You are on page 1of 7

LÝ SINH – Bài 1: Chuyển động cơ học.

Câu 1: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng
người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả.
B. Đẩy lên.
C. Đẩy xuống.
D. Đẩy sang bên.
Câu 2: Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác
dụng lên người đó có độ lớn như thế nào?
A. Bằng 500N.
B. Bé hơn 500N.
C. Phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g.
D. Lớn hơn 500N.
Câu 3: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song
song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thỏa mãn điều kiện gì?
A. F1+F2=F3.
B. F1-F3=F2.
C. F1+F2=-F3.
D. F1-F2=F3.
Câu 4: Điền vào dấu “...”. Trọng tâm của vật là điểm đặt của...
A. Trọng lực tác dụng vào vật.
B. Lực hướng tâm tác dụng vào vật.
C. Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
D. Lực đàn hồi tác dụng vào vật.
Câu 5: Điền từ vào chỗ trống?
“ Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ... có xu
hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ... có xu hướng
làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. Hợp lực.
B. Phản lực.
C. Mômen lực.
D. Trọng lực.
Câu 6: Tải của đòn bẩy khi bạn kiễng chân là gì?
A. Toàn bộ cơ thể bạn.
B. Mắt cá chân của bạn.
C. Cơ bắp chân của bạn.
D. Cánh tay của bạn.
Câu 7: Tại sao không lật đổ được con lật đật?
A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng phiếm định.
B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó có dạng hình tròn.
D. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.
Câu 8: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn
vị thời gian gọi là gì?
A. Công cản.
B. Công cơ học.
C. Công suất.
D. Công phát động.
Câu 9: Một người bán hàng tác dụng lực nào khi đẩy xe đẩy?
A. Lực cơ
B. Lực từ
C. Lực điện
D. Lực ma sát
Câu 10: Khi bạn kiễng chân bàn chân của bạn hoạt động như đòn bẩy loại nào?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
LÝ SINH – Bài 2
Câu 2: Sóng âm không truyền trong môi trường nào?
A. Rắn
B. Chân không
C. Lỏng
D. Khí
Câu 3: Ứng dụng phương pháp âm trong chẩn đoán gồm những chẩn đoán gì?
A. Chẩn đoán sờ và gõ
B. Chẩn đoán nghe và sờ
C. Chẩn đoán nghe
D. Chẩn đoán nghe và gõ
Câu 4: Các đặc trưng vật lý tương ứng các đặc trưng sinh lý nào của âm?
Đồ thị dao động âm Âm sắc
Mức cường độ âm Độ to
Tần số Độ cao
Câu 5: Trong quá trình lan truyền sóng âm, bộ phận nào vừa có tác dụng khuếch
đại áp lực âm thanh vừa bảo vệ tai trong trước những âm có cường độ lớn?
A. Màng căng trên của sổ bầu dục
B. Màng nhĩ
C. Hệ thống dây chằng
D. Hệ thống xương con
Câu 7: Có mấy cơ chế mã hóa thông tin âm thanh?
2
Câu 8: Các âm từ cơ thể phát ra không vượt quá bao nhiêu Hz?
1000
Câu 9: Ba đại lượng đặc trưng sinh lý của sóng âm là: Độ cao, độ to và
Âm sắc
Câu 10: Âm trở của màng nhĩ phụ thuộc vào tần số sóng âm tác dụng.
Chọn một đáp án:
A. Đúng
B. Sai

LÝ SINH – Bài 3
Câu 1: Khối lượng riêng của chất lỏng là:
Chọn một đáp án:
A. Trọng lượng của một đơn vị thể tích chất lỏng.
B. Khối lượng của một đơn vị thể tích chất lỏng.
C. Khối lượng của một đơn vị khối lượng chất lỏng.
D. Khối lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của lực căng mặt ngoài của chất lỏng?
A. Các phân tử được sắp xếp theo một trật tự gần
B. Các phân tử chất lỏng không tham gia chuyển động nhiệt
C. Vị trí cân bằng của các phân tử chất lỏng luôn thay đổi
D. Mật độ phân tử lớn hơn mật độ phân tử của chất khí nhưng nhỏ hơn mật
độ phân tử của chất rắn
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về độ lớn của áp suất trong lòng chất
lỏng? Chọn một đáp án:
A. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng cũng càng giảm
B. Áp suất chất lỏng không thay đổi theo độ sâu
C. Độ sâu càng tăng thì lúc đầu áp suất chất lỏng cũng tăng nhưng sau đó
giảm dần
D. Độ sâu càng tăng thì áp suất chất lỏng càng tăng
Câu 4: Sự phân nhánh mạch máu càng nhiều làm cho áp suất thay đổi như thế
nào?
A. Càng tăng
B. Không đổi
C. Càng giảm
D. Giảm rồi tăng
Câu 5: Trong chuyển động ổn định:
Chọn một đáp án:
A. Đường dòng không trùng với quỹ đạo
B. Các đường dòng song song với nhau
C. Dạng của các đường dòng thay đổi theo thời gian
D. Đường dòng trùng với quỹ đạo
Câu 6: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Áp suất có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích.
B. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất tác dụng từ trên xuống lớn hơn từ
dưới lên.
C. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất dọc theo mọi phương là như nhau.
D. Áp suất tĩnh ở những điểm của chất lỏng có độ sâu khác nhau là khác
nhau.
Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về các chất khí?
A. Chất khi luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa nó và nén được dễ dàng
B. Lực tương tác giữa các phân tử rất yếu
C. Các phân tử khi ở rất gần nhau
D. Chất khí không có thể tích và hình dạng riêng
Câu 8: Lực mà chất lỏng nén lên vật có
A. Phương và chiều bất kì.
B. Phương vuông góc với mặt vật.
C. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
D. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên.
Câu 9: Trong trường hợp nào sau đây chất lỏng được xem trạng thái cân bằng?
A. Nước chứa trong một bình đựng cố định
B. Nước chảy trong lòng sông
C. Dòng thác đang đổ
D. Xăng dầu được truyền trong ống dẫn
Câu 10: Đơn vị nào không phải đơn vị của áp suất?
A. at
B. mmHg
C. N/m2
D. J

LÝ SINH – Bài 4
Câu 1: Ghép các đại lượng tương ứng với các đẳng quá trình
Áp suất giữ không đổi đẳng áp
Nhiệt độ giữ không đổi đẳng nhiệt
Thể tích giữ không đổi đẳng tích
Câu 2: Trạng thái của khối khí lý tưởng KHÔNG được xác định bởi thông số
nào?
A. Áp suất
B. Nhiệt độ
C. Thể tích
D. Khối lượng
Câu 3: Vận tốc chuyển dộng của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau
đây?
A. Nhiệt độ của vật
B. Thể tích của vật
C. Trọng lượng riêng của vật
D. Khối lượng của vật
Câu 4: Khi nào thì hiện tượng khuếch tán ngưng lại?
A. Chênh lệch mật độ phân tử
B. Chênh lệch nồng độ
C. Chênh lệch về khối lượng riêng
D. Đồng nhất khối lượng riêng tại mọi điểm
Câu 5: Tính chất nào không phải là tính chất của phân tử?
A. Chuyển động càng nhanh, nhiệt độ của vật càng cao
B. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động
C. Giữa các phân tử có khoảng cách
D. Chuyển động không ngừng
Câu 6: Cơ thể thuộc hệ nhiệt động nào?
A. Hệ cô lập
B. Hệ mở
C. Hệ kín
D. Hệ biệt lập
Câu 7: Phát biểu nào sau đây phù hợp với nguyên lí II nhiệt động lực học?
A. Độ tăng nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận
được.
B. Không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu loại I.
C. Động cơ nhiệt chuyển hóa tát cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ
học.
D. Nhiệt lượng không thể truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
Câu 8: “ Năng lượng không tự nhiên sinh ra và không tự nhiên mất đi mà nó chỉ
biến đổi từ dạng này sang dạng khác” – Đó là nội dung của định luật nào?
A. Định luật Archimedes
B. Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
C. Định luật Faraday
D. Định luật Coloumb
Câu 9: Nội năng của hệ sẽ như thế nào nếu hệ nhận nhiệt và nhận công?
A. Không đổi
B. Giảm
C. Tăng
Câu 10: Đối với cơ thể, nguồn năng lương chủ yếu để thể hiện tất cả các dạng
công trong cơ thể là gì?
A. Không khí
B. Mặt trời
C. Nhiệt lượng sơ cấp
D. Năng lượng hóa học của thức ăn

Lý sinh – Bài 6
Câu 1: Điện thế nghỉ có đặc điểm gì?
A. Mặt trong của màng tế bào sống luôn có điện thế âm so với mặt ngoài
B. Có độ lớn biến đổi nhanh theo thời gian
C. Mặt trong của màng tế bào sống luôn có điện thế dương hơn so với
mặt ngoài
D. Giá trị điện thế nghỉ tăng lên khi hoạt động chức năng của tế bào giảm
Câu 2: Điện thế hoạt động có đặc điểm gì?
A. Tồn tại trong khoảng thời gian dài
B. Điện thế mặt ngoài tế bào trở lên dương hơn so với mặt trong
C. Giá trị điện thế cùng dấu với điện thế nghỉ
D. Xuất hiện khi tế bào bị kính thích đủ ngưỡng
Câu 3: Xung thần kinh là gì?
A. Thời điểm sau xuất hiện điện thế hoạt động
B. Sự xuất hiện điện thế hoạt động
C. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động
D. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động
Câu 4: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục thần kinh không có bao myelin
diễn ra như thế nào?
Đáp án: Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác
do sự mất phân cực đến đảo cực rồi tái cực

Câu 5: Trong lắp đặt các điện cực để ghi do điện tâm đồ. Ký hiệu nào sau đây
thể hiện vị trí của các điện cực ở ngoại biên?
Đáp án: DI,DII,DIII
Câu 6: Sóng điện nào sau đây là những dao động có
A. Tần số giống nhau
B. Tần số khác nhau
C. Hình dáng giống nhau
D. Biên độ giống nhau
Câu 7: Dòng điện cao tần là dòng điện có tần số bao nhiêu?
Đáp án: >300000 Hz
Câu 8: Dòng điện 1 chiều khi truyền qua cơ thể gây nên tác dụng sinh lý
Đáp án: Giãn mạch ở phần cơ thể giữa 2 điện cực
Câu 9: Mức độ gây tổn thương cho cơ thể của dòng điện không phụ thuộc
A. Đường dẫn truyền dòng điện trong cơ thể
B. Cường độ dòng điện
C. Hiệu điện thế và điện trở
D. Thời gian dòng điện đi qua
Câu 10: Dòng điện có tần số nguy hiểm nhất cho người là gì?
A. Tất cả đều nguy hiểm
B. Một chiều có điện áp 12 V
C. Xoay chiều có tần số 50Hz
D. Xoay chiều có tần số cao

You might also like