You are on page 1of 24

CÂU HỎI SƯU TẦM, PHẦN VẬT LÝ- LÝ SINH Y HỌC

I. PHẦN CƠ HỌC
Câu 1. Trong chuyển động cơ học, thời gian mà các phần tử thực hiện một dao động toàn
phần là:
A. Chu kỳ dao động
B. Biên độ dao động
C. Tần số dao động
D. Bước sóng
Câu 2: Trong các loại sóng sau, sóng nào có phương truyền sóng vuông góc với phương
dao động của các phần tử môi trường:
A. Sóng hạ âm
B. Sóng âm
C. Sóng siêu âm
D. Sóng ánh sáng
Câu 3: Trong các loại sóng sau, sóng nào có phương truyền sóng song song với phương
dao động của các phần tử môi trường:
A. Sóng âm
B. Sóng Hồng ngoại
C. Sóng Tử ngoại
D. Sóng vô tuyến
Câu 4. Đại lượng đặc trưng cho công suất mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích
đặt vuông góc với phương truyền là:
A. Độ to của âm
B. Cường độ âm
C. Độ cao của âm
D. Âm sắc
Câu 5. Đại lượng nào sau đây do tần số âm quyết định
A. Độ to của âm
B. Cường độ âm
C. Độ cao của âm
D. Âm sắc
Câu 6. Đơn vị nào sau đây dùng để đánh giá độ to của âm
A. Decibel
B. Phon
C. Hz
D. W/cm2
Câu 7. Hiện tượng nước dịch chuyển từ nơi có nồng độ chất tan thấp về nơi có nồng độ
chất tan cao hơn là hiện tượng vận chuyển nào sau đây:

1
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Lọc
D. Siêu lọc
Câu 8. Hiện tượng trao đổi khí xảy ra ở phổi và tổ chức dựa vào hiện tượng vận chuyển
nào sau đây:
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Lọc
D. Siêu lọc
Câu 9. Hiện tượng nước dịch chuyển qua thành mạch máu dựa vào hiện tượng vận
chuyển nào sau đây:
A. Khuếch tán
B. Thẩm thấu
C. Lọc
D. Siêu lọc
Câu 10. Áp suất riêng phần của khí O2 ở tổ chức nào sau đây là lớn nhất
A. Phế nang
B. Máu ở động mạch chủ
C. Máu ở động mạch phổi
D. Máu ở tổ chức
Câu 11. Áp suất riêng phần của khí CO2 ở tổ chức nào sau đây là lớn nhất
A. Phế nang
B. Máu ở động mạch chủ
C. Máu ở động mạch phổi
D. Máu ở tổ chức
Câu 12. Đại lượng nào đặc trưng cảm giác về sự mạnh hay yếu của dao động âm được
cảm nhận bởi tai người:
A. Độ to của âm
B. Cường độ âm
C. Độ cao của âm
D. Âm sắc
Câu 13. Trung tâm phát ra các xung động thần kinh tạo giọng nói có nhịp điệu ở người
nằm ở vị trí nào sau đây:
A. Tiểu não
B. Trung não
C. Đại não
D. Vỏ não
Câu 14. Đại lượng nào đặc trưng cho độ cao của âm :
2
A. Tần số âm.
B. Âm sắc.
C. Mức cường độ âm.
D. Năng lượng âm.
Câu 15. Nguyên lý phát sóng âm là làm cho các vật nào sau đây thực hiện dao động đàn
hồi:
A. Vật rắn
B. Màng căng
C. Sợi dây căng
D. Cả vật rắn, màng căng và sợi dây căng
Câu 16. Sóng âm không lan truyền được trong môi trường nào sau đây :
A. Chất rắn
B. Chất khí
C. Chất lỏng
D. Chân không
Câu 17. Bộ phận nào sau đây của máy siêu âm có tác dụng phát ra chùm sóng siêu âm
A. Màn hình
B. Bàn điều khiển
C. Đầu dò
D. Nguồn điện
Câu 18. Tốc độ truyền âm trong các môi trường giảm dần theo trật tự nào sau đây là
đúng
A. Rắn, lỏng khí
B. Rắn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn
D. Khí, rắn, lỏng
Câu 19. Trong siêu âm điều trị, hiện tượng tạo lỗ vi mô là cơ chế của hiệu ứng nào sau
đây
A. Hiệu ứng cơ học
B. Hiệu ứng nhiệt học
C. Hiệu ứng hoá học
D. Hiệu ứng sinh học
Câu 20. Áp suất nào sau đây được tạo ra do nồng độ protein hòa tan trong huyết tương:
A. Áp suất máu trong mao mạch
B. Áp suất keo
C. Áp suất thủy tĩnh
D. Áp suất lọc máu

3
Câu 21. Trong hoạt động của hệ hô hấp, hoạt động hay quá trình nào sau đây giúp cho
không khí đi từ phế nang ra ngoài ở thì thở ra:
A. Giảm thể tích khoang lồng ngực
B. Tăng thể tích khoang lồng ngực
C. Xương sườn nâng lên
D. Cơ hoành hạ xuống
Câu 22. Lưu lượng máu chảy qua một đoạn mạch sẽ tỷ lệ nghịch với thành phần nào sau
đây:
A. Vận tốc dòng máu
B. Độ chênh lẹch áp suất giữa hai đầu đoạn mạch
C. Bán kính lòng mạch
D. Độ nhớt của máu
Câu 23. Trong hoạt động của hệ hô hấp, hoạt động hay quá trình nào sau đây giúp cho
không khí đi vào trong phế nang ở thì hít vào:
A. Giảm thể tích khoang lồng ngực
B. Tăng thể tích khoang lồng ngực
C. Xương sườn hạ xuống
D. Cơ hoành nâng lên
Câu 24. Tốc độ dòng máu trong đoạn mạch nào sau đây là nhỏ nhất
A. Động mạch chủ
B. Động mạch cổ
C. Mao mạch
D. Tĩnh mạch đùi
Câu 25. Áp suất thẩm thấu của dung dịch tỷ lệ nghịch với thành phần nào sau đây:
A. Khối lượng chất hòa tan
B. Thể tích dung dịch
C. Nhiệt độ dung dịch
D. Nồng độ dung dịch
Câu 26. Khi so sánh về sóng âm giữa hai âm phức tạp khác nhau mà có cùng tần số, độ
to thì còn khác nhau bởi thành phần nào sau đây:
A. Biên độ áp suất gây ra tại màng nhĩ.
B. Độ cao của âm
C. Cường độ âm
D. Thành phần dao động điều hoà hình sin.
Câu 27. Phát biểu nào sau đây về sóng âm là đúng:
A. Là sóng ngang lan truyền được trong môi trường đàn hồi
B. Là sóng dọc lan truyền được trong mọi môi trường.
C. Là sóng ngang lan truyền được trong mọi môi trường.
D. Là sóng dọc lan truyền trong môi trường đàn hồi
Câu 28. Cảm giác âm ở cơ quan thính giác người được xuất hiện ở vị trí nào sau đây:
4
A. Xương búa
B. Xương đe
C. Màng đáy ở tai trong
D. Xương bàn đạp.
Câu 29. Khi đánh giá về tính chất của sóng âm đối với hiệu ứng Doppler, nếu gọi f là tần số
sóng từ nguồn phát ra, f’là tần số sóng máy thu sẽ thu được thì
A. Nguồn và máy thu đi lại gần nhau, thì: f’ < f
B. Nguồn và máy thu đi xa nhau, thì: f’ < f
C. Nguồn và máy thu đi xa nhau, thì: f’ > f
D. Nguồn và máy thu cùng chuyển động, thì: f’ ≠ f
Câu 30. Thành phần nào sau đây có mối liên hệ phụ thuộc với độ to của âm :
A. Cường độ của âm
B. Tần số của âm
C. Chu kỳ dao động của âm
D. Vận tốc của âm
Câu 31. Trong siêu âm chẩn đoán, kiểu siêu âm nào sau đây dựa vào hình ảnh của tổ
chức căn cứ vào biên độ và thời gian của xung phản xạ
A. Kiểu A
B. Kiểu B
C. Kiểu TM
D. Kiểu 2 chiều
Câu 32. Trong siêu âm Doppler, kiểu siêu âm nào sau đây cho phép nghiên cứu được
dòng chảy tốc độ cao cũng như tốc độ thấp:
A. Siêu âm doppler liên tục
B. Siêu âm doppler xung
C. Siêu âm doppler màu
D. Siêu âm dopper năng lượng
Câu 33. Trong tán sỏi bằng chùm siêu âm dựa vào hiệu ứng nào sau đây :
A. Hiệu ứng doppler
B. Hiệu ứng hóa học
C. Hiệu ứng cơ học
D. Hiệu ứng nhiệt học
Câu 34. Khi đánh giá về quá trình nghe ở người, những người bị viêm vùng họng mạn
tính sẽ có nguy cơ cao bị viêm vùng nào sau đây:
A. Tai ngoài
B. Tai giữa
C.Tai trong
D. Não
Câu 35. Trong thiết bị siêu âm chẩn đoán người ta sử dụng phương pháp biến đổi tín
hiệu không điện thành điện nào sau đây:
5
A. Biến đổi quang điện
B. Biến đổi nhiệt điện
C. Biến đổi áp điện
D. Biến đổi điện cảm, điện dung
Câu 36. Nhận xét nào sau đây là SAI liên quan đến lực căng bề mặt của chất lỏng?
A. Lực căng bề mặt có chiều luôn hướng ra ngoài mặt thoáng.
B. Lực căng bề mặt có phương vuông góc với đường giới hạn của mặt thóang
C. Độ lớn của lực căng bề mặt phụ thuộc bản chất của chất lỏng.
D. Độ lớn của lực căng bề mặt tỉ lệ thuận với chiều dài của đường giới hạn của mặt
thoáng.
Câu 37. Dòng máu chảy liên tục trong hệ mạch là do:
A. Hệ thống van một chiều .
B. Tính đàn hồi của thành mạch
C. Áp suất do co bóp của tim
D. Hệ thống van một chiều, tính đàn hồi của thành mạch và áp suất do co bóp của tim
Câu 38. Trong máy siêu âm chẩn đoán, nguyên lý của nguồn thu siêu âm là :
A. Hiện tượng từ giảo.
B. Hiệu ứng áp điện nghịch.
C. Hiệu ứng áp điện thuận
D. Hiệu ứng áp điện thuận và hiện tượng từ giảo.
Câu 39. Đặc trưng nào dưới đây KHÔNG LIÊN QUAN đến các đặc trưng còn lại:
A. Vận tốc truyền sóng.
B. Bước sóng.
C. Biên độ
D. Tần số sóng.
Câu 40. Giữa hai đầu một đoạn mạch trong hệ tuần hoàn yếu tố nào sau đây KHÔNG
THAY ĐỔI:
A. Áp suất máu
B. Vận tốc máu
C. Bán kính lòng mạch
D. Lưu lượng máu
Câu 41. Hiện tượng nào sau đây của siêu âm được ứng dụng trong điều trị bệnh :
A. Phản xạ
B. Nhiễu xạ
C. Tán xạ
D. Hấp thụ
Câu 42. Sự lan truyền sóng trong môi trường có bản chất là :
A. Chỉ có sự lan truyền năng lượng
B. Sự lan truyền năng lượng và vật chất
C. Chỉ có sự lan truyền của vật chất
6
D. Không có sự lan truyền của vật chất và năng lượng
Câu 43. Trong hệ tuần hoàn, lực F đặt lên thành mạch tại một điểm nhất định tỷ lệ
nghịch với thành phần nào sau đây:
A. Sự biến dạng theo chiều dài mạch
B. Chiều dài mạch
C. Modul đàn hồi
D. Diện tích chịu tác dụng của lực
II. PHẦN NHIỆT HỌC
Câu 44. Nhiệt kế y học để xác định thân nhiệt sử dụng thang nhiệt giai nào sau đây:
A. Celcius
B. Kenvin
C. Fahrenheit
D. Reaumur
Câu 45. Đại lượng nào sau đây là dạng năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn
của các phần tử cấu tạo nên vật chất:
A. Cơ năng
B. Điện năng
C. Hóa năng
D. Nhiệt năng
Câu 46. Đại lượng nào sau đây là năng lượng của chuyển động cơ học và tương tác cơ
học giữa các vật hoặc các phần của vật:
A. Cơ năng
B. Điện năng
C. Hóa năng
D. Nhiệt năng
Câu 47. Năng lượng sinh ra khi đốt cháy 1g chất nào sau đây là lớn nhất:
A. Protid từ động vật
B. Protid từ thực vật
C. Glucid
D. Lipid
Câu 48. Đại lượng nào sau đây là năng lượng giữ cho các nguyên tử, các nhóm hoá chức
có vị trí không gian nhất định đối với nhau trong một phân tử
A. Cơ năng
B. Điện năng
C. Hoá năng
D. Nhiệt năng
Câu 49. Đại lượng nào sau đây là dạng năng lượng gắn với chuyển động nhiệt hỗn loạn
của các phần tử cấu tạo nên vật chất:
A. Cơ năng
7
B. Điện năng
C. Hoá năng
D. Nhiệt năng
Câu 50. Dấu hiệu nào sau đây đặc trưng cho trạng thái dừng ở cơ thể sống
A. Khả năng sinh công của hệ bằng 0
B. Khả năng sinh công của hệ khác 0
C. Gradien của hệ bằng 0
B. Entropi của hệ lớn nhất
Câu 51. Dấu hiệu nào sau đây đặc trưng cho trạng thái cân bằng nhiệt động ở hệ cô lập
A. Khả năng sinh công của hệ bằng 0
B. Khả năng sinh công của hệ khác 0
C. Gradien của hệ bằng một hằng số khác 0
D. Entropi của hệ bằng một hằng số, khác Entropi lớn nhất
Câu 52: Trong các công thức sau, công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực
học là?
A. ΔU = A + Q.
B. Q = ΔU + A
C. ΔU = A – Q.
D. Q = A - ΔU.
Câu 53. Điều kiện nào sau đây đúng với trạng thái cân bằng nhiệt động:
A. Khả năng sinh công của hệ khác 0
B. Grad bằng hằng số, khác 0
C. S = Smax
D. Xảy ra ở hệ mở
Câu 54. Điều kiện nào sau đây đúng với trạng thái dừng:
A. Khả năng sinh công của hệ bằng 0
B. Xảy ra ở hệ kín
C. Grad = 0
D. S = hằng số (khác Smax)
Câu 55: Đối với một hệ cô lập để tự diễn biến thì:
A. Entropi của hệ luôn giảm.
B. Tính trật tự của hệ luôn tăng.
C. Năng lượng tự do của hệ luôn tăng.
D. Các gradient trong hệ luôn giảm
Câu 56: Hãy lựa chọn đáp án đúng cho câu hỏi 2120F (Fahreinheit) tương đương bao
nhiêu độ C (Celsius)
A. 1200C
B. 1100C
8
C. 1000C
D. 900C
Câu 57: Đại lượng nào sau đây cho biết năng lượng chuyển động nhiệt của các phần tử
được truyền từ vật này sang vật khác:
A. Nhiệt độ
B. Nhiệt lượng
C. Công
D. Nội năng
Câu 58. Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là
A. Tổng động năng và thế năng của vật.
B. Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực
hiện công.
D. Nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 59. Entropi là đại lượng đặc trưng cho:
A. Sự chệnh lệch nồng độ
B. Chiều hướng xảy ra của hệ nhiệt động
C. Sự tiêu hao năng lượng tích trữ
D. Khả năng sinh công của hệ
Câu 60. Gradien là đại lượng đặc trưng cho:
A. Sự chệnh lệch của thông số trạng thái
B. Chiều hướng diễn ra của hệ
C. Sự tiêu hao năng lượng tích trữ
D. Khả năng sinh công của hệ
Câu 61. Khi hệ nhiệt động biến đổi (hệ kín), mối quan hệ giữa Gradien và Entropi thể
hiện như thế nào:
A. Tỉ lệ thuận
B. Tỉ lệ nghịch
C. Bằng nhau
D. Không có mối liên quan
Câu 62. Đối với động vật máu nóng, khi nhiệt độ môi trường thấp hơn thân nhiệt thì:
A.nhiệt sẽ tỏa ra môi trường, để cân bằng nhiệt thì cơ thể phải sinh nhiệt.
B. Giảm quá trình sinh nhiệt
C. Tăng quá trình toả nhiệt
D. Giảm quá trình toả nhiệt.
Câu 63. Nhiệt lượng thứ cấp được hiểu là:
A. Xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn được dự trữ ở ATP
B. Được tỏa ra khi cơ thể hấp thu thức ăn và oxy
C. Chỉ được sinh ra khi thủy phân Glycogen
D. Chỉ được sinh ra khi oxy hóa phospholipid
9
Câu 64. Nhiệt lượng sơ cấp được hiểu là:
A. Xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn được dự trữ ở ATP
B. Được tỏa ra khi cơ thể hấp thu thức ăn và oxy
C. Được sinh ra khi thủy phân Glycogen
D. Được sinh ra khi oxy hóa phospholipid
Câu 65. Hiện tương run cơ khi trời lạnh là cơ chế nào trong các cơ chế điều nhiệt sau:
A. Giảm quá trình sinh nhiệt
B. Tăng quá trình toả nhiệt
C. Giảm quá trình toả nhiệt
D. Tăng quá trình sinh nhiệt
Câu 66. Khi lao động trong môi trường khí hậu nóng, cơ thể thực hiện cơ chế nào là chủ
yếu để chống nóng trong các cơ chế sau
A. Giảm quá trình sinh nhiệt
B. Tăng quá trình toả nhiệt
C. Giảm quá trình toả nhiệt
D. Tăng quá trình sinh nhiệt
Câu 67. Khi thời tiết lạnh giá, cơ chế chống lạnh chính ở người là cơ chế nào sau đây:
A. Tăng phản xạ run cơ
B. Co mạch dưới da
C. Giãn mạch dưới da
D. Tăng tiết mồ hôi
III. PHẦN ĐIỆN TỪ
Câu 68: Ở điện tâm đồ bình thường:
A. Khoảng ST tương ứng thời kỳ kích thích bao trùm tất cả các cơ tim.
B. Khoảng TUP biểu hiện thời gian tim nghỉ, không có dòng điện tim
C. Khoảng PQ biểu hiện sự kích thích của tâm nhĩ.
D. Khoảng RS biểu hiện sự kích thích của tâm thất.
Câu 69: Dòng điện một chiều đều còn có tên gọi khác nào sau đây:
A. Dòng hạ tần
B. Dòng trung tần
C. Dòng cao tần
D. Dòng không đổi
Câu 70. Dòng điện trung tần là dòng có tần số:
A. Từ 1 Hz đến 1000Hz
B. Từ 1000 Hz đến 30 MHz
C. Từ 1000 đến 300.000Hz
D. Từ 30 MHz đến 400 MHz
10
Câu 71. Các đại lượng nào sau đây phản ánh thông số của dòng điện tác động vào cơ thể:
A. Độ dẫn điện
B. Điện trở
C. Độ dẫn điện và điện trở
D. Cường độ dòng điện
Câu 72. Đơn vị nào sau đây dùng để đo từ trường:
A. Ampe
B. Gray
C. Tesla
D. Sievert
Câu 73: Trong cơ chế hình thành dòng điện sinh vật, hiện tượng màng tế bào thấm hoàn
toàn với ion Na là hiện tượng nào sau đây
A. Khử cực
B. Quá khử cực
C. Tái cực
D. Quá tái cực
Câu 74: Trong cơ chế hình thành dòng điện sinh vật, hiện tượng màng tế bào thấm hoàn
toàn với ion Kali là hiện tượng nào sau đây
A. Khử cực
B. Quá khử cực
C. Tái cực
D. Quá tái cực
Câu 75: Trong quá trình phát sinh một xung điện thế hoạt động, sự thiết lập lại trạng thái
phân cực ban đầu (pha tái phân cực) trên màng tế bào diễn ra rất nhanh chóng là nhờ:
A. Hoạt động mạnh lên của các bơm Natri
B. Vai trò của cả ba yếu tố còn lại
C. Tính thấm của màng tế bào đối với ion K + bắt đầu tăng mạnh
D. Tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+ tăng đột biến.
Câu 76: Bản chất sự lan truyền điện thế hoạt động trong cơ thể sống là:
A. Sự kích hoạt nối tiếp các vùng cạnh nhau trên màng tế bào
B. Sự lan truyền sóng điện từ.
C. Sự lan truyền sóng cơ học trong môi trường đàn hồi.
D. Dòng điện trong môi trường điện ly ở hai phía màng tế bào.
Câu 77: Mức độ gây nguy hiểm của dòng điện khi đi qua cơ thể chủ yếu được quyết định
bởi
A. Cường độ dòng điện đi qua cơ thể
B. Đường dẫn truyền qua cơ thể
C. Tần số của dòng điện
11
D. Hiệu điện thế đặt vào cơ thể
Câu 78: Khi thực hiện một kích thích lên cơ thể sống, kích thích càng mạnh thì:
A. Vùng bị kích hoạt trên màng tế bào càng rộng
B. Biên độ xung điện thế hoạt động càng lớn
C. Thời gian kéo dài và biên độ xung điện động vẫn không thay đổi
D. Xung điện động kéo dài càng lâu.
Câu 79: Dòng điện xoay chiều được dùng trong các ứng dụng sau
A. Galvani liệu pháp
B. Phẫu thuật điện
C. Cấp cứu rối loạn hay ngừng tim
D. Điện di dược chất
Câu 80: Theo quan điểm Becxtanh, ion nào sau đây đóng vai trò hình thành điện thế nghỉ
A. Kali B. Natri
C. Clo D. Canxi
Câu 81: Theo quan điểm Becxtanh, ion nào sau đây đóng vai trò hình thành điện thế hoạt
động
A. Kali B. Natri
C. Clo D. Canxi
Câu 82: Trong lý thuyết ion màng của Becxtanh, vai trò của ion nào sau đây chưa được
chú ý
A. Kali B. Natri
C. Clo D. Canxi
Câu 83: Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:
I. giữa môi trường trong và ngoài tế bào tồn tại sự chênh lệch lớn về nồng độ của
cả ba loại ion vô cơ Na+, K+, Cl-.
II. Ở trạng thái nghỉ, màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các ion.
III. Tế bào luôn có xu hướng đẩy ion dương ra ngoài và thu vào trong ion âm.
Ta chọn:
A. I , II và III B. I và III C. II và III D. I và II
Câu 84: Đặc điểm của của quá trình lan truyền xung điện thế hoạt động theo sợi thần
kinh:
A. Càng ra xa điểm hưng phấn đầu tiên, biên độ xung điện càng giảm
B. Lan truyền với tốc độ dòng điện.
C. Biên độ được bảo toàn trong quá trình lan truyền
D. Lan truyền không theo hướng nhất định, có thể quay về điểm xuất phát
Câu 85: Trong các kiểu sợi dây thần kinh, sợi nào sau đây có chức năng vận động cơ
A. Anpha B. Bêta
C. Gamma D. Delta
12
Câu 86. Sự dịch chuyển các điện tử trong môi trường tạo ra dòng điện là bản chất dòng
điện trong môi trường nào sau đây:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Câu 87. Sự dịch chuyển các ion trong môi trường tạo ra dòng điện là bản chất dòng điện
trong môi trường nào sau đây:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Câu 88. Dòng điện được tạo ra khi có kích thích gây ion hóa môi trường và có tác dụng
của điện trường ngoài là điều kiện để tạo dòng điện trong môi trường nào sau đây:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Câu 89. Dòng điện được tạo ra khi có hiện tượng tạo điện tử tại âm cực trong một điện
trường là điều kiện để tạo ra dòng điện trong môi trường nào sau đây:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Chân không
Câu 90. Trong thiết bị quang phổ hấp thụ phân tử người ta sử dụng phương pháp biến
đổi tín hiệu không điện thành điện nào sau đây:
A. Biến đổi quang điện
B. Biến đổi nhiệt điện
C. Biến đổi áp điện
D. Biến đổi điện cảm, điện dung
Câu 91: Khi đặt điện cực trực tiếp nên vùng cần điều trị để tạo bỏng tại chỗ là cơ chế của
liệu pháp nào sau đây:
A. Ion hóa liệu pháp
B. Điện giải liệu pháp
C. Galvany liệu pháp
D. Liệu pháp kích thích cơ
Câu 92. Vài trò của chất trung gian hóa học Achetylcholin trong dẫn truyền tại xynap
thần kinh là:
A. Kích thích màng trước xynap
B. Ức chế màng trước xynap
13
C. Kích thích màng sau xynap
D. Ức chế màng trước xynap
Câu 93. Trong kỹ thuật chụp cộng hưởng từ hạt nhân, người ta sử dụng momen từ của
nguyên tử nào sau đây trong cơ thể sống nhằm bức xạ ra tín hiệu có tần số vô tuyến:
A. Oxy
B. Hydro
C. Natri
D. Kali
Câu 94: Đặc điểm của của quá trình lan truyền xung điện thế hoạt động theo sợi thần
kinh:
A. Càng ra xa điểm hưng phấn đầu tiên, biên độ xung điện càng giảm
B. Lan truyền với tốc độ dòng điện.
C. Biên độ được bảo toàn trong quá trình lan truyền
D. Lan truyền không theo hướng nhất định, có thể quay về điểm xuất phát
Câu 95: Bản chất sự lan truyền điện thế hoạt động là
A. Sự lan truyền sóng điện từ.
B. Sự lan truyền sóng cơ học trong môi trường đàn hồi.
C. Dòng điện trong môi trường điện ly ở hai phía màng tế bào.
D. Sự kích hoạt nối tiếp các vùng cạnh nhau trên màng tế bào
Câu 96. Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng
này sang vùng khác do
A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực
C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực
D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực
Câu 97. Trong máy ghi điện tim, bộ phận nào sau đây có tác dụng khếch đại tín hiệu
điện:
A. Nam châm
B. Cuộn dây
C. Bút ghi
D. Giấy ghi
Câu 98. Trong đánh giá kết quả giấy ghi điện tim, người thầy thuốc dựa vào tiêu chí nào
để đánh giá một sóng:
A. Biên độ sóng
B. Hình dạng sóng
C. Thời gian của sóng
D. Cả hình dạng, biên độ và thời gian của sóng

14
Câu 99. Trong các dây điện cực ngoại biên của kỹ thuật ghi điện tim, dây nào có tác
dụng nối đất và chống nhiễu:
A. Dây màu đỏ
B. Dây màu đen
C. Dây màu vàng
D. Dây màu xanh
Câu 100: Khi sử dụng dao cao tần trong phẫu thuật, người ta sử dụng tác dụng nào sau
đây của dòng điện:
A. Tác dụng kích thích cơ
B. Tác dụng nhiệt
C. Tác dụng dịch chuyển các ion
D. Tác dụng giảm đau
Câu 101. Kỹ thuật điện phân dẫn thuốc sử dụng cơ sở của liệu pháp nào sau đây:
A. Điện giải liệu pháp
B. Ion hóa liệu pháp
C. Galvany liệu pháp
D. Liệu pháp kích thích cơ
Câu 102. Đề phòng tai nạn do điện có thể gây ra cho con người thì phương pháp nào sau
đây dễ thực hiện nhất:
A. Tăng điện trở nơi tiếp xúc
B. Giảm bớt điện áp
C. Nối đất cho thiết bị điện
D. Tăng điện áp nguồn
Câu 103. Cơ sở ứng dụng của dòng điện hạ tần trong điều trị là:
A. Hiện tượng tạo chất mới tại điện cực
B. Hiện tượng kích thích cơ
C. Tác dụng nhiệt của dòng điện
D. Hiện tượng các ion dịch chuyển về cực trái dấu
Câu 104. Trong các kỹ thuật chẩn đoán sau, kỹ thuật nào phản ánh từ trường bên ngoài
tác dụng lên cơ thể sống:
A. CT Scannner
B. MRI
C. SPECT
D. PET
Câu 105. Trong kỹ thuật điện não, sóng nào sau đây thường xuất hiện khi ghi bệnh nhân
ngủ sâu hoặc hôn mê:
A. Sóng delta
B. Sóng theta
C. Sóng alpha
D. Sóng beta
15
Câu 106. Dòng điện nào sau đây còn được gọi là điện thế kích thích
A. Dòng 1 chiều đều
B. Điện thế tĩnh
C. Điện thế nghỉ
D. Điện thế hoạt động
IV. PHẦN QUANG HỌC
Câu 107. Tia tử ngoại có bước sóng nằm trong giới hạn nào sau đây :
A. 10-3 – 0,76 m
B. 0,39 – 10-2 m
C. 10-2 – 10-5 m
D.0,76 -0,39 m
Câu 108. Tia hồng ngoại có bước sóng nằm trong giới hạn nào sau đây :
A. 10-3 – 0,76 m
B. 0,39 – 10-2 m
C. 10-2 – 10-5 m
D.0,76 -0,39 m
Câu 109. Biểu thức nào sau đây cho biết mối liên hệ giữa thuộc tính sóng và thuộc tính
hạt của ánh sáng :
A.  = h.
B.  = m.c2
C. P = h/
D. m0 = 0
Câu 110. Biểu thức nào sau đây cho biết ánh sáng luôn chuyển động
A.  = h.
B.  = m.c2
C. P = h/
D. m0 = 0
Câu 111. Đối với chùm ánh sáng khả kiến, vật liệu nào sau đây hấp thụ kém nhất:
A. Máu
B. Lá cây
C. Thủy tinh
D. Bột than
Câu 112. Dải ánh sáng nào sau đây có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp
vitamin D :
A. Khả kiến
16
B. Hồng ngoại
C. Tử ngoại
D. RF (radio friquency)
Câu 113. Khi chiếu sáng lên cơ thể sinh vật, các phân tử Protid có thay đổi nào sau đây :
A. Giảm khả năng hòa tan
B. Giảm độ nhớt
C. Tăng tính kích hoạt các men
D. Kích thích tính kháng nguyên
Câu 114. Tế bào hình nón ở mắt người tập trung nhiều ở bộ phận nào sau đây:
A. Mống mắt
B. Màng mạch
C. Điểm vàng
D. Cơ vận nhãn
Câu 115. Trong dải bước sóng của tia tử ngoại, dải bước sóng nào sau đây có tác dụng
khử khuẩn mạnh nhất:
A. 100 – 280 nm
B. 280 – 320 nm
C. 320 – 340 nm
D. 340 – 400 nm
Câu 116. Trong dải bước sóng của tia tử ngoại, dải bước sóng nào sau đây có tác dụng
tạo sắc tố trên da:
A. 100 – 290 nm
B. 290 – 330 nm
C. 330 – 340 nm
D. 340 – 400 nm
Câu 117. Laser CO2 có bước sóng là:
A. 532 nm
B. 1064 nm
C. 10600 nm
D. 630 nm
Câu 118. Hãy sắp xếp các bức xạ điện từ dưới đây theo thứ tự giảm dần của bước sóng (
1. Tia gamma 2. Ánh sáng trắng 3. Tia X 4. Sóng vô tuyến):
A. 3, 2, 1, 4
B. 1, 3, 2,
C. 4, 2, 1, 3
17
D 4, 2, 3, 1
Câu 119. Trong vùng ánh sáng khả kiến, các dải sóng có bước sóng hẹp cho các màu sắc
khác nhau, hãy tìm trật tự màu đúng trong các đáo án sau:
A. Đỏ, vàng, da cam, lục, lam, chàm, tím.
B. Đỏ, da cam, vàng, lục, chàm, lam, tím
C. Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím
D. Đỏ, da cam, vàng, lam, lục, chàm, tím
Câu 120: Dải tần số sóng âm nào sau đây tai người có thể nghe được:
A. 0-16 Hz
B. 16-20.000 Hz
C. 20.000Hz – 109 Hz
D. 109 Hz – 1013 Hz
Câu 121. Trong các dải tần số sóng âm sau, dải tần số nào được ứng dụng cả trong chẩn
đoán và điều trị:
A. 0-16 Hz
B. 16-20.000 Hz
C. 20.000Hz – 109 Hz
D. 109 Hz – 1013 Hz
Câu 122. Để đánh giá tốc độ dòng chảy của chất lỏng trong lòng ống và mối liên quan
giữa tốc độ dòng chảy với tiết diện lòng ống, người ta sử dụng định luật nào sau đây:
A. Định luật bảo toàn thể tích
B. Định luật Bernoulli
C. Định luật Fick
D. Định luật Henry
Câu 123. Trong hiện tượng khếch tán, định luật nào sau đây khảo sát sự phụ thuộc của số
phân tử khếch tán với diện tích dung dịch tiếp xúc:
A. Định luật Henry
B. Định luật Dalton
C. Định luật Cetrenov
D. Định luật Fick
Câu 124. Trong các sóng điện tâm đồ, sóng nào sau đây có ý nghĩa khử cực tâm nhĩ:
A. P
B. QRS
C. T
D. U
Câu 125. Trong các sóng điện tâm đồ, sóng nào sau đây có ý nghĩa khử cực tâm thất:
A. P
B. QRS
C. T
D. U
18
Câu 126. Đối với ánh sáng trắng, máu ít hấp thụ ánh sáng trong dải sóng nào sau đây
A. 0,43 -0,4 µm
B. 0,45 – 0,43 µm
C. 0,50 – 0,45 µm
D. 0,76 – 0,63 µm
Câu 127. Loại phát quang nào sau đây thường được sử dụng làm nguồn chiếu sáng gia
dụng:
A. Huỳnh quang
B. Lân quang
C. Phát quang hóa học
D. Phát quang sinh học
Câu 128. Khi chiếu sáng vào sinh hệ thì phản ứng nào sau đây gây bệnh lý, gây đột biến
di truyền và gây tử vong:
A. Phản ứng tạo năng lượng
B. Phản ứng thông tin
C. Phản ứng sinh tổng hợp các phân tử hữu cơ
D. Phản ứng phá hủy biến tính
Câu 129. Phát biểu nào sau đây đúng cho quá trình quang hợp:
A. Khử CO2
B. Khử O2
C. Khử hydrat cacbon
D. Nhận điện tử
Câu 130. Thành phần nào sau đây của mắt có tác dụng điều chỉnh thông lượng của ánh
sáng tác dụng vào võng mạc:
A. Giác mạc
B. Kết mạc
C. Đồng tử
D. Củng mạc
Câu 131. Trong quang hình học của mắt, lưỡng chất cầu nào sau đây có độ dày nhỏ
nhất :
A. Giác mạc
B. Thủy tinh thể trước
C. Thủy tinh thể sau
D. Tổng hợp
Câu 132. Khả năng phân ly của tế bào hình nón so với tế bào hình que ở mắt người là :

19
A. Nhỏ hơn
B. Lớn hơn
C. Bằng nhau
D. Bằng một nửa
Câu 133. Trong các đại lượng sau, đại lượng nào tỉ lệ nghịch với khả năng hấp thụ của
dung dịch
A. Hệ số truyền qua
B. Mật độ quang học
C. Nồng độ dung dịch
D. Bề dày dung dịch
Câu 134. Trong kỹ thuật quang phổ hấp thụ phân tử, để xác định một chất trong hỗn hợp
nhiều chất người ta có thể dựa vào:
A. Màu sắc của dung dịch
B. Bước sóng hấp thụ cực đại của chất
C. Nồng độ dung dịch
D. Xây dựng đồ thị chuẩn
Câu 135. Ưu điểm chính của kính hiển vi tử ngoại so với kính hiển vi huỳnh quang là:
A. Tăng độ phóng đại của kính
B. Giảm độ tương phản của ảnh
C. Tăng năng suất phân ly của kính
D. Sử dụng nguồn ánh sáng trắng
Câu 136. Hiện tượng nào sau đây được sử dụng trong kính hiển vi trường tối
A. Hiện tượng phản xạ
B. Hiện tượng khúc xạ
C. Hiện tượng nhiễu xạ
D. Hiện tượng tán xạ
Câu 137. Năng suất phân ly của loại kính hiển vi nào sau đây là lớn nhất
A. Kính hiển vi tử ngoại
B. Kính hiển vi quang học trường sáng
C. Kính hiển vi trường tối
D. Kính hiển vi điện tử
Câu 138. Trong các thiết bị laser sau, thiết bị laser nào có môi trường hoạt chất là chất
khí:
A. Laser Rubi
B. Laser màu
20
C. Laser YAG-Nd
D. Laser Excimer
Câu 139. Màu sắc của chùm tia laser trong vùng ánh sáng khả kiến do tính chất nào sau
đây quyết định:
A. Độ kết hợp
B. Độ đơn sắc
C. Độ định hướng
D. Cách phát tia laser
Câu 140. Năng lượng của chùm tia laser được quyết định bới tính chất nào sau đây:
A. Độ kết hợp
B. Độ đơn sắc
C. Độ định hướng
D. Cách phát tia laser
Câu 141. Khả năng chiếu xa của chùm tia laser được quyết định bởi tính chất nào sau
đây:
A. Độ kết hợp
B. Độ đơn sắc
C. Độ định hướng
D. Cách phát tia laser
Câu 142. Theo quan điểm về năng lượng, khi chùm ánh sáng tác động vào cơ thể sống
các diễn biến sinh lí và cấu trúc của sinh hệ xảy ra ở giai đoạn:
A. Giai đoạn 1
B. Giai đoạn 2
C. Giai đoạn 3
D. Giai đoạn 4
Câu 143. Trong các phản ứng và tác dụng của ánh sáng sau, phản ứng nào thể hiện tác
hại của ánh sáng đối với cơ thể sống:
A. Phản ứng tạo năng lượng
B. Phản ứng thông tin
C. Phản ứng quang động lực
D. Phản ứng sinh tổng hợp sắc tố và vitamin
Câu 144. Tìm phát biểu SAI về tia laser?
A. Tia laser có tính định hướng cao
B. Tia laser bị tán sắc khi qua lăng kính
C. Tia laser có độ đơn sắc cao
D. Tia laser có thể phát liên tục và phát thành xung
Câu 145. Hiện tượng nào sau đây là cơ sở để tạo ra được chùm tia Laser?

21
A. Hiện tượng hấp thụ
B. Hiện tượng phát xạ cưỡng bức
C. Hiện tượng phát xạ tự do
D. Hiện tượng tán xạ
Câu 146. Trong chế tạo la bàn, đồng hồ dạ quang người ta sử dụng hình thức phát quang
nào sau đây :
A. Huỳnh quang
B. Lân quang
C. Phát quang hóa học
D. Phát quang sinh học
Câu 147. Bệnh loạn thị không đều do nguyên nhân nào sau đây:
A. Sẹo giác mạc
B. Hậu quả của đau mắt hột
C. Dị vật gây chấn thương giác mạc
D. Sẹo giác mạc, Hậu quả của đau mắt hột và dị vật giác mạc
Câu 148. Trong các thiết bị laser sau, thiết bị laser nào sử dụng cơ chế quang đông, bốc
bay tổ chức:
A. Laser He-Ne
B. Laser YAG-Nd
C. Laser CO2
D. Laser Diod
Câu 149. Trong tổn thương bỏng giác mạc, loại laser nào sau đây có tác dụng phục hồi
sự nhạy cảm của giác mạc:
A. Laser Rubi
B. Laser YAG-Nd
C. Laser CO2
D. Laser He-Ne
Câu 150: Mắt điều tiết mạnh nhất khi quan sát vật đặt ở:
A. Cách mắt 25cm
B. Điểm cực viễn
C. Điểm cực cận
D. Trong giới hạn nhìn rõ của mắt
Câu 151. Tia Laser YAG-Nd có thể điều trị nám má nhờ tính chất:
A. Khả năng kích thích sinh học
B. Quang đông tổ chức
C. Bốc bay tổ chức

22
D. Khả năng quang nhiệt chọn lọc
Câu 152. Trong chỉnh kính cho người bị tật ở mắt, người ta sử dụng một thấu kính trụ
phân kỳ có trục nằm ngang trong trường hợp nào sau đây:
A. Cân thị
B. Viễn thị
C. Loạn cận đơn theo qui tắc
D. Loạn hồn hợp không theo qui tắc
Câu 153. Trong cơ chế sự nhìn của mắt người, khi cho vật lại gần mắt, mắt người điều
tiết thì thủy tinh thể thay đổi như thế nào trong các đáp án sau
A. Không thay đổi
B. Dẹt đi
C. Phồng lên
D. Gây đục thủy tinh thể
Câu 154. Trong hiện tượng khếch tán, đại lượng nào sau đây có sự phụ thuộc vào khối
lượng, hình dạng của phân tử, độ nhớt của dung môi và nhiệt độ của dung dịch:
A. Hệ số khếch tán
B. Diện tích khếch tán
C. Nồng độ dung dịch
D. Số phân tử khếch tán
Câu 155. Dòng điện nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật điện phân dẫn thuốc
A. Dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện hạ tần
C. Dòng điện trung tần
D. Dòng điện cao tần
Câu 156. Dòng điện nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật shock điện:
A. Dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện hạ tần
C. Dòng điện trung tần
D. Dòng điện cao tần
Câu 157. Dòng điện nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật điện châm:
A. Dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện hạ tần
C. Dòng điện trung tần
D. Dòng điện cao tần
Câu 158. Dao mổ điện được sử dụng trong phẫu thuật được sử dụng dòng điện nào sau
đây :
A. Dòng điện 1 chiều
B. Dòng điện hạ tần
C. Dòng điện trung tần
D. Dòng điện cao tần
23
Câu 159. Trong sơ đồ mức năng lượng của các điện tử khi hấp thụ và phát quang, bước
chuyển nào sau đây tương ứng với hiện tượng huỳnh quang:
A. Năng lượng từ mức cơ bản lên mức kích thích
B. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức cơ bản
C. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức Triplet
D. Năng lượng từ mức Triplet về mức cơ bản
Câu 160. Trong sơ đồ mức năng lượng của các điện tử khi hấp thụ và phát quang, bước
chuyển nào sau đây tương ứng với hiện tượng lân quang:
A. Năng lượng từ mức cơ bản lên mức kích thích
B. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức cơ bản
C. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức Triplet
D. Năng lượng từ mức Triplet về mức cơ bản
Câu 161. Trong sơ đồ mức năng lượng của các điện tử khi hấp thụ và phát quang, bước
chuyển nào sau đây không được diễn ra:
A. Năng lượng từ mức cơ bản lên mức kích thích
B. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức cơ bản
C. Năng lượng từ mức cơ bản lên mức Triplet
D. Năng lượng từ mức kích thích Singlet về mức Triplet
Câu 162. Nhận xét nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG? Một nguồn âm phát ra một âm có
tần số không đổi, tần số âm mà máy thu, thu được:
A. Tăng lên khi nguồn âm chuyển động lại gần máy thu.
B. Giảm đi khi nguồn âm chuyển động ra xa máy thu.
C. Tăng lên khi máy thu chuyển động lại gần nguồn âm.
D. Không thay đổi khi máy thu và nguồn âm cùng chuyển động hướng lại gần nhau.
Câu 163. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG ĐÚNG?
A. Nhạc âm là do nhiều nhạc cụ phát ra.
B. Tạp âm là các âm có tần số không xác định.
C. Độ cao của âm là một đặc tính của âm.
D. Âm sắc là một đặc tính của âm.

24

You might also like