốc vi phạm cho Sở Y tế
D. Trả thuốc vi phạm cho nhà cung ứng, báo cáo về cơ quan quản lý trực tiếp

6
106. Căn cứ để phân loại mức độ vi phạm về chất lượng thuốc:
A. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc
B. Các điều khoản cam kết của nhà sản xuất
C. Các điều khoản cam kết trong các hợp đồng kinh tế
D. Mức độ ảnh hưởng của thuốc trên người dùng
107. Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc tổ chức nào
của ngành Dược:
A. Quản lý nhà nước B. Sản xuất kinh doanh
C. Nghiên cứu đào tạo D. Dược bệnh viện
108. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc ở đơn vị sản xuất kinh doanh:
A. Viện Kiểm nghiệm B. Trung tâm kiểm nghiệm
C. Phòng Quản lý dược D. Bộ phận tự kiểm tra chất lượng cơ sở
109. Tiêu chuẩn nhà nước về thuốc là tiêu chuẩn:
A. GMP B. GLP C. GSP D. DĐVN
110. Cơ quan biên soạn tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam là:
A. Cục Quản lý dược B. Đại học Y dược
C. Viện Kiểm nghiệm D. Hội đồng Dược điển Việt Nam
111. Thuốc bị vi phạm chất lượng gây nguy hiểm, gây chết người thì phải:
A. Đình chỉ lưu hành và thu hồi thuốc theo đúng qui định
B. Đình chỉ lưu hành
C. Thu hồi khẩn cấp
D. B và C đúng
112. Thời hạn báo cáo đối với thuốc thu hồi mức độ 1 là:
A. 24h B. 48h C. 72h D. 96h
113. Thời hạn báo cáo đối với thuốc thu hồi mức độ 2 và 3 là:
A. 5 ngày B. 10 ngày C. 20 ngày D. 30 ngày
114. Đối với các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, mẫu thuốc thành phẩm
phải được lưu ít nhất là bao lâu sau khi hết hạn dùng của thuốc:
A. 12 tháng B. 24 tháng C. 6 tháng D. 3 tháng
115. Đối với nguyên liệu là hoạt chất dùng cho sản xuất thuốc, cơ sở sản xuất phải lưu
mẫu nguyên liệu ít nhất là bao lâu sau khi hết hạn dùng của thành phẩm sản xuất từ
nguyên liệu đó:
A. 3 tháng B. 6 tháng C. 12 tháng D. 24 tháng

7
116. Đối với các cơ quan kiểm nghiệm thuốc, thời gian lưu mẫu không được dưới bao
lâu, kể từ ngày lấy mẫu hoặc cơ sở gửi mẫu tới:
A. 3 tháng B. 6 tháng C. 12 tháng D. 24 tháng
117. Đối với cơ quan nhận mẫu dùng để đăng ký thuốc, sau khi thuốc được cấp số
đăng ký phải lưu mẫu không dưới bao lâu kể từ ngày cấp số đăng ký:
A. 3 tháng B. 6 tháng C. 12 tháng D. 24 tháng
118. Hồ sơ, tài liệu liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất
dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ: thời gian lưu trữ ít nhất là bao lâu sau khi hết hạn
dùng của thuốc:
A. 06 tháng B. 1 năm C. 2 năm D. 3 năm
119. Đối tượng áp dụng Qui chế quản lý chất lượng thuốc là các cơ sở xuất khẩu dược
phẩm.
A. Đúng
B. Sai
120. Một thuốc được xem là giả, khi có chứa dược chất cùng với tên dược chất ghi trên
nhãn.
A. Đúng
B. Sai
121. Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất biên soạn áp dụng đối với các
sản phẩm do cơ sở sản xuất ra.
A. Đúng
B. Sai
122. Tiêu chuẩn cơ sở của những thuốc pha chế trong đơn vị, Thủ trưởng đơn vị phải
chịu trách nhiệm về kết luận chất lượng thuốc của đơn vị mình trước pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
123. Tiêu chuẩn cơ sở của những sản phẩm được phép lưu hành trên thị trường, Thủ
trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về kết luận chất lượng thuốc của đơn vị mình
trước pháp luật.
A. Đúng
B. Sai
124. Các đơn vị đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) được quyền gởi
bản tiêu chuẩn cơ sở và phiếu kiểm nghiệm trực tiếp đến Bộ Y tế để xét duyệt.
A. Đúng
B. Sai
125. Các đơn vị đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP ) được quyền gởi
bản tiêu chuẩn cơ sở và phiếu kiểm nghiệm trực tiếp đến Cục Quản lý dược Việt Nam
để xét duyệt.
A. Đúng
B. Sai
126. Việc sửa đổi tiêu chuẩn cơ sở cũng phải được tiến hành đúng qui định.
A. Đúng
B. Sai

8
127. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc TW ra thông báo thu hồi thuốc vi phạm chất
lượng trong phạm vi toàn quốc.
A. Đúng
B. Sai

BÀI 4. HƯỚNG DẪN GHI NHÃN THUỐC


160. Hãy chọn ý đúng về bao bì mang tính thương phẩm:
A. Hộp thuốc B. Thùng thuốc
C. Container D. Câu A, B, C đúng
161. Trên nhãn thuốc bắt buộc phải có những nội dung nào sau đây:
A. Chữ viết, chữ số B. Ký hiệu
C. Dấu hiệu D. Tất cả những nội dung trên
162. Hãy chọn ý đúng về phần thông tin thêm trên nhãn:
A. Là phần tiếp nối phần chính của nhãn
B. Là phần tiếp nối phần chính của nhãn ghi các nội dung quan trọng của nhãn
C. Là phần tiếp nối phần chính của nhãn ghi 1 phần nội dung không bắt buộc
D. Là phần tiếp nối phần chính của nhãn ghi các nội dung bắt buộc. Trong trường
hợp phần chính của nhãn còn đủ chỗ để ghi các nội dung bắt buộc
163. Nhãn thuốc sản xuất để lưu thông trong nước được viết bằng:
A. Tiếng Việt B. Tiếng Anh
C. Tiếng Việt và tiếng Anh D. Tiếng nước ngoài
164. Nhãn thuốc sản xuất trong nước để xuất khẩu:
A. Tiếng Việt B. Tiếng Anh
C. Tiếng Việt và tiếng Anh D. Ngôn ngữ của nước nhập khẩu thuốc đó
165. Nhãn thuốc nước ngoài đăng ký, nhập khẩu để tiêu thụ ở thị trường Việt Nam:
A. Tiếng Việt B. Tiếng Anh
C. Tiếng Việt và tiếng Anh D. Tiếng nước ngoài
166. Nhãn thuốc:
A. Dùng để cung cấp các thông tin cần thiết và chủ yếu về thuốc
B. Giúp người dùng lựa chọn và sử dụng
C. Là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng căn cứ vào đó để thực hiện
kiểm tra giám sát quản lý
D. Câu A, B, C đúng
167. Bao bì nào sau đây được gọi là bao bì thương phẩm:

9
A. Bao bì ngoài B. Bao bì dùng để bao gói trong vận chuyển
C. Bao bì dùng để bảo quản D. Câu A, B, C đúng
168. Bao bì nào sau đây được xem là bao bì thương phẩm:
A. Chai 100 viên B. Thùng 100 chai
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
169. Bao bì nào sau đây được xem là bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc:
A. Vỉ thuốc B. Chai thủy tinh 500ml
C. Ống thủy tinh 2ml D. Câu A, B, C đúng
170. Thành phẩm Vitamine B1 10mg, chai 40 viên nén. Viên nén là:
A. Qui cách đóng gói của sản phẩm B. Dạng bào chế của sản phẩm
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
173. Đơn vị xét duyệt nhãn thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con
người:
A. Bộ Y tế B. Cục Quản lý Dược Việt Nam
C. Sở Y tế D. Câu A, B, C đều đúng
174. Những nội dung nào sau đây bắt buộc phải có đối với nhãn thành phẩm:
A. Tên nguyên liệu
B. Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất ra nguyên liệu
C. Thành phần cấu tạo của thuốc
D. Thành phần cấu tạo của nguyên liệu
176. Nội dung nào dưới đây không phải là yêu cầu của 1 nhãn thuốc:
A. Rõ ràng B. Dễ đọc, dễ hiểu
C. Trung thực D. Gây ra nhầm lẫn với 1 thứ thuốc khác
177. Số đăng ký là:
A. Số hiệu của Bộ Y tế Việt Nam B. Ký hiệu của Bộ Y tế Việt Nam
C. Số liệu của Bộ Y tế Việt Nam D. Câu A, B, C đều sai
178. Những nội dung nào sau đây bắt buộc phải có trên nhãn thành phẩm:
A. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
B. Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu
C. Mã số, mã vạch, logo của nhà sản xuất
D. Mã số, mã vạch, logo của nhà nhập khẩu
179. Những nội dung nào sau đây bắt buộc phải có trên nhãn nguyên liệu:
A. Tên thuốc B. Dạng bào chế, qui cách đóng gói

10
C. Số đăng ký D. Số kiểm soát
180. Bao bì nào sau đây là bao bì ngoài của nước cất pha tiêm:
A. Hộp 10 ống B. Thùng 100 hộp
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
181. Bao bì nào sau đây được gọi là bao bì thương phẩm:
A. Bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc B. Bao bì ngoài
C. Bao bì dùng trong bảo quản và vận chuyển D. Câu A, B đúng
182. Bao bì nào sau đây được gọi là bao bì không có tính chất thương phẩm:
A. Bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc B. Bao bì ngoài
C. Bao bì dùng trong bảo quản và vận chuyển D. Câu A, B, C sai
183. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc là tờ đi kèm theo:
A. Bao bì trực tiếp chứa đựng thuốc B. Bao bì ngoài
C. Bao bì dùng trong bảo quản và vận chuyển D. Câu A, B đúng
184. Bao bì không có tính chất thương phẩm:
A. Bao bì được bán lẻ cùng với thuốc B. Bao bì không bán lẻ cùng với thuốc
C. Câu A, B đúng D. Câu A, B sai
185. Yêu cầu của một nhãn thuốc:
A. Đầy đủ B. Dễ nhớ
C. Trung thực D. Câu A, B đúng
186. Nội dung nào sau đây thuộc nội dung không bắt buộc của nhãn thành phẩm:
A. Dạng bào chế B. Điều kiện bảo quản
C. Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu D. Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
187. Qui cách đóng gói trong bao bì thương phẩm là:
A. Số lượng của thuốc B. Khối lượng của thuốc
C. Kích thước thật của thuốc D. Câu A, B, C đều đúng
188. Hãy chọn ý đúng về cách ghi ngày hoàn thành sản xuất lô thuốc là 31 tháng 01
năm 2003:
A. 01/31/2003 B. 01/31/03 C. 31/01/2003 D. 31/01/03
189. Cách ghi hạn dùng thuốc là tháng 03 năm 2005:
A. HD: March 05 B. HD: 31/03/2005
C. HD: 03/31/2005 D. HD: 3/31/2005
190. Hãy chọn những nội dung bắt buộc về chỉ định cách dùng thuốc:
A. Nêu thông tin thiết yếu về thuốc để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn

11
B. Nội dung phải được ghi trực tiếp trên nhãn
C. Có thể thêm dòng chữ “XIN ĐỌC TRONG TỜ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
THUỐC”
D. Câu A, B, C đều đúng
191. Số đăng ký cấp cho 1 thuốc để chứng nhận thuốc đó đã được đăng ký và được
phép lưu hành tại Việt Nam là:
A. Số hiệu B. Ký hiệu
C. Số liệu D. Câu A, B, đều đúng
223. Phần chính của nhãn thuốc có thể được thể hiện ở phần đáy của bao bì.
A. Đúng
B. Sai
224. Một số nội dung bắt buộc không ghi trực tiếp trên nhãn thuốc thì có thể ghi ở
phần thông tin thêm.
A. Đúng
B. Sai
225. Phần thông tin thêm là phần tiếp nối với phần chính của nhãn, ghi các nội dung
bắt buộc cần phải có của nhãn.
A. Đúng
B. Sai
226. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc: Là tờ đi kèm theo bao bì ngoài của thuốc.
A. Đúng
B. Sai
227. Tất cả các loại thuốc nước ngoài đăng ký, nhập khẩu để tiêu thụ ở thị trường Việt
Nam đều phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng nước ngoài.
A. Đúng
B. Sai
228. Tất cả các loại thuốc nước ngoài đăng ký, nhập khẩu để tiêu thụ ở thị trường Việt
Nam đều phải có tờ hướng dẫn sử dụng thuốc bằng tiếng việt.
A. Đúng
B. Sai
229. Nhãn bán thành phẩm gia công được xếp vào nhóm nhãn nguyên liệu.
A. Đúng
B. Sai
230. Trong trường hợp do thiết bị và công nghệ sản xuất chưa khắc phục được thì
chấp nhận việc ghi ngày sản xuất, hạn dùng, số lô sản xuất dưới đáy bao bì.
A. Đúng
B. Sai
231. Nhãn bán thành phẩm gia công được xếp vào nhóm nhãn nguyên liệu.
A. Đúng
B. Sai
232. Hạn dùng được ghi bằng chữ chỉ tháng, năm.
A. Đúng
B. Sai

12
233. Có thể dùng các đơn vị hoạt lực theo thông lệ quốc tế cho một số hoạt chất đặc
biệt. Thí dụ: Rovamycine 3N. UI
A. Đúng
B. Sai
234. Phải ghi rõ điều kiện bảo quản trên nhãn thuốc.
A. Đúng
B. Sai
235. Hạn dùng được ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.
A. Đúng
B. Sai
236. Hạn dùng được ghi theo ngày, tháng, năm, âm lịch.
A. Đúng
B. Sai

BÀI 5. THÔNG TƯ QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN, THT


237. Các cơ sở có nhu cầu sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất
dùng làm thuốc gửi văn bản đề nghị về Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, trước ngày ?
A. 30 tháng 11 hàng năm B. 30 tháng 12 hàng năm
C. 31 tháng 12 hàng năm D. Câu A, B, C sai
238. Cơ sở sản xuất thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc
phải tuân thủ các quy định như đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) phù
hợp với từng dạng bào chế ít nhất là ?
A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm
239. Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện phải có thời gian hành nghề ít nhất mấy năm
trở lên tại cơ sở sản xuất thuốc ?
A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm
240. Thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện phải có trình độ ?
A. Dược sỹ trung học B. Dược sỹ trung học trở lên
C. Dược sỹ cao đẳng D. Dược sỹ đại học
241. Thủ kho bảo quản thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tốt nghiệp ?
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ cao đẳng
C. Dược sỹ trung học D. Dược sỹ trung học trở lên
242. Thủ kho bảo quản thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải tốt nghiệp ?
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ cao đẳng
C. Dược sỹ trung học D. Câu A, B, C đúng
243. Doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, thuốc hướng
tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc gửi văn bản đề nghị về Cục Quản lý Dược - Bộ Y
tế, trước ngày ?

13
A. 30 tháng 11 hàng năm B. 30 tháng 12 hàng năm
C. 31 tháng 12 hàng năm D. Câu A, B, C sai
244. Người giao, người nhận thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng
làm thuốc phải tốt nghiệp ?
A. Dược sỹ trung học trở lên B. Dược sỹ cao đẳng
C. Dược sỹ đại học D. Dược sỹ sau đại học
245. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất có
diện tích tối thiểu là ?
A. 50m2 B. 100m2 C. 200m2 D. 300m2
246. Doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất có
thể tích tối thiểu là ?
A. 50m3 B. 100m3 C. 200m3 D. 300m3
247. Trong thời hạn mấy ngày làm việc, kể từ khi nhận được bản dự trù hợp lệ, cơ
quan xét duyệt dự trù sẽ xem xét phê duyệt bản dự trù ?
A. 05 ngày B. 07 ngày C. 10 ngày D. 15 ngày
248. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải kiểm kê, lập báo cáo số
lượng thuốc gây nghiện tồn kho hàng tháng, tới cơ quan xét duyệt dự trù, cấp phép;
chậm nhất là ngày:
A. 15 tháng sau B. 31 của tháng
C. 15 của tháng D. 31 tháng sau
249. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải kiểm kê, lập báo cáo số
lượng thuốc gây nghiện tồn kho hàng 6 tháng, tới cơ quan xét duyệt dự trù, cấp phép;
chậm nhất là ngày:
A. 15 tháng 6 B. 15 tháng 7
C. 31 tháng 7 D. 31 của tháng 6
250. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc gây nghiện phải kiểm kê, lập báo cáo số
lượng thuốc gây nghiện tồn kho hàng năm, tới cơ quan xét duyệt dự trù, cấp phép;
chậm nhất là ngày:
A. 31 tháng 12 B. 31 tháng 01 năm sau
C. 15 tháng 01 của năm D. 15 tháng 01 năm sau
251. Hợp đồng hủy thuốc gây nghiện có ít nhất mấy người:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
255. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu gây nghiện, thuốc thành phẩm gây
nghiện có giá trị trong thời hạn tối đa mấy năm kể từ ngày ký.
A. 01 năm B. 02 năm C. 03 năm D. 04 năm

14
256. Báo cáo nhập khẩu: Chậm nhất là mấy ngày sau khi nhập thuốc gây nghiện vào
kho ?
A. 5 ngày B. 7 ngày C. 10 ngày D. 15 ngày
257. Dự trù thuốc gây nghiện phải làm thành mấy bảng:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
258. Các sổ sách, chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện phải được lưu giữ bao
nhiêu năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng:
A. 2 năm B. 3 năm C. 4 năm D. 5 năm
259. Người pha chế thuốc gây nghiện phải có trình độ chuyên môn là:
A. Dược sỹ trung học C. Dược tá
B. Dược sỹ Đại học D. Kỹ thuật viên dược
260. Dự trù thuốc gây nghiện được lưu giữ như sau:
A. Nơi bán giữ 1 bản, nơi dự trù giữ 2 bản, nơi duyệt dự trù giữ 1 bản
B. Nơi bán giữ 2 bản, nơi dự trù giữ 1 bản, nơi duyệt dự trù giữ 1 bản
C. Nơi bán giữ 1 bản, nơi dự trù giữ 1 bản, nơi duyệt dự trù giữ 2 bản
D. Nơi bán giữ 2 bản, nơi duyệt dự trù giữ 2 bản
261. Người ký duyệt phiếu lĩnh thuốc gây nghiện cho khoa điều trị ở bệnh viện là:
A. Giám đốc bệnh viện C. Trưởng Khoa dược
B. Trưởng khoa điều trị D. Chủ tịch hội đồng thuốc
262. Trường hợp nào sau đây không phải quản lý theo quy chế thuốc gây nghiện:
A. Dextropropoxyphen C. Seduxen
B. Nhựa thuốc D. Fentanyl
263. Thẩm quyền duyệt dự trù mua thuốc gây nghiện cho các đơn vị điều dưỡng
thương binh đóng trên địa bàn là do:
A. Cục quản lý dược Việt Nam C. Giám đốc Trung tâm y tế
B. Giám đốc sở y tế D. Trưởng trạm y tế
264. Bộ y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam) duyệt dự trù thuốc gây nghiện cho:
A. Bệnh viện Thành phố
B. Các đơn vị điều dưỡng thương binh
C. Trường Đại học y, dược trực thuộc TW
D. Trạm y tế
265. Thông tư quản lý thuốc gây nghiện do ai ban hành:
A. Bộ trưởng Bộ Y tế B. Cục Quản lý dược
C. Chính phủ D. Quốc hội

15
266. Thành phẩm thuốc gây nghiện được phép bán lẻ tại:
A. Nhà thuốc bệnh viện
B. Nhà thuốc GPP
C. Nhà thuốc tư nhân nếu có đơn hợp pháp
D. Nhà thuốc GPP được Sở Y tế cho phép
267. Đối tượng nào sau đây được trực tiếp quản lý thuốc gây nghiện:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ trung học
C. Kỹ thuật viên dược D. Dược tá
268. Đối tượng nào sau đây được trực tiếp bán buôn thuốc gây nghiện:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ trung học
C. Dược sỹ trung học được ủy quyền D. A và C đúng
269. Đối tượng nào sau đây được giữ thuốc gây nghiện:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ trung học
C. Kỹ thuật viên dược D. Dược tá
270. Đối tượng nào sau đây được trực tiếp quản lý thuốc gây nghiện ở tủ trực, tủ thuốc
cấp cứu ở các khoa phòng trong bệnh viện:
A. Dược sỹ đại học B. Dược sỹ trung học
C. Điều dưỡng viên D. Dược tá
271. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc hướng tâm thần, tiền chất phải kiểm kê, lập
báo cáo số lượng thuốc hướng tâm thần, tiền chất tồn kho hàng tháng, tới cơ quan xét
duyệt dự trù, cấp phép; chậm nhất là ngày:
A. 15 tháng sau B. 31 của tháng
C. 15 D. 31
272. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc hướng tâm thần, tiền chất phải kiểm kê, lập
báo cáo số lượng thuốc hướng tâm thần, tiền chất tồn kho hàng 6 tháng, tới cơ quan
xét duyệt dự trù, cấp phép; chậm nhất là ngày:
A. 15 tháng 6 B. 15 tháng 7
C. 31 tháng 7 D. 31 của tháng 6
273. Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc hướng tâm thần, tiền chất phải kiểm kê, lập
báo cáo số lượng thuốc hướng tâm thần, tiền chất tồn kho hàng năm, tới cơ quan xét
duyệt dự trù, cấp phép; chậm nhất là ngày:
A. 31 tháng 12 B. 31 tháng 01 năm sau
C. 15 tháng 01 của năm D. 15 tháng 01 năm sau

16
274. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình sử dụng
thuốc hướng tâm thần, tiền chất hàng năm của các cơ sở trên địa bàn mình tới Bộ Y tế
(Cục Quản lý dược); chậm nhất ngày:
A. 30 tháng 01 năm sau B. 31 tháng 01 năm sau
C. 30 tháng 12 của năm D. 31 tháng 12 của năm
286. Cục Quân y- Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện hàng
năm của ngành mình tới Bộ Y tế (Cục Quản lý dược); chậm nhất ngày 31 tháng 01
năm sau.
A. Đúng
B. Sai
287. Việc huỷ thuốc chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan duyệt dự trù phê duyệt.
A. Đúng
B. Sai
288. Việc huỷ thuốc chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan Y tế phê duyệt.
A. Đúng
B. Sai
289. Hội đồng hủy thuốc có ít nhất 05 người, trong đó phải có cán bộ phụ trách cơ sở.
A. Đúng
B. Sai
290. Sau khi huỷ thuốc, phải gửi báo cáo việc hủy thuốc lên cơ quan duyệt dự trù (kèm
theo biên bản huỷ thuốc).
A. Đúng
B. Sai
291. Dược sĩ đại học trực tiếp bán buôn thuốc gây nghiện.
A. Đúng
B. Sai
292. Nhà thuốc bán thuốc gây nghiện phải đạt tiêu chuẩn GMP.
A. Đúng
B. Sai
293. Dược sĩ đại học chủ nhà thuốc trực tiếp quản lý và bán lẻ thuốc gây nghiện.
A. Đúng
B. Sai
294. Nhà thuốc được mua, bán nguyên liệu thuốc gây nghiện.
A. Đúng
B. Sai
295. Chỉ có dược sỹ đại học mới được làm thủ kho bảo quản thuốc gây nghiện.
A. Đúng
B. Sai
296. Dự trù thuốc gây nghiện phải làm thành 2 bảng.
A. Đúng
B. Sai
295. Thuốc gây nghiện dạng phối hợp là thuốc có chứa chất gây nghiện nhưng được
quản lý như thuốc thường.
A. Đúng

17
B. Sai
296. Thời gian lưu mẫu thuốc gây nghiện được tính theo hạn dùng của mỗi lô thuốc.
A. Đúng
B. Sai
297. Chứng từ liên quan đến thuốc gây nghiện phải được lưu giữ ít nhất là 3 năm.
A. Đúng
B. Sai
298. Số lượng, chủng loại thuốc gây nghiện ở tủ trực khoa phòng bệnh viện
do trưởng khoa dược quy định.
A. Đúng
B. Sai
299. Codein là thuốc phải quản lý theo qui chế thuốc gây nghiện.
A. Đúng
B. Sai
300. Đơn thuốc gây ghiện chỉ được mua tại các cơ sở bán thuốc có đăng ký chữ ký
của người kê đơn.
A. Đúng
B. Sai
301. Thuốc gây nghiện thừa do không sử dụng hết cho người bệnh thì khoa điều trị
phải làm giấy trả lại khoa dược.
A. Đúng
B. Sai
BÀI 7. THÔNG TƯ KÊ ĐƠN TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
314. Thông tư kê đơn và bán thuốc theo đơn được áp dụng cho việc kê đơn:
A. Điều trị nội trú C. Điều trị ngoại trú
B. Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền D. Cấp thuốc theo đơn nội trú
315. Đơn thuốc có giá trị mua thuốc trong thời hạn:
A. 10 ngày kể từ ngày kê đơn C. 05 ngày kể từ ngày kê đơn
B. 15 ngày kể từ ngày kê đơn D. 20 ngày kể từ ngày kê đơn
316. Thuốc nào sau đây không phải thực hiện theo thông tư thuốc kê đơn và bán theo
đơn:
A. Cefatoxim B. Marvelon C. Morphin D. Dextran 70
317. Nhóm thuốc nào dưới đây không thuộc nhóm thuốc phải kê đơn và bán thuốc
theo đơn:
A. Thuốc gây nghiện B. Thuốc hướng thần
C. Thuốc tránh thai D. Dịch truyền
318. Chọn cách ghi đơn đúng:
A. Dolargan 0,1g/2ml năm ống B. Dolargan 0,1g/2ml 05 ống
C. Dolargan 0,1g/2ml 5 ống D. Dolargan 0,1g/2ml Năm ống
319. Có mấy nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn:

18
A. 7 B. 10 C. 20 D. 30
320. Có mấy điều kiện để được thay thế thuốc kê trong đơn:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
321. Đối với bệnh cấp tính kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
với liều đủ dùng không vượt quá:
A. Bảy ngày B. Mười ngày C. Năm ngày D. Một tháng
322. Kê đơn thuốc điều trị bệnh mạn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong:
A. Bảy ngày B. Mười ngày C. Năm ngày D. Một tháng
323. Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh cấp tính với liều đủ dùng không vượt quá:
A. 5 ngày B. 7 ngày C. 10 ngày D. 1 tháng
324. Kê đơn thuốc gây nghiện điều trị bệnh mãn tính, số lượng thuốc đủ dùng trong:
A. 5 ngày B. 7 ngày C. 10 ngày D. 1 tháng
325. Việc kê đơn thuốc OPIOIDS cho bệnh nhân ung thư hay AIDS thì số lượng
không vượt quá:
A. 5 ngày B. 7 ngày C. 10 ngày D. 30 ngày
326. Mỗi đợt cấp, bán thuốc gây nghiện không quá:
A. 5 ngày B. 7 ngày C. 10 ngày D. 30 ngày
327. Việc kê đơn thuốc OPIOIDS cho bệnh nhân ung thư hay AIDS thì phải ghi làm
mấy đợt điều trị:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
328. Kê đơn thuốc gây nghiện phải ghi một nội dung mấy lần vào mẫu đơn thuốc "N'':
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
329. Ghi biên bản nhận lại thuốc gây nghiện không dùng hết do người nhà người bệnh
nộp lại, như thế nào:
A. Nơi bán hoặc cấp giữ 1 bản, người nộp lại thuốc giữ 1 bản
B. Nơi bán hoặc cấp giữ 2 bản, người nộp lại thuốc giữ 1 bản
C. Nơi bán hoặc cấp giữ 1 bản, người nộp lại thuốc giữ 2 bản
D. Nơi bán hoặc cấp giữ 3 bản, người nộp lại thuốc giữ 1 bản
330. Thuốc nào sau đây không nằm trong danh mục thuốc kê đơn:
A. Thuốc chống lao B. Thuốc lợi tiểu
C. Thuốc điều trị nấm D. Thuốc tránh thai
331. Thuốc nào sau đây nằm trong danh mục thuốc kê đơn:
A. Thuốc Aspirin B. Thiamin
C. Furosemid D. Biosubtyl

19
332. Thuốc nào sau đây nằm trong danh mục thuốc kê đơn:
A. Thuốc Paracetamol B. Thiamin
C. Cyanocobalamin D. Diphenhydramin HCl
333. Thuốc nào sau đây không nằm trong danh mục thuốc kê đơn:
A. Morphin B. Acid ascorbic
C. Fugacar D. Berberin
334. Nhà thuốc GPP có diện tích tối thiểu là:
A. 10 m2 B. 15 m2 C. 20 m2 D. 20 m2
335. Nhiệt độ bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng trong nhà thuốc GPP duy trì:
A. Dưới 150C B. Dưới 200C C. Dưới 250C D. Dưới 300C
336. Độ ẩm bảo quản thuốc trong nhà thuốc GPP duy trì không vượt quá:
A. 70% B. 75% C. 60% D. 65%
337. Đối với trẻ dưới bao nhiêu tháng tuổi thì phải ghi số tháng tuổi và ghi tên bố hoặc
mẹ của trẻ ?
A. 24 tháng B. 48 tháng C. 72 tháng D. 96 tháng
338. Cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện được làm thành mấy bản ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
339. Biên bản nhận lại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất do người
bệnh hoặc người nhà của người bệnh trả lại được lập thành mấy bản ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
340. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh lưu đơn thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất
dùng làm thuốc thời gian lưu mấy năm kể từ ngày kê đơn ?
A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm
341. Cơ sở pha chế, cấp, bán lẻ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
lưu toàn bộ Đơn thuốc “N”, Đơn thuốc “H”, thời gian lưu mấy năm, kể từ khi thuốc
hết hạn sử dụng ?
A. 1 năm B. 2 năm C. 3 năm D. 4 năm
354. Đối tượng áp dụng thông tư kê đơn và bán thuốc theo đơn: người bán thuốc tại cơ
sở hành nghề dược nhà nước và tư nhân.
A. Đúng
B. Sai
355. Dịch truyền là thuốc bán không cần đơn.
A. Đúng
B. Sai
356. Đối với thuốc có một thành phần khi kê đơn phải ghi tên biệt dược.
A. Đúng
B. Sai

20
357. Theo thông tư kê đơn và bán thuốc theo đơn, bác sỹ không được quyền bán thuốc
ngoài cơ số thuốc cấp cứu.
A. Đúng
B. Sai
358. Theo thông tư kê đơn thuốc kháng sinh không được kê đơn quá 7 ngày.
A. Đúng
B. Sai
359. Người kê đơn, ký tên thêm bên cạnh nếu kê đơn dùng thuốc quá liều tối đa hoặc
sửa chữa đơn thuốc.
A. Đúng
B. Sai
360. Đối với thuốc hướng tâm thần không được kê đơn dùng quá 5 ngày.
A. Đúng
B. Sai
361. Khi kê đơn thuốc viết tên thuốc theo tên Quốc tế đối với thuốc có nhiều thành
phần.
A. Đúng
B. Sai
362. Nhóm thuốc tim mạch là nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.
A. Đúng
B. Sai
363. Thuốc ngừa thai là là nhóm thuốc phải kê đơn và bán theo đơn.
A. Đúng
B. Sai
364. Cefuroxim là thuốc không cần phải kê đơn và bán theo đơn.
A. Đúng
B. Sai
365. Khi kê đơn thuốc, phải ghi đầy đủ các mục in trong đơn.
A. Đúng
B. Sai
366. Chữ viết trên đơn phải rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu.
A. Đúng
B. Sai
367. Việc kê đơn thuốc hướng tâm thần phải thực hiện theo quy chế "kê đơn và bán
thuốc theo đơn".
A. Đúng
B. Sai
368. Việc kê đơn thuốc dịch truyền phải thực hiện theo quy chế "kê đơn và bán thuốc
theo đơn".
A. Đúng
B. Sai
369. Việc kê đơn thuốc tránh thai phải thực hiện theo quy chế "kê đơn và bán thuốc
theo đơn".
A. Đúng
B. Sai

21
370. Việc kê đơn tiền chất dùng làm thuốc không phải thực hiện theo quy chế "kê đơn
và bán thuốc theo đơn".
A. Đúng
B. Sai
BÀI 11. NGHỊ ĐỊNH 117
385. Mức phạt tiền tối đa của cá nhân đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là
?
A. 30.000.000 đồng B. 50.000.000 đồng
C. 75.000.000 đồng D. 100.000.000 đồng
386. Mức phạt tiền tối đa của cá nhân đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm
y tế là ?
A. 30.000.000 đồng B. 50.000.000 đồng
C. 75.000.000 đồng D. 100.000.000 đồng
387. Mức phạt tiền tối đa của cá nhân đối với hành vi vi phạm hành chính về khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là ?
A. 30.000.000 đồng B. 50.000.000 đồng
C. 75.000.000 đồng D. 100.000.000 đồng
388. Mức phạt tiền tối đa của cá nhân đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự
phòng và phòng, chống HIV/AIDS là ?
A. 30.000.000 đồng B. 50.000.000 đồng
C. 75.000.000 đồng D. 100.000.000 đồng
389. Mức phạt tiền tối đa của tổ chức đối với hành vi vi phạm hành chính về y tế dự
phòng và phòng, chống HIV/AIDS là ?
A. 60.000.000 đồng B. 100.000.000 đồng
C. 150.000.000 đồng D. 200.000.000 đồng
390. Mức phạt tiền tối đa của tổ chức đối với hành vi vi phạm hành chính về khám
bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là ?
A. 60.000.000 đồng B. 100.000.000 đồng
C. 150.000.000 đồng D. 200.000.000 đồng
391. Mức phạt tiền tối đa của tổ chức đối với hành vi vi phạm hành chính về dân số là
?
A. 60.000.000 đồng B. 100.000.000 đồng
C. 150.000.000 đồng D. 200.000.000 đồng
392. Mức phạt tiền tối đa của tổ chức đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm
y tế là ?

22
A. 60.000.000 đồng B. 100.000.000 đồng
C. 150.000.000 đồng D. 200.000.000 đồng
393. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến bao nhiêu đối với hành vi vi phạm
hành chính về dân số:
A. 3.000.000 đồng B. 5.000.000 đồng
C. 10.000.000 đồng D. 15.000.000 đồng
394. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến bao nhiêu đối với hành vi vi
phạm hành chính về dân số:
A. 3.000.000 đồng B. 5.000.000 đồng
C. 10.000.000 đồng D. 15.000.000 đồng
395. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến bao nhiêu đối với hành vi vi
phạm hành chính về dân số:
A. 15.000.000 đồng B. 20.000.000 đồng
C. 30.000.000 đồng D. 45.000.000 đồng
396. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi
vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh. Đ-S
397. Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh. Đ-S
398. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm hành chính về dược. Đ-S
399. Chủ tịch UBND cấp huyện có quyền phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành
vi vi phạm hành chính về y tế dự phòng. Đ-S
400. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành
vi vi phạm hành chính về dược. Đ-S

23

You might also like