You are on page 1of 15

BÀI 1.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ KIỂM TRA CHẤT


LƯỢNG THUỐC CỦA VIỆT NAM
1. Theo luật Dược hiện hành, thuốc nào sau đây là thuốc hóa dược
A. Thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu
B. Thuốc có thành phần từ dược liệu
C. Thuốc có dạng bào chế hiện đại
D. Thuốc chứa kháng nguyên
2. Cơ quan quản lý chất lượng thuốc trên phạm vi toàn quốc là
A. Cục quản lý dược
B. Thanh tra sở y tế
C. Sở y tế
D. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
3. Cơ quan quản lý chất lượng thuốc trên phạm vi địa phương quản lý

A. Cục quản lý dược
B. Thanh tra bộ y tế
C. Sở y tế
D. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
4. Trường hợp nào sau đây gọi là Thuốc giả
A. Không đúng loài, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh
cố ý ghi trên nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo
B. Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ
hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành do quá trình bảo quản
C. Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn
D. Có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng độ
hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành do quá trình lưu thông, phân phối
5. Cơ quan có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các
văn bản pháp luật về quản lý chất lượng thuốc tại địa phương
A. Cục quản lý dược
B. Sở y tế
C. Trung tâm kiểm nghiệm
D. Viện kiểm nghiệm
6. Cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước về thuốc ở địa phương
A. Cục quản lý dược
B. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
C. Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
D. Trung tâm kiểm nghiệm
7. Thực hiện việc cấp, rút số đăng ký lưu hành thuốc theo quy định là
nhiệm vụ của
A. Bộ Y tế
B. Sở y tế
C. Cục quản lý dược
D. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
8. Sở Y tế chịu sự chỉ đạo của
A. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
B. Bộ Y tế
C. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Y tế
9. “Phối hợp với Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo xây dựng, sửa
đổi, bổ sung các quy định về thử thuốc trên lâm sàng trình Bộ trưởng
ban hành” là nhiệm vụ của
A. Sở Y tế
B. Bộ Y tế
C. Viện kiểm nghiệm thuốc trung ương
D. Cục Quản lý Dược
10. “Kiểm tra, đánh giá chất lượng, thẩm định tiêu chuẩn chất lượng
thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc theo
yêu cầu của Bộ Y tế” là trách nhiệm của
A. Cục quản lý Dược
B. Cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Nhà nước
C. Sở Y tế các tỉnh
D. Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bài 2. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG THUỐC


1. Ai là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan
đến chất lượng sản phẩm cũng như quan hệ với các cơ quan quản lý
nhà nước về quy chế
A. Trưởng Phòng QC
B. Trưởng Phòng QA
C. Tổ trưởng tổ sản xuất
D. Giám đốc phân xưởng
2. Ai là người chịu trách nhiệm bảo đảm duy trì hệ thống chất lượng
và việc áp dụng hệ thống chất lượng đó
A. Trưởng Phòng QC
B. Trưởng Phòng QA
C. Tổ trưởng tổ sản xuất
D. Giám đốc phân xưởng
3. Phòng QA sẽ phối hợp với bộ phận nào để đào tạo huấn luyện nhân
viên
A. Phòng tổ chức
B. Phòng kiểm nghiệm
C. Phòng kế toán
D. Phòng kinh doanh
4. Phòng QA sẽ phối hợp với bộ phận nào để tìm hiểu và giải quyết kịp
thời các sự cố bất thường trong sản xuất có liên quan đến chất lượng
nguyên liệu, bao bì, sản phẩm
A. Phòng tổ chức
B. Phòng kiểm nghiệm
C. Phòng kế toán
D. Phòng kinh doanh
5. Bộ phận nào tham gia vào việc soạn thảo và phê duyệt các quy trình
liên quan đến chất lượng sản phẩm và sự hoạt động tốt của hệ thống
chất lượng
A. Phòng QC
B. Phòng QA
C. Tổ sản xuất
D. Phân xưởng
6. Công việc nào sau đây không phải là của phòng QA
A. Lấy mẫu kiểm nghiệm
B. Xét duyệt hồ sơ lô
C. Ký lệnh xuất xưởng thành phẩm
D. Đào tạo GMP
7. Bộ phận có nhiệm vụ quản lý các kiểm tra chất lượng của các
nguyên liệu, bao bì, bán thành phẩm và thành phẩm
A. Phòng tổ chức
B. Phòng Kiểm nghiệm
C. Phòng QA
D. Phòng kinh doanh
8. Bộ phận nào lưu trữ và quản lý hồ sơ tài liệu liên quan đến dây
chuyền sản xuất
A. Phòng tổ chức
B. Phòng kiểm nghiệm
C. Phòng QA
D. Phòng kinh doanh
9. Phòng QA sẽ phối hợp với bộ phận nào để xét duyệt hồ sơ lô
A. Phòng tổ chức
B. Phòng kiểm nghiệm
C. Phòng kế toán
D. Phòng kinh doanh
10. Bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng sản phẩm thông qua
hoạt động của hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc
A. Phòng tổ chức
B. Phòng Kiểm nghiệm
C. Phòng QA
D. Phòng kinh doanh

BÀI 3. CÔNG TÁC KIỂM NGHIỆM THUỐC


1. Lượng mẫu cần lấy ít nhất phải đủ cho mấy lần phân tích
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
2. Thao tác đầu tiên trong trình tự lấy mẫu là
A. Kiểm tra tình trạng vật lý của lô hàng
B. Từ lô sản phẩm lấy ra các đơn vị lấy mẫu
C. Trộn các mẫu ban đầu thành mẫu riêng
D. Tạo mẫu cuối cùng
3. Khi trộn đều các mẫu riêng sẽ tạo thành
A. Mẫu ban đầu B. Mẫu chung. C. Mẫu phân tích. D. Mẫu lưu
4. Nếu lô nguyên liệu được xem là đồng nhất, từ một nguồn xác định
và mục đích chính là để kiểm tra định tính, thì mẫu sẽ được lấy theo
sơ đồ
A. n B. r C. d D. p
5. Khi kết quả thử nghiệm thu được rõ ràng và tin cậy, không cần lặp
lại thử nghiệm đối với
A. Các phân tích định tính dựa trên sắc ký lớp mỏng
B. Các phân tích định lượng
C. Phép đo pH
D. Phép thử xác định chỉ số khúc xạ
6. Khi kết quả thử nghiệm thu được không rõ ràng thì ít nhất phải lặp
lại thử nghiệm bao nhiêu lần nữa do kiểm nghiệm viên khác tiến hành
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4.
7. Khi viết phiếu trả lời, chỉ tiêu định tính ghi
A. Đạt hay Không đạt B. Được hay Không được
C. Phải hay Không phải D. Đúng hay Không đúng
8. Số lượng mẫu lưu ít nhất phải đủ cho bao nhiêu lần kiểm nghiệm
tất cả các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
9. Đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc, thời gian lưu mẫu ít nhất là
A. 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc
B. 12 tháng kể từ ngày lấy mẫu để kiểm tra chất lượng
C. 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận đối với mẫu gửi
D. 24 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc
10. Mẫu chung là mẫu dùng để tạo các mẫu nào sau đây?
A. Mẫu phân tích và mẫu lưu
B. Mẫu riêng
C. Mẫu ban đầu
D. Đơn vị lấy mẫu

BÀI 4. CÔNG TÁC TIÊU CHUẨN

1. Tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức nào xây dựng:


A. Cơ sở sản xuất thuốc
B. Nhà nước
C. Cục Quản lý dược
D. Bộ Y tế
2. Yêu cầu của tiêu chuẩn cơ sở phải như thế nào so với Dược điển
Việt Nam:
A. Thấp hơn hoặc bằng
B. Thấp hơn
C. Bằng
D. Không được thấp hơn
3. Quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức nào ban hành
A. Cơ sở phân phối thuốc
B. Cơ sở sản xuất thuốc
C. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
D. Một tổ chức bất kỳ
4. Trong thời hạn tối đa bao nhiêu năm kể từ thời điểm phiên bản
dược điển mới nhất được ban hành, cơ sở sản xuất có trách nhiệm cập
nhật tiêu chuẩn chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy
định tại phiên bản dược điển đó
A. 5 năm. B.10 năm C. 1 năm D. 2 năm
5. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc được viết dưới dạng
A. Văn bản kỹ thuật
B. Văn bản quy phạm
C. Văn bản hành chính
D. Văn bản pháp lý
6. Đặc điểm của quy chuẩn kỹ thuật
A. Bắt buộc áp dụng
B. Tự nguyện áp dụng
C. Do cá nhân biên soạn
D. Do cơ sở tư nhân biên soạn
7. Hiện tại có bao nhiêu cấp tiêu chuẩn chất lượng thuốc của Việt Nam
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
8. Điền vào dấu “…” trong khái niệm sau:
“….. bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp
kiểm nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản và các yêu cầu
khác có liên quan đến chất lượng thuốc.”
A. Tiêu chuẩn
B. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc
C. Văn bản kỹ thuật
D. Tài liệu kỹ thuật
9. Dược điển nào sau đây KHÔNG được phải là dược điển tham chiếu
A. Dược điển Châu Âu
B. Dược điển Anh
C. Dược điển Mỹ
D. Dược điển Trung Quốc
10. Trường hợp không có quy định trong các văn bản pháp
quy, việc xây dựng các mức chỉ tiêu cho tiêu chuẩn cơ sở căn cứ vào số
liệu thực nghiệm của ít nhất bao nhiêu lô sản xuất thử
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
BÀI 5. DƯỢC ĐIỂN VIỆT NAM
1. Dược điển Việt Nam do tổ chức nào biên soạn
A. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
B. Bộ Khoa học và Công nghệ
C. Hội đồng Dược điển
D. Cục quản lý Dược
2. Dược điển Việt Nam do tổ chức nào ban hành
A. Hội đồng Dược điển
B. Cục Quản lý Dược
C. Bộ Y Tế
D. Bộ Khoa học và Công nghệ
3. Dược điển Việt Nam V có hiệu lực từ ngày
A. 01/07/2018
B. 28/11/2017
C. 01/07/2017
D. 28/11/2018
4. Tập 1 của Dược điển Việt Nam V sẽ có
A. Chuyên luận về nguyên liệu và thành phẩm hóa dược
B. Chuyên luận về dược liệu và thuốc dược liệu
C. Chuyên luận về vắc xin và sinh phẩm y tế
D. Chuyên luận về bao bì và nguyên liệu làm bao bì
5. Định nghĩa và các yêu cầu chất lượng chung của các dạng thuốc sẽ
nằm trong phụ lục mấy của Dược điển Việt Nam V
A. Phụ lục 1
B. Phụ lục 2
C. Phụ lục 11
D. Phụ lục 19
6. Cách pha dung dịch chuẩn độ và các thuốc thử thuốc sẽ nằm trong
phụ lục mấy của Dược điển Việt Nam V
A. Phụ lục 2
B. Phụ lục 1
C. Phụ lục 11
D. Phụ lục 19
7. Phụ lục nào chỉ có trong Dược điển Việt Nam V mà không có trong
Dược điển Việt Nam IV
A. Phụ lục 19
B. Phụ lục 11
C. Phụ lục 18
D. Phụ lục 20
8. Nội dung nào thuộc phụ lục 19 của Dược diển Việt Nam V
A. Khối lượng riêng của hỗn hợp ethanol nước
B. Cách pha dung dịch rửa dụng cụ thủy tinh
C. Cách pha các dung dịch chuẩn độ
D. Định nghĩa các dạng thuốc
9. Chuyên luận về dạng thuốc nào được đưa thêm vào Dược điển Việt
Nam V
A. Thuốc dán
B. Dung dịch rửa vết thương
C. Thuốc khí dung
D. Cồn thuốc
10. Dược điển Việt Nam V có dạng phổ nào của các dược chất thông
dụng
A. Phổ UV-Vis
B. Phổ khối
C. Phổ hồng ngoại
D. Phổ huỳnh quang
BÀI 6. GIỚI HẠN CHO PHÉP VỀ THỂ TÍCH, ĐỘ
ĐỒNG ĐỀU HÀM LƯỢNG, ĐỘ ĐỒNG ĐỀU KHỐI
LƯỢNG
1. Chế phẩm đơn liều khi đã kiểm tra độ đồng đều về hàm lượng của
tất cả các hoạt chất, thì không cần phải xác định:
A. Độ hòa tan
B. Độ tan rã
C. Chênh lệch thể tích
D. Độ đồng đều về khối lượng
2. Xác định độ đồng đều về hàm lượng được bắt đầu tiến hành với:
A. 5 đơn vị B. 6 đơn vị C. 10 đơn vị D. 20 đơn vị
3. Độ đồng đều về khối lượng của thuốc bột, thuốc cốm đơn liều được
bắt đầu tiến hành thử với:
A. 5 đơn vị B. 10 đơn vị C. 15 đơn vị D. 20 đơn vị
4. Độ đồng đều về khối lượng của thuốc bột, thuốc cốm đa liều được
bắt đầu tiến hành thử với:
A. 5 đơn vị. B. 10 đơn vị C. 15 đơn vị D. 20 đơn vị
5. Độ đồng đều về khối lượng của thuốc viên nén, viên nang được thử
với:
A. 5 đơn vị B. 10 đơn vị C. 15 đơn vị D. 20 đơn vị
6. Phép thử độ đồng đều hàm lượng không áp dụng cho chế phẩm đa
liều
A. Đúng
B. Sai
7. Thuốc bột pha tiêm có khối lượng tb bằng hay nhỏ hơn 40mg thì
A. Phải thử độ đồng đều khối lượng
B. Phải thử độ đồng đều hàm lượng
C. Phải thử độ đồng nhất
D. Phải thử độ hòa tan
8. Thử giới hạn thể tích thuốc tiêm đơn liều 5 ml, số đơn vị cần thử là
A. 1 B. 3 C. 5 D. 10
9. Khi thử giới hạn thể tích thuốc tiêm đa liều, nếu chỉ có 1 đơn vị chế
phẩm không đạt thì
A. Thử lại. B. Kết luật đạt
C. Kết luận không đạt D. Tùy trường hợp mà xử lý
10. Thử đồng đều hàm lượng thuốc viên nén, nếu có 1 đơn vị nằm
ngoài giới hạn 75-125% so với giá trị trung bình thì
A. Thử lại. B. Kết luật đạt
C. Kết luận không đạt. D. Tùy trường hợp mà xử lý
11. Thử đồng đều khối lượng 5 gói thuốc bột đa liều, có 1 gói nằm ngoài giới
hạn cho phép, vậy:
A. Kết luận ngay là không dạt
B. Kết luận ngay là đạt
C. Thử lại với 5 gói thuốc bột khác
D. Thử lại với 10 gói thuốc bột khác

12. Thử đồng đều hàm lượng thuốc bột pha tiêm áp dụng phương pháp mấy theo mục lục 11.2
Dược điển Việt Nam V:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
13. Thử đồng đều khối lượng thuốc bột (đa liều) theo phụ lục 11.3 Dược điển Việt Nam V, phần
trăm chênh lệch là so với:
A. Khối lượng trung bình
B. Khối lượng nhãn
C. Hàm lượng trung bình
D. Hàm lượng nhãn

Bài 7. KIỂM NGHIỆM THUỐC BỘT, THUỐC CỐM


1. Độ đồng đều về khối lượng của thuốc bột, thuốc cốm đơn liều thường
bắt đầu tiến hành với:
A. 05 đơn vị. B. 10 đơn vị. C. 15 đơn vị D. 20 đơn vị.
2. Các loại thuốc bột không được chứa hàm lượng nước quá……trừ chỉ
dẫn khác
A. 9% B. 4,9% C. 5% D. 0,9%
3. Kiểm nghiệm chất lượng thuốc bột gồm các chỉ tiêu:
A. Tính chất, độ ẩm, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, định tính, định
lượng, độ đồng đều hàm lượng (quy định riêng).
B. Tính chất, độ ẩm, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, pH, định tính,
định lượng, độ đồng đều hàm lượng (quy định riêng).
C. Tính chất, độ ẩm, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, độ trong, giới
hạn nhiễm khuẩn, định tính, định lượng, độ đồng đều hàm lượng (quy định
riêng).
D. Tính chất, độ ẩm, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, định tính, định
lượng, độ đồng đều hàm lượng (quy định riêng), giới hạn nhiễm khuẩn.
4. Kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng thuốc bột, thuốc cốm:
A. Rửa bao bì bằng nước cất tinh khiết, sấy khô.
B. Rửa bao bì bằng dung môi hữu cơ.
C. Lau sạch bao bì bằng bông gòn.
D. Rửa bao bì bằng nước muối sinh lý 0,9%.
5.Các loại thuốc cốm không được chứa hàm lượng nước quá……trừ chỉ
dẫn khác
A. 9% B. 10% C. 15% D. 5%
6. Độ đồng đều hàm lượng áp dụng:
A. Đối với đơn vị đơn liều và đa liều.
B. Đối với hàm lượng hoạt chất dưới 2 mg hoặc dưới 2% (kl/kl) so với
khối lượng trung bình.
C. Khi không thử độ đồng đều khối lượng.
D. Thuốc cốm đa liều.
7. Quy định chỉ tiêu thử độ rã của thuốc cốm sủi bọt:
A. Môi trường acid HCl 0,1N, thời gian rã không quá 60 phút; môi
trường đệm phosphat pH = 6,8, thời gian rã không quá 30 phút.
B. Môi trường acid HCl 0,1N, thời gian rã không quá 120 phút; môi
trường đệm phosphate pH = 6,8, thời gian rã không quá 30 phút.
C. 200 ml nước cất ở 15 – 25 C, thời gian rã không quá 5 phút.
0

D. Môi trường acid HCl 0,1N, thời gian rã không quá 120 phút; môi
trường đệm phosphat pH = 6,8, thời gian rã không quá 60 phút.
8. Độ mịn của thuốc bột được xác định bằng:
A. Rây số 2000.
B. Máy đo kích thước hạt.
C. Kính hiển vi xác định cỡ hạt.
D. Cỡ rây theo quy định, hoặc qua 1 rây hoặc qua 2 rây.
9. Khi quy định dùng ...(A)…để xác định cỡ bột thì không được có …(B)
…khối lượng thuốc bột qua được cỡ rây đó.
A. (A): một rây, (B): dưới 40%.
B. (A): hai rây, (B): trên 97%.
C. (A): một rây, (B): dưới 97%.
D. (A): một rây, (B): dưới 95%.
10. Để quy định các cỡ bột, người ta phân thành những loại nào sau đây:
A. Bột rất thô, bột nửa thô, bột nửa mịn, bột mịn, bột rất mịn.
B. Bột thô, bột nửa thô, bột nửa mịn, bột mịn, bột rất mịn.
C. Bột thô, bột hơi thô, bột nửa mịn, bột mịn, bột rất mịn.
D. Bột thô, bột nửa thô, bột hơi mịn, bột mịn, bột siêu mịn.

BÀI 8. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NÉN


1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thuốc viên nén là:
A. Tính chất, độ rã, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng
B. Tính chất, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng, độ trong
C. Tính chất, độ rã, độ đồng đều thể tích, định tính, định lượng, tỉ trọng
D. Tính chất, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng
2. Thử đồng đều khối lượng thuốc viên nén, khối lượng từng viên
được so sánh với:
A. Khối lượng trung bình
B. Khối lượng ghi trên nhãn
C. Hàm lượng trung bình
D. Hàm lượng ghi trên nhãn
3. Viên nén nào cần thử độ đồng đều hàm lượng
A. Apitim 5 mg
B. Clopheniramin 1 mg
C. Paracetamol 0,5 g
D. Vitamin B1 0,1 g
4. Viên nén đã thử độ hòa tan thì:
A. Không cần thử rã
B. Không cần thử độ cứng
C. Không cần định lượng
D. Không cần thử độ đồng đều hàm lượng
5. Để xác định độ đồng đều khối lượng của viên nén thì phải cần ít
nhất
A. 25 viên
B. 10 viên
C. 15 viên
D. 20 viên
6. Thử chỉ tiêu độ rã của thuốc viên nén, số lượng viên đem thử là:
A. 5
B. 6
C. 10
D. 20
7. Thời gian rã của các loại thuốc viên nén là:
A. Viên nén trần không quá 30 phút, viên sủi bọt không quá 5 phút
B. Viên bao phim không quá 30 phút, viên nén trần không quá 15 phút
C. Viên ngậm phải rã hoàn toàn trong 120 phút
D. Viên bao tan trong ruột không được rã trong 60 phút trong HCl 0,1
M
8. Viên nén nhai không cần phải thử rã
A. Đúng
B. Sai
9. Phép thử độ đồng đều hàm lượng đã được tiến hành trên tất cả các
dược chất có trong viên thì không phải thử độ đồng đều khối lượng
A. Đúng
B. Sai
10. Cần lấy bao nhiêu viên để thử chỉ tiêu độ hòa tan của viên nén:
A. 5
B. 6
C. 10
D. 20

BÀI 9. KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG


1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm thuốc viên nang là:
A. Tính chất, độ rã, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng
B. Tính chất, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng, độ cứng
C. Tính chất, độ rã, độ đồng đều thể tích, định tính, định lượng, tỉ trọng
D. Tính chất, độ mịn, độ đồng đều khối lượng, định tính, định lượng
2. Độ đồng đều hàm lượng thuốc viên nang áp dụng với dược chất có
hàm lượng:
A. < 2 mg hoặc < 2% so với khối lượng thuốctrong 1 nang
B. > 2 mg hoặc > 2% so với khối lượng thuốc trong 1nang
C. < 5 mg hoặc < 5% so với khối lượng thuốc trong 1 nang
D. > 1 mg hoặc > 1% so với khối lượng thuốc trong 1 nang
3. Viên nang nào cần thử độ đồng đều hàm lượng
A. Apitim 5 mg
B. Amoxcilin 0,5 g
C. Avodart cap 0,5 mg
D. Ampicilin 250 mg
4. Để xác định độ đồng đều về khối lượng của viên nang thì phải sử
dụng ít nhất.
A. 25 viên
B. 10 viên
C. 15 viêD. 20 viên
5. Trong kiểm nghiệm độ đồng đều khối lượng viên nang mềm, cần:
A. Rửa nang bằng nước cất tinh khiết, sấy khô.
B. Rửa nang bằng ether hay aceton.
C. Rửa nang bằng cồn ethanol 90%.
D. Rửa nang bằng HCl 0,1 N
6. Thử chỉ tiêu độ rã của thuốc viên nang, số lượng viên đem thử là:
A. 5 B. 6 C. 10 D. 20
7. Phép thử độ đồng đều hàm lượng đã được tiến hành trên tất cả các
dược chất có trong nang thì không phải thử độ đồng đều khối lượng
A. Đúng B. Sai
8. Viên nang có hàm lượng dược chất dưới 2 mg hoặc dưới 2% (kl/kl)
so với khối lượng thuốc trong một nang thì không phải thử độ đồng
đều về hàm lượng
A. Đúng B. Sai
9. Thử chỉ tiêu “Độ đồng đều hàm lượng” của viên nang thì ta tiến
hành trên........
A. 10 viên nang. B. 5 viên
C. 20 viên nang D. 30 viên nang
10. Thử độ rã thuốc nang tan trong ruột, nang không được rã trong
môi trường HCl 0,1M trong thời gian
A. 1 giờ B. 2 giờ. C. 3 giờ D. 30 phút
BÀI 10. KIỂM NGHIỆM THUỐC UỐNG DẠNG LỎNG
1. Nếu không có chỉ dẫn khác, nồng độ đường trong sirô thuốc là bao nhiêu
nếu dùng đường trắng
A. ≥ 45 %B. ≥ 50 %C. ≤ 45 %D. ≤ 50 %
2. Chỉ tiêu nào sau đây phải kiểm đối với sirô thuốc
A. Kích thước tiểu phân
B. Thử vô khuẩn
C. Giới hạn nhiễm khuẩn
D. Đồng đều hàm lượng
3. Chỉ tiêu nào sau đây phải kiểm đối với hỗn dịch pha tiêm hoặc nhỏ mắt
A. Giới hạn nhiễm khuẩn
B. Thử vô khuẩn
C. Đồng đều khối lượng
D. Đồng đều hàm lượng
4. Chỉ tiêu nào sau đây phải kiểm đối với hỗn dịch để tiêm hoặc nhỏ mắt
A. Kích thước tiểu phân
B. Giới hạn nhiễm khuẩn
C. Đồng đều khối lượng
D. Đồng đều hàm lượng
5. Chỉ tiêu nào sau đây phải kiểm đối với nhũ tương để tiêm hoặc nhỏ mắt
A. Thử vô khuẩn
B. Giới hạn nhiễm khuẩn
C. Đồng đều khối lượng
D. Đồng đều hàm lượng
6. Theo phụ lục 11.1 của Dược điển Việt Nam V, nếu không có chỉ dẫn khác,
số đơn vị chế phẩm cần lấy để thử giới hạn cho phép về thể tích của sirô
thuốc là
A. 1 đơn vị B. 10 đơn vị C. 3 đơn vị D. 5 đơn vị
7. Theo phụ lục 11.1 của Dược điển Việt Nam V, nếu không có chỉ dẫn khác,
số đơn vị chế phẩm cần lấy để thử giới hạn cho phép về thể tích của thuốc
uống dạng lỏng đơn liều là
A. 5 đơn vị B. 10 đơn vị C. 3 đơn vị D. 1 đơn vị
8. Theo phụ lục 11.1 của Dược điển Việt Nam V, nếu không có chỉ dẫn khác,
khi thử giới hạn thể tích của thuốc uống dạng lỏng, nếu có 1 đơn vị không đạt
trong lần thử đầu tiên thì
A. Thử lại
B. Kết luận không đạt
C. Kết luận đạt
D. Tùy trường hợp mà xử lý
9. Khi thử giới hạn thể tích của sirô Promethazin 90 ml, số đơn vị chế phẩm
cần lấy là
A. 1 đơn vị B. 10 đơn vị C. 3 đơn vị D. 5 đơn vị
10. Khi thử giới hạn thể tích của hỗn dịch uống đa liều Simethicon 15 ml, số
đơn vị chế phẩm cần lấy là
A. 10 đơn vị B. 5 đơn vị C. 3 đơn vị D. 1 đơn vị

You might also like