You are on page 1of 12

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022


MÔN: IGCSE VẬT LÍ - LỚP 10

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


Chương 8. Công và công suất
- Thực hiện công và tính công thực hiện.
- Công suất và tính toán công suất.
Chương 9. Mô hình động học của vật chất.
- Sự thay đổi trạng thái - mô hình động học vật chất.
- Các lực và thuyết động học.
- Chất khí và thuyết động học.
Chương 10. Các tính chất nhiệt của vật chất.
- Giãn nở vì nhiệt, nhiệt độ và nhiệt giai.
- Thiết kế một nhiệt kế.
Chương 11. Các cách thức truyền nhiệt năng.
- Sự dẫn nhiệt.
- Sự đối lưu.
- Sự bức xạ nhiệt.
- Các ứng dụng và hệ quả của sự truyền nhiệt năng.
II. BÀI TẬP
1. Bài tập nhận biết, thông hiểu về:
Khái niệm công, công suất. Công thức tính và đơn vị của công, công suất.
Câu 1: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi
A = F.s.cos (anpha)
Cos (90độ) = 0

A. lực vuông góc với gia tốc của vật. B. lực ngược chiều với gia tốc của vật.

C. lực hợp với phương của vận tốc với góc α. D. lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Trang 1/12
Câu 2: Đơn vị không phải đơn vị của công suất là

P = A/t = F.s/t (N.m/s) (W) (HP)

A. N.m/s. B. W. C. J.s. D. HP.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Máy có công suất lớn thì hiệu suất của máy đó nhất định cao.

B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1.

C. Máy có hiệu suất cao thì công suất của máy nhất định lớn.

D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh. p = A/t

Tính công, công suất và sự truyền năng lượng.


Câu 1: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng
đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là

Công: A= F.s.cos (anpha) = 50 . 6 . cos(30) = 260 J

A. 260 J. B. 150 J. C. 0 J. D. 300 J.

Câu 2: Thả rơi một hòn sỏi khối lượng 50 g = 0,05 kg từ độ cao 1,2 m xuống một giếng sâu 3 m. Công
của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy g = 10 m/s2)

Trọng lượng (Độ lớn lực hút của Trái Đất):

W = P= F_hd = m.g = 0,05 . 10 = 0,5 N

A = F_hd.s.cos anpha = 0,5 . (1,2 + 3) . 1 = 2,1 J

A. 60 J. B. 1,5 J. C. 210 J. D. 2,1 J.

Câu 3: Một vật khối lượng 1500 kg được cần cẩu nâng đều lên độ cao 20 m trong khoảng thời gian 15 s.
Lấy g = 10 m/s2. Công suất trung bình của lực nâng của cần cẩu là

Anpha = 0 độ (lực kéo trùng với phương chuyển động)

Trọng lượng: F = P = m.g = 1500 . 10 = 15.000 N

Công: A = F.s.cos anpha = 15000 . 20 .1 = 300.000 J

Công suất: p = A/t = 300. 000/ 15 = 20.000 W = 20 kW

Trang 2/12
A. 15000 W. B. 22500 W. C. 20000 W. D. 1000 W.

Câu 4: Một ô tô chạy đều trên đường với vận tốc 72 km/h = 20 m/s. Công suất trung bình của động cơ
là 60 kW. Công của lực phát động của ô tô khi chạy được quãng đường 6 km = 6000 m là

Ta có: p = A/t = F.s/t = F.v => F = p/v = 60.000 / 20 = 3 000 N

Công của lực phát động là:

A = F.s = 3000 . 6000 = 18. 10^6 J = 18 MJ


A. 1,8.106 J. B. 15.106 J. C. 1,5.106 J. D. 18.106 J.

Các trạng thái của vật chất (rắn, lỏng và khí) và cách mô tả vật chất ở các trạng
thái.
Cách mô tả các thay đổi về trạng thái.
Mô tả chuyển động của các phân tử trong chất rắn, lỏng và khí.
Cách giải thích mô hình động học từ góc độ các lực tương tác giữa các hạt.
Sự bay hơi, các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi.
Câu 1: Câu nào sau đây nói về chuyển động của phân tử là không đúng?

A. Chuyển động của phân tử là do lực tương tác phân tử gây ra (Chuyển động nhiệt)

B. Các phân tử chuyển động không ngừng.

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

D. Các phân tử khí không dao động quanh vị trí cân bằng.

Câu 2: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?

A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.

B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.

D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.

Câu 3: Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng? (phân tử có kích thước rất nhỏ
và chỉ tương tác do va chạm)

A. Có thể tích riêng không đáng kể. B. Có lực tương tác không đáng kể.

C. Có khối lượng không đáng kể. D. Có khối lượng đáng kể.

Trang 3/12
Câu 4: Tìm câu sai.

A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua

B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua

C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình.

Câu 5: Tìm câu sai.

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.

B. Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.

C. Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể
khí.

D. Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng?

A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.

B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

C. Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

Câu 7: Khi một chất lỏng bị “bay hơi” thì điều nào sau đây không đúng?

A. Số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng.

B. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm.

C. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt của chất lỏng.

D. Chỉ có các phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng thành phân tử hơi.

Sự giãn nở vì nhiệt của các chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Sự chuyển động và sắp xếp của các phân tử trong quá trình giãn nở vì nhiệt.
Một số ứng dụng và hệ quả của sự giãn nở vì nhiệt.
Câu 1: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh?

Trang 4/12
A. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
B. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở nhiệt như nhau.
C. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh.
D. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở nhiệt ở mặt trong và mặt
ngoài cốc xảy ra gần như cùng 1 lúc.
Câu 2: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ phần lưỡi sắt sau đó tra liềm vào
và dung nước tưới lên chỗ nối. Hỏi người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn:
A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt của chất rắn.
C. Sự nóng chảy và sự nở vì nhiệt.
D. Sự đông đặc, sự nở vì nhiệt.
Câu 3: Tại sao khoảng cách giữa các viên gạch lát bên trong nhà có khoảng cách nhỏ hơn so với
khoảng cách các viên gạch lát bên ngoài trời?
A. Vì lát bên trong nhà như vậy sẽ đẹp hơn.
B. Vì lát ngoài trời như vậy lợi cho gạch.
C. Vì thời tiết ngoài trời khi thời tiết nóng lên có sự giãn nở giữa các viên gạch.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Câu 4: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
B. Chất rắn co lại vì lạnh.
C. Chất rắn nở ra khi nóng lên.
D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 6. Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích
cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên.
Câu 7: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng
thêm 50oC thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060
cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn
nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng D. Đồng – Nhôm – Sắt

Trang 5/12
Bài 8: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài.
Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai
cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết nhôm nở vì nhiệt kém hơn
đồng.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Câu 9: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 10. Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên.
Nhiệt độ và các thang đo nhiệt độ.
Ưu nhược điểm của nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử dùng nhiệt điện trở, cặp
nhiệt điện.
Cách thiết kế một nhiệt kế, hiệu chỉnh một nhiệt kế chất lỏng.
Câu 1: Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải vào nước nóng và sau đó nhúng cả 2 tay vào
nước ấm, cảm giác của ta sẽ là...

A. Bàn tay trái lạnh, bàn tay phải nóng. B. Bàn tay trái nóng, bàn tay phải lạnh.

C. Cả 2 bàn tay đều thấy ấm. D. cả 2 bàn tay đều thấy lạnh.

Câu 2: Nhiệt kế là một dụng cụ dùng để:

A. Đo nhiệt độ. B. Đo sự nở vì nhiệt. C. Cung cấp nhiệt. D. Đo độ nóng


của vật.

Trang 6/12
Câu 3: Muốn khắc độ cho một nhiệt kế thủy ngân ta phải:

A. Chia chiều dài của ống nhiệt kế thành 100 phần bằng nhau.

B. Xác định điểm 0oC.

C. Xác định điểm 100oC.

D. Xác định điểm 0oC (đánh dấu nhiệt độ nóng chảy của nước đá)

Câu 4: Muốn định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:

A. Nước lạnh. B. Nước đá đang tan.

C. Nước đá đã tan hết. D. Hỗn hợp nước đá và muối (hỗn hợp sinh hàn).

Câu 5: Muốn định điểm 100oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế
vào:

A. Nước đang sôi. B. Hơi nước đang sôi.

C. Nước đá đang tan D. Hỗn hợp nước đã và muối

Câu 6: “Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:

A. Ngăn không cho thủy ngân lên ống nhiều quá.

B. Không cho thủy ngân vượt quá chỗ thắt này.

C. Giữ cho mực thủy ngân đứng yên sau khi vừa lấy ra khỏi bệnh nhân.

D. Tạo eo cho nhiệt kế có vẻ đẹp.

Câu 7: Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:

A. Thủy ngân không dính thành ống. B. Thủy ngân sôi ở nhiệt độ cao.

C. Co giãn vì nhiệt nhanh chóng. D. Cả 3 yếu tố trên.

Cách chứng minh sự dẫn nhiệt, sự đối lưu và sự bức xạ nhiệt.


Giải thích thế nào về sự dẫn nhiệt, sự đối lưu và sự bức xạ nhiệt.
Những điểm khác nhau giữa các chất bức xạ nhiệt tốt và kém.
Các ứng dụng và hệ quả của sự truyền nhiệt năng.
Câu 1: Bản chất của sự dẫn nhiệt là

Trang 7/12
A. sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác.

B. sự truyền nhiệt độ từ vât này sang vật khác.

C. sự truyền động năng của các nguyên tử, phân tử này sang nguyên tử, phân tử khác.

D. sự thực hiện công từ vật này sang vật khác.

Câu 2: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với
khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

A. Gỗ, nước đá, nhôm, bạc. B. Bạc, nhôm, nước đá, gỗ.

C. Nước đá, bạc, nhôm, gỗ. D. Nhôm, bạc, nước đá, gỗ.

Câu 3: Cho các chất sau: gỗ, nước, thép, thủy tinh, nhôm, bạc. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là
đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật giảm dần? Chọn câu trả lời đúng:

A. Bạc - nhôm - thép - thủy tinh - nước - gỗ. B. Bạc - thủy tinh - nhôm - thép -
nước - gỗ.

C. Bạc - nhôm - gỗ - thép - thủy tinh - nước. D. Bạc - thép - thủy tinh - nhôm - nước - gỗ.

Câu 4: Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

A. Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn
lại ta thấy nóng tay.

B. Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi tay ta có cảm giác nóng lên.

C. Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên nếu ta sờ ngón tay vào nước thì tay sẽ ấm lên.

D. Các trường hợp nêu trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.

Câu 5: Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời
đúng nhất.

A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác.

B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.

C. Để tăng thêm bề dày của kính.

D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.

Câu 6: Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì:

A. Vì đó đều là những chất truyền nhiệt tốt.

B. Nồi, xoong dùng để nấu nên làm bằng kim loại để chúng dẫn nhiệt tốt; bát đĩa làm bằng
sành sứ để hạn chế sự truyền nhiệt từ thức ăn xuống.

Trang 8/12
C. Để dễ rửa.

D. Tăng tính thẩm mỹ.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng nhất. Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

A. Vì bông xốp bên trong áo bông có chứa không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn
chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra ngoài.

B. Sợi bông dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự truyền nhiệt từ khí lạnh bên ngoài vào cơ thể.

C. Áo bông truyền cho cơ thể nhiều nhiệt lượng hơn áo thường.

D. Khi ta vận động các sợi bông cọ xát vào nhau làm tăng nhệt độ bên trong áo bông.

Câu 8: Chọn câu sai

A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.

B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.

C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.

D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.

Câu 9: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào? Chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

B. Từ vật có nhiệt độ thấp hơn sang vật có nhiệt độ cao hơn.

C. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

D. Các phương án trên đều đúng.

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng. Một bàn gỗ và một bàn nhôm có cùng nhiệt độ. Khi sờ tay vào
mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ. Tại sao?

A. Ta nhận nhiệt lượng từ bàn nhôm ít hơn từ bàn gỗ.

B. Tay ta làm tăng nhiệt độ của hai bàn nhưng nhiệt độ của bàn nhôm tăng ít hơn.

C. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi
ta sờ tay vào bàn gỗ.

D. Tay ta làm nhiệt độ bàn nhôm giảm xuống và làm nhiệt độ bàn gỗ tăng thêm.

Trang 9/12
2. Các dạng bài tập.
Dạng 1: Hoàn thành phần còn thiếu của biểu đồ, bảng số liệu. Quan sát biểu đồ,
bảng số liệu để trả lời câu hỏi liên quan.
Bài 1: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi đun và để nguội. Dựa vào đồ thị
hãy cho biết thời điểm ban đầu nhiệt độ của nước là bao nhiêu?

A. 0°C. B. 20°C. C. 80°C. D. 100°C

Bài 2: Đồ thị trên là sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian của một khối chất lỏng. Dựa vào đồ thị trên
em hãy cho biết các kết luận dưới đây, kết luận nào là chính xác?

A. Nhiệt độ ban đầu của chất lỏng là 0°C. B. Sau 150 giây thì nhiệt độ của chất lỏng đạt đến
100°C

C. Nhiệt độ chất lỏng ở cuối quá trình là 300°C. D. Nhiệt độ cao nhất của khối chất lỏng là 250°C.

Dạng 2: Mô tả hiện tượng, trả lời được kết quả của một số thí nghiệm khám phá
khoa học.
Bài 1: Một vườn kiểng có một hồ nước nhỏ, trong đó có một hệ thống bơm để đẩy nước đi lên theo
đường ống rồi chảy xuống một hòn non bộ.
Sơ đồ thể hiện mặt cắt ngang của hệ thống nước này

Trang 10/12
Khối lượng riêng của nước là 1.000 kg/m3 . Thể tích 1 lít bằng 0,001 m3 .
a. Tính khối lượng của 1 lít nước.
b. Tính công thực hiện được khi đưa 1 lít nước lên độ cao 0,8 m.
c. Máy bơm đưa được 90 lít nước lên mỗi phút. Tính công suất tối thiểu của máy bơm.
d. Máy bơm bị tắt đi. Ngay sau khi máy bơm bị tắt, giá trị của áp suất nước tại đáy của ống dẫn dài 0,8m
gây ra bởi nước trong ống là bao nhiêu?
Bài 2: Một học sinh đổ một ít ethanol vào một cốc thủy tinh. Bạn ấy đặt cốc lên một cân điện tử để tìm
khối lượng của nó và đặt thêm vào một nhiệt kế để đo nhiệt độ của chất lỏng. Hai giờ sau, bạn học sinh
này quay lại với thí nghiệm của mình. Bạn ấy nhận thấy rằng khối lượng của cốc và chất lỏng bên trong
cốc đã giảm xuống. Bạn ấy cũng thấy rằng nhiệt độ của ethanol cũng đã giảm xuống. Bạn ấy đoán rằng
một ít ethanol đã bay hơi khỏi cốc thủy tinh.
a. Hãy mô tả cách ta có thể dùng kiến thức về sự bay hơi để giải thích sự giảm xuống về khối lượng trong
thí nghiệm trên.
b. Hãy mô tả cách ta có thể dùng kiến thức về sự bay hơi để giải thích sự giảm xuống về nhiệt độ trong thí
nghiệm trên.
Dạng 3: Vẽ được biểu đồ, lập bảng biểu từ số liệu cho trước.
Bài 1: Ta có thể tính công thực hiện được bằng cách sử dụng phương trình: W = F × d.
a. Viết phương trình trên dưới dạng chữ.
b. Vẽ lại và hoàn tất bảng bên dưới để thể hiện đơn vị của mỗi đại lượng trong phương trình.
Đại lượng Đơn vị
W
F
d

Bài 2: Dùng một bếp điện để đun nóng một nồi đựng 2kg nước đá ở 0°C. Sau 10 phút thì nước đá tan
chảy hoàn toàn. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá là 3,4.105J/kg.

a) Sau bao lâu thì nước đá bắt đầu sôi.

b) Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ của nước (và nước đá) vào nhiệt lượng thu vào.

Trang 11/12
========HẾT========

Trang 12/12

You might also like