You are on page 1of 9

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Ho ̣c phầ n: Dược động học


Đề 1

1. Dựa vào mức độ ion hóa, những hoạt chất nào khi dùng đường uống thì dễ hấp
thu :
a) Thuốc acid yếu hấp thu tốt tại dạ dày do mức độ ion hóa cao
b) Thuốc acid yếu hấp thu tốt tại ruột non do mức độ ion hóa cao
c) Thuốc bazo yếu hấp thu tốt tại ruột non do mức độ ion hóa thấp
d) Thuốc bazo yếu hấp thu tốt tại ruột non do mức độ ion hóa cao
2. Hiện tượng chuyển hóa qua gan lần đầu :
a) Là hiện tượng một thuốc đi vào hệ tuần hoàn chung, đến các mô đích, sau
đó quay về gan bị chuyển hóa một phần hoặc hoàn toàn
b) Là hiện tượng một thuốc bị chuyển hóa một phần hoặc hoàn toàn tại các
mô đích trước khi về gan
c) Làm mất tác dụng của các thuốc hấp thu bằng đường uống và đường tiêm
d) Là hiện tượng một thuốc đi đến gan và bị chuyển hóa một phần hoặc hoàn
toàn tại đây trước khi vào hệ tuần hoàn chung
3. Một thuốc dùng đường uống thường được hấp thu chủ yếu tại ruột non vì :
a) Nhu động của ruột non mạnh hơn dạ dày
b) Diện tích bề mặt ở ruột non lớn hơn dạ dày
c) Lưu lượng tưới máu ở ruột non kém hơn dạ dày
d) Thời gian lưu giữ thuốc tại ruột non ngắn hơn dạ dày
4. Yếu tố làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày :
a) Uống thuốc lúc no
b) Bị stress hoặc uống kèm thuốc giảm co bóp dạ dày
c) Tất cả đều sai
d) Tất cả câu trên đều đúng
5. Thuốc đường tiêm tĩnh mạch có ưu và nhược điểm :
a) Sinh khả dụng 100%, nhưng nhiều độc tính
b) Tốc độ hấp thu nhanh, nhưng chỉ thích hợp cho các chế phẩm dầu
c) Thích hợp cho các hoạt chất cao phân tử như peptid, nhưng thuốc bị
chuyển hóa qua gan lần đầu
d) Dùng trong cấp cứu đạt tác dụng nhanh, nhưng khi thuốc bị biến đổi cảm
quan dễ gây tai biến
6. Dược động học là môn học:
a) Nghiên cứu về tác động của thuốc lên cơ thể
b) Nghiên cứu về tác dụng của cơ thể lên các quá trình hấp thu thuốc
c) Nghiên cứu về tác động của các quá trình sinh lý trong cơ thể ảnh hưởng
đến thuốc
d) Nghiên cứu về tác dụng và tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể
7. Các quá trình sau liên đến dược động học của thuốc:
a) Uống aspirin lúc đói gây kích ứng dạ dày
b) Uống các thuốc liệt đối giao cảm gây liệt ruột, táo bón
c) Tiêm dưới da các dung dịch thân dầu giúp hấp thu các chất đó từ từ
d) Sốc phản vệ do tiêm kháng sinh nên điều trị hồi phục tim mạch bằng
adrenalin
8. Để theo dõi hiệu quả trị liệu của một thuốc, trong dược động học, người ta
thường nghiên cứu :
a) Tác dụng dược lý của thuốc
b) Nồng độ của thuốc tại cơ quan đích
c) Dấu hiệu lâm sàng ở bệnh nhân
d) Nồng độ của thuốc trong huyết tương
9. Một thuốc muốn thể hiện tác dụng trị liệu và không gây độc tính thì cần phải :
a) Phải duy trì một nồng độ thuốc tối thiểu cao hơn ngưỡng trên của khoảng
trị liệu của thuốc
b) Phải duy trì nồng độ thuốc trong máu luôn trên mức nồng độ tối thiểu có
hiệu lực
c) Đến được đích tác động với một lượng không gây độc tính
d) Đến được đích tác động và đạt hiệu quả nhưng không gây độc tính
10. Cơ chế khuyếch tán qua màng nhờ kênh protein cho phép:
a) Một thuốc ít tan trong nước và mức độ ion hóa thấp thì dễ dàng đi vào
trong tế bào, phụ thuộc bậc thang nồng độ
b) Một thuốc có tính acid yếu thì dễ dàng đi vào trong tế bào, phụ thuộc bậc
thang nồng độ
c) Một thuốc có tính bazo yếu thì dễ dàng đi vào trong tế bào, phụ thuộc bậc
thang nồng độ
d) Một thuốc có tính phân cực và mức độ ion hóa cao thì dễ dàng đi vào
trong tế bào, phụ thuộc bậc thang nồng độ
11. Thuốc có thể được dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch là:
a) Nhũ tương nước trong dầu
b) Hỗn dịch rắn
c) Dung dịch glucose đẳng trương
d) Hỗn dịch dầu
12. Một thuốc có pKa = 6, trong môi trường pH = 8, mức độ ion hóa ảnh hưởng đến
sự hấp thu thuốc như sau:
a) Mức độ ion hóa cao, thuốc dễ thấm qua màng sinh học
b) Mức độ ion hóa cao, thuốc khó thấm qua màng sinh học
c) Mức độ ion hóa thấp, thuốc dễ thấm qua màng sinh học
d) Mức độ ion hóa thấp, thuốc khó thấm qua màng sinh học
13. Một thuốc muốn đi qua màng theo cơ chế vận chuyển thụ động qua receptor cần
phải :
a) Được gắn vào thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào và phụ thuộc bậc thang
nồng độ
b) Được vận chuyển theo cơ chế ẩm bào và không phụ thuộc bậc thang nồng
độ
c) Được gắn vào thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào và đòi hỏi năng lượng
d) Phụ thuộc bậc thang nồng độ và cần có năng lượng
14. Dạng hấp thu nào sau đây thuốc không bị chuyển hóa qua gan lần đầu :
a) Uống
b) Đặt trực tràng
c) Đặt dưới lưỡi
d) Tất cả câu trên đều đúng
15. Một thuốc muốn đến được đích tác động phải ở dạng :
a) Liên kết với protein huyết tương
b) Dạng tự do không liên kết với protein huyết tương
c) Cả hai dạng, dạng không liên kết được phân bố chậm hơn
d) Cả hai dạng, dạng liên kết được phân bố chậm hơn
16. Thể tích phân bố Vd là :
a) Thể tích máu có trong hệ tuần hoàn chung mà thuốc phân bố
b) Thể tích dịch kẽ tế bào
c) Thể tích thực đặc trưng cho mức độ phân bố của thuốc
d) Thể tích giả định đặc trưng cho mức độ phân bố của thuốc
17. Thể tích phân bố Vd chịu sự ảnh hưởng phụ thuộc:
a) Đường hấp thu, đường uống cho chỉ số Vd nhở hơn đường tiêm
b) Bản chất của thuốc, tính phân cực, mức độ ion hóa
c) Dạng bào chế của thuốc, thuốc viên thường phân bố chậm hơn thuốc bột
d) pH của vị trí hấp thu
18. Dựa vào cấu trúc, hàng rào máu não có điểm khác biệt nào so với các lớp tế bào
nội mô khác :
a) Khoảng cách giữa các tế bào nội mô của thành mạch máu não nhỏ hơn
b) Tồn tại những kênh protein trên bề mặt tế bào nội mô của mạch máu
c) Cả a và b đều đúng
d) Cả a và b đều sai
19. Sự liên kết của một thuốc với protein huyết tương có những tính chất sau, trừ :
a) Chỉ ở dạng không liên kết với protein huyết tương thuốc mới đến được
đích tác động
b) Chỉ ở dạng không liên kết với protein huyết tương thuốc mới thể hiện độc
tính
c) Tương tác thuốc trên protein huyết tương có thể dẫn đến độc tính đối với
thuốc có khoảng trị liệu hẹp
d) Thuốc có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương quá thấp dễ ở dạng tự do
và gây độc tính
20. Sự ức chế men gan trong quá trình chuyển hóa sẽ :
a) Làm cho thuốc tăng chuyển hóa dẫn đến quá liều và gây độc tính
b) Làm cho thuốc bị chuyển hóa ít hơn và thải trừ nhanh chóng qua thận
c) Làm cho thuốc tăng chuyển hóa dẫn đến mất hoạt tính và tăng độc tính
d) Làm cho thuốc bị chuyển hóa ít hơn dẫn đến tăng nồng độ thuốc có hoạt
tính
21. Sinh khả dụng là :
a) Lượng thuốc còn hoạt tính được hấp thu vào máu sau khi dùng thuốc, được
tính dựa vào nồng độ thuốc tự do không liên kết với protein
b) Một đại lượng đặc trưng cho khả năng phân bố thuốc đến đích tác động
c) Sinh khả dụng đạt 100% chứng tỏ thuốc không bị chuyển hóa qua gan lần
đầu
d) Sinh khả dụng đạt 100% chứng tỏ thuốc có hiệu lực tại mô đích rất cao
22. Dạng liên hợp với acid glucuronic được tạo ra sau quá trình chuyển hóa ở gan có
tính chất sau, trừ:
a) Dễ tan hơn và dễ dàng đào thải qua thận
b) Dễ tan hơn và được vận chuyển xuống mật
c) Ít tan hơn và khó đào thải qua thận
d) Có thể tham gia vào chu trình gan – ruột
23. Dạng liên hợp với acid glucuronic được tạo ra sau quá trình chuyển hóa ở gan :
a) Có thể được đào thải qua thận dưới dạng kém phân cực hơn
b) Có thể theo chu trình gan – ruột để được bài tiết qua phân
c) Có thể đào thải được qua phân dưới dạng kém phân cực hơn
d) Có thể được phân hủy bởi men đường ruột và thuốc được tái hấp thu
24. Aspirin phù hợp để liên kết với các dạng protein huyết tương như sau :
a) Là thuốc có tính acid yếu liên kết với albumin
b) Là thuốc có tính kiềm yếu liên kết với albumin
c) Là thuốc có tính kiềm yếu liên kết với acid glucuronic
d) Là thuốc có tính acid yếu liên kết với glycoprotein
25. Ta cần acid hóa nước tiểu để giải độc chất sau :
a) Barbiturat (acid yếu)
b) Salicylate (acid yếu)
c) Morphin (kiềm yếu)
d) Atropin (acid yếu)
26. Chất làm acid hóa nước tiểu khi cần thay đổi pH nước tiểu là :
a) HCl
b) NaCl
c) NH4Cl
d) NaHCO3
27. Ngoài nang Bowman, sự bài tiết các chất vào lòng ống thận chủ yếu xảy ra ở :
a) Ống lượn gần
b) Ống lượn xa
c) Quai Henle
d) Ống góp
28. Thuốc có tính acid yếu có thể được tái hấp thu ở ống thận khi:
a) pKa nước tiểu thấp làm thuốc ion hóa kém
b) pH nước tiểu thấp làm thuốc ion hóa kém
c) pH nước tiểu cao làm thuốc ion hóa kém
d) pH của máu thấp làm thuốc ion hóa kém
29. Thuốc gây ảnh hưởng đến chuyển hóa men gan là:
a) Clarithromycin: gây cảm ứng men gan
b) Clarithromycin: gây ức chế men gan
c) Terfenadine: gây cảm ứng men gan
d) Terfenadine: gây ức chế men gan
30. Khi phối hợp quinidin và digoxin sẽ gây ra hệ quả là:
a) Nồng độ quinidine tự do tăng gây độc tính
b) Nồng độ quinidine tự do giảm gây mất tác dụng
c) Nồng độ digoxin tự do tăng gây độc tính
d) Nồng độ quinidine tự do giảm gây mất tác dụng
31. Sinh khả dụng tương đối được dùng để:
a) So sánh hai giá trị AUC của hai hoạt chất khác nhau
b) So sánh hai giá trị AUC của hai đường hấp thu thuốc
c) So sánh hai giá trị AUC của hai dạng bào chế khác nhau của cùng một
hoạt chất
d) So sánh AUC của hai thuốc có cùng hoạt chất nhưng khác nhà sản xuất
32. Sự suy giảm lưu lượng tưới máu sẽ ảnh hưởng đến:
a) Các thuốc có chỉ số chiết xuất cao, tăng dạng thuốc có hoạt tính
b) Các thuốc có chỉ số chiết xuất cao, tăng nồng độ chất chuyển hóa
c) Các thuốc có chỉ số chiết xuất thấp, tăng nồng độ chất chuyển hóa
d) Các thuốc có chỉ số chiết xuất thấp, tăng dạng thuốc có hoạt tính
33. Ý nghĩa thể tích phân bố :
a) Từ thể tích phân bố cho trước, ta có thể tính được liều lượng thuốc cần
đưa để đạt được nồng độ Cp nào đó
b) Thay đổi tùy theo đường hấp thu
c) Đại lượng đặc trưng cho sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể
d) Thể tích phân bố càng nhỏ, thuốc có khả năng phân bố đến các cơ quan
cao
34. Để giảm độc tính thuốc trên đối tượng bệnh nhân suy thận, ta cần phải :
a) Lựa chọn thay thế các thuốc bài tiết chủ yếu qua thận
b) Lựa chọn các thuốc chuyển hóa yếu qua gan
c) Lựa chọn thay thế các thuốc chuyển hóa mạnh qua gan
d) Phối hợp thêm các thuốc chuyển hóa mạnh qua gan
35. Dùng probenecid sẽ làm tăng thời gian tồn tại trong máu của penicillin là do:
a) Probenecid tạo phức với penicillin
b) Probenecid tăng cảm ứng enzyme gan, làm giảm nồng độ penicillin trong
máu.
c) Do 2 chất cùng có cơ chế bài xuất chung tại ống thận nên tranh chấp
nhau, probenecid làm giảm bài xuất penicillin
d) Probenecid ức chế enzyme gan, làm tăng nồng độ penicilin trong máu
gây ngộ độc.
36. Đối với bệnh nhân suy gan, tránh kê những thuốc :
a) Bị chuyển hóa nhiều qua thận
b) Có khoảng cách trị liệu rộng
c) Có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương thấp
d) Bị chuyển hóa qua gan lần đầu mạnh
37. Uống thuốc lúc đói có tác dụng:
a) Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, làm chậm sự hấp thu thuốc
b) Giảm tốc độ làm rỗng dạ dày, làm chậm sự hấp thu thuốc
c) Tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, nên áp dụng với các viên bao tan trong
ruột
d) Tăng nhu động ruột, tăng sự hấp thu thuốc
38. Khi sử dụng các thuốc trị tăng huyết áp có khoảng trị liệu hẹp (propanolol,
nifedipin, nitroglycerin,…) đối với bệnh nhân suy gan và sự chuyển hóa qua
gan kém cần lưu ý:
a) Cân nhắc tăng liều để đảm bảo hiệu quả điều trị
b) Cân nhắc giảm liều để tránh quá liều dẫn đến độc tính
c) Phối hợp chung với các thuốc khác để tránh dung nạp thuốc
d) Uống thêm nhiều nước để nhanh chóng thải thuốc qua nước tiểu
Sử dụng thông tin ở bảng sau để trả lời các câu hỏi 31 -34
Gốc phản ứng của Chất xúc tác Ý nghĩa
thuốc
I. Các gốc tự do A. 3’phosphoadenosin-5’- 1.Tạo thành chất dễ tan
phosphosulphat, enzyme hơn, bài tiết qua nước tiểu
sulfotransferase

II. Hợp chất steroid B. UDP glucuronyl, enzyme 2. Kéo dài T1/2 của thuốc
hoặc có chứa nhóm glucuronyl transferase
phenol, alcol

III. Amin, hydroxyl, C. acetyl CoA, enzyme N-acetyl 3. Khử độc các gốc tự do
carboxyl transferase
IV. Amino, hydrazin D. glutathione, glutathione-S-
transferase

Hãy sắp xếp các thông tin phù hợp về các phản ứng liên hợp tại gan sau :
39. Phản ứng liên hợp với acid glucuronic:
a) III, B, 1
b) IV, B, 2
c) I, D, 3
d) II, D,1
40. Phản ứng liên hợp với gốc acetyl:
a) II, C, 2
b) IV, C, 2
c) I, D, 2
d) II, D,1
41. Phản ứng liên hợp với gốc glutathion:
a) III, B, 1
b) I, D, 3
c) I, C, 3
d) II, D,1
42. Phản ứng liên hợp với gốc sulfat:
a) II, A, 1
b) I, A, 3
c) I, A, 3
d) I, D,1

Bài toán 1: Trong một nghiên cứu lâm sàng của thuốc A, 1 bệnh nhân được chọn
ngẫu nhiên và được tiêm thuốc A bằng đường tĩnh mạch với liều tiêm là 10 mg.
Máu của bệnh nhân được lấy ở các thời điểm khác nhau để định lượng xác định
nồng độ thuốc A trong huyết tương. Kết quả thu được như sau:
Thời gian (phút) Nồng độ (ng/ml)
0
2 2780
5 1770
15 420
30 65

Sau khi xác định được nồng độ thuốc A trong huyết tương tại từng thời điểm, đồ thị
biểu diễn sự biến đổi ln (nồng độ) thuốc theo thời gian như sau :
10.00
y = -0.1339x + 8.1469
ln concentration

R² = 0.9983
5.00

0.00
0 10 20 30 40
Time

Dựa vào dữ liệu thu được ở trên, xác định các thông số dược động học sau :
43. Hằng số tốc độ thải trừ của thuốc A ở bệnh nhân trên là:
a) k = - 0,1339
b) k = 0,1339
c) k = 8,4108
d) Tất cả đều sai
44. Nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm t = 0 là:
a) 3452,66 (ng/ml)
b) 4390,54 (ng/ml)
c) 4089,65 (ng/ml)
d) 3868,92 (ng/ml)
45. Tính diện tích dưới đường cong AUC (ng.min/ml)
a) 25785,36
b) 29555,36
c) 26232,66
d) 38255,90
46. Tính giá trị thể tích phân bố Vd (millilít)
a) 2567,80
b) 3427,89
c) 2896,32
d) 3420,50
47. Tính nồng độ thuốc trong máu tại thời điểm 20 phút:
a) 201,85 (ng/ml)
b) 110,79 (ng/ml)
c) 98,72 (ng/ml)
d) 237,20 (ng/ml)
48. Tính hệ số thanh thải toàn phần CL (ml/phút)
a) 765,78
b) 354,88
c) 387,82
d) 675,09
49. Tính thời gian bán thải của thuốc A (phút)
a) 3,09
b) 2,50
c) 5,18
d) 4,80
50. Tính thời gian (phút) để thuốc đạt nồng độ ổn định trong máu, cân bằng giữa
hấp thu và thải trừ:
a) 15,45
b) 12,50
c) 25,9
d) 33,6

Bài toán 2: Bệnh nhân nữ, 50 tuổi, cân nặng 90 kg, cao 1.62 m (64 inches).
Serum creatinine: 1.2 mg/dL.
51. Tính chỉ số BMI của bệnh nhân, bệnh nhân có béo phì hay không?
a) 34,3 , béo phì
b) 40,6, béo phì
c) 29,8, béo phì
d) 28,7, không béo phì
52. Tính chỉ số cân nặng lý tưởng (IBM) (kg) của bệnh nhân trên:
a) 55,2
b) 54,7
c) 60,7
d) 64,3
53. Tính cân nặng điều chỉnh (kg) của bệnh nhân trên:
a) 60,4
b) 68,8
c) 70,8
d) 86,7
54. Tính clearance creatinin (ml/phút) của bệnh nhân trên:
a) 39,83
b) 33,85
c) 71,69
d) 60,93

Bài toán 3: Sau khi tiêm tĩnh mạch gentamicin, nồng độ đỉnh của thuốc trong
máu thu được là 6 mg/L và sau 4 giờ, nồng độ thuốc còn lại 1,5 mg/L.
55. Công thức tính hằng số tốc độ thải trừ suy từ đường thẳng biểu diễn ln C theo
thời gian là:
𝑙𝑛𝐶1−𝑙𝑛𝐶𝑜
a) 𝑘 = 𝑡1−𝑡𝑜
𝑙𝑛𝐶𝑜−𝑙𝑛𝐶1
b) 𝑘 = 𝑡1−𝑡𝑜
𝑙𝑛𝐶𝑜×(𝑡1−𝑡0)
c) 𝑘 = 𝑙𝑛𝐶𝑜−𝑙𝑛𝐶1
𝑡1−𝑡0
d) 𝑘 = 𝑙𝑛𝐶𝑜−𝑙𝑛𝐶1
56. Tính hằng số tốc độ thải trừ (h -1) của thuốc trên:
a) 0,378
b) 0,347
c) 0,144
d) 0,158
57. Tính thời gian bán thải (h) của thuốc trên:
a) 3,4
b) 0,34
c) 2,0
d) 0,2
58. Tính thời gian (giờ) để thuốc trên được loại thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể:
a) 23,8
b) 2,38
c) 14
d) 1,0

Bài toán 4: Một bệnh nhân suy thận được tiêm vancomycin bằng đường tính
mạch. Sau khi tiêm, nồng độ của thuốc trong máu thu được là 22 mg/L sau 24
giờ, 15 mg/L sau 48 giờ
59. Tính hằng số tốc độ thải trừ (h -1) của thuốc trên:
a) 0,078
b) 0,347
c) 0,18
d) 0,016
60. Tính thời gian để thuốc trên còn nồng độ 10 mg/L:
a) 54 giờ
b) 72 giờ
c) 96 giờ
d) 128 giờ

----------------------------------------------- HẾT------------------------------------------------

You might also like