You are on page 1of 5

Orhan Pamuk và Tên tôi là Đỏ

I. Orhan Pamuk

1. Cuộc đời

Pamuk sinh ở Istanbul vào năm 1952 trong một gia đình tư sản giàu có nhưng đang
xuống dốc, những trải nghiệm mà sau đó ông mô tả lại trong những tiểu thuyết The
Black Book (Sách đen) và Cevdet Bey and His Sons (Cevdet Bey và các con trai).
Ông học dự bị đại học ở trường Cao đẳng Robert tại Istanbul rồi sau đó học kiến
trúc tại Đại học kỹ thuật Istanbul, một ngành rất gần với ước mơ trở thành họa sĩ
của ông. Tuy nhiên, sau ba năm, Pamuk bỏ học để trở thành một nhà văn toàn thời
gian rồi tốt nghiệp Học viện báo chí ở Đại học Istanbul năm 1976. Từ 22 đến 30
tuổi, ông sống với mẹ, viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và cố gắng tìm một nhà xuất
bản.

Ngày 1 tháng 3 năm 1982, Pamuk cưới Aylin Turegen, một sử gia. Từ năm 1985
đến 1988, khi vợ ông đi du học ở Đại học Columbia, Mỹ, Pamuk cũng xin được
một học bổng ở đó và đã viết quyển The Black Book trong thư viện Butler của
trường này.

Sau đó, Pamuk trở lại thành phố quê hương Istanbul. Vợ ông sinh cô con gái đầu
lòng Rüya, trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa là "giấc mơ" vào năm 1991. Năm
2001, hai vợ chồng ông ly dị.

Năm 2006, Pamuk trở lại Mỹ để làm giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Columbia.
Trước đó, ông bị lên án gay gắt vì những nhận xét quá khích về cuộc diệt chủng
người Armenia ở Đế chế Ottoman trong giai đoạn 1915-1917. Hiện ông là một
thành viên của Ủy ban tư duy toàn cầu ở Đại học Columbia đồng thời làm việc cho
Khoa ngôn ngữ và văn hóa Trung Đông và châu Á thuộc ngành xã hội nhân văn
của trường.

Năm 2007, ông được mời làm thành viên Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes

Tháng 5/2007, Pamuk là một trong những thành viên ban giám khảo tại LHP
Cannes - được dẫn dắt bởi đạo diễn người Anh Stephen Frears. Khoảng năm 2007-
2008, Pamuk trở về Comlumbia một lần nữa mà gia nhập giảng dạy môn Văn học
so sánh cùng Andreas Huyssen và David Damrosch.
Hiện tại Pamuk sáng tác tại nhà ở Bard College. Ông hoàn thành tiểu thuyết mới
nhất The Museum of Innocence vào hè năm 2008, quyển sách này được xuất bản ở
Thổ Nhĩ Kỳ vào 29/08 năm ấy. Bản dịch ngắn gọn Tiếng Đức xuất hiện trước hội
chợ sách Frankfurt 2008 - nơi ông từng dự định tổ chức một Bảo tàng của sự Ngây
Thơ (Museum of Innocence) thật sự bao gồm những việc linh tinh hằng ngày mà
ông thu thập được (thay vào đó, cuộc triển lãm sẽ được tổ chức trong một ngôi nhà
thuộc sở hữu của ông ở Istanbul).

Tuy chưa công khai kế hoạch phiên dịch sang tiếng Anh, nhưng Erdağ Göknar đã
nhận được tài trợ của quỹ NEA 2004.

Anh của ông - Şevket Pamuk, người thi thoảng xuất hiện với tư cách một nhân vật
tiểu thuyết trong các tác phẩm của ông - là một giáo sư lịch sử, công trình về Nền
Kinh tế của đế chế Ottoman của ông được Quốc tế công nhận. Hiện ông đang công
tác tại đại học Bogazici, Istabul.

2. Tác phẩm

Tiểu thuyết:

 Cevdet và các con trai (1974)

 Sessiz Ev (Căn nhà yên lặng) (1983,2012))

 Beyaz Kale (Pháo đài trắng) (1985)

 Kara Kitap (Sổ đen) (1990)

 Yeni Hayat (Cuộc sống mới) (1995)

 Benim Adım Kırmızı (Tên tôi là Đỏ) (1998)

 Kar (Tuyết) (2002)

 Masumiyet Müzesi (Bảo tàng ngây thơ) (2008)

 Kafamda Bir Tuhaflık (Điều kỳ lạ trong tâm trí) (2014)

 Kırmızı Saçlı Kadın (Nàng tóc đỏ) (2016)

Kịch bản phim: Gizli Yüz (Khuôn mặt bí ẩn) (1992) cùng những tác phẩm phi hư
cấu khác.
II. Tác phẩm “Tên tôi là Đỏ”

1. Tóm tắt tác phẩm

Ẩn dấu bên trong bức màn bí ẩn, đầy lôi cuốn của câu chuyện trinh thám với
những án mạng bi thảm, Tên tôi là Đỏ đã đưa độc giả trở về 4 thế kỷ trước, giữa
thành Istanbul hoa lệ, khám phá chiều sâu tâm hồn của một dân tộc. Tác phẩm xuất
sắc này của Orhan Pamuk đã đạt giả Nobel văn chương năm 2006.

Câu chuyện bắt đầu vào mùa đông năm 1591, trong lễ kỷ niệm một ngàn năm
Hegira, Hoàng đế Thổ ra lệnh cho Enishte - một nhà tiểu họa tài ba, thực hiện một
cuốn sách ca ngợi đế quốc của mình, và phải được minh hoạ theo phong cách
Venice, vốn là lối vẽ của phương Tây. Trong bối cảnh lịch sử, văn hóa của Thổ
Nhĩ Kỳ thế kỷ XVI, đây là một điều bị ngăn cấm, ai thực hiện có thể sẽ gặp nguy
hiểm. Nhận trọng trách từ Đức vua, Enishte bí mật giao cho những nhà tiểu họa
bậc thầy: Zeytin, Zarif, Leylek, Kelebek, mỗi người một phần việc riêng để hoàn
thành cuốn sách mà không một ai thấy được thành phẩm hoàn chính.

Thế nhưng, cuốn sách chưa kịp làm xong thì những vụ án mạng đã xảy ra. Zarif -
người thợ mạ vàng tài hoa bị giết chết thảm khốc và ném xác xuống giếng hoang.
Sau đó, Enishte bị hạ sát ngay tại nhà bằng chiếc bình mực cổ. Kẻ sát nhân đã để
lại những vết tích kỳ lạ trên cuốn sách dang dở. Bao mối hoài nghi được đặt ra,
phải chăng mục đích giết người là sự đố kỵ nghề nghiệp, lòng ghen tuông tình ái…
Bức màn bí ẩn chỉ thực sự hé mở vào cuổi tác phẩm. Người đi tìm lời giải mã là
chàng Siyah và sư phụ Osman - một nhà tiểu họa già. Động lực tình yêu của Siyah
với Shekure, con gái của Enishte, đã đưa chàng khám phá vụ án bí ẩn đó. Chính
điều này khiến Tên tôi là Đỏ đa chiều hơn, phong phú hơn, đẹp đẽ hơn.

Từ câu chuyện trinh thám ly kỳ, Tên tôi là Đỏ đưa ra một cuộc đối thoại
Đông – Tây, để rồi từ đó khai phá chân dung và vẻ đẹp tinh thần ẩn chứa dưới
những bức thành Istanbul, những nét đặc sắc đã đưa người Ba Tư trở thành một
huyền thoại mãi mãi của thế giới. Cũng từ đó, tác phẩm khai phá một triết lý sống
với những chiêm nghiệm về tình yêu, nghệ thuật, sự sống và cái chết.

2. Văn chương mang hơi thở lịcch sử, văn hóa dân tôc:
Tên tôi là Đỏ hội tụ đầy đủ những yếu tố của một tiểu thuyết trinh thám: án mạng
thảm khốc, kẻ sát nhân tàn bạo, dấu vết để lại tại hiện trường, thắt nút ngay từ đầu
tác phẩm và chỉ mở nút ở những trang cuối...

Orhan Pamuk trước nhất là một nhả văn dân tộc. Thế giới tiểu thuyết của ông là sự
ảnh chiếu lịch sử, văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Ngay đã khi đã sống và sáng tác ở nước
ngoài, trang văn của ông vẫn chưa một lần thôi trăn trở về những vấn đề lớn của
đất nước. Vì lẽ đó, dù nghệ thuật tiểu thuyết Pamuk đi chệch quỹ đạo truyền thống
của văn học Thổ Nhĩ Kỳ mà tiến nhanh tới hội nhập với nghệ thuật phương Tây
chăng nữa, chất dân tộc trong những cuốn sách của ông cũng không vì thế mà mất
đi. Ta cảm nhận được trong ‘Tên tôi là Đỏ” bầu không khí đẫm chất phương Đông
huyền bí, mơ hồ. Nhưng nhà văn không theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chỉ
khăng khăng ôm một mối tình si với đất nước, ngòi bút không khoan nhượng của
ông đi sâu vào những mặt khuất của dân tộc mình, từ lịch sử nhem nhuốc máu bị
bưng bít, tới một xã hội Thổ hiện đại lưng chừng hòa nhập phương Tây, đầy những
mối xung đột tôn giáo, chính trị. 

3. Văn chương đẫm chất u hoài:

Văn chương Pamuk mang một nỗi buồn trầm kha, và chính ở đó, ta nhận chân tầm
nhân loại trong sáng tác của ông. Người ta nói đi tới kiệt cùng dân tộc, ta sẽ gặp
nhân loại - một nhà văn lớn là người biết đào tìm mạch triết lý phổ quát trên chính
mảnh đất của mình.

Chất u hoài cô đọng trong không thời gian truyện, đặc quánh như một thứ ám ảnh
khôn nguôi. Đó là cảm giác sầu muộn vì mất mát, là nỗi buồn phải lê cuộc sống
qua những tàn tích một thời kì huy hoàng đã qua và không trở lại. Không gian
tráng lệ trong ‘Tên tôi là Đỏ” ngập chìm trong nỗi u uất vây kín bởi những huyền
hồ bí ẩn của lòng người. Buồn bã trở thảnh một cơn bệnh tập thể trong sáng tác của
ông. Đi từ những tâm sự nặng tính dân tộc, người đọc vẫn cảm nhận những nỗi sầu
rất “con người” trong suy tưởng và tình cảm của nhân vật. Nỗi buồn phản phất
cùng sự chiêm nghiệm thời gian tạo thành mạch hồi ức chảy mạnh trong sáng tác
của ông.

4. Văn chương là nhịp cầu nối hai bờ Đông - Tây:


Cuốn tiểu thuyết lớn nhất này của Pamuk ra đời năm 1998 khẳng định ông
như là một trong những tác gia vĩ đại đương thời. Ông đã xây dựng nhiều
cuốn tiểu thuyết với những thủ pháp, âm hưởng hoàn toàn khác nhau, mà
trong Tên tôi là Đỏ, đó là một đại tự sự đa thanh về lịch sử và nghệ thuật Hồi
giáo.
Ẩn dưới câu chuyện điều tra hình sự ly kỳ, tác giả đã dựng lại thành Istanbul
cổ vào thời đại suy vong của nghệ thuật Hồi giáo trước ảnh hưởng của các
nền văn minh phương Tây, một tiếng kêu giẫy chết của một nền hội họa đã
thất truyền. Trên hết, với những khẳng định của Pamuk về bản chất của cái
đẹp và nghệ thuật, giống như một lời phê bình đã viết, Tên tôi là Đỏ là một
áng văn chương lộng lẫy, một cầu nối có cả giao thoa và xung động giữa
Đông và Tây, một tác phẩm bất hủ được viết vào cuối thế kỷ này mà sẽ còn
được nhắc tới vào cuối thế kỷ sau.

You might also like