You are on page 1of 13

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ mạch điện: Nguồn gồm 2 pin mắc nối tiếp, hai bóng đèn có thể bật

tắt riêng biệt

Để hai bóng có thể bật tắt riêng biệt cần 2 khóa K và 2 đèn cần phải mắc song song

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 3 pin, 1 khoá K, 1 đèn. Biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện trên

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới
cực âm của nguồn điện.

Ta vẽ được sơ đồ:

Câu hỏi: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (2 pin); khóa đóng, 2 bóng đèn nối tiếp và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ
chiều dòng điện trong sơ đồ mạch.

Đáp án

- Hướng dẫn giải

Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm
của nguồn điện
Hai nguồn điện mắc nối tiếp (bộ pin, bộ acquy):

Công tắc đóng có kí hiệu: ; Công tắc mở có kí hiệu:

Bóng đèn có kí hiệu:

Ta vẽ được sơ đồ có mạch điện:

Câu hỏi: Hãy vẽ một mạch điện gồm 1 nguồn, hai đèn, ba khóa K sao cho:

Đáp án

- Hướng dẫn giải

Theo yêu cầu đề bài thì mỗi khóa điều khiển một đèn, nên ta có hai cách
mắc cho đèn : nối tiếp hoặc song song.

K3 đóng thì cả hai đèn đều tắt tức là K3 nối tắt cả hai đèn.

Sơ đồ thứ nhất:
Câu 2: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào độ lớn của lực như thế nào?

Giải:

Độ lớn của lực càng lớn thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.

Câu 3: Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực thay đổi như
thế nào?

Giải:

Giá của lực càng xa trục quay thì tác dụng làm quay của lực càng lớn.

Câu 4: Đơn vị của mômen lực là gì?

Giải:

Biểu thức tính mômen lực M = F.d nên đơn vị của mômen lực là N.m.

Câu 5: Mômen lực tác dụng lên vật là đại lượng đặc trưng cho điều gì?

Giải:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó.
Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ
trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực): M = F.d.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Tại sao khi đẩy nhẹ của, tay đặt xa các bản lề của cánh cửa (hình a) thì
mở của sẽ dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề (hình b)?

Giải:

Khi đẩy nhẹ cửa, tay ta đặt xa các bản lề của cánh cửa (hình a) thì mở cửa sẽ
dễ dàng hơn khi đặt tay gần bản lề vì giá của lực càng cách xa trục quay,
moment lực càng lớn và tác dụng làm quay càng lớn.

Câu 2: Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật
có giá trị bằng?

Giải:

Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của một lực là mômen của nó.
Mômen M của một lực được tính bằng tích độ lớn của lực với khoảng cách từ
trục quay đến đường thẳng trùng với phương của lực (giá của lực): M = F.d.

Vậy nên, khi vật rắn quay, mômen của lực có giá trị khác 0.

Câu 3: Ở trường hợp nào, lực có tác dụng làm vật rắn quay quanh trục?

Giải:

Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
khi đó cánh tay đòn d của lực sẽ khác không nên mômen lực khi đó khác không
sẽ có tác dụng làm quay vật rắn.

Câu 1: Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của
ngẫu lực là d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực có độ lớn bằng:
Giải:

Mômen ngẫu lực: M = F.d = 20.0,3 = 6 N.m.

Câu 2: Một lực có độ lớn 10 N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố
định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20 cm. Mômen của lực tác
dụng lên vật có giá trị là:

Giải:

Mômen lực: M = F.d = 10.20.10-2 = 2 N.m.

Câu 1: Nêu các tác dụng của đòn bẩy?

Giải:

- Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực tác
dụng vào vật.

- Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật. Cụ thể, để đưa một
vật lên cao ta tác dụng vào vật một lực hướng từ trên xuống.

Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Khi dùng đòn bẩy để nâng vật, nếu khoảng
cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng vật lớn hơn khoảng cách từ
điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lực thì lực tác dụng nhỏ hơn trọng lượng
của vật.

Câu 3: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?

Giải:

Thanh cứng với điểm tựa tạo thành đòn bẩy.

Khi dùng đòn bẩy để nâng vật thì đòn quay quanh điểm O gọi là điểm tựa và nó
chịu tác dụng của hai lực, lực F1 do vật tác dụng vào đòn đặt tại điểm O1,
lực F2 do ta tác dụng vào đòn đặt tại điểm F2

Câu 5: Nêu cách xác định điểm tựa O, điểm O1 và điểm O2 của đòn bẩy? Lấy
ví dụ minh họa?
Giải:

- Điểm tựa O là điểm nằm trên đòn bẩy mà tại đó đòn bẩy có thể quay quanh nó.

- Đòn bẩy có hai đầu, đầu nào có vật tác dụng lên nó thì đầu đó có điểm O1. Còn
đầu kia tay ta cầm để tác dụng lực lên đòn bẩy là có điểm O2.

Ví dụ: Khi chèo thuyền, điểm tựa là chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền, điểm tác
dụng của lực F1 là chỗ nước đẩy vào mái chèo, điểm tác dụng của lực F2 là chỗ
tay cầm mái chèo.

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác
dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy
thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào?

Giải:

- Điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.

- Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1 .

Câu 2: Loại cân nào không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?

Giải:

Trong các loại cân trên thì cân đồng hồ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy
vì đây là ứng dụng về lực đàn hồi.

Câu 3: Điều kiện giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn
trọng lượng của vật?

Giải:

Khi O O2 > O O1 thì F2 < F1 nghĩa là khi khoảng cách từ điểm tựa đến
điểm tác dụng lực lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa đến điểm đặt vật thì lực tác
dụng nhỏ hơn trọng lượng vật.
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng
lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của
lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Giải:

Muốn lực nâng vật nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ
điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới
điểm tác dụng của trọng lượng vật.

Câu 5: Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu
O1 và O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có?

Giải:

Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO1 < OO2. Hai lực tác dụng vào 2 đầu O1 và
O2 lần lượt là F1 và F2. Để đòn bẩy cân bằng ta phải có lực F2 CÓ độ lớn nhỏ
hơn lực F1.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Một người tác dụng một lực F = 150 N vào đầu A của đòn bẩy, để bẩy
một hòn đá có khối lượng 60kg. Biết OB = 20 cm, chiều dài đòn AB là?

Giải:

Hòn đá có khối lượng 60 kg, nên nó có trọng lượng

P = 10.60 = 600N.
Sử dụng đòn bẩy để bẩy hòn đá lên, áp dụng công thức đòn bẩy ta có:
F.OA = P.OB <=> 150.OA = 600.20 <=> OA = 80 cm
Vậy chiều dài đòn AB = OA + OB = 20 + 80 = 100 cm = 1m.

Câu 2: Cho hệ thống đòn bẩy như hình vẽ. Để đòn bẩy cân bằng, ta phải treo
một vật m = l00 g ở vị trí O2 cách O một đoạn... Biết rằng O1 cách O một đoạn
20 cm.
Giải:

Vật 250 g có trọng lượng P1 = 2,5N;

Vật 100 có trọng lượng P2 = 1N.

Áp dụng điều kiện cân bằng của đòn bẩy ta có: P1 .O1 O = P2 .O2 O

Thay số ta được: 2,5.20 = 1. O2 O => O2 O = 50 cm.

Câu 3: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy
có?

Giải:

Ta có: F2 = 500N ; F1 = 2000N, F2 nhỏ hơn F1 là 4 lần nên O2 O > 4O1 O

BÀI 20

Câu 4: Nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do?

Giải:

Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do
sự cọ xát mạnh giữa các luồng không khí với nhau.

Câu 1: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc, hiện tượng gì sẽ xảy
ra?

Giải:

 Trước khi cây thước nhựa bị cọ xát thì nó không có phản ứng gì với sợi
tóc
 Sau khi cây thước nhựa bị cọ xát vào mảnh vải khô nó sẽ trở thành vật
nhiễm điện và có thể hút sợi tóc

Câu 1: Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

Giải:
Ta có: Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng
tia lửa điện sang các vật khác

⇒ Để biết một vật bị nhiễm điện hay không ta có thể:

 Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị
nhiễm điện.
 Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị
nhiễm điện.

 4: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có
rất nhiều bụi dính vào?

 Giải:

 Cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi
bám vào vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí ⇒ bị nhiễm
điện ⇒ hút các hạt bụi bẩn

 Câu 5: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?

 Giải:

 Khi lau kính bằng các khăn vải khô, ta thấy không sạch hết bụi vì khăn vải
khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải lại =>
không sạch bụi

Bài 22

Câu 1: Công dụng của cầu chì là gì? Số liệu kĩ thuật ghi trên cầu chì là?

Giải:

Công dụng của cầu chì là: Bảo vệ an toàn cho đồ dùng điện và mạch điện

Số liệu kĩ thuật ghi trên cầu chì là: Điện áp và dòng điện định mức

Câu 3: Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý điều gì?

Giải:
Khi mắc ampe kế vào mạch điện thì cần chú ý không được mắc trực tiếp hai
chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện

Câu 4: Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện


nào?

Giải:

Dòng điện đi qua các thiết bị điện có cường độ nhỏ hơn hoặc bằng 50 mA

Câu 3: Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có ý nghĩa gì?

Giải:

Trên một cầu chì có ghi 1A. Con số này có nghĩa là cường độ dòng điện đi qua
cầu chì này từ 1A trở lên thì cầu chì sẽ đứt

Câu 4: Dùng ampe kế có giới hạn đo 5A, trên mặt số được chia là 25 khoảng
nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng
thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là?

Giải:

Độ chia nhỏ nhất của ampe kế này là: 525 = 0,2A

Khi kim chỉ thị ở khoảng thứ 16 thì số chỉ của ampe kế là: 0,2.16 = 3,2 A

Câu 1: Năng lượng nhiệt là gì? Nội năng là gì?

Giải:

Năng lượng nhiệt là năng lượng vật có được do chuyển động nhiệt.

Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử
cấu tạo nên vật.

Câu 2: Sự truyền nhiệt là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Giải:
- Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công gọi là quá trình
truyền nhiệt. Trong quá trình truyền nhiệt không có sự chuyển hóa năng lượng
từ dạng này sang dạng khác, chỉ có truyền nội năng từ vật này sang vật khác.

- VD: nung nóng một miếng đồng rồi thả vào chậu nước lạnh, sau một hồi ta thấy
miếng đồng nguội đi và nước nóng lên.

Câu 1: Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau
đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?

Giải:

Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật tăng dần về tính dẫn nhiệt là:

Gỗ, nước đá, nhôm, bạc.

Câu 2: Bức xạ nhiệt là gì? Đối lưu là gì? Dẫn nhiệt là gì? Cho ví dụ minh họa?

Giải:

 Dẫn nhiệt là sự truyền năng lượng trực tiếp từ các phân tử có động năng
lớn hơn sang các phân tử có động năng nhỏ hơn qua va chạm. Chất rắn
dẫn nhiệt tốt, chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém.
 Đối lưu là sự truyền năng lượng bằng các dòng chất lưu di chuyển từ vùng
nóng hơn lên vùng lạnh hơn trong chất lưu.
 Bức xạ nhiệt là sự truyền năng lượng thông qua tia nhiệt. Tia nhiệt có thể
truyền trong chân không.

VD:

- Dẫn nhiệt: thả thanh sắt và cốc nước nóng, một thời gian sau thanh sắt nóng
lên
- Đối lưu: khi đun nước, dòng nước bên dưới sẽ nóng lên, trọng lượng riêng
giảm và chuyển động dần lên phía trên, phần nước ở phía trên có trọng lượng
riêng lớn hơn nên chuyển động xuống dưới. Cứ như thế tạo thành dòng đối lưu.
- Bức xạ nhiệt: năng lượng của mặt trời chiếu xuống trái đất là bức xạ nhiệt.

Câu 3: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là?

Giải:
Các hình thức truyền nhiệt chủ yếu của các chất là:

+ Chất rắn: dẫn nhiệt.

+ Chất lỏng và chất khí: đối lưu.

+ Chân không: bức xạ nhiệt.

Câu 2: Vì sao để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các
hộp xốp kín?

Giải:

Để giữ nước đá lâu chảy, người ta thường để nước đá vào các hộp xốp kín vì
trong xốp có các khoảng không khí nên dẫn nhiệt kém.

Câu 3: Giải thích vì sao mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể?

Giải:

Mùa đông áo bông giữ ấm được cơ thể vì bông xốp nên trong áo bông có chứa
không khí mà không khí dẫn nhiệt kém nên hạn chế sự dẫn nhiệt từ cơ thể ra
ngoài.

Câu 2: Trong chân không, một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt
cho một miếng đồng không được đun nóng như thế nào?

Giải:

Trong chân không, một miếng đồng được đun nóng có thể truyền nhiệt cho một
miếng đồng không được đun nóng chỉ bằng bức xạ nhiệt. Vì dẫn nhiệt, đối lưu
không xảy ra trong chân không.

Câu 3: Tại sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?

Giải:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức
truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau
rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.

Câu 4: Một ống nghiệm đựng đầy nước, cần đốt nóng ống ở vị trí nào của ống
thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn?

Giải:

Cần đốt nóng ở đáy ống để tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn. Vì đốt ở đáy
ống sẽ tạo nên dòng đối lưu làm cho nước nhanh sôi hơn.

You might also like