You are on page 1of 24

Màu xanh da trời: Không biết, làm mò.

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC PHẦN VẬT LÝ – LÝ SINH 2022-2023


1. Ðặc điểm của dao động:
a) chuyển động được lặp lại nhiều lần theo thời gian
b) hệ không có vị trí cân bằng.
c) hệ luôn dao động trở lại vị trí cũ
d) tất cả các yếu tố trên
2. Dao động điều hòa:
a) chu kỳ bằng tổng số dao động mà hệ thực hiện được trong một đơn vị thời gian
b) là hoạt động của tim vừa hút vừa đẩy máu đi liên tục đến các cơ quan.
c) chu kỳ của dao động là ổn định và biên độ là không đổi.
d) năng lượng không được bảo toàn
3. Dao động cưỡng bức:
a) là hoạt động của tim vừa hút vừa đẩy máu đi liên tục đến các cơ quan.
b) Khi tần số của lực tuần hòan bằng tần số dao động riêng của hệ
c) dùng ngoại lực từ các máy kích thích tuần hoàn tác dụng một số bộ phận trên

thể.
d) Câu a và câu c là đúng.
4. Sự truyền sóng:
a) quá trình vận chuyển vật chất trong môi trường.
b) quá trình lan truyền sóng cơ học trong một môi trường vật chất.
c) phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với tia sóng.
d) dao động của các phần tử của môi trường trùng với tia sóng.
5. Bước sóng là:
a) khoảng cách ngắn nhất giữa các điểm có dao động cùng pha.
b) tổng số dao động mà hệ thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
c) quãng đường mà sóng truyền được sau khoảng thời gian bằng một chu kỳ.
d) câu a và câu c.
7. Âm thanh (Người nghe dc)
a) Những dao động cơ có tần số dưới 20 Hz.
b) những dao động có tần số trên 20.000 Hz.
c) những dao động có tần số là 50 Hz.
d) những dao động có tần số khoảng từ 20 - 20.000 Hz.
8. Âm thanh đi thành tia và :
a) cũng bị phản xạ.
b) cũng bị khúc xạ.
c) cũng bị nhiễu xạ.
d) cũng bị phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ và hấp thụ như tia sáng.
9. Vận tốc truyền âm thanh
a) không thay đổi khi âm thanh truyền qua các môi trường khác nhau.
b) Vận tốc truyền âm trong chất khí tỉ lệ với nhiệt độ.
c) Vận tốc truyền âm trong vật rắn lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí
d) câu b và câu c đúng.
10. Cường độ âm cần phải cảnh giác đối với màn nhĩ chúng ta:
a) 100 dB
b) 80 dB
c) 130 dB.
d) 90 dB.
11. Khu vực mà tai ta dễ cảm giác âm thanh nhất:
a) tần số dưới 20 Hz.
b) tần số cao hơn 20000 Hz.
c) tần số dưới 1000 Hz.
d) tần số dưới 20000 Hz và lớn hơn 20 Hz.
12. Ðộ cao của âm thanh:
a) Ðộ trầm, bổng của âm thanh.
b) Ðộ lớn nhỏ của âm thanh.
c) Sự khác nhau giữa hai nhạc cụ, hai giọng nói cùng tần số.
d) Ðộ lớn của vận tốc truyền âm.
13. Ðộ to của âm thanh:
a) Ðộ trầm, bổng của âm thanh.
b) Ðộ lớn nhỏ của âm thanh.
c) Sự khác nhau giữa hai nhạc cụ, hai giọng nói cùng tần số.
d) Ðộ lớn của vận tốc truyền âm.
13’. Ðược tiếp nhận bằng những phần khác nhau của màng nhĩ là:
a) Âm sắc.
b) Công suất rung cuả âm.
c) Cường độ âm
d) Những dao động âm khác nhau về tần số
14. Hiệu ứng Doppler
a) Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được
cao hơn tần số do nguồn âm đã phát ra
b) Khi nguồn âm tiến lại gần quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được
thấp hơn tần số do nguồn âm đã phát ra
c) Khi nguồn âm đi ra xa quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được cao
hơn tần số do nguồn âm đã phát ra
d) Khi nguồn âm đi ra xa quan sát viên, tần số mà quan sát viên nhận được có thể
thấp hơn hoặc cao hơn tần số do nguồn âm đã phát ra.
15. Khi phát âm không khí được:
a) đẩy từ phổi lên thanh qủan với một áp suất nhất định
b) được luồng thân kinh trung ương chỉ huy độ căng của dây
c) câu a và b đúng
d) câu a và c sai.
16. tần số âm thanh phát ra tại thanh quản:
a) tỉ lệ với lực căng của dây thanh quản.
b) tỉ lệ chiều dài dây thanh qủan
c) tỉ lệ khối lượng một đơn vị chiều dài dây
thanh qủan.
d) Tất cả đều đúng.
17. Xung thần kinh điều khiển sự phát âm
có nhịp điệu bởi
a) vùng đồi thị của vỏ não
b) ở trung não
c) Bán cầu tiểu não.
d) Bán cầu đại não.
18. Cơ chế của qúa trình nghe:
a) sóng âm truyền đến tai ngoài, sự thay đổi áp suất do dao động làm cho các
phần tử của màng nhỉ dao động theo
b) dao động màng nhỉ truyền đến cửa sổ bầu dục của tai giữa, thông qua hệ thống
xương con ở đó.
c) dao động của các phần tử ở cửa sổ bầu dục tạo ra chuyển động ngoại dịch
pêrilymphô chứa trong ốc tai.
d) một chuỗi các hoạt động từ a, b, c.
20. Mục đích của chẩn đoán gõ:
a) Dựa vào âm phát ra của một số bộ phận gõ, ta có thể đánh giá các phần tim,
phổi, gan là bình thường hay có bệnh do sự thay đổi về âm sắc và độ cao.
b) Tùy theo bệnh nhân và yêu cầu chẩn đoán, chúng ta phải gõ với mức độ mạnh
nhẹ khác nhau
c) Gõ mạnh đối với bệnh nhân quá béo, với trẻ em phải gõ nhẹ
d) Phải phân tích một cách tỉ mỉ âm thanh tạo ra khi gõ về cường độ, độ cao, âm
sắc.
21. Nếu âm phát ra khi gõ vào phổi của một người đạt tần số cao, âm sắc
phong phú, cường độ lớn, thời gian dư âm dài ta kết luận:
a) Người đó có da dầy bị bệnh.
b) Người đó có màng phổi bị tràn dịch.
c) Người đó có phổi hoạt động bình thường.
d) Người đó có phổi bị vôi hóa.
22. Mục đích của chẩn đoán nghe
a) nghiên cứu những âm từ cơ thể phát ra khi ta gõ vào chúng.
b) nghiên cứu những âm từ cơ thể phát ra như của tim, phổi để định bệnh.
c) người ta dùng ống nghe (stétoscope).
d) dùng ống nghe khi âm muốn nghiên cứu bị các âm khác che lấp.
23. Mục đích phép thử Rhinner:
a) dùng một âm thoa đang dao động gần tai bệnh nhân
b) dùng dấu hiệu Rinnơ dương chứng tỏ người bị điếc
c) để xác định tổn thương ở vùng nào của cơ quan thính giác
d) dùng dấu hiệu Rinnơ âm chứng tỏ người bị điếc
24. Lý sinh y học là môn học
A. Nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên cơ thể sinh vật
B. Nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong các tổ chức sống và cơ thể sống dựa
trên quan điểm và quy luật vật lý
C. Nghiên cứu các quá trình biến đổi của vật chất
D. Nghiên cứu các quá trình biến đổi năng lượng xảy ra trên cơ thể người
25. Chọn câu sai về các dạng năng lượng có thể tồn tại trong cơ thể sống
A. Trong cơ thể điện năng có trong sự vận chuyển thành dòng của các ion qua
màng tế bào
B. Nhiệt năng tồn tại trong toàn bộ cơ thể, đảm bảo cho cơ thể có một nhiệt độ
bên trong cần thiết cho các PƯ chuyển hóa diễn ra bình thường
C. Hóa năng có ở khắp cơ thể và tồn tại dưới nhiều hình thức: hóa năng của các
chất tạo thành, hóa năng của các chất dự trữ, hóa năng của các chất đảm bảo các
hoạt động chức năng, hóa năng của các hợp chất giàu năng lượng,…
D. Năng lượng hạt nhân không thể tồn tại trong cơ thể
26. Cơ thể sinh vật thuộc hệ nhiệt động
A. Hệ mở
B. Hệ đóng
C. Hệ biệt lập
D. Hệ cô lập
27. Nhiệt động học là ngành khoa học nghiên cứu
A. Mức độ vận động của thế giới vật chất
B. Sự chuyển động không ngừng của các phân tử
C. Sự chuyển hóa nhiệt lượng sang các dạng năng lượng khác và ngược lại
D. Mức độ thay đổi của các tế bào khi bị ảnh hưởng bởi môi trường ngoài
28. Người ta chia hệ nhiệt động thành những loại nào sau đây
A. Hệ đóng, hệ mở
B. Hệ biệt lập, hệ đóng, hệ mở
C. Hệ cô lập, hệ mở
D. Hệ kín, hệ mở
29. Thế nào là hệ đóng
A. Hệ không trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh
B. Hệ trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh.
C. Hệ trao đổi vật chất mà không trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh
D. Hệ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh
30. Thế nào là hệ mở
A. Hệ không trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh
B. Hệ trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh.
C. Hệ trao đổi vật chất mà không trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh
D. Hệ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh
31. Thế nào là hệ cô lập
A. Hệ không trao đổi năng lượng và vật chất với môi trường xung quanh
B. Hệ trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường xung quanh.
C. Hệ trao đổi vật chất mà không trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh
D. Hệ trao đổi năng lượng mà không trao đổi vật chất với môi trường xung quanh
32. 100℃ tương đương với bao nhiêu độ F
A. 200℉
B. 210℉
C. 212℉
D. 215℉
33. 310 độ K tương đương với bao nhiêu độ C
A. 38℃
B. 37℃
C. 36℃
D. 35℃
34. Một bác sĩ dung nhiệt kế thủy ngân có thang đo theo độ F để đo thân
nhiệt của một bệnh nhân. Sau khi đo có kết quả là 100,4. Kết quả này tương
đương
A. 37℃
B. 37,5℃
C. 38℃
D. 38,5℃
35. Chọn phát biểu sai
Theo nguyên lý I nhiệt động lực học thì:
A. Nhiệt truyền cho hệ trong một quá trình có giá trị bằng độ biến thiên nội năng
của hệ và công do hệ sinh ra trong quá trình đó
B. Trong hệ cô lập, nếu không cung cấp nhiệt cho hệ, mà muốn hệ sinh công thì
nộinăng của hệ phải giảm
C. Nếu ký hiệu A, Q là công và nhiệt mà hệ nhận được, ký hiệu A’, Q’ là công và
nhiệt mà hệ sinh ra thì Q=∆U + A′
D. Trong hệ cô lập: A=Q=0  ∆U = 0. Ta nói nội năng của hệ cô lập luôn bằng 0.
36. Chọn câu sai
A. Nhiệt lượng sơ cấp xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt trong quá
trình trao đổi vật chất bởi những PƯ hóa sinh (không thuận nghịch)
B. Nhiệt lượng thứ cấp xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn được dự trữ
trong các liên kết giàu năng lượng (ATP)
C. Nhiệt lượng tỏa ra khi đứt các liên kết giàu năng lượng dự trữ trong cơ thể để
điều hóa các hoạt động chủ động của cơ thể được quy ước là nhiệt thứ cấp
D. Đối với cơ thể sống năng lượng dự trữ vào cơ thể luôn đạt 50% tổng năng
lượng có trong cơ thể
37. Chọn câu đúng
A. Đối với động vật máu nóng, khi nhiệt độ môi trường thấp hơn thân nhiệt, nhiệt
sẽ tỏa ra môi trường, để cân bằng nhiệt thì cơ thể phải sinh nhiệt
B. Phần năng lượng do cơ thê tỏa ra ở dạng nhiệt lượng thứ cấp sẽ chiếm phần
lớn
C. Theo nguyên lý I thì nhiệt sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn bằng công
mà cơ thể thực hiện và năng lượng dự trữ trong cơ thể
D. Theo nguyên lý I thì nhiệt sinh ra trong quá trình đồng hóa thức ăn bằng công
mà cơ thể thực hiện và năng lượng bị mất cho môi trường
38. Nguyên lý I có nhược điểm
A. Chỉ cho biết khả năng sinh công
B. Không cho biết chiều diễn biến của quá trình biến đổi giữa nhiệt và công
C. Chỉ cho biết quá trình truyền nhiệt
D. Không cho biết sự biến đổi nội năng trong hệ
39. Khi nói về sóng siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền trong chất rắn
B. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật chất rắn
C. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz
D. Siêu âm có thể truyền được trong chân không
40. Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
B. Sóng cơ học truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí, chân
không
C. Sóng cơ học có phương vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc
41. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng
truyền qua trùng với phương truyền sóng
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không
C. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng
truyền qua vuông góc với phương truyền sóng
D. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi
theo sóng
42. Dưới tác dụng của dòng điện sinh hoạt (xoay chiều tần số 50 Hz) thì:
A. Cơ gấp co mạnh
B. Cơ duỗi co mạnh
C. Cơ gấp, cơ duỗi co
D. Cơ gấp, cơ duỗi co cứng
43. Cơ chế gây điện giật là do cơ thể tiếp xúc với:
A. Dây nóng
B. Dây nguội (dây nối đất)
C. Cả 2 dây của nguồn điện
D. Dây dẫn điện
44. Một trong số các nguyên tắc an toàn cho điện máy và cho người sử dụng
là:
A. Đặt máy trên tấm kim loại
B. Nối đất bộ phận kim loại của máy
C. Đi găng tay cao su khi sử dụng
D. Giữ nền nhà khô ráo
45. Một người đi chân đất, tay chạm phải dây nóng của nguồn điện thì sẽ
xảy ra:
A. Bỏng tay
B. Ngừng thở
C. Ngừng tim
D. Điện giật
46. Những ion chủ yếu tham gia vào sự hình thành hoạt động điện ở tim là:
A. Na+, K+, Ca++
B. Na+, K+, Cl
C. K+, Cl-+, Ca++
D. Na+, Cl-, Ca++
47. Dòng điện phát ra khi tim hoạt động chính là dòng điện:
A. Sinh vật
B. Một chiều
C. Xoay chiều
D. Hạ tần
48. Dòng điện tim được dẫn truyền ra đến ngoài da là nhờ cơ chế có các:
A. Ion âm
B. Ion dương
C. Nước
D. Dung dịch điện ly
49. Khi tế bào cơ tim ở trạng thái nghỉ, ion được khuếch tán qua lại 2 phía
của màng
là:
A. Na+
B. K+
C. Cl-
D. Tất cả các loại Na+, K+, Cl-
50. Khi tế bào cơ tim tiếp nhận xung động, nó sẽ chuyển từ trạng thái nghỉ
sang trạngthái hoạt động. Lúc này tính thấm của màng đột ngột thay đổi với
ion:
A. Na+
B. K+
C. Cl
D. Na+, K+, Cl-
51. Hoạt động của tế bào cơ tim bình thường bao gồm các quá trình:
A. Khử cực
B. Tái cực
C. Nghỉ
D. Khử cực, tái cực, nghỉ
52. Các sóng chính ghi được
trong điện tâm đồ bình thường:
A. P, Q, R, T
B. P, Q, S, T, U
C. P, Q, R, S, T
D. R, S, T, U
53. Trong các sóng ghi được trên
điện tâm đồ, sóng nào luôn
dương?
A. P
B. R
C. S
D. T
54. Trong các sóng ghi được trên
điện tâm đồ, sóng nào luôn âm?
A. P
B. R
C. Q
D. T
55. Khi tâm thất khử cực và tái cực, trên điện tâm đồ thể hiện bằng các sóng
nào?
A. QS
B. QRS
C. QRST
D. PQRS
56. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ
cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và võng mạc để
giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và vật cần quan
sát để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thủy tinh thể,
khoảng cách giữa thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát
hiện rõ trên võng mạc
57. Nhận xét nào sau đây về các tật của mắt là không đúng?
A. Mắt cận không nhìn rõ được các vật ở xa, chỉ nhìn rõ được các vật ở gần
B. Mắt viễn không nhìn rõ được các vật ở gần, chỉ nhìn rõ được các vật ở xa
C. Mắt lão không nhìn rõ được các vật ở gần mà cũng không nhìn rõ được các vật
ở xa
D. Mắt lão hoàn toàn giống mắt cận và mắt viễn.
58. Cách sửa các tật về mắt nào sau đây là không đúng?
A. Muốn sửa tật cận thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ phù
hợp
B. Muốn sửa tật viễn thị ta phải đeo vào mắt một thấu kính hội tụ có độ tụ phù
hợp
C. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là
kính hội tụ, nửa dưới là kính phân kỳ.
D. Muốn sửa tật lão thị ta phải đeo vào mắt một kính hai tròng gồm nửa trên là
kính phân kỳ, nửa dưới là kính hội tụ.
59. Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục các tật cận thị của mắt là
đúng?
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa
B. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng
khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm
C. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính
hiện lên mắt
D. Mắt cận khi đeo kính chữa tật cận thị sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ
25cm đến vô cực
60. Phát biểu nào sau đây về mắt cận là đúng?
A. Mắt cận đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt cận đeo kính hổi tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt cận đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt cận đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần
61. Phát biểu nào sau đây về mắt viễn là đúng?
A. Mắt viễn đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
B. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cực
C. Mắt viễn đeo kính phân kỳ để nhìn rõ vật ở gần
D. Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần
62. Chọn phát biểu đúng:
A. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng không phải điều tiết
B. Mắt không có tật khi quan sát các vật ở vô cùng phải điều tiết tối đa
C. Mắt cận thị khi không điều tiết sẽ nhìn rõ các vật ở vô cực
D. Mắt viễn thị khi quan sát các vật ở vô cực không phải điều tiết
63. Người ta có thể bị điện giật chết nếu có dòng điện 50 mA chạy gần tim.
Điện trở của cơ thể người khoảng 1000Ω, chúng ta có thể làm việc với hiệu
điện thế tối đa là bao nhiêu?
A. 100 V
B. 75 V
C. 50 V
D. 25 V
64. Dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần khi tác dụng lên cơ thể gây nên
hiện tượng:
A. Nóng.
B. Giãn mạch
C. Kích thích
D. Điện phân
65. Dòng điện cao tần là dòng điện có tần số:
A. Trên 100 000Hz
B. Trên 200 000Hz
C. Trên 300 000Hz
D. Trên 400 000Hz
66. Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước
sóng 0,25m. Tần số của sóng đó là:
A. 50 Hz
B. 220 Hz
C. 440 Hz
D. 27,5 Hz
1. Tính chỉ số BMI, WHR, giới hạn bình thường của các chỉ số
 BMI = (cân nặng )/(chiều cao x 2) (Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân
nặng tính bằng kg)
 Chỉ số BMI cho biết người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng.
 Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể
hình.

 Tính tỷ lệ vòng eo/mông (Waist Hip Ratio = WHR): đánh giá sự phân bố mỡ
trong cơ thể.
 Dựa vào phân bố mỡ trên cơ thể, chia ra:
 Cách đo: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua
điểm phình to nhất của mông.
 Chỉ số WHR ở nam giới < 0,95, còn nữ < 0,85. Chỉ số WHR phản ánh được sự
phân bố mỡ trong cơ thể. Nếu mỡ ở vùng bụng và eo nhiều cảnh báo nguy cơ
mắc nhiều bệnh lý tiểu đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu,…
2. Tính nhu cầu năng lượng cần thiết hằng ngày.
chúng ta có thể tính nhanh theo công thức đơn giản sau đây
- Nam: BEE (Basal Energy Expenditure) = Cân nặng * 24 kcal/kg/ngày.
- Nữ: BEE (Basal Energy Expenditure) = Cân nặng * 22 kcal/kg/ngày.
Ví dụ: Nam có cân nặng 62kg thì BEE =  24*62 = 1.488 kcal/ngày.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động hàng ngày
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động hàng ngày được tính bằng một hệ số tùy
thuộc vào loại hình lao động, ngành nghề, công việc..., còn gọi là chỉ số hoạt
động.
Mức độ Ví dụ Hệ số
Những công việc chỉ ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài như
thợ may, nghề thêu, nhân viên đánh máy, nhân viên văn phòng, bảo
Thụ động 1,2
vệ, thu ngân, họa sĩ, nhạc công, tài xế, nhân viên làm phòng thí
nghiệm...
Những công việc đòi hỏi phải thường xuyên đi lại nhẹ nhàng và
Nhẹ 1,375
không mang vác nặng trong một thời gian dài.
Trung bình Giữ trẻ, nhân viên vệ sinh nhà cửa, phục vụ nhà hàng... 1,55
Những ngành nghề lao động chân tay như thợ hồ, nông dân, nghề
Năng động 1,725
mộc.
Vận động viên trong thời gian tập luyện chuẩn bị thi đấu, phu bốc
Rất tích cực xếp hàng hóa... nói chung, đây là mức rất khó đạt được, đòi hỏi vận 1,9
động cơ bắp tích cực trong thời gian dài.
 
Ví dụ: Nữ có cân nặng 52kg (cân nặng chuẩn theo chiều cao), làm việc văn
phòng thường xuyên đi lại nhẹ nhàng và có chạy bộ 30 phút mỗi ngày với tốc
độ trung bình. Tính nhu cầu năng lượng và phân bổ các chất dinh dưỡng cho
hợp lý?

- Nhu cầu năng lượng cho chuyển hóa cơ bản: BMR hoặc BEE (Nữ) = 22 *
52 = 1.144 kcal/ngày.
- Tổng nhu cầu cho tiêu hao hàng ngày: TEE =  BEE*1,375 = 1.144*1,375 =
1.573 kcal/ngày.
- Nhu cầu cho tập luyện: E = 300*0.5 = 150 kcal/ngày.
- Tổng nhu cầu năng lượng hàng ngày: TE = TEE + E = 1.573 + 150 = 1.723
kcal/ngày.
vậy:
TE = TEE + E (tập luyện) + E (nhu cầu đặc biệt)

3. Pt của nguyên lý I NĐH đối với cơ thể sống


Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động học: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng
không tự nhiên mất đi mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác”.
4. Các dạng năng lượng trong cơ thể? Dạng nào chiếm tỉ lệ cao nhất?
Các dạng năng lượng trong cơ thể người: điện, nhiệt, hóa, và năng lượng hạt
nhân. Trong đó, nhiệt năng chiếm tỉ lệ cao nhất, vì cơ thể người là máu nóngm
hằng nhiệt, cần nhiệt độ phù hợp cho các enzim hoạt động và cân bằng nhiệt với
môi trường. đồng thời mọi dạng năng lượng cuối cùng đều chuyển về nhiệt năng
mà thôi.

5. Nguyên tắc chườm nóng, chườm lạnh cho bệnh nhân


Nguyên tắc: “ Thấy nóng chườm nóng, thấy lạnh chườm lạnh”, mới sốt thì
chườm nóng, sau đó cơ thể rét thì chườm lạnh, vì:
Chườm nóng: Có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Thường
được áp dụng trong trường hợp hạ sốt. (Dùng khăn ấm, thấp hơn nhiệt độ cơ thể)

Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm lưu thông máu, se các lỗ chân lông, từ đó
ngăn chặn tình trạng thoát nhiệt khỏi cơ thể.

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là do lạnh đột ngột, các mạch máu co lại
khiến lưu lượng máu lưu thông giảm. Chườm nóng sẽ khiến lỗ chân lông trên cơ thể giãn
nở, giãn các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, từ đó hạ sốt.

6. So sánh nhiệt lượng sơ cấp và thứ cấp


- Nhiệt lượng sơ cấp là: Nhiệt lượng xuất hiện do kết quả phân tán năng lượng nhiệt
trong quá trình trao đổi vật chất bởi những phản ứng hóa sinh.Nhiệt lượng này tỏa ra
sau khi cơ thể hấp thu thức ăn
8. Nhiệt lượng thứ cấp là: Nhiệt lượng xuất hiện trong quá trình oxy hóa thức ăn được
dự trữ trong các liên kết giàu năng lượng (ATP). Khi các liên kết này đứt, chúng giải
phóng năng lượng để thực hiện một công nào đó và cuối cùng biến thành nhiệt
7. Các loại PƯ quang sinh vật (2 loại)
Khi nghiên cứu một quá trình quang sinh, người ta thường xem xét theo 2
quan điểm sau:
* Quan điểm năng lượng: theo quan điểm này, các qúa trình quang sinh
được chia thành 4 giai đoạn chính kế tiếp nhau như sau:

- Giai đoạn 1: Chùm phôton bị hấp thụ bởi các sắc tố hoặc các chất khác
tạo nên trạng thái trạng thái kích thích, nghiã là xảy ra sự tích luỹ năng lượng
trong sinh hệ.

- Giai đoạn 2: Khử trạng thái kích thích của cơ thể. Giai đoạn này hoặc giải
phóng năng lượng kích thích bằng các quá trình quang lý (toả nhiệt hay phát quang).
Hoặc bằng các quá trình quang hoá dẫn tới các sản phẩm quang hoá đầu tiên.
- Giai đoạn 3: Những phản ứng tối trung gian với sự tham gia của các s ản
phẩm quang hoá không bền nói trên để tạo nên các sản phẩm quang hoá bền v ững
(Gọi là các phản ứng tối vì khi đó không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng).

- Giai đoạn 4: Đó là giai đoạn xảy ra các hiệu ứng sinh vật, hay nói cách
khác là các diễn biến sinh lí và cấu trúc của sinh hệ.

• Quan điểm hiệu ứng hiệu ứng sinh vật: theo quan điểm này, các phản ứng
quang sinh được chia thành hai nhóm lớn như sau:
* Nhóm các phản ứng sinh lý chức năng:
Là các phản ứng xảy ra với sự tham gia trực tiếp của ánh sáng mà kết quả là
nó tạo ra các sản phẩm cần thiết cho tế bào hay có thể để thực hiện các chức năng
sinh lý bình thường của chúng. Có thể chia thành 3 loại:

- Phản ứng tạo năng lượng (ví dụ: quang hợp).


- Phản ứng thông tin: các photon thông qua các sản phẩm quang hoá kích thích
các cơ quan khuếch đại đặc biệt, kết quả là sinh hệ nhận được thông tin cần thiết từ môi
trường bên ngoài (Thị giác ở động vật, hướng quang và quang hình thái ở thực v ật ...).
- Sinh tổng hợp các phân tử hữu cơ (các chất diệp lục, vitamin...).
* Nhóm các phản ứng phá huỷ biến tính:Là chuỗi các phản ứng xảy ra dưới tác dụng
của ánh sáng mà kết quả là:gây bệnh lý, gây đột biến di truyền và gây tử vong.

8. Các tật của mắt và cách khắc phục: cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

9. Quá trình sinh tổng hợp vitamin D ở da


CHUYỂN HÓA VITAMIN D
Vitamin D trong cơ thể được tổng hợp dưới tác động của tia cực tím từ ánh sáng mặt
trời lên da, chuyển tiền chất Vitamin D - 7 dehydrocholesterol thành Vitamin D hoạt
động. Vitamin D trong thức ăn phải được hòa tan trong chất béo mới được hấp thu ở
ruột non dưới tác dụng của muối mật. Do đó, nguồn vitamin từ động vật dễ hấp thu
hơn thực vật. Dù được hấp thu ở ruột hay tự tổng hợp ở da, vitamin D được đưa vào
máu nhờ một protein đặc hiệu do gan sản xuất là D – Binding – Protein (DBP). Sau đó
đến gan bị hydroxyl hóa ở vị trí 25 thành dạng dự trữ của vitamin D là vitamin D 25 –
hydroxy, tới thận bị hydroxyl hóa vị trí 1alpha thành thể hoạt động là Calcitriol 1 – 25 –
(OH)2 – D. Chất này chính là hoạt chất hoạt tính chủ yếu của vitamin D vì chỉ nó mới
có tác động trực tiếp lên phân đích là niêm mạc ruột, tổ chức xương và ống thận. Sự
tổng hợp 1 – 25 – (OH)2 – D ở thận được điều hòa chặt chẽ theo cơ chế feedback tùy
theo nhu cầu của cơ thể về canxi và phospho. Thể hoạt động này chỉ duy trì trong vài
ngày, do đó để đánh giá lượng vitamin D trong máu người ta đo dạng dự trữ 25 – OH
– D.

VAI TRÒ SINH LÍ CỦA VITAMIN D


 Ở thành ruột: tạo thuận lợi cho việc hấp thu calci, phospho do:
 Sự tổng hợp một protein mang calci (CaBP – calcium binding protein ) tại diềm
bàn chải của tế bào biểu mô ruột.
 Tăng tạo Calci ATPase tại diềm bàn chải ruột.
 Ở xương: kích thích chuyển calci gắn vào xương nhờ hormon cận giáp.
 Ở thận: tăng tái hấp thu calci, phospho dưới ảnh hưởng của hormon cận giáp.

→ Khi thiếu Vitamin D sẽ là giảm hấp thu Calci và Phospho tại ruột, Calci máu giảm
làm tăng tiết hormon cận giáp trạng.

 Tình trạng cường giáp sẽ dẫn tới hậu quả:


 Giảm tái hấp thu Phosphate ở ống thận.
 Giảm Phosphat máu.
 Gây ra các dấu hiệu rối loạn chức năng hệ thần kinh như kích thích, vã mồ hôi.
 Huy động Calci ở xương vào máu gây loãng xương.
 Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch.

10.Quá trình chuyển hóa vitamin D trong cơ thể

11.Quan sát dòng nước chảy chậm từ vòi nước xuống dưới, ta thấy nước bị
thắt lại tức là ở gần vòi tiết diện dòng nước lớn hơn tiết diện ở phía dưới, tại
sao?

12.Một ống nước nằm ngang có đoạn bị thắt lại. Biết rằng áp suất 8.104 Pa
tại 1 điểm có vận tốc 2m/s và ống có tiết diện S. Tốc độ và áp suất tại nơi có
tiết diện S/4 là bao nhiêu?

13.Lưu lượng trong một ống nằm ngang là 2m3 /phút . Hãy xác định tốc độ
của chất lỏng tại một điểm của ống có bán kính 10 cm.

14.Một người khỏe mạnh trong trạng thái nghỉ, lưu lượng máu qua động
mạch vành là 100ml/phút. Nếu bán kính bên trong của ĐM vành giảm
xuống còn 80% so với bình thường, các yếu tố khác (áp suất, độ nhớt, …)
vẫn giữ nguyên thì lưu lượng máu qua ĐM đó là bao nhiêu ml/phút? Vận
tốc máu qua ĐM trên sẽ thay đổi như thế nào so với bình thường?
15.Giả thiết rằng hươu cao cổ khi vươn lên ăn lá cây thì đầu cao hơn quả tim
nó 3m. Biết rằng để nó khỏi choáng váng thì áp suất máu tối thiểu phải duy
trì ở đầu là 60mmHg. Tính áp suất máu tối thiểu phải tạo ra ở tim nó theo
mmHg, biết rằng khối lượng riêng của máu là 1,05 g/cm3.

16.Một bệnh nhân đang được truyền máu, mức máu trong chai truyền cao
hơn kim là 60cm. kim truyền dài 3cm, bán kính trong 0,5mm. Bỏ qua áp
suất ngược từ ven. Hãy tính lưu lượng máu được truyền ra cm3 / phút. Biết
khối lượng riêng của máu xấp xỉ nước, độ nhớt của máu là 3,12. 10-7 N.s/ cm2
, gia tốc trọng trường g=10 m/s2

17.Ở phế nang, thể tích khí N2 có thể thâm nhập vào 1ml máu theo quy luật
khuếch tán đơn thuần là bao nhiêu ?

18.Ở phế nang, thể tích khí O2 có thể thâm nhập vào 1ml máu theo quy luật
khuếch tán đơn thuần là bao nhiêu ?

19.Ở phế nang, phân áp của N2, O2 và CO2 lần lượt là 575, 99 và 39 Tor. Thể
tích khí có thể thâm nhập vào 1ml máu theo quy luật khuếch tán đơn thuần
là bao nhiêu?

20.Giải thích Chiều vận chuyển của O2 và CO2 trong cơ thể? Con người cũng
có thể chịu đựng được 1 – 2 giờ khi lặn sâu tới 90m. Hãy giải thích tại sao
nếu từ độ sâu đó đột ngột ngoi lên cao mà không có biện pháp bảo vệ sẽ
nguy hiểm đến tính mạng?

21.Vì sao máu chảy liên tục một chiều?

22.Các yếu tố giúp máu trở về tim?

23.Tiết diện động mạch chủ của người là 3cm2 , tốc độ máu từ tim ra là 30
cm/s. Tiết diện mỗi mao mạch là 3.10-7 cm2 . Tốc độ máu trong mao mạch là
0,05 cm/s. Hỏi người phải có bao nhiêu mao mạch?

24.Sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ của tim
25.Huyết áp là gì? Nêu chỉ số huyết áp bình thường và một số bất thường

26.Chỉ số pH máu bình thường, hạ pH máu, tăng pH máu

27.Tác dụng của bức xạ ion hoá lên cơ thể sống


17.2.2. Tác dụng của bức xạ ion hoá lên cơ thể sống
Bức xạ ion hoá tác dụng lên các cơ thể sống sẽ gây ra những thương tổn
và các hiệu ứng làm rối loạn chức năng sinh lý của chúng. Tuy nhiên độ nhạy
cảm của các cơ thể sống trước bức xạ ion hoá và khả năng hồi phục sau chiếu xạ
không giống nhau.
17.2.2.1. Các tổn thương sớm
Các tổn thương sớm thường xuất hiện khi cơ thể bị chiếu những liều cao
trong một khoảng thời gian ngắn. Biểu hiện của tổn thương sớm ở một số cơ quan:
- Thần kinh trung ương
Với liều chiếu rất cao gây chết ngay trong vài phút hay vài giờ sau chiếu xạ
chủ yếu do các rối loạn của hệ thần kinh trung ương.
-Máu và cơ quan tạo máu
Mô lympho và tuỷ xương là những tổ chức nhạy cảm cao với bức xạ. Sau
chiếu xạ liều cao chúng có thể ngừng hoạt động và số lượng tế bào trong máu ngoại
vi giảm xuống nhanh chóng. Mức độ tổn thương và thời gian kéo dài tổn thương
phụ thuộc vào liều chiếu và thời gian chiếu. Biểu hiện lâm sàng ở đây là các triệu
chứng xuất huyết, phù, thiếu máu. Xét nghiệm máu cho thấy giảm số lượng limpho,
bạch cầu hạt, tiểu cầu và hồng cầu. Xét nghiệm tuỷ xương thấy giảm sinh sản cả 3
dòng, sớm nhất là dòng hồng cầu.
- Hệ tiêu hoá
Chiếu xạ liều cao làm tổn thương niêm mạc ống vị tràng gây ảnh hưởng đến
việc tiết dịch của các tuyến tiêu hoá với các triệu chứng như ỉa chảy, sút cân, nhiễm
độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể. Những thay đổi trong hệ thống tiêu hoá
thường quyết định hậu quả của bệnh phóng xạ.
- Da
Sau chiếu xạ liều cao thường thấy xuất hiện các ban đỏ trên da, viêm da, xạm
da. Các tổn thương này có thể dẫn tới viêm loét, thoái hoá, hoại tử da hoặc phát
triển các khối u ác tính ở da.
236
- Cơ quan sinh dục
Các tuyến sinh dục có độ nhạy cảm cao với bức xạ. Cơ quan sinh dục nam
nhạy cảm với bức xạ cao hơn cơ quan sinh dục nữ. Liều chiếu 1Gy lên cơ quan
sinh dục có thể gây vô sinh tạm thời ở nam, liều 6 Gy gây vô sinh lâu dài ở cả nam
và nữ.
- Sự phát triển ở phôi thai
Những bất thường có thể xuất hiện trong quá trình phát triển phôi thai và thai
nhi khi người mẹ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai, đặc biệt trong giai đoạn đầu,
với các biểu hiện như xẩy thai, thai chết lưu, hoặc sinh ra những đứa trẻ bị dị tật
bẩm sinh.
17.2.2.2. Các hiệu ứng muộn
Hiệu ứng muộn thường gặp ở những người bị chiếu xạ thấp và trường diễn
do nghề nghiệp phải thường xuyên tiếp xúc với phóng xạ. Các hiệu ứng muộn chia
làm 2 loại:
- Hiệu ứng sinh thể: giảm tuổi thọ, đục thuỷ tinh thể, tần số xuất hiện các bện
ung thư cao hơn bình thường. Các bệnh ung thư thường gặp là ung thư máu, ung
thư xương, ung thư da, ung thư phổi…
- Hiệu ứng di truyền: tăng tần số xuất hiện các đột biến về di truyền, dị tật
bẩm sinh, quái thai.

28.Liều lượng bức xạ


Giới hạn liều bức xạ đối với con người là bao nhiêu?
Đối với nhân viên bức xạ: Theo khuyến cáo từ ICRP, mức giới hạn bức
xạ đối với nhân viên bức xạ không nên vượt quá 50 mSv/năm, đồng thời
liều trung bình trong 5 năm liên tục không được vượt quá 20 mSv.
Đối với phụ nữ mang thai làm việc trong điều kiện bức xạ, giới hạn liều
an toàn cần được áp dụng là 2 mSv. 
Đối với công chúng: Giới hạn liều bức xạ đối với người dân nói chung
thấp hơn đối với người lao động. Theo ICRP, mức bức xạ an toàn đối
với công chúng không nên cao hơn 1 mSv/năm.

29.An toàn phóng xạ, Nguyên tắc làm việc với nguồn phóng xạ hở

* Kỹ thuật an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc


Nhân viên làm việc tại các cơ sở y học hạt nhân cần hết sức chú trọng tránh
nguy cơ nhiễm xạ nhỏ nhưng thường xuyên. Cần tuân theo những quy tắc sau:
- Giữ sạch sẽ tuyệt đối các diện tích làm việc.
Rải giấy thấm trên mặt bàn khi thao tác với phóng xạ, để thấm ngay được
chất phóng xạ rơi rớt.
242
- Tuyệt đối không ngậm miệng hút các pipet, phải dùng một cách có hệ
thống quy trình thao tác có khoảng cách.
- Thao tác với phóng xạ phải giữ khoảng cách thích hợp, tận dụng các
phương tiện cản tia và cất ngay nguồn vào kho sau khi thao tác xong.
- Thay quần áo trong phòng sạch (không có hoạt tính) đã quy định. Không
mang các đồ dùng cá nhân vào phòng thao tác với phóng xạ.
- Không hút thuốc, không ăn uống tại các phòng có thao tác với chất phóng
xạ, vì đây là một cách gây nhiễm xạ quan trọng.
- Thực hiện các biện pháp kiểm tra: đếm số lượng các tế bào máu 6 tháng
một lần; mang liều lượng kế cá nhân (phim hoặc bút), kiểm tra cách thao tác, kiểm
tra mức độ sạch phóng xạ của quần áo, dụng cụ….
* Bảo vệ bệnh nhân
Mục tiêu chính là tránh cho bệnh nhân những chiếu xạ không cần thiết và
hạn chế liều ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu chẩn đoán và điều
trị. Nguyên tắc:
- Chỉ định đúng: cân nhắc kỹ, tránh những kiểm tra không cần thiết, tránh
dùng chất phóng xạ cho phụ nữ có thai, nghi có thai hoặc đang cho con bú trừ khi
có chỉ định lâm sàng bắt buộc. Chỉ dùng cho trẻ em khi không có biện pháp khác
thay thế và hoạt tính phóng xạ phải giảm theo quy định.
- Tận giảm liều chiếu: máy móc thiết bị chụp chiếu phải đảm bảo thông số kỹ
thuật, đảm bảo chất lượng phim chụp, khư trú trường nhìn trong chụp chiếu ở mức
tối thiểu cần thiết.
- Bảo vệ các cơ quan nhạy cảm với phóng xạ của cơ thể (tuyến sinh dục,
thuỷ tinh thể, tuyến giáp, tuyến vú…) cần được che chắn bằng dụng cụ bảo vệ
thích hợp (tạp dề cao su chì, găng tay cao su chì, áo choàng bảo vệ, bình phong
chì) khi chụp chiếu.
- Bệnh nhân được dùng phóng xạ để điều trị cần nằm trong phòng riêng,
buồng bệnh được rải chất liệu dễ tẩy rửa phòng khi bệnh nhân nôn hoặc đánh đổ
chất phóng xạ ra nền nhà hoặc bàn ghế.
- Bệnh nhân được phép ngoại trú, nếu:
+ Tổng liều đưa vào dưới 30 mCi.
+ Đo xạ cách bệnh nhân 1 m, suất liều dưới 5 mR/h.
30.An toàn phóng xạ, Nguyên tắc làm việc với nguồn phóng xạ kín
Nguồn phóng xạ kín là nguồn có kết cấu kín và chắc chắn không để chất
phóng xạ lọt ra ngoài môi trường khi sử dụng, bảo quản và cả khi vận chuyển các
nguồn bức xạ kín như các nguồn Co60 , Cs137 , kim Radi để điều trị ung thư. Vì vậy
khi làm việc với nguồn kín cần tuân thủ các biện pháp chống chiếu ngoài sau:
* Giảm thời gian tiếp xúc với bức xạ.
Rút ngắn thời gian tiếp xúc với phóng xạ là biện pháp đơn giản nhưng rất có
hiệu quả để giảm liều chiếu. Vì vậy nhân viên thạo nghề là yếu tố quan trọng để giảm
thời gian tiếp xúc với phóng xạ. Muốn vậy, nhân viên phải luyện tập thao tác rất thành
thạo và chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi bắt đầu công viêc tiếp xúc với phóng xạ.
* Tăng khoảng cách từ nguồn tới người làm việc
Đây là một biện pháp đơn giản và đáng tin cậy vì cường độ bức xạ giảm tỷ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách. Thường dùng các thiết bị thao tác từ xa.
Trong những cơ sở đặc biệt có sử dụng nguồn bức xạ có hoạt tính cao, thường dùng
người máy hoặc các thiết bị điều khiển tự động (máy xạ trị).
241
* Che chắn bức xạ
Khi không thể kéo dào khoảng cách hơn nữa hoặc thấy chưa an toàn người ta
dùng các tấm chắn để hấp thụ một phần năng lượng của bức xạ. Thông thường,
người ta chia làm 5 loại tấm chắn như sau:
- Tấm chắn dạng bình chứa (côngtennơ): chủ yếu dùng để bảo quản và vận
chuyển chất phóng xạ trong trạng thái không làm việc.
- Tấm chắn là thiết bị (glove box, tủ hoot): bao bọc toàn bộ nguồn phát trong
trạng thái làm việc của nhân viên và thường di động trong một vùng hoạt động lớn
(tấm chì di động, gạch chì,...).
- Tấm chắn bộ phận của các công trình xây dựng: tường, trần, cửa nhà của
phòng máy phải được thiết kế đặc biệt để bảo vệ cho các phòng lân cận.
- Màn chắn bảo hiểm cá nhân: như áo chì, kính chì, quần áo, găng tay, ủng
pha chì để bảo vệ nhân viên và bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị
bằng tia xạ.
Nguyên liệu dùng che chắn phóng xạ
- Với tia γ, nguyên liệu tốt nhất để giảm năng lượng là chì. Nhưng có thể
dùng gang, bêtông trộn Barit, bêtông cốt sắt để giảm giá thành.
Ngoài ra, nước và gạch có thể dùng để cản tia nhất là chùm hạt nơtron.
- Với tia β, vật liệu thường dùng ở đây là thuỷ tinh thường, thuỷ tinh hữu cơ
pha chì, chất dẻo, nhôm.
Suất liều và các dạng bức xạ quyết định việc lựa chọn nguyên liệu và chiều
dày màn chắn.

31.Một mức cường độ âm nào đó tăng thêm 50dB. Cường độ âm tăng lên
gấp bao nhiêu?

32.Một cái còi phát sóng âm có tần số 950Hz chuyển động đi ra xa một người
đứng bên đường về phía một vách đá với tốc độ 15 m/s. Tốc độ âm trong
không khí là 330m/s. Hỏi tần số âm người đó nghe được từ còi phát ra khi đó
là bao nhiêu?

33.Các máy dò dung siêu âm chỉ có thể phát hiện các vật có kích thước cỡ
bước song của siêu âm. Siêu âm trong một máy dò có tần số 6 MHz. Với máy
dò này có thể phát hiện được những vật có kích thước cỡ bao nhiêu khi vật ở
trong nước, không khí?

34.Để đo vận tốc máu bằng hiệu ứng Doppler, người ta dung sóng siêu âm có
bước sóng trong cơ thể là 0,44mm. Cho rằng máu chuyển động thẳng hướng
ra xa nguồn phát siêu âm với tốc độ 2cm/s tại động mạch đùi. Độ chênh lệch
tần số giữa sóng siêu âm phản xạ lại và sóng phát ra là bao nhiêu? Cho biết
âm thanh truyền trong mô cơ thể người với vận tốc 1540 m/s.

35.Chất phóng xạ Coban 60Co dùng trong y tế có chu kì bán rã T = 5,33 năm
và khối lượng nguyên tử là 58,9u. Ban đầu có 500 (g) 60Co.
a) Khối lượng 60Co còn lại sau 12 năm là bao nhiêu?
b) Sau bao lâu thì khối lượng chất phóng xạ còn lại 100 (g)?

36. Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của
một thấu kính cận, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính
có tiêu cự 12 cm.
a. Vẽ ảnh của vât AB theo đúng tỉ lệ. Ảnh của vật là ảnh ảo hay ảnh thật?
b. Tính tỉ lệ chiều cao của ảnh và của vật.

37.Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của
một thấu kính viễn, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính
có tiêu cự 12 cm.
a. Vẽ ảnh của vât AB theo đúng tỉ lệ. Ảnh của vật là ảnh ảo hay ảnh thật?
b. Tính tỉ lệ chiều cao của ảnh và của vật.

You might also like