You are on page 1of 2

ÔN TẬP HỌC KÌ II LỚP 10

I.Trắc nghiệm
Câu 1. Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Năng lượng và khoảng thời gian B. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
C. Lực và quãng đường đi được D. Lực và vận tốc
Câu 2. Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, dương ,âm hoặc bằng 0 B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không
C. Vectơ, luôn dương D. Véc tơ, có thể dương hoặc bằng không
Câu 3.Chọn phát biểu sai. Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động với gia tốc không đổi. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động thẳng đều. D. chuyển động với vận tốc không đổi
Câu 4.Động năng của vật tăng khi
A. gia tốc của vật tăng. B. vận tốc của vật có giá trị dương.
C. gia tốc của vật giảm. D. lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 5.Đơn vị của động lượng?
A.Kg.m.s2 B.Kg.m/s C.Kg.m.s D.Kg/m.s
Câu 6. Cơ năng đàn hồi của hệ vật và lò xo
A. bằng động năng của vật.
B. bằng tổng động năng của vật và thế năng đàn hồi của lò xo.
C. bằng thế năng đàn hồi của lò xo.
D. bằng động năng của vật và cũng bằng thế năng đàn hồi của lò xo.
Câu 7. Chọn đáp án đúng: Cơ năng là:
A. Một đại lượng vô hướng có giá trị đại số B. Một đại lượng véc tơ
C. Một đại lượng vô hướng luôn luôn dương
D. Một đại lượng vô hướng luôn dương hoặc có thể bằng 0
Câu 8. Biểu thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi là
1 1 1 1 1 1 1
A. W = mv 2 + k (l ) 2 B. W = mv 2 + k (l ) C. W = mv 2 + mgz D. W = mv2 − mgz
2 2 2 2 2 2 2
Câu 9. Véc tơ động lượng là véc tơ:
A.Cùng phương, ngược chiều với véc tơ vận tốc B.Có phương hợp với véc tơ vận tốc một góc  bất kỳ.
C.Có phương vuông góc với véc tơ vận tốc. D.Cùng phương, cùng chiều với véc tơ vận tốc.
Câu 10.Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 11. Khi làm lạnh đẳng tích một lượng khí lí tưởng xác định, đại lượng nào sau đây là tăng?
A. Khối lượng riêng của khí B. mật độ phân tử C. pV D. V/p

Câu 12. Độ nở dài l của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:
A. l = l − l0 = l0 t . B. l = l − l0 = l0 t . C. l = l − l0 = l0t . D. l = l − l0 = l0 .
Câu 13. Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình:
A.Có dạng hình học xác định. B.Có cấu trúc tinh thể.
C.Có tính dị hướng. D.Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 14 Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào không phù hợp với định luật Bôilơ-Mariốt?
1 1
A. p ~ B. p1V1 = p2V2 C. V ~ D. V ~ p
V p
Câu 16. Phương trình nào sau đây áp dụng cho cả ba đẳng quá trình: đẳng áp, đẳng nhiệt, đẳng
tích của một khối khí lí tưởng xác định:
A. pV = const B. p/T = const C. V/T = const D. pV/T = const
Câu 17: Biểu thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác-lơ?
p1 T2 p
A. pt B. = C. pT = const; D. = const ;
p2 T1 T
Câu 18. Đại lượng nào sau đây không phải là vectơ ?
A. Động lượng B. Lực quán tính C. Công cơ học D. Xung của lực
II.Bài tập giải nhanh

Câu 1.Tìm cơ năng của một vật có khối lượng 2kg rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống mặt
đất?
Câu 2.Một lò xo có độ cứng 100 N/m, một đầu cố định,đầu kia gắn với vặt nhỏ.Khi lò xo bị nén 4cm
thì thế năng đàn hồi của hệ là?
Câu 3.Khi bị nén 3cm, một lò xo có thế năng đàn hồi bằng 0,18J. Tìm độ cứng của lò xo?
Câu 4.Một vật có khối lượng 5kg chuyển động nhanh dần đều trên quãng đường AB. Vận tốc của vật ở A và B
lần lượt là 5m/s và 8m/s. Tìm động năng của vật ở A và B. Tính độ biến thiên động năng khi vật chuyển động từ
A đến B?
Câu 5:Một lượng khí đựng trong một xi-lanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15lít, nhiệt
độ 270C và áp suất 2at. Khi pittông nén khí đến thể tích 12lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí
trong pittông lúc này là?
Câu 6: Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất 1at, nhiệt độ 570C và thể tích 150cm3. khi pittông nén khí
đến 30cm3 và áp suất là 10at thì nhiệt độ cuối cùng của khối khí là?
Câu 7: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 170C để thể tích của nó giảm chỉ còn 4 lít, quá trình nén nhanh nên nhiệt độ
tăng đến 570C. Áp suất khí đã tăng bao nhiêu lần?
III.Tự luận
Câu 1. Từ độ cao 5 m so với mặt đất, một vật có khối lượng 100g được ném lên theo phương thẳng đứng với
vận tốc 20m/s. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s2.
a.Xác định cơ năng toàn phần của vật b. Xác định độ cao cực đại mà vật đạt được so với mặt đất?
c. Tại vị trí nào vật có thế năng bằng ba lần động năng? Xác định vận tốc của vật tại vị trí đó.
d. Xác định vận tốc của vật khi chạm đất.
Câu 2. Một lò xo có độ cứng k = 20N/m một đầu cố định, một đầu gắn với vật có khối lượng m = 500g đặt trên
mặt sàn nằm ngang. Bỏ qua mọi ma sát. Khi hệ thống cân bằng vật nằm tại O, người ta kéo vật dọc theo trục lò
xo để lò xo giãn 5cm rồi từ đó thả nhẹ nhàng. Chọn trục toạ độ Ox nằm ngang chiều dương là chiều dãn của lò
xo rồi từ đó thả nhẹ nhàng. Chọn gốc thế năng đàn hồi tại O. Hãy tính:
a.Vận tốc của vật khi vật về đến vị trí cân bằng O? b.Vận tốc của vật khi vật nằm cách O một khoảng 2,5cm?
Câu 3: Một vật có khối lượng 1kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt phẳng nghiêng AB dài
5m, và nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang. Lấy g= 10m/s2. Chọn gốc tính thế năng tại chân mặt phẳng
nghiêng.
a) Tính thế năng của vật tại đỉnh mặt phẳng nghiêng.
b) Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng nghiêng. Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng, tính vận tốc của vật tại
chân mặt phẳng nghiêng.
c) Sau khi đi hết mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát là 0,2. Tìm
quãng đường lớn nhất mà vật đi được trên mặt phẳng ngang?

You might also like