You are on page 1of 10

BẢN THUYẾT MINH

MÔ HÌNH SẢN PHẨM THAM DỰ CUỘC THI

1. Tên mô hình sản phẩm dự thi: BÚT THỬ ĐIỆN TÍCH ÂM - DƯƠNG
2. Tên tác giả: Lê Dũng
Đồng tác giả: Trần Hồ Thảo Nhi
3. Địa chỉ lớp, trường: Lớp 6A1 – trường THCS Lê Hồng Phong, Đắk Mil, Đắk
Nông
4. Thuyết minh tính mới, tính sáng tạo, ý tưởng của người dự thi:
4.1. Ý tưởng để hình thành sản phẩm:
Ta đã biết, khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa, mảnh
pôliêtilen,…vào dạ hoặc lụa,…thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như
mẫu giấy, sợi bông,…Ta nói những vật đó bị nhiễm điện, hay mang điện tích.
Và có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Các điện tích cùng
loại (dấu) thì đẩy nhau, các điện tích khác loại (dấu) thì hút nhau
Ngày nay, người ta vẫn dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem một
vật có nhiễm điện hay không; Dựa vào hiện tượng hút, đẩy nhau của các vật nhiễm điện
để kiểm tra xem vật nhiễm điện là nhiễm điện âm hay nhiễm điện dương. Phương pháp
này có ưu điểm là dễ thực hiện, song có nhiều trở ngại như khó thực hiện ở điều kiện
môi trường ẩm ướt, khó xác định được điện tích âm - dương của vật mẫu ban đầu nếu
đưa ra để so sánh.
Mặt khác vì lực điện tích là rất nhỏ nên nếu khối lượng của vật nhiễm điện lớn
thì khi đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau thì rất khó thấy hiện tượng chúng tương tác
hút hoặc đẩy nhau.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng em có ý tưởng tạo ra một loại bút thử điện
tích có tác dụng thử nhanh một vật có nhiễm điện tích hay không và xác định vật nhiễm
điện ấy là nhiễm điện tích âm hay nhiễm điện tích dương. Giúp cho người dạy cũng
như người học đơn giản hơn trong việc tiến hành các thí nghiệm liên quan đến chương
điện tích, điện trường ở môn học Vật lý ở trường trung học. Từ đó có thể giúp cho bài
giảng của người dạy thêm sinh động hơn, giúp cho người học đễ dàng tư duy, phân tích
và hiểu sâu hơn về các bài học.
4.2. Tính mới, tính sáng tạo:
- Sự thành công của BÚT THỬ ĐIỆN TÍCH ÂM - DƯƠNG sẽ góp một phần ý nghĩa
trong việc dạy và học các bài học về điện tích trực quan, dễ dàng và sinh động hơn;
giúp cho người học cũng như người dạy có thêm một phương pháp mới để thử các điện
tích âm – dương:
- Cụ thể là với bút thử điện tích của chúng em thì chỉ cần đưa vật cần thử lại gần bút
thử, lúc đó dựa trên tín hiệu báo của các đèn LED ta dễ dàng xác định được vật cần thử
nhiễm điện tích âm hay dương hay không nhiễm điện tích.
Và thực tế khi kiểm chứng giữa bút thử điện của chúng em làm ra và với cách được
hướng dẫn trong sách giáo khoa vật lý 7 thì thấy bút thử chúng em tạo ra có những ưu
điểm sau:
+ Dùng bút thử điện tích âm - dương làm thí nghiệm nhanh, hiện tượng rõ ràng, không
phụ thuộc vào khối lượng vật nhiễm điện tích là lớn hay bé.
+ Dùng bút thử điện tích âm - dương làm thí nghiệm nhanh, hiện tượng rõ ràng, không
phụ thuộc vào môi trường làm thí nghiệm ẩm ướt hay khô ráo.
+ Dùng bút thử điện tích âm - dương làm thí nghiệm nhanh, hiện tượng rõ ràng, Cần
cường độ điện tích vật nhiễm điện không quá lớn.

Hình ảnh khi đưa lược nhựa đã cọ xát vào nilon lại gần bút thử
5. Các vật liệu và giá thành làm ra sản phẩm:
STT TÊN VẬT LIỆU SỐ LƯỢNG GIÁ TIỀN(đ)
01 - Mosfet kép thuận nghịch AO4606 01 cái 5000
02 - Điện trở 1KΩ 02 cái 400
03 - Bóng LED màu xanh 01 cái 500
04 Bóng LED màu đỏ 01 cái 500
05 Công tắc ấn 02 cái 1000
06 - Dây dẫn 0.2 m 500
07 - Pin 9V 01 cái 6000
08 Vỏ nhựa 01 cái 1000
TỔNG TIỀN 14900

Về mặt thiết kế, bút thử điện tích âm – dương của chúng em có những ưu điểm như
sau:
- Thiết bị nhỏ gọn, dễ dàng trong việc thí nghiệm.
- Giá thành rẻ. (khoảng 15 ngàn đồng)
- Dễ dàng chế tạo và lắp ráp
- Khi bộ phận của bút thử bị hỏng thì có thể thay thế dễ dàng.
6. Cấu tạo của “Bút thử diện tích âm - dương”.
Trước khi nói về cấu tạo của bút thử điện, cho phép chúng em trình bày một số lý
thuyết về vật nhiễm điện mà chúng em cùng với giáo viên hướng dẫn đã tìm hiểu được
để làm cơ sở đi đến việc chế tạo ra bút thử:
6.1.Cơ sở lý thuyết.
6.1.1. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử của các chất
Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử. Mỗi nguyên tử là một hạt rất nhỏ gồm một
hạt nhân mang điện tích dương ở tâm, xung quanh có các electrôn mang điện tích âm
chuyển động không ngừng.
Tổng điện tích âm của các electrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt
nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện
6.1.2. Các hiện tượng nhiễm điện.
6.1.2.1. Nhiễm điện do cọ xát
Việc cọ xát (va đập) thanh thuỷ tinh vào mảnh lụa làm cho một số điện tử từ các
nguyên tử thuỷ tinh chuyển sang nguyên tử lụa, vì vậy nguyên tử thuỷ tinh trở thành
ion dương. Thanh thuỷ tinh nhiễm điện dương do ma sát. Ngược lại lúc đó các nguyên
tử lụa nhận thêm electrôn trở thành ion âm, mảnh lụa nhiễm điện âm do ma sát
Tương tự khi cọ xát thanh nhựa vào mảnh dạ, các electrôn từ dạ chuyển sang nhựa
làm cho thanh nhựa nhiễm điện âm, còn mảnh dạ nhiễm điện dương do ma sát
6.1.2.2. Nhiễm điện do tiếp xúc
Vật không mang điện tiếp xúc với vật nhiễm điện âm thì electrôn từ vật nhiễm điện
âm chuyển sang vật không nhiễm điện làm cho vật đó trở thành nhiễm âm do tiếp xúc
Ngược lại khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương thì vật đó trở thành nhiễm điện
dương do tiếp xúc
Những vật chất có thể nhiễm điện do tiếp xúc gọi là chất dẫn điện.
Ví dụ: Kim loại ( đồng, nhôm, sắt…)
6.1.2.3. Nhiễm điện do hưởng ứng:
Đưa vật B không nhiễm điện đến gần vật A đã nhiễm điện (dương hoặc âm), mô tả ở
hình dưới thì các electrôn trong vật B sẽ được hút hoặc đẩy trong vật đó làm cho
trong vật B phía gần với vật A có điện tích trái dấu với vật A, phía xa hơn nhiễm điện
cùng dấu. Đó là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

6.1.3. Nguyên lý hoạt động của Mosfet


Mosfet là Transistor hiệu ứng trường (Metal Oxide Semiconductor Field Effect
Transistor) là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor (BJT)
thông thường mà ta đã biết. Mosfet thường có công suất lớn hơn rất nhiều so với BJT
(Tranzito lưỡng cực nối – Bipolar junction transistor). Đối với tín hiệu 1 chiều thì nó
coi như là 1 khóa đóng mở. Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ
trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuyếch
đại các nguồn tín hiệu yếu.
6.1.3.1. Cấu tạo của Mosfet
Khác với BJT, Mosfet có cấu trúc bán dẫn cho phép điều khiển bằng điện áp với
dòng điện điều khiển cực nhỏ.
G : Gate gọi là cực cổng
S : Source gọi là cực nguồn
D : Drain gọi là cực máng

Cấu tạo của Mosfet ngược Kênh N


Trong đó: G là cực điều khiển (hay cực cổng) được cách lý hoàn toàn với cấu trúc bán
dẫn còn lại bởi lớp điện môi cực mỏng nhưng có độ cách điện cực lớn dioxit-silic
(Sio2). Hai cực còn lại là cực gốc (S) và cực máng (D). Cực máng là cực đón các hạt
mang điện.
Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng lớn , còn
điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S
( UGS )
Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do hiệu ứng từ
trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.

Ký hiệu Mosfet kênh N và Mosfet kênh P


6.1.3.2. Nguyên lý hoạt động của mosfet
Mosfet hoạt động ở 2 chế độ đóng và mở. Do là một phần tử với các hạt mang điện cơ
bản nên Mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Nhưng mà để đảm bảo thời gian
đóng cắt ngắn thì vấn đề điều khiển lại là vẫn đề quan trọng. Mạch điện tương đương
của Mosfet. Nhìn vào đó ta thấy cơ chế đóng cắt phụ thuộc vào các tụ điện ký sinh trên
nó.
+ Đối với kênh P : Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs<0. Dòng điện sẽ đi từ S đến D
+ Đối với kênh N : Điện áp điều khiển mở Mosfet là Ugs >0. Điện áp điều khiển đóng
là Ugs<=0. Dòng điện sẽ đi từ D xuống S.

6.2. Cấu tạo của bút thử điện tích âm - dương


Bút thử điện tích âm - dương: Gồm hai thiết bị là một thiết bị chỉ đo diện tích
âm có tác dụng khuyếch đại nguồn tín hiệu vào là điện tích âm để tạo nên một dòng
điện lớn có tác dụng làm sáng bóng đèn LED màu Xanh. Và một thiết bị khác chỉ đo
được điện tích dương có tác dụng khuyếch đại nguồn tín hiệu vào là điện tích dương để
tạo nên một dòng điện lớn có tác dụng làm sáng bóng đèn Led màu đỏ.
6.3. Sơ đồ khối thiết bị đo điện tích âm:

6.4. Sơ đồ khối thiết bị đo điện tích dương:

6.5. Sơ đồ kết hợp hai khối thiết bị đo điện tích âm và dương


Để thiết bị nhỏ gọn thì chúng em quyết định dùng linh kiện là Mosfet kép N+P (là một
khối linh kiện gồm 1 mosfet kênh N và 1 mosfet kênh P) để kết hợp hai khối thiết bị
trên lại.
Qua quá trình tìm hiểu về các thông số (datasheet) của các linh kiện điện tử nói trên
chúng em đi đến chọn Mosfet AO4606 dùng cho bút thử điện tích âm – dương.

Cấu tạo của Mosfet kép AO4606


Và dưới đây là sơ đồ nguyên lý của mạch bút thử điện tích âm – dương mà chúng em
làm ra:

Sơ đồ lắp đặt bút thử điện tích âm dương

Hình ảnh thực tế khi lắp ráp bút thử điện


7. Nguyên lý hoạt động, cách sử dụng của bút thử điện tích âm – dương
7.1. Nguyên lý hoạt động
Bút thử điện tích hoạt động dựa trên nguyên lý:
Khi đưa vật nhiễm điện lại gần bút thử điện thì làm cho đầu thử của bút thử
điện bị nhiễm điện do hưởng ứng. Khi đó đầu dò nhiễm điện cùng dấu với vật cần thử.
Và ở hai cực khiển của mosfet sẽ có một điện thế
Nếu vật cần thử mang điện âm thì cực khiển của hai mosfet sẽ có điện thế bé hơn
0 Vol, nên điện áp điều khiển mở Mosfet là U GS<0. Khi đó điện áp điều khiển mở
mosfet loại P được kích hoạt, dòng đện sẽ đi từ cực S đến cực D và làm cho bóng màu
xanh phát sáng. Còn điện áp điều khiển mở mosfet loại N không được kích hoạt và
bóng màu đỏ không sáng.
Tương tự: Nếu vật cần thử mang điện dương thì cực khiển của hai mosfet sẽ có
điện thế lớn hơn 0 Vol, nên điện áp điều khiển mở Mosfet là U GS>0. Khi đó điện áp
điều khiển mở mosfet loại N được kích hoạt, dòng đện sẽ đi từ cực D đến cực S và làm
cho bóng màu đỏ phát sáng. Còn điện áp điều khiển mở mosfet loại P không được kích
hoạt và bóng màu xanh không sáng.
Ngược lại: Khi đưa vật nhiễm điện đang ở gần bút thử ra xa bút thử điện thì
làm cho đầu thử của bút thử điện cũng bị nhiễm điện do hưởng ứng. Khi đó đầu dò
nhiễm điện cùng dấu với vật cần thử. Và ở hai cực khiển của mosfet sẽ có một điện thế
chống lại sự biến thiên điện
Nếu vật cần thử mang điện âm thì cực khiển của hai mosfet sẽ có điện thế bé hơn
0 Vol, nên điện áp điều khiển mở Mosfet là U GS<0. Khi đó điện áp điều khiển mở
mosfet loại P được kích hoạt, dòng đện sẽ đi từ cực S đến cực D và làm cho bóng màu
xanh phát sáng. Còn điện áp điều khiển mở mosfet loại N không được kích hoạt và
bóng màu đỏ không sáng.
Tương tự: Nếu vật cần thử mang điện dương thì cực khiển của hai mosfet sẽ có
điện thế lớn hơn 0 Vol, nên điện áp điều khiển mở Mosfet là U GS>0. Khi đó điện áp
điều khiển mở mosfet loại N được kích hoạt, dòng đện sẽ đi từ cực D đến cực S và làm
cho bóng màu đỏ phát sáng. Còn điện áp điều khiển mở mosfet loại P không được kích
hoạt và bóng màu xanh không sáng.

7.2. Cách sử dụng:


Khi đưa vật cần thử lại gần bút thử nếu hai bóng đèn không sáng thì vật không nhiễm
điện, còn nếu bóng đèn màu xanh sáng thì vật thử nhiễm điện âm còn nếu bóng màu đỏ
sáng thì vật cần thử nhiễm điện dương.
Ngược lại: Khi đưa vật cần thử ra xa bút thử nếu hai bóng đèn không sáng thì vật
không nhiễm điện, còn nếu bóng đèn màu xanh sáng thì vật thử nhiễm điện dương còn
nếu bóng màu đỏ sáng thì vật cần thử nhiễm điện âm.
8. Lắp ráp bút thử điện tích âm - dương.
Khi lắp đặt bút thử điện tích trên thì ưu tiên đặt lên của chúng em đó là thiết bị nhỏ gọn,
dễ sử dụng.
Điểm cần chú ý nhất khi làm ra sản phẩm này đó là điện tích khác với dòng diện mà
chúng ta sử dụng hằng ngày đó là điện tích có thể bị nhiễm điện do tiếp xúc nên nếu
chúng ta làm sản phẩm này trên bo mạch đồng thì

Hình ảnh bút thử sau khi hoàn thành

Đắk Săk, ngày 25 tháng 03 năm 2017


Tác giả hoặc đại diện nhóm tác giả
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Lê Dũng

You might also like