You are on page 1of 6

I.

GIỚI THIỆU VỀ BUNIN VÀ TRUYỆN NGẮN SAY NẮNG

1. Tác giả Bunin


1.1. Tiểu sử
Bunin là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Nga thế kỉ XX.
I.A. Bunin, nhà văn Nga đầu tiên được giải Nobel về văn học, một trong những
ngôi sao sáng của nền văn học Nga Cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này khá
độc đáo, nếu không nói là kỳ dị. Ivan Alekseyevich Bunin sinh ngày 10 tháng 10
năm 1870 tại Vôrônegiơ, trong một gia đình quý tộc thuộc một trong những dòng
quý tộc lâu đời nhất ở nước Nga, nhưng đã suy tàn.

Ông chỉ học xong có lớp bốn trong trường trung học huyện Eletx tỉnh Orlôp, rồi ở
sâu trong nông thôn, “trong bầu tĩnh mịch cực kỳ sâu lắng của đồng ruộng” của
huyện Eletx cho tới năm 19 tuổi. Chính thời gian này đã tạo nền móng cho sự
nghiệp văn chương của ông, mà theo một nhà bình luận văn học Nga, “trong những
vùng nửa thảo nguyên bao la, giữa vùng đất đen cực kỳ màu mỡ và giữa những căn
nhà gỗ nghèo nàn của nông dân, tâm hồn của chàng thiếu niên đã cảm thụ cái đẹp
và cái buồn của nước Nga, cảm thụ những cái bí ẩn bi thảm của lịch sử Nga và tính
cách dân tộc Nga”.

Ông đã bắt đầu viết văn, làm thơ trên cơ sở những cảm thụ ấy. Năm 1900 truyện
ngắn Những quả táo Antônôp cùng với những truyện ngắn và những bài thơ khác
đã khiến ông nổi tiếng, và đọc văn ông, A. Tsêkhôp trước khi qua đời ít lâu đã nhờ
một người bạn nhắn với Bunin rằng ông “sẽ trở thành một nhà văn lớn”.

Sang những năm đầu thế kỷ XX, hai truyện vừa Nông thôn (1909-1910)
và Xukhôđôn (1911) đã đưa ông vào bậc những nhà văn hàng đầu lúc bấy giờ.
Nhưng sau năm 1917, cũng giống như một số nhà văn và nghệ sĩ lớn khác
A.N.Tônxtôi, A.I.Kuprin, I.X.Smêlêp, X.A.Rakhmaninôp…, ông đã ra nước ngoài,
chủ yếu sống ở vùng Prôvăngxơ phía nam nước Pháp.

Trong suốt ba mươi ba năm ở nước ngoài, ông tiếp tục viết nên những tuyệt tác,
trong đó có cuốn tiểu thuyết dài duy nhất Cuộc đời Akxênhiep (1927-1929-1933) -
được coi như phản ánh thời niên thiếu của ông tại khu điền trang đổ nát Kamenka
ở làng Oderki huyện Eletx - và chủ yếu là các truyện vừa đặc sắc như: Mối tình
của Mitin (1924), Say nắng (1925)… cùng một chuỗi truyện ngắn trong tập Những
lối đi giữa hàng cây tăm tối (1938-1945)…

Năm 1933 ông được tặng giải Nobel về văn học “do có tài năng nghiêm túc về
nghệ thuật, mà với tài năng này ông đã tái hiện được một tính cách Nga điển hình
trong văn xuôi của nền văn học Nga”.

Sau chiến tranh, nhiều lần ông đã có ý định về thăm quê hương, đất nước, nhưng
tuổi quá già đã không cho phép ông thực hiện được nguyện vọng đó, và năm 1953,
ông đã qua đời ở Paris. Người ta luôn nhớ tới lời ông nói trước khi chết: “Làm sao
chúng ta có thể quên tổ quốc? Con người có thể quên tổ quốc được sao? Tổ quốc ở
trong tâm hồn mình. Tôi là một con người rất Nga. Điều đó dù bao nhiêu năm cũng
không mất đi được…”.

1.2. Sự nghiệp sáng tác


Người ta cho rằng sau Tsêkhôp, Bunin đã đem lại sự đổi mới cho thể loại truyện
ngắn Nga, mỗi truyện ngắn của ông vừa là một áng văn xuôi lại vừa là một bài thơ,
ông đã viết chúng với trí tuệ, trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học và
một nhà thơ, và do đó, “đọc tác phẩm của Bunin không những phải đọc chăm chú,
mà còn phải có văn hoá rộng, phải tập trung cả trí tuệ và tâm hồn, phải có khả năng
suy nghĩ về nước Nga, về quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, về mối liên quan
của cuộc sống hàng ngày, của cuộc sống “riêng” với những sự kiện xã hội - lịch sử
có quy mô” .
Văn xuôi của I.Bunhin đụng chạm đến nhiều lĩnh vực trong đời sống của con
người. Những vấn đề về lịch sử, đời sống sinh hoạt, triết học và chính trị, kinh tế
và đạo đức, tôn giáo và văn hoá, cùng các mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, đời
sống tâm lý con người và hiện thực... tất cả những cái đó đựơc nhà văn” thể hiện
một cách tài tình, hấp dẫn với đủ loại sắc màu, âm nhạc, hương vị vừa chân thực
cao độ vừa bi thảm quyết liệt vừa đầy tinh thần lạc quan yêu đời”. Truyện ngắn của
I.Bunhin là một đại dương mênh mông mà muốn hiểu được nó đòi hỏi người đọc
phải có một vốn kiến thức khá rộng về văn học Nga, và có khả năng suy nghĩ về
nước Nga trong quá khứ, hiện tại và tương lai với nhiều mối quan hệ chằng chịt,
phức tạp vừa có tầm quy mô lớn vừa mang tính chi tiết, cụ thể.
Ivan Bunin” là bậc thầy trong văn xuôi Xô Viết hiện đại” (M.Gorki). Ông không
chỉ là người và kế tục phát huy những truyền thống của truyện ngắn Nga các giai
đoạn trước mà nổi bật là Puskin, Turghênhép, Gôgôn, L.Tônxtôi, Chêkhốp...mà
còn là con người có những cách tân đối với thể loại truyện ngắn. Có thể nói, sau
khi Chêkhốp qua đời thì chính I.Bunin là người tiếp tục mang lại sự đổi mới cho
truyện ngắn Nga.
Văn xuôi của I. Bunhin mang hơi thở của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và những
vùng thảo nguyên mênh mông lộng gió; những rừng bạch dương trải dài chạy tít
tắp; những cánh đồng tuyết phủ, thấp thoáng ánh trăng và những sao sáng trên bầu
trời và những cây sồi già vững chãi trụ vững trong giông bão... Những bức tranh
thiên nhiên trong văn xuôi I.Bunin hiện lên đa màu sắc, đẹp và buồn bao giờ cũng
gắn với tâm trạng của con người. Lấy ví dụ điển hình như trong tác phẩm Say nắng
ông miêu tả cảnh hoàng hôn thật đẹp lung linh nhưng thoáng chút buồn. Chính tình
yêu nước nga máu thịt đó đã làm cho những trang viết của ông về thiên nhiên vừa
sống động, nên thơ vừa chan chưa tình người: ”bóng hoàng hôn tăm tối của mùa hạ
đã dần tắt xa ở phía trước, mơ màng phản chiếu muôn màu trên con sông, đây đó
còn lấp loáng ánh nước gợn lung linh ở đằng xa dưới bóng hoàng hôn và những
đốm lửa rải rác trong bóng tối xung quanh cứ trôi, trôi mãi trở lại phía sau”
Tác phẩm của Bunin xoay quanh những đề tài: thiên nhiên, tình yêu, cái chết. Đó
là những gì thường nhật của cuộc sống, đã quá thân quen trong sáng tạo của nhiều
tác giả khác. Nhưng với một cách viết riêng, Bunin đã tự khẳng định giá trị của cây
bút mình trong số đó, đề tài tình yêu dường như đã trở thành mối quan tâm của
không ít tác giả.
Bao trùm lên toàn bộ sáng tác của I.Bunhin là chất thơ trữ tình đằm thắm. Sự thống
nhất giữa cái đẹp của đời sống hiện thực và cái đẹp của tâm hồn nhà văn trên cơ sở
trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ là biểu hiện của chất thơ trong văn
xuôi Bunhin. Sự giao hòa giữa tâm hồn nhạy cảm của tác giả với vẻ đẹp của con
người và thiên nhiên cũng là một nhân tố tạo nên chất trữ tình sâu lắng.
Truyện ngắn của I.Bunhin phần lớn thuộc loại truyện không có cốt truyện. Các
truyện viết chủ yếu là thông qua sự hoài niệm, nhớ lại của tác giả về những gì đã
qua. Vì thế, tính chất tự truyện cũng là một đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi
Bunhin. Có thể là ký ức của chính tác giả, hoặc của nhân vật “tôi” trong truyện.
Chính hình thức nhớ lại này đã giúp cho tác giả bộc lộ cảm xúc trữ tình của mình
đối với con người và cảnh vật được mô tả.
Ngoài những đặc điểm nghệ thuật trên, trong văn xuôi I.Bunhin còn có sự kết hợp
giữa những yếu tố trữ tình lãng mạn với yếu tố hiện thực và sự xâm nhập của
những yếu tố triết lý vào tác phẩm.

Tâm lý nhân vật trong văn xuôi Bunhin không được tác giả đi sâu khai thác tận sâu
thẳm ngõ ngách của tâm hồn như những truyện của Chêkhốp mà thường là những
xúc động rất sâu kín, được biểu hiện qua bề ngoài. Nhân vật hầu như không có sự
xung đột hoặc cãi cọ nhau ồn ã.
Có thể coi I.Bunin là “ bặc thầy hàng đầu trong văn học Nga hiện đại”. Di sản văn
học do I.A.Bunin để lại không phải đồ sộ cho lắm, Nhà xuất bản “Văn học nghệ
thuật” Matxcơva xuất bản toàn tập các tác phẩm của ông trong 9 tập (1965, 1966,
1967), gồm một tiểu thuyết dài, còn chủ yếu là các truyện ngắn, truyện vừa và thơ.
Các tác phẩm của nghệ sĩ Bunin thường ngắn và độc đáo cả về nội dung và hình
thức thể hiện. Các tác phẩm chính của ông bao gồm, các tuyển tập truyện
ngắn Gospodin iz San Frantsisko – Quý ngài đến từ San Francisco và Tyomnye
Alley – Con đường u ám, các tiểu thuyết Derevnya – Ngôi làng và Mitina lyubov –
Tình yêu của Mitia.

Ngoài ra còn các tác phẩm khác như:

Bút ký: Những ngày đáng nguyền rủa(1926), Ngữ pháp tình yêu (1929), Giải
phóng Tolstoy(1937), hồi tưởng (1950)

Thơ: Dưới bầu trời rộng mở( 1891), Lá rụng (1901)

Truyện ngắn: Nơi cuối trời và các truyện ngắn khác (1897, Những quả táo
Antonov (1900), Làng (1910), Sukhodol (1911), Quý ông đến từ San
Francisco (1915), Hơi thở nhẹ (1916), Loopy Ears (1917), Die Schnitter (1923),
Hoa hồng Jericho (1924), Mối tình của Mitya (1926), Bóng chim (1931), Những
con đường rợp bóng (1943), Thứ Hai thuần khiết (1945), Một mùa thu lạnh (1945),
Đại lộ tăm tối (1946), Về Chekhov (1955)

Tiểu thuyết: Cuộc đời Arsenyev (1927), Những câu chuyện được sưu tầm của Ivan
Bunin (2007)

Ngoài viết văn, thơ Bunin còn là một nhà dịch thuật tài ba, tác phẩm tiêu biểu như
bài ca Hiawatha (1898)
 Bunin là một nhà văn lớn của Nga và là một trong những nhà văn xuất sắc
nhất của nước Nga nửa đầu thế kỉ XX, được sánh ngang với Tsekhop và
Tolstry trong hàng ngũ các nhà văn hiện thực Nga. Là một nhà văn hiện thực
nhưng Bunin vẫn đi vào đề tài mang màu sắc lãng mạn- đề tài tình yêu được
xuyên suốt trong nhiều sáng tạo của Bunin, với một phong cách sáng tác độc
đáo và đầy ấn tượng Bunin đã mang đến một “hơi thở lạ” cho tình yêu khác
với các nhà văn cổ điển. Các tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu đậm
trong lòng người đọc bởi chất thơ tinh tế, bởi những biểu tượng ẩn dụ sâu
xa, bởi tính chính xác trong miêu tả và bởi nỗi buồn u hoài, lãng mạn.

2. Tác phẩm say nắng

Truyện "Say nắng" của Bunin được viết vào năm 1925, được xuất bản một năm
sau đó trên tạp chí "Sovremennye zapiski". Cuốn sách mô tả một câu chuyện tình
lãng mạn thoáng qua giữa viên trung úy và một cô gái trẻ đã kết hôn, họ gặp nhau
khi đi trên một con tàu có động cơ. Đây là tác phẩm nằm trong mạch cảm xúc viết
về đề tài tình yêu của Bunin. Câu chuyện tình chỉ diễn ra trong vòng một ngày:
trưa ngày hôm trước đến sáng ngày hôm sau. Trong một chuyến đi trên một trong
những tàu hơi nước ở Volga, viên trung úy gặp một người lạ xinh đẹp đang trở về
nhà sau kỳ nghỉ ở Anapa. Cô ấy không tiết lộ tên của mình cho một người quen
mới, và mỗi lần cô ấy đáp lại những yêu cầu khăng khăng của anh ấy bằng "một nụ
cười đơn giản đáng yêu."
Trung úy ngạc nhiên trước vẻ đẹp và sự quyến rũ tự nhiên của người bạn đồng
hành. Trong lòng anh rạo rực, tình cảm nồng nàn bùng lên. Không thể kiềm chế
chúng trong bản thân, anh ta đưa ra một đề nghị rất rõ ràng là đưa người phụ nữ lên
bờ. Đột nhiên, cô ấy dễ dàng và tự nhiên đồng ý.
Tại điểm dừng đầu tiên, họ đi xuống bậc thang của con tàu có động cơ và thấy
mình đang ở bến tàu của một thị trấn nhỏ của tỉnh. Họ âm thầm đến một khách sạn
địa phương, nơi họ thuê "một căn phòng ngột ngạt kinh khủng, ban ngày nắng
nóng."
Không nói với nhau một lời, họ “điên cuồng chết ngạt trong nụ hôn” đến nỗi trong
tương lai họ sẽ ghi nhớ khoảnh khắc ngọt ngào, ngoạn mục này trong nhiều năm.
Sáng hôm sau, "người phụ nữ nhỏ không tên", nhanh chóng mặc quần áo và lấy lại
sự cẩn trọng đã mất, chuẩn bị lên đường. Cô thừa nhận rằng mình chưa bao giờ rơi
vào trường hợp tương tự trước đây và đối với cô, niềm đam mê bộc phát đột ngột
này giống như một cơn nhật thực, một cơn “say nắng”.
Người phụ nữ yêu cầu trung úy không lên tàu cùng mình mà đợi chuyến đi tiếp
theo. Nếu không, "mọi thứ sẽ hư hỏng," và cô ấy chỉ muốn nhớ lại đêm tình cờ này
trong một khách sạn tỉnh lẻ.
Người đàn ông dễ dàng đồng ý và hộ tống người bạn đồng hành của mình đến bến
tàu, sau đó anh ta trở về phòng. Tuy nhiên, tại thời điểm đó anh nhận ra rằng có
điều gì đó trong cuộc sống của anh đã thay đổi đáng kể. Cố gắng tìm lý do cho sự
thay đổi này, anh ta dần dần đi đến kết luận rằng anh ta đã yêu người phụ nữ mà
anh ta đã qua đêm.
Anh vội vã chạy về, không biết phải làm gì với bản thân ở một thị trấn tỉnh lẻ.
Giọng nói của một người lạ vẫn còn tươi nguyên trong trí nhớ của anh, "mùi của
chiếc váy màu rám nắng và chiếc váy màu gingham của cô ấy", những đường nét
trên cơ thể đàn hồi mạnh mẽ của cô ấy. Để đánh lạc hướng bản thân một chút,
trung úy đi dạo, nhưng điều này không làm anh ấy bình tĩnh lại. Đột nhiên anh ta
quyết định viết một bức điện cho người mình yêu, nhưng vào giây phút cuối cùng
anh ta nhớ ra rằng anh ta không biết "họ của cô ấy, cũng không phải tên của cô ấy."
Tất cả những gì anh ta biết về người lạ là cô ta đã có chồng và một cô con gái ba
tuổi.
Kiệt sức vì đau khổ về tinh thần, viên trung úy tiếp tục cuộc hành trình của mình
và khi ngồi trên boong ngắm cảnh sông nước, anh cảm thấy mình già hơn mười
tuổi.

You might also like