You are on page 1of 16

DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

DIEÃN ÑAØN THÖ VIEÄN VAÄT LYÙ


thuvienvatly.com/forums
ÑAÙP AÙN ÑEÀ THI THÖÛ
THPT QUOÁC GIA LAÀN 7
GV Ra Ñeà:
MOÂN: VAÄT LYÙ
Ban Bieân Taäp
Thôøi gian: 50 phuùt
Dieãn Ñaøn Thö Vieän Vaät Lyù
Ngaøy: 6-6-2021

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là photon.
B. Trong chân không, các photon bay với tốc độ 3.108 m/s dọc theo các tia sáng.
C. Photon chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động, không có photon đứng yên.
D. Năng lượng của các photon là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng.
Hướng dẫn
Năng lượng của các photon phụ thuộc vào tần số và bước sóng ánh sáng trong chân không (𝜀 = ℎ𝑓 =
ℎ𝑐
), ánh sáng có bước sóng khác nhau thì năng lượng của các photon khác nhau.
𝜆
 Chọn D.

Câu 2: Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào
A. hiện tượng tán sắc ánh sáng. B. hiện tượng quang điện ngoài.
C. hiện tượng quang điện trong. D. hiện tượng phát quang của chất rắn.
Hướng dẫn
Quang điện trở hoạt động dựa vào hiện tượng quang điện trong.
 Chọn C.

Câu 3: Từ công thức tính tần số riêng của mạch dao động LC, suy ra trong hệ SI thì
A. 1[H]. [F] = 1 [Hz]−1 . B. 1 [H]. [F] = 1 [Hz]2 .
C. 1[H]. [F] = 1 [Hz]. D. 1 [H]. [F] = 1 [Hz]−2.
Hướng dẫn
1 1 1
𝑓= ⟹ 𝑓2 = ⟹ [ 𝐻𝑧 ] 2 =
2𝜋√𝐿𝐶 4𝜋 2 𝐿𝐶 [𝐻 ]. [𝐹 ]
 Chọn D.

Câu 4: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ, đang dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang.
Ứng với thời điểm nào sau đây động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu?
A. Lò xo có chiều dài cực đại. B. Vật đi qua vị trí cân bằng.
C. Vật có vận tốc cực đại. D. Lò xo không biến dạng.
Hướng dẫn
Động năng của con lắc đạt giá trị cực tiểu khi con lắc ở hai biên, tức là lò xo có chiều dài cực đại hoặc
cực tiểu.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 1


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

 Chọn A.

Câu 5: Trong dao động điều hòa thì li độ, vận tốc, gia tốc là ba đại lượng biến đổi theo thời gian theo
quy luật dạng sin có cùng
A. tần số góc. B. pha ban đầu. C. biên độ. D. pha dao động.
Hướng dẫn
Ta có: x = Acos ( t + ) ; v = −Asin ( t +  ) ; a = −2Acos ( t +  ).
Vậy: li độ, vận tốc, gia tốc là ba đại lượng biến đổi điều hòa theo thời gian có cùng tần số góc.
 Chọn A.

Câu 6: Một khung dây có 𝑁 vòng dây, diện tích 𝑆 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 𝐵. Cho khung
dây quay quanh một trục vuông góc với vectơ cảm ứng từ với tần số góc là  thì suất điện động cực
đại trong một vòng dây là E01 được tính bằng biểu thức
A. E01 = BS. B. E01 = ωBS. C. E01 = ωNBS. D. E01 = NBS.
Hướng dẫn
 Chọn B.

14 14
Câu 7: Hai hạt nhân 6 C và 7 N có cùng
A. số nơtron. B. số proton.
C. điện tích hạt nhân. D. số nuclon.
Hướng dẫn
Hai hạt nhân trên có cùng số nuclon A = 14 .
 Chọn D.

Câu 8: Người ta cần truyền tải điện năng từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây truyền
tải điện một pha với công suất nơi trạm phát là P không đổi. Điện trở đường dây không đổi là R, hệ số
công suất luôn bằng 1. Nếu điện áp hiệu dụng đưa lên đường dây nơi trạm phát là U thì phần trăm
hao phí khi truyền tải (tỷ lệ phần trăm công suất hao phí trên đường dây với công suất nơi truyền đi)

P2 R P2 R PR PR
A. .100%. B. .100%. C. .100%. D. .100%.
U U2 U U2
Hướng dẫn
P2 R
Công suất hao phí trên đường dây khi truyền tải P =
U2
P PR
Phần trăm hao phí: h % = .100% = 2 .100%.
P U
 Chọn D.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 2


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 9: Một sóng điện từ được phát


tại đảo Lý Sơn hướng lên vệ tinh
VINASAT1 theo phương vuông góc
với mặt đất. Tại một thời điểm 𝑡,
vectơ điện trường 𝐸⃗ đang hướng về
đất liền dọc theo các đường vĩ tuyến
thì lúc đó vectơ cảm ứng từ 𝐵⃗ đang
hướng về phía
A. Đông.
B. Tây.
C. Nam.
D. Bắc.

Hướng dẫn
Chiều của 𝐸⃗ , 𝐵
⃗ và chiều truyền
sóng 𝑣 được xác định bằng quy tắc bàn tay phải.
Cách làm: Duỗi thẳng bàn tay phải:
• Chiều từ cổ tay đến đầu các ngón tay là chiều truyền sóng.
• Chiều của ngón cái choãi ra 900 là chiều của vecto cường độ điện trường 𝐸⃗ .
• Chiều của vecto cảm ứng từ 𝐵 ⃗ đâm xuyên qua lòng bàn tay.
 Chọn C.

Câu 10: Hình bên là một mạch điện nghiên cứu về hiện tượng tự cảm. Hai
đèn Đ1 và Đ2 giống nhau, điện trở R và ống dây với độ tự cảm L có cùng
điện trở thuần, nguồn điện một chiều. Khi đóng khóa K thì

A. Đ𝟏 sáng lên từ từ và Đ2 sáng lên ngay.


B. Đ𝟏 sáng lên ngay và Đ2 sáng lên từ từ.
C. Đ𝟏 và Đ2 sáng lên với tốc độ như nhau.
D. Đ1 sáng rất yếu và Đ2 sáng bình thường.
Hướng dẫn
Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây tăng lên đột ngột trong khoảng thời gian ngắn dẫn đến từ
thông qua cuộn dây cũng tăng lên. Theo định luật Lenz, dòng điện cảm ứng trong cuộn dây L có chiều
chống lại sự tăng lên của từ thông, nó làm giảm cường độ dòng điện qua đèn Đ2. Dòng điện qua điện
trở R không có hiện tượng gì nên làm Đ1 sáng lên ngay. Như vậy đèn Đ2 sáng chậm hơn đèn Đ1.
 Chọn B.

Câu 11: Chiếu một tia ánh sáng trắng hẹp từ không khí vào nước thì
A. tia sáng luôn bị tán sắc. B. luôn có tia sáng đi vào nước.
C. tia sáng có thể bị phản xạ toàn phần. D. tia sáng đi vào nước vẫn là ánh sáng trắng.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 3


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Hướng dẫn
Khi đi từ không khí vào nước thì luôn có tia sáng đi vào nước. Tia sáng trắng sẽ bị tán sắc thành dải
màu từ đỏ đến tím nếu được chiếu xiên góc (góc tới i > 00) hoặc tia sáng trắng sẽ truyền thẳng không
bị tán sắc nếu chiếu vuông góc với mặt phân cách (góc tới i = 00)
 Chọn B .

Câu 12: Trên đường đi của chùm sáng do bóng đèn điện dây tóc chiếu tới máy quang phổ, người ta
đặt một ống thủy tinh đựng hơi Natri, trong đó nhiệt độ của hơi Natri thấp hơn nhiệt độ bóng đèn dây
tóc, thì thu được vạch tối mới trùng vạch vàng của quang phổ liên tục. Nếu tắt đèn điện và phóng tia
lửa điện qua ống thủy tinh thì
A. thu được quang phổ liên tục có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. thu được vạch vàng nằm trên một nền tối.
C. thu được hệ thống những vạch màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím nhưng vạch vàng không
chuyển thành vạch tối.
D. không thu được vạch quang phổ nào.
Hướng dẫn
Ban đầu thu được quang phổ vạch hấp thụ của hơi Natri (vạch tối trùng vị trí vạch vàng trên nền
quang phổ liên tục), lúc sau thu được quang phổ vạch phát xạ của hơi Natri (vạch vàng trên nền tối)
 Chọn B.

Câu 13: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Young, hai khe được chiếu sáng đồng thời bằng ánh
sáng phức tạp gồm 3 thành phần đơn sắc: lục, chàm và cam. Vân sáng nằm gần vân sáng trung tâm
nhất là vân sáng của bức xạ đơn sắc màu
A. cam. B. lục. C. chàm. D. chưa thể kết luận.
Hướng dẫn
Với D và a cố định thì có λchàm < λlục < λcam → ichàm < ilục < icam
Gần vân sáng trung tâm nhất là các vân sáng bậc 1 của của các bức xạ → x1chàm < x1lục < x1cam
 Chọn C.

Câu 14: Một sóng điện từ có tần số 25 MHz thì có chu kỳ là


A. 4. 10−2 s. B. 4. 10−11 s. C. 4. 10−5 s. D. 4. 10−8 s.
Hướng dẫn
1 1
Chu kỳ của sóng điện từ: T = = 6
= 4.10 −8 ( s ) .
f 2 5 .1 0
 Chọn D.

𝜋
Câu 15: Cho hai dao động cùng phương có phương trình 𝑥1 = 𝐴𝑐𝑜𝑠 (𝜔𝑡 + ) (𝑐𝑚 ); 𝑥2 =
6
𝜋
2𝐴𝑐𝑜𝑠 (𝜔𝑡 + ) (𝑐𝑚 ). Dao động 𝑥1 được biểu diễn bởi vectơ dài 3 𝑐𝑚 và quay với tốc độ 5 𝑟𝑎𝑑/𝑠. Dao
3
động 𝑥2 được biểu diễn bởi vectơ
A. dài 6 𝑐𝑚, quay với tốc độ 10 𝑟𝑎𝑑/𝑠. B. dài 3 𝑐𝑚, quay với tốc độ 2,5 𝑟𝑎𝑑/𝑠.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 4


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

C. dài 6 𝑐𝑚, quay với tốc độ 5 𝑟𝑎𝑑/𝑠. D. dài 3 𝑐𝑚, quay với tốc độ 10 𝑟𝑎𝑑/𝑠.
Hướng dẫn
 Chọn C.

Câu 16: Một bức xạ đơn sắc trong một chất lỏng có tần số 4.1014 𝐻𝑧. Biết chiết suất của chất lỏng đối
với bức xạ đơn sắc này là 𝑛 = 2,5. Lấy tốc độ ánh sáng trong chân không là 𝑐 = 3.108 𝑚/𝑠. Bức xạ đơn
sắc này là
A. ánh sáng đơn sắc đỏ. B. bức xạ hồng ngoại.
C. bức xạ tử ngoại. D. ánh sáng đơn sắc tím.
Hướng dẫn
𝑐 3.108
Bước sóng trong chân không của bức xạ này: 𝜆𝐶𝐾 = = = 7,5.10−7 (𝑚) = 0,75 𝜇𝑚 → ánh sáng
𝑓 4.1014
đỏ.
 Chọn A.

Câu 17: Một nguồn âm điểm có công suất không đổi là 4 𝑊 phát âm đẳng hướng ra môi trường không
hấp thụ âm. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10−12 W/m2. Mức cường độ âm tại một điểm cách nguồn
âm này đoạn 2 𝑚 có giá trị xấp xỉ bằng
A. 109 dB. B. 115 dB. C. 106 dB. D. 112 dB.
Hướng dẫn
I P 1 4 1 P P
L = 10 log ( ) (dB) = 10 log ( . ) = 10log ( . ) ≈ 109 (dB) (với I = = )
I0 4π.R2 I0 4π.22 10−12 S 4πR2
 Chọn A.

Câu 18: Một sóng cơ truyền dọc theo trục 𝑂𝑥 có phương trình 𝑢 = 6𝑐𝑜𝑠(2𝜋𝑡 − 4𝜋𝑥 ) (trong đó 𝑥 tính
bằng mét, 𝑢 tính bằng 𝑐𝑚 và 𝑡 tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng
A. 100 𝑐𝑚/𝑠. B. 50 𝑐𝑚/𝑠. C. 20 𝑐𝑚/𝑠. D. 0,5 𝑐𝑚/𝑠.
Hướng dẫn
Giả sử nguồn sóng có phương trình u = Acos t thì phương trình sóng cách nguồn một khoảng x có
 2x 
dạng: u = A cos  t − 
  
 = 2 
 T = 1s 
Từ giả thiết: u = 6cos ( 2t − 4x )   2x   v = = 0,5m / s
 = 4x  = 0,5m T
 
 Chọn B.
𝜔𝑥 𝜔 2𝜋
Hướng giải nhanh: Pt sóng: 𝑢 = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 − ) → tốc độ truyền sóng v = = = 0,5 (m/s)
𝑣 ℎệ 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 𝑥 4𝜋
 Chọn B.

Câu 19: Đặt điện áp xoay chiều 𝑢 = 100 cos(100𝜋𝑡) (𝑉 ) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần. Biết
1
độ tự cảm 𝐿 = 𝐻. Biểu thức từ thông riêng qua cuộn cảm là
𝜋
1 𝜋 1 𝜋
A. cos (100𝜋𝑡 + ) (𝑊𝑏 ). B. cos (100𝜋𝑡 − ) (𝑊𝑏 ).
𝜋 2 𝜋 2

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 5


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

10 10 𝜋
C. cos(100𝜋𝑡) (𝑊𝑏 ). D. cos (100𝜋𝑡 − ) (𝑊𝑏 ) .
𝜋 𝜋 2
Hướng dẫn
𝜋
Ta có ZL = ωL = 100 Ω và 𝑖 = cos (100𝜋𝑡 − ) (𝐴)
2

1 𝜋
𝜙𝑟 = 𝐿𝑖 = cos (100𝜋𝑡 − ) (𝑊𝑏_.
𝜋 2

 Chọn B.

Câu 20: Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3 ) có anot bằng bạc và điện trở là 2,5 Ω.
Đặt vào hai điện cực của bình điện phân trên một hiệu điện thế không đổi 12 𝑉. Bạc (Ag) có khối lượng
mol là 𝐴 = 108 𝑔/𝑚𝑜𝑙 và hóa trị 𝑛 = 1. Cho hằng số Faraday là: 𝐹 = 96500 𝐶/𝑚𝑜𝑙. Khối lượng bạc
bám vào catot sau 16 phút 5 giây gần bằng
A. 2,16 𝑔. B. 4,32 𝑘𝑔. C. 2,16 𝑘𝑔. D. 5,2 𝑔.
Hướng dẫn
𝑈 12
CĐDĐ trong mạch: 𝐼 = = = 4,8 𝐴
𝑅 2,5
1 𝐴
Khối lượng bạc bám vào catot sau 16 phút 5 giây là: 𝑚 = . . 𝐼. 𝑡 = 5,184 𝑔
𝐹 𝑛
 Chọn D.

Câu 21: Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hoà, cùng phương có phương trình
𝜋 5𝜋
𝑥1 = 𝐴1 𝑐𝑜𝑠 (20𝑡 − ) (𝑐𝑚) và 𝑥2 = 3𝑐𝑜𝑠 (20𝑡 − ) (𝑐𝑚).Biết trong quá trình dao động khi qua các vị
6 6
2
trí biên độ gia tốc của vật có giá trị ±2800 𝑐𝑚 ⁄𝑠 . Giá trị của 𝐴1 là
A. 5 𝑐𝑚. B. 7 𝑐𝑚. C. 8 𝑐𝑚. D. 11 𝑐𝑚.
Hướng dẫn
a max
Biên độ dao động tổng hợp: A= = 7cm
2
Ta có:
 −5  
7 = 32 + A12 + 2.3.A1 cos  +   A1 = 8cm
 6 6
(phương trình có 2 nghiệm 8 cm (nhận) và – 5 cm (loại).)
 Chọn C.

Câu 22: Trên một kính lúp có ghi giá trị 4𝑥. Biết khoảng cực cận là Đ = 𝑂𝐶𝐶 = 25 𝑐𝑚. Độ tụ của kính
lúp này có giá trị bao nhiêu?
A. 16 𝑑𝑝. B. 0,16 𝑑𝑝. C. 4 𝑑𝑝. D. 0,04 𝑑𝑝.
Hướng dẫn
Giá trị 4𝑥 ghi trên kính lúp chính là giá trị của độ bội giác khi ngắm chừng ở vô cực. Ta có:
OCc
G= với OCC = 25 cm và G = 4
f

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 6


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

OCC 25 1
f = = = 6, 25 cm = 0, 0625 m  D = = 16 dp.
G 4 f
 Chọn A.

Câu 23: Một con lắc lò xo đang dao động tắt dần. Sau chu kỳ đầu tiên thì biên độ của nó giảm 20%
và năng lượng còn lại của con lắc so với ban đầu là
A. 36%. B. 49%. C. 64%. D. 80%.
Hướng dẫn
Gọi A0 là biên độ ban đầu, A là biên độ sau chu kỳ thứ 1, ta có:
𝐴0−𝐴 𝐴
• Phần trăm biên độ giảm: = 20% => = 80%
𝐴0 𝐴0
1
𝑊 𝑘𝐴2 𝐴
• Năng lượng còn lại so với ban đầu: = 2
1 = ( )2 = 64%
𝑊0 𝑘𝐴20 𝐴0
2
 Chọn C.

Câu 24: Một bức xạ hồng ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,4 thì có bước sóng 3 µm và
một bức xạ tử ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,5 có bước sóng 0,14 µm. Tỉ số năng lượng
photon bức xạ tử ngoại và hồng ngoại là
1
A. 2. B. . C. 20. D. 23.
2
Hướng dẫn
ℎ𝑐 ℎ𝑣 ℎ𝑐
Năng lượng photon bức xạ trong môi trường có chiết suất n: 𝜀 = ℎ𝑓 = = = .
𝜆𝐶𝐾 𝜆 𝑛.𝜆
hc
 n n 3.1, 4
Suy ra: 2 = 2 2 = 1 1 = = 20
1 hc n 2  2 0,14.1,5
n11
 Chọn C.

Câu 25: Bắn hạt α có động năng 5,21 𝑀𝑒𝑉 vào hạt nhân 147N đứng yên thì thu được một hạt proton và
một hạt nhân 𝑋. Phản ứng này thu năng lượng 1,21 𝑀𝑒𝑉 và không kèm theo bức xạ gamma. Biết độ lớn
động lượng của hạt 𝑋 gấp 8,25 lần độ lớn động lượng của hạt proton. Lấy khối lượng các hạt nhân tính
theo đơn vị 𝑢 bằng số khối của chúng; tốc độ ánh sáng trong chân không là 𝑐 = 3.108 𝑚/𝑠 và 1𝑢 =
931,5 𝑀𝑒𝑉 ⁄𝑐 2 . Tốc độ của hạt proton gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25,0.106 𝑚/𝑠. B. 6,0.106 𝑚/𝑠. C. 3,5.106 𝑚/𝑠. D. 12,5.106 𝑚/𝑠
Hướng dẫn
Phương trình phản ứng: 42α + 147N → 11p + 178𝑋
Phản ứng không có tia gamma: Wthu = K α − (K X + K p) ↔ K X + K p = 5,21 − 1,21 = 4 (MeV) (1)
2 m
p2 KX p p 1
p2 = 2mK ↔ K = → = ( X) . = 8,252 . ≈ 4 ↔ K X − 4K p = 0 (2)
2m Kp pp mX 17
Từ (1) và (2): KX = 3,2 MeV và K p = 0,8 MeV.
1 2.Kp 2.0,8
K p = . mp . vp2 → |vp | = √ =√ ≈ 0,0414. c (m/s) = 0,0414.3.108 = 12,42.106 (m/s)
2 mp 1.931,5

 Chọn D.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 7


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 26: Một mạch dao động điện từ lý tưởng gồm


cuộn cảm thuần có độ tự cảm 𝐿 và tụ điện có điện
dung 𝐶. Trong mạch đang có dao động điện từ tự
do với cường độ dòng điện 𝑖 trong mạch và điện
tích 𝑞 trên một bản tụ điện phụ thuộc vào hiệu
điện thế 𝑢 giữa hai đầu tụ điện như đồ thị hình
bên. Giá trị L bằng
A. 2,5 𝑚𝐻.
B. 6,5 𝑚𝐻.
C. 4,0 𝑚𝐻.
D. 5,0 𝑚𝐻.
Hướng dẫn
𝑄0
𝐶= = 2,5.10−8 𝐹 1
{ 𝑈0 ⟹𝐿= = 4 𝑚𝐻
5 𝐶𝜔 2
𝐼0 = 𝜔𝑄0 ⟹ 𝜔 = 10 𝑟𝑎𝑑/𝑠
 Chọn C.

Câu 27: Xét nguyên tử hidro đang ở mức kích thích thứ nhất, người ta chiếu vào chùm photon có năng
−13,6
lượng 2,5 eV. Biết mức năng lượng của các trạng thái kích thích được xác định bằng công thức eV
n2
trong đó n là số nguyên dương. Sau khi chiếu chùm photon trên thì electron sẽ
A. lên mức kích thích thứ 3. B. về mức cơ bản.
C. lên mức kích thích thứ 4. D. vẫn ở trạng thái cũ.
Hướng dẫn
−13,6
Khi nguyên tử ở trạng thái kích thích thứ nhất thì 𝐸1 = = −3,4 𝑒𝑉.
22
2 136
Từ công thức 𝐸2 − 𝐸1 = 𝜀 → 𝐸2 = 𝜀 + 𝐸1 = −0,9 𝑒𝑉 → 𝑛 = → n không nguyên nên nguyên tử
9
hidro không hấp thụ photon này.
 Chọn D.

Câu 28: Một máy biến áp lý tưởng có cuộn thứ cấp được nối với điện trở thuần 𝑅 = 50 Ω, cuộn sơ cấp
được nối với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 𝑈 = 180 𝑉. Khi đó cường độ hiệu dụng qua
cuộn sơ cấp là 𝐼1 = 2,5 𝐴. Tỉ số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp là
A. 5/6. B. 1,2. C. 1,5. D. 2/3.
Hướng dẫn
Ta có 𝑃𝑠𝑐 = 𝑃𝑇𝐶 → 𝑈1 𝐼1 = 𝐼22 𝑅 → 𝐼2 = 3 𝐴.
𝑁1 𝐼2
= = 1,2.
𝑁2 𝐼1
 Chọn B.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 8


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 29: Một vật nhiễm điện, mang điện tích – 0,6 µC. Gọi tổng số electron và proton trong vật là 𝑛𝑒
và 𝑛𝑝 . Lấy 𝑒 = 1,6. 10−19 C. Kết luận nào sau đây đúng?
A. 𝑛𝑒 − 𝑛𝑝 = 3,75. 1012 . B. 𝑛𝑝 − 𝑛𝑒 = 3,75. 1012 .
C. 𝑛𝑒 − 𝑛𝑝 = 0,6. 106 . D. 𝑛𝑝 − 𝑛𝑒 = 0,6. 106 .
Hướng dẫn
Vật nhiễm điện tích âm tức là vật đang thừa electron.
𝑞 0,6.10−6
Số electron mà vật thừa là 𝑁 = | | = = 3,75. 1012 hạt.
𝑒 1,6.10−19
Vậy 𝑛𝑒 − 𝑛𝑝 = 3,75. 1012
 Chọn A.

Câu 30: Một nguồn có công suất bức xạ 2 𝑚𝑊 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong chân không
là 0,7 𝜇𝑚. Chiếu ánh sáng từ nguồn này vào chất bán dẫn tinh khiết thì hiện tượng quang điện trong
xảy ra. Biết cứ 5 phôtôn chiếu tới thì có 1 photon bị hấp thụ để giải phóng 1 electron ra khỏi liên kết.
Lấy ℎ = 6,625. 10−34 𝐽. 𝑠; 𝑐 = 3.108 𝑚/𝑠. Số hạt tải điện sinh ra ra khi chiếu chùm sáng này trong thời
gian 4 s là
A. 2,818.1015 . B. 5,635.1015 . C. 1,127.1016 . D. 5,635.1018 .
Hướng dẫn
𝑃.𝑡 𝑃.𝑡.𝜆𝐶𝐾
Số photon nguồn phát ra trong 4 s: 𝑁 = = ≈ 2,818.1016 (hạt)
𝜀 ℎ𝑐
𝑁
→ số photon bị hấp thụ để gây ra quang điện trong: 𝑁1 = ≈ 5,635.1015 (hạt) = số electron dẫn được
5
giải phóng ra khỏi liên kết
→ số hạt tải điện (tổng số electron dẫn và lỗ trống) = 2. 5,635.1015 = 1,127.1016 (hạt)
 Chọn C.

Câu 31: Ban đầu (𝑡 = 0) có một mẫu chất phóng xạ 𝑋 nguyên chất. Ở thời điểm 𝑡1 mẫu chất phóng xạ
X còn lại 16% hạt nhân chưa bị phân rã. Đến thời điểm 𝑡2 = 𝑡1 + 120 (𝑠) số hạt nhân 𝑋 chưa bị phân
rã chỉ còn 2% so với số hạt nhân ban đầu. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ đó là
A. 50 𝑠. B. 25 𝑠. C. 40 𝑠. D. 20 𝑠.
Hướng dẫn
Cách 1:
t1 t1
− −
Tại thời điểm t1: N1 = N 0 .2 T
= 0,16.N 0  2 T
= 0,16 (1)
t2 t1 +120 t1 120
− − − −
Tại thời điểm t2: N 2 = N 0 .2 T
= 0, 02.N 0  2 T
= 0, 02  2 .2 T T
= 0, 02 (2)
120 120
− − 1
Thay (1) vào (2): 0,16.2 T
= 0, 02  2 T
=  T = 40 s.
8
 Chọn C.

Cách 2:
1
Từ 𝑡1 đến 𝑡1 số hạt giảm 8 lần (16%𝑁0 giảm xuống còn 2%𝑁0 ) ứng với 3 chu kỳ bán rã (2−3 = ) →
8
120 𝑠 = 3𝑇 nên 𝑇 = 40 𝑠.
 Chọn C.
KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 9
DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 32: Nhà máy phát điện hạt nhân Zaporizhskaya ở Ukraina có công suất phát điện là 6000 𝑀𝑊 và
235
hiệu suất 20% sử dụng các thanh nhiên liệu đã được làm giàu 92𝑈 đến 32% (khối lượng 235
92𝑈 chiếm
235
32% khối lượng thanh nhiên liệu). Biết rằng trung bình mỗi hạt nhân 92𝑈 phân hạch tỏa ra 200 𝑀𝑒𝑉

cung cấp cho nhà máy. Cho số Avogadro là 𝑁𝐴 = 6,022.1023 𝑚𝑜𝑙−1 và 1 𝑀𝑒𝑉 = 1,6.10−13 𝐽. Khối

lượng các thanh nhiên liệu cần dùng trong một năm (365 ngày) gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 3500 𝑘𝑔. B. 11540 𝑘𝑔.


C. 1530 𝑘𝑔. D. 36060 𝑘𝑔.
Hướng dẫn
Năng lượng tỏa ra từ một phản ứng: ∆𝐸 = 200 𝑀𝑒𝑉
Năng lượng mà nhà máy tạo ra được trong một năm: 𝐸1 = 𝑃. 𝑡 = 1,89216. 1017 𝐽
𝐸1
Năng lượng thực tế thu được từ nhà máy (do có hiệu suất 20%): 𝐸2 = = 9,4608. 1017 𝐽
0,20
𝐸2
Số phản ứng phân hạch tương ứng: 𝑁 = = 2,9565. 1028
∆𝐸
𝑁
Khối lượng urani tương ứng: 𝑚 = . 𝐴 ≈ 11537,321 𝑘𝑔
𝑁𝐴
𝑚
Khối lượng nhiên liệu là: 𝑚𝑛ℎ𝑖ê𝑛 𝑙𝑖ệ𝑢 = ≈ 36054,13 𝑘𝑔
0,32
 Chọn D.

Câu 33: Đặt điện áp 𝑢 = 𝑈√2𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 (𝑉) (𝑈 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm
biến trở 𝑅, cuộn dây có điện trở trong 𝑟, độ tự cảm 𝐿 và tụ điện có điện dung 𝐶. Đồ thị liên hệ giữa
công suất tiêu thụ toàn mạch P và biến trở R có dạng nào dưới đây?

A. Dạng D. B. Dạng C. C. Dạng B. D. Dạng A.


Hướng dẫn
(𝑅+𝑟)𝑈 2 𝑈2
Công suất tiêu thụ toàn mạch: 𝑃 = (𝑅 + 𝑟 )𝐼 2 = (𝑅+𝑟)2+(𝑍𝐿 −𝑍𝐶 )2
= 2
(𝑍𝐿 −𝑍𝐶 )
(𝑅+𝑟)+ (𝑅+𝑟)
𝑈2
• Khi 𝑅 = 0 thì: 𝑃 = 𝑃1 = 2
(𝑍𝐿 −𝑍𝐶 )
𝑟+ 𝑟

• Khi 𝑅 = |𝑍𝐿 − 𝑍𝐶 | − 𝑟 thì 𝑃𝑚𝑎𝑥 .


• Khi 𝑅 ⟶ ∞ thì 𝑃 ⟶ 0.
 Chọn B.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 10


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 34: Một con lắc đơn có vật nhỏ mang điện tích dương được treo ở một nơi trên mặt đất trong điện
trường đều có cường độ điện trường 𝐸⃗ . Khi 𝐸⃗ = ⃗⃗⃗⃗
𝐸1 hướng thẳng đứng xuống dưới thì con lắc đơn dao
động điều hòa với chu kỳ 𝑇1 . Khi 𝐸⃗ = ⃗⃗⃗⃗
𝐸2 có phương nằm ngang thì con lắc đơn dao động điều hòa với
chu kỳ 𝑇2 . Biết trong hai trường hợp trên, độ lớn cường độ điện trường 𝐸2 = 2𝐸1 và khi 𝐸⃗ = ⃗⃗⃗⃗𝐸3
𝑇2
(𝐸3 = 𝐸2 ) hướng thẳng đứng lên trên thì con lắc đơn vẫn dao động điều hòa. Tỉ số không thể nhận
𝑇1
giá trị nào sau đây?
A. 1,01. B. 1,03. C. 1,05. D. 0,99.
Hướng dẫn
Cách 1:

Chu kỳ dao động của con lắc trong trường trọng lực biểu kiến là 𝑇 = 2𝜋√ với 𝑔𝑏𝑘 là gia tốc biểu
𝑔𝑏𝑘
kiến.
𝑞𝐸
• 𝐸⃗ cùng chiều với 𝑃⃗ → 𝑔𝑏𝑘1 = 𝑔 + 𝑎1 ; với 𝑎1 = 1
𝑚
𝑞𝐸 2𝑞𝐸1
• 𝐸⃗ vuông góc với 𝑃⃗ → 𝑔𝑏𝑘2 = √𝑔2 + 𝑎22 ; với 𝑎2 = 2 =
𝑚 𝑚
𝑞𝐸
• 𝐸⃗ ngược chiều với 𝑃⃗ → 𝑔𝑏𝑘3 = 𝑔 − 𝑎2 ; với 𝑎2 = 2
𝑚
2
𝑇 4 𝑔+𝑎1 (1+𝑥)2
→ Lập tỉ số: 𝑓(𝑥 ) = ( 2) = ( ) =
𝑇1 √𝑔2+𝑎22 1+4𝑥 2

𝑎1
Điều kiện: 𝑔𝑏𝑘3 = 𝑔 − 𝑎2 > 0 ⟹ 0 < 𝑥 = < 0,5
𝑔
[2(1+𝑥)](1+4𝑥2)−(8𝑥)(1+𝑥)2 −8𝑥 2−6𝑥+2
Hàm số 𝑓(𝑥) có: 𝑓 ′ (𝑥) = (1+4𝑥 2)2
= (1+4𝑥 2)2
.
Khi 𝑓 ′ (𝑥 ) = 0 → −8𝑥 2 − 6𝑥 + 2 = 0 → hoặc 𝑥 = −1 hoặc 𝑥 = 0,25.
Lập bảng biến thiên:

𝑥 0 0,25 0,5

𝑓 ′ (𝑥) + 0 −

𝑓(𝑥) 1,25

1,125
1

Từ bảng biến thiên:


𝑇 4 𝑇 1
( 2) = 1,25 khi 𝑥 = 0,25 → ( 2) = (1,25) 4 ≈ 1,057.
𝑇1 𝑚𝑎𝑥 𝑇1 𝑚𝑎𝑥
𝑇 4 𝑇2 1
( 2) = 1 khi 𝑥 = 0 → ( ) = (1)4 = 1.
𝑇1 𝑚𝑖𝑛 𝑇1 𝑚𝑖𝑛

𝑇2
Vậy 1 < < 1,057
𝑇1
 Chọn D.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 11


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Cách 2:
Cách giải khác với việc khảo sát hàm 𝑓(𝑥):
(1+𝑥)2 1+2𝑥+𝑥 2
𝑓 (𝑥 ) = = =n>0∀ 𝑥 >0
1+4𝑥 2 1+4𝑥 2
Có: 1 + 2x + x 2 = 𝑛. (1 + 4x 2 ) ↔ (1 − 4𝑛 )𝑥 2 + 2𝑥 + (1 − 𝑛 ) = 0 (*)
Pt (*) phải có hai nghiệm dương phân biệt 𝑥1 , 𝑥2 :
𝛥 = 𝑏 2 − 4𝑎𝑐 > 0 22 − 4. (1 − 4𝑛 ). (1 − 𝑛) > 0 4𝑛 2 − 5𝑛 < 0 4𝑛 2 − 5𝑛 < 0
𝑏 2
→ {𝑥1 + 𝑥2 = − 𝑎 > 0 ↔ 𝑥1 + 𝑥2 = −
1−4𝑛
>0 ↔ { 1 − 4𝑛 < 0 ℎ𝑜ặ𝑐 { 1 − 4𝑛 < 0
𝑐 1−𝑛
1−𝑛 >0 1−𝑛 <0
𝑥1 . 𝑥2 = > 0 { 𝑥1 . 𝑥 2 = > 0 1 − 4𝑛 > 0 1 − 4𝑛 < 0
𝑎 1−4𝑛
0 < 𝑛 < 1,25 0 < 𝑛 < 1,25
0,25 < 𝑛 0,25 < 𝑛
↔{ (vô lý: loại) hoặc { (nhận) ↔ 1 < 𝑛 = 𝑓(𝑥) < 1,25
𝑛<1 1<𝑛
𝑛 < 0,25 0,25 < 𝑛
4 𝑇2 4 4
Vậy: √1 = 1 < = √𝑓(𝑥) < √1,25 ≈ 1,057
𝑇1
 Chọn D.

Câu 35: Trên một sợi dây có hai đầu cố định, đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng
là 4 cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 75 cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30 cm. Gọi M và
N là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó luôn dao động ngược pha với biên độ lần lượt là 2 𝑐𝑚 và
2√3 𝑐𝑚. Khoảng cách lớn nhất giữa M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 52 cm. B. 53 cm. C. 60 cm. D. 68 cm.
Hướng dẫn

𝑘𝜆 𝑘.30
Sóng dừng trên dây hai đầu cố định ℓ = ↔ 75 = ↔ 𝑘 = 5: dây có 5 bó sóng nguyên
2 2
2𝜋𝑥
Công thức biên độ sóng dừng tại một điểm: 𝐴 = 𝐴𝑏 . |sin ( )| với 𝑥 là khoảng cách từ vị trí cân bằng
𝜆
của điểm đó tới một nút.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 12


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

2𝜋𝑥𝑀 2𝜋𝑥𝑀 𝜆
𝐴𝑀 = 𝐴𝑏 . |sin ( )| 2 = 4. |sin ( )| 𝑥𝑀𝑚𝑖𝑛 = = 2,5 𝑐𝑚
𝜆 𝜆 12
Ta có: { 2𝜋𝑥𝑁
⇒{ 2𝜋𝑥𝑁
⇒{ 𝜆
𝐴𝑁 = 𝐴𝑏 . |sin ( )| 2√3 = 4. |sin ( )| 𝑥𝑁𝑚𝑖𝑛 =
6
= 5 𝑐𝑚
𝜆 𝜆

Vì M và N luôn dao động ngược pha suy ra giữa M và N còn có 2 bó (không tính hai bó chứa M và N).
𝜆
→ VTCB của M và N cách nhau: 𝑂𝑀 𝑂𝑁 = ℓ − 𝑥𝑀 − (𝑥𝑁 + ) = 52,5 𝑐𝑚
2
M, N ngược pha nhau → khoảng cách max giữa M và N trên phương 𝑢:
𝑚𝑎𝑥 𝑚𝑎𝑥
Δ𝑢𝑚𝑎𝑥 = 𝑢𝑀 + 𝑢𝑁 = 𝐴𝑀 + 𝐴𝑁 = 2 + 2√3 𝑐𝑚
Vậy khoảng cách max giữa M và N trong quá trình dao động là:
2
2
𝑑𝑚𝑎𝑥 = √Δ𝑢𝑚𝑎𝑥 + (𝑂𝑀 𝑂𝑁 )2 = √(2 + 2√3) + 52, 52 ≈ 52,78 𝑐𝑚
 Chọn B.

Câu 36: Một trang trại dùng các bóng đèn sợi đốt loại 220 V – 200 W để thắp sáng vào ban đêm. Biết

điện năng được truyền đi từ một trạm điện đến trang trại cách đó 5 km bằng đường dây tải điện một

pha. Biết dây dẫn điện làm bằng đồng có điện trở suất 1,7.10−8 Ω. m, khối lượng riêng 8800 kg/m3 . Ở

trang trại, người ta dùng máy hạ áp lý tưởng. Xem như hao phí điện năng chỉ xảy ra trên đường dây

tải điện và hệ số công suất của mạch truyền tải luôn bằng 1. Nếu điện áp hiệu dùng ở trạm điện là

1000 V và tổng khối lượng của dây dẫn đồng được dùng là 935 kg thì số bóng đèn tối đa mà trang trại

có thể sử dụng cùng một lúc để các đèn vẫn sáng bình thường là

A. 312. B. 220. C. 110. D. 78.


Hướng dẫn
Chiều dài dây dẫn điện là ℓ = 10000 (m) (đường dây một pha truyền điện bằng 2 dây)
ρ.ℓ ρ.D.ℓ2 1,7.10−8.8800.100002
Khối lượng dây m = D.V = D.S.ℓ → điện trở đường dây: R = = = = 16 (Ω)
S m 935
Gọi n là số bóng đèn có thể sử dụng cùng lúc để chúng vẫn sáng bình thường (Pđèn = Pđm = 200 W)
Tổng công suất của các đèn = 200.n (W) = công suất điện truyền tới nơi tiêu thụ (trang trại) Ptt.
R.P2 16.P2 16.P2
Có P – ΔP = Ptt ↔ P − = Ptt ↔ P − = 200n ↔ − P + 200n = 0 (*)
U2 10002 10002
4.16.200n
Phương trình (*) phải có nghiệm P nên Δ = b2 − 4ac ≥ 0 ↔ (−1)2 − ≥ 0 ↔ n ≤ 78,125
10002
Vậy số bóng đèn tối đa có thể sử dụng cùng lúc để chúng vẫn sáng bình thường là 78.
 Chọn D.

Câu 37: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước của hai nguồn sóng 𝐴, 𝐵 dao động cùng pha.
Biết 𝐴𝐵 = 10 𝑐𝑚, bước sóng bằng 4 𝑐𝑚. M và N là hai điểm kề nhau trên đường trung trực của 𝐴𝐵
thuộc mặt nước dao động cùng pha với các nguồn. Khoảng cách lớn nhất giữa 𝑀 và 𝑁 gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 4,5 𝑐𝑚. B. 6,5 𝑐𝑚. C. 5,0 cm. D. 13,0 cm.
Hướng dẫn

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 13


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Điểm 𝑀 dao động cùng pha với nguồn nên: 𝑀𝐴 = 𝑘 = 4𝑘


Ta có: MA  AI  4k  5  k  1,25  𝑘 = 2; 3; 4 …
Với 𝐼 là trung điểm 𝐴𝐵.
TH1: Xét hai điểm 𝑀, 𝑁 nằm cùng một phía với 𝐴𝐵.
Khoảng cách giữa hai điểm 𝑀, 𝑁:
MN = NI − MI = NA2 − AI2 − MA2 − AI2
 MN = ( k + 1)   − AI2 − ( k )
2 2
− AI2

 MN = 16 ( k + 1) − 25 − 16k 2 − 25 ⎯⎯⎯⎯
2 MODE 7
k = 2 →10
→ 𝑀𝑁 giảm khi khi 𝑘

tăng
Vậy 𝑀𝑁 lớn nhất khi 𝑘 = 2  MN  4,7 ( cm )
TH2: Xét hai điểm M, N nằm ở hai phía của 𝐴𝐵, lúc này:
𝑀𝐴 = 𝑀𝐵 = 𝑁𝐴 = 𝑁𝐵 = 𝑘𝜆
Khoảng cách giữa hai điểm 𝑀𝑁:
𝑀𝑁 = 𝑀𝐼 + 𝑁𝐼 = 2𝑀𝐼
𝑀𝑁 = 2. √(𝑘𝜆)2 − 𝐴𝐼 2 = 2. √16𝑘 2 − 25
Vì 𝑀, 𝑁 liền kề nhau nên chọn 𝑘 = 2: 𝑀𝑁 = 2. √16.22 − 25 ≈ 12,5 𝑐𝑚
 Chọn D.

Câu 38: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng. Khe hẹp S phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn
sắc có bước sóng 𝜆1 , 𝜆2 sao cho 0,4 𝜇𝑚 < 𝜆1 < 𝜆2 < 0,72 𝜇𝑚. Trên màn có hai hệ vân giao thoa, hai vân
tối của hai hệ vân trùng nhau được gọi là một vạch tối. Giữa hai vạch tối gần nhau nhất có 25 vân sáng
gồm ba loại màu khác nhau (vân sáng của hai hệ vân trùng nhau được tính là một vân sáng). Biết
1 +  2 = 1, 222 m. Giá trị  2 − 1 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,175 m. B. 0,211 m. C. 0,182 m. D. 0,191 m.
Hướng dẫn
k1  2 b
Từ = = phân số tối giản (vì có vân tối trùng nhau nên b và c là hai số lẻ và nguyên tố cùng
k 2 1 c
nhau) (*).
𝜆2 0,72 𝑏
Ta có: 1 < < = 1,8 ⇒ 1 < < 1,8   (∗∗)
𝜆1 0,4 𝑐
Giữa hai vạch tối trùng nhau gần nhau nhất (hai vạch tối liên tiếp) có:
b – 1 vân sáng đơn sắc của 1 , c – 1 vân sáng đơn sắc của  2 và 1 vân sáng mà hai màu trùng nhau.
Theo đề bài: b – 1 + c – 1 + 1 = 25  b + c = 26
65
Từ (**) suy ra:  c  13  c  10;12  c = 11  b = 15  1 = 0,517 m;  2 = 0, 705 m
7
 2 − 1 = 0,188 m
 Chọn D.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 14


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 39: Mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở
thuần R, cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C; trong
đó C và R có thể thay đổi được. Mạch được mắc vào mạng điện xoay
chiều có điện áp hiệu dụng U (V) và tần số không đổi, thay đổi C và
R nhưng luôn giữ cường độ hiệu dụng không đổi I (A), đồ thị dung
kháng 𝑍𝐶 theo điện trở R được biểu diễn như hình. Tổng (𝑎 + 𝑏 ) có
giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 275. B. 173.
C. 140. D. 282.
Hướng dẫn
Cách 1:
I = const → 𝑍 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 → 𝑅 2 + (𝑍𝐿 − 𝑍𝐶 )2 = 𝑍 2 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
Nhận xét 𝑍𝐶 = 200 Ω và ZC = 0 thì có cùng giá trị:
𝑅 = 𝑎 → 𝑍𝐶1 + 𝑍𝐶2 = 2𝑍𝐿 → 𝑍𝐿 = 100 Ω
𝑅=200→𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑚 𝑘é𝑝
Ta có: 𝑍𝐶 2 − 2𝑍𝐶 𝑍𝐿 + 𝑍𝐿 2 + 𝑅2 − 𝑍 2 = 0 → Δ=0
2 2 2 2
→ (2𝑍𝐿 ) − 4(𝑍𝐿 + 𝑅 − 𝑍 ) = 0 → 𝑍 = 𝑅 = 200 Ω, b = Z𝐿 = 100 Ω
Mà 𝑍 2 = 𝑎2 + 1002 → 𝑎 = 100√3 → 𝑎 + 𝑏 = (√3 + 1). 100  273
 Chọn A.

Cách 2:
𝑅2 = 𝑍 2 − (𝑍𝐿 − 𝑍𝐶 )2 = 𝑍 2 − (100 − 𝑍𝐶 )2 . Đặt 𝑅2 = 𝑓(𝑥 ) = 𝑍 2 − (𝑍𝐿 − 𝑥 )2 với x = ZC; ZL và Z= const.
2 giá trị x1 = 200 và x2 = 0 cùng cho giá trị f(x) = a2.
→ 𝑎2 = 𝑍 2 − (𝑍𝐿 − 200) 2 = 𝑍 2 − (𝑍𝐿 − 0)2 ↔ 𝑍𝐿 = 100 (Ω) và 𝑎2 = 𝑍 2 − 1002 (*)
𝑥1 +𝑥2
Khi x0 = b thì f(x) đạt max = 2002 → tính chất hàm bậc 2: 𝑥0 = → 𝑏 = 100
2
Lúc này: 2002 = 𝑍 2 − (100 − 100) 2 ↔ 𝑍 = 200 (Ω). Thay vào (*) → a = 100√3.
 Chọn A.

Câu 40: Một lò xo nhẹ có độ cứng 40 N/m một đầu được treo vào giá cố định, đầu còn lại
được gắn vào vật nặng có khối lượng 100g. Dùng một tấm bìa phẳng nâng vật lên đến vị
trí lò xo không biến dạng. Cho tấm bìa chuyển động nhanh dần không vận tốc ban đầu
theo phương thẳng đứng xuống dưới với gia tốc 2 m/s2. Chọn trục 𝑂𝑥 theo phương thẳng
đứng chiều dương từ trên xuống, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc vật qua vị
trí cân bằng lần đầu tiên. Lấy 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 . Phương trình dao động của con lắc là
A. 𝑥 = 1,5cos (20𝑡 + 𝜋/2) cm. B. 𝑥 = 0,5cos (20𝑡 + 𝜋/2) cm.
C. 𝑥 = 1,5cos (20𝑡 − 𝜋/2) cm. D. 𝑥 = 5cos (20𝑡 − 𝜋/2) cm.
Hướng dẫn

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 15


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

𝑘 𝑚𝑔
Ta có 𝜔 = √ = 20 𝑟𝑎𝑑/𝑠, ∆𝑙0 = = 2,5 𝑐𝑚.
𝑚 𝑘

Các lực tác dụng lên vật nặng: 𝑃⃗, ⃗⃗⃗𝑁, ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹đℎ
Theo định luật 2 Newton ta có: 𝑃⃗ + ⃗⃗⃗𝑁 + ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐹đℎ = 𝑚𝑎, khi tầm bìa và vật rời
𝑚(𝑔−𝑎)
nhau thì 𝑁 = 0 nên ta có: 𝑃 − 𝐹đℎ = 𝑚𝑎 ↔ ∆𝑙 = = 2 𝑐𝑚
𝑘
Vậy khi vật nặng tách khỏi bìa thì:
𝑥 = −0,5 𝑐𝑚
{ → 𝑣 = √2𝑎𝑠 = 20√2 𝑐𝑚/𝑠
𝑠 = ∆𝑙 = 2 𝑐𝑚
𝑣2
Biên độ dao động của vật : 𝐴 = √𝑥 2 + = 1,5 𝑐𝑚
𝜔2
Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí cân bằng lần đầu tiên tức là vật qua vị
𝜋
trí cân bằng theo chiều dương  𝜑 = −
2
 Chọn A.

*** HẾT ***


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ
Thầy Phạm Xuân Cương – Tỉnh Hà Tĩnh
Thầy Bùi Xuân Dương – Bình Định
Thầy Trịnh Minh Hiệp – TP Thanh Hóa
Thầy Trần Đình Hùng – Nghệ An
Thầy Phùng Ân Hưng – TPHCM
Thầy Nguyễn Công Lương – Nghệ An
Thầy Lê Hải Nam – TPHCM
BAN BIÊN TẬP Thầy Bùi Lê Phú Quốc – Ninh Thuận
Thầy Hạ Nhất Sĩ – Gia Lai
Thầy Phan Thanh Tâm – Tp Huế
Thầy Đinh Hoàng Minh Tân – TP Cần Thơ
Thầy Hà Văn Thạnh – TPHCM
Cô Hồ La Ngọc Trâm – TP Huế
Thầy Đặng Minh Trì – Quảng Ngãi
Thầy Nguyễn Đình Tuân – Đắk Lắk
Thầy Phùng Ân Hưng – TPHCM
PHẢN BIỆN Thầy Lê Hải Nam – TPHCM
Cô Đỗ Trang – TPHCM
Cô Đinh Thị Anh Xuân – TP Hà Nội
TRÌNH BÀY Điền Quang – Xứ Đàng Trong
Cô Đỗ Trang – TPHCM
Thầy Đặng Minh Trì – Quảng Ngãi
HIỆU ĐÍNH Thầy Đậu Quang Dương – THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 16

You might also like