You are on page 1of 4

Từ sau năm 1975, tức thời kì hòa bình của đất nước, nhiều cây bút nổi tiếng đã ra

đời trong thời điểm này. Các tác phẩm của họ như điểm sáng gieo nên hy vọng
cho người dân về một đất nước đẹp đẽ, dần hồi phục sau chiến tranh. Trong đó,
nổi bật là nhà văn Đỗ Phấn, họa sĩ kiêm một “cây bút” triển vọng trong mảng tản
văn, truyện ngắn.
Là một người vốn có năng khiếu nghệ thuật ăn sẵn trong máu, ông cầm bút viết
truyện ngắn từ năm học lớp 9, nhưng khi lớn lên Đỗ Phấn lại học mỹ thuật và lập
danh trước hết từ hội họa. Tranh ông vẽ được nhiều người thích, có mặt trong
nhiều bảo tàng ở trong nước và nước ngoài. Với vài chục cuộc triển lãm chung
riêng, tranh giúp ông “sống ổn” với một cuộc sống đầy đủ, ấm no. Thế nhưng,
quãng từ năm 2005 trở đi, độc giả bắt gặp Đỗ Phấn ở những cuốn tiểu thuyết,
truyện ngắn. Cũng quãng đó, ông xuất hiện nhiều trên báo, với tư cách tác giả
viết những tản văn về Hà Nội. Không thua kém gì với thành tích mình đạt được
bên mảng hội họa, sang viết lách, Đỗ Phấn tiếp tục gặt hái được những thành
công như: xuất bản gần ba chục đầu sách, cả tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn,
cuốn tiểu thuyết “Dằng dặc triền sông mưa” của ông từng được Hội Nhà văn Hà
Nội trao giải thưởng ở hạng mục Văn xuôi (năm 2014). Năm 2020, ông khởi
động Tủ sách “Hà Nội trong mắt một người” với bốn tập sách dày hơn 1.000
trang: “Đi chơi Bờ Hồ”, “Bâng quơ một thời Hà Nội”, “Ngẫm ngợi phố phường”
và “Ngồi lê đôi mách với Hà Nội”. Năm 2021, lại vừa thấy nhà văn Đỗ Phấn ra
thêm hai đầu sách mới: Tiểu thuyết “Mùi trần” và tập tạp văn “Hát chung một
mình”. Tất cả đều do NXB Trẻ - một trong những NXB có tiếng ấn hành.
Đỗ Phấn là nghệ sĩ đã không còn xa lạ với những người yêu nghệ thuật hội họa
và văn học ở nước ta, điểm qua một số thông tin về cuộc đời của ông, ta biết
được người nghệ sĩ tài năng này sinh năm 1956 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học
Mỹ thuật Hà Nội năm 1980, sau đó làm công tác giảng dạy mỹ thuật tại Khoa
Kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội từ năm 1980 đến năm 1989.
Tài năng về cả hội họa lẫn văn chương.
Khi tự nhận xét về mình, ông chia sẻ:
“Tôi trót mang tình đầu tay ba với văn
chương và hội họa. Nhưng hội họa chọn
tôi trước. Đã yên lòng với hội họa. Bây
giờ đến lượt văn chương chọn hành tôi”.
Thoạt đầu, ông được giới văn sỹ biết đến trước tiên vì nghề vẽ bìa sách của mình.
Nhưng nói về nghiệp viết lách, ông thừa nhận thật ra mình cầm bút viết văn trước
khi vẽ. Thế nhưng, ý định ban đầu của Đỗ Phấn là viết văn chỉ dành riêng cho
mình, không nghĩ đến việc in ấn. Mãi đến năm 2005, ông mới quyết tâm dồn sức
vào văn chương. Cứ thế, đến nay, ông đã góp sức không ít vào việc phát triển nền
văn học nước nhà. Một số tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phấn có thể kể đến như: Về
mảng tản văn, những đầu sách mang tên: “Đi chơi bờ Hồ”, “Chuyện vãn trước
gương”, “Hát mãi một mình”, “Lan man nghìn năm phố”, “Bâng quơ một thời
Hà Nội”,... rất được độc giả từ trẻ đến già săn đón. Ngoài ra, về truyện ngắn, ông
cũng có cho mình “những đứa con tinh thần” sáng lán như: truyện ngắn “Kiến đi
đằng kiến” hay “Thác hoa”. Đến mảng tiểu thuyết, nhà văn cũng để lại một số
dấu ấn như: tiểu thuyết “Dằng dặc triền sông mưa”, “Con mắt rỗng”.
Rẽ ngang vào văn chương, nhưng Đỗ Phấn lại sớm xác quyết cho mình một vệt
sách mang dấu ấn và “thương hiệu” riêng, đó là Hà Nội. Và ông cũng tự nhận,
trong mấy chục đầu sách đã viết, thật ra chỉ là một cuốn sách thôi. Cuốn sách đó
có tên là “Hà Nội”. Đỗ Phấn đau đáu viết về Hà Nội với những mất - còn và lặng
thầm khám phá đời sống đủ các sắc thái của người thị dân giữa đất Hà thành
đang biến đổi từng ngày. Ông khắc họa nhiều khía cạnh của Hà Nội, từ thiên
nhiên, lịch sử, văn hóa đến cuộc sống đời thường của người dân. Ông gửi gắm
tình yêu và gắn bó của mình với Hà Nội qua những bài tản văn như Cõi lá, Ngồi
lê đôi mách với Hà Nội, Hà Nội thì không có tuyết,.... Ông viết văn bằng cảm
hứng, không theo một trường lớp hay phương pháp nào. Ngay cả ông cũng tự
nhận mình là người viết tay ngang, không được học văn, vô sư vô sách. Thế
nhưng chính điều đó lại góp phần làm cho ngôn ngữ ông sử dụng thật giàu cảm
xúc và tràn ngập hình ảnh sinh động. Vì xuôi theo dòng cảm hứng, Đỗ Phấn có
nhiều sáng tạo từ ngữ và biến tấu thể loại. Ông dùng nhiều từ láy, đảo từ, lặp từ
để nhấn mạnh tâm trạng và cảm nhận của mình.
Những mẩu chuyện về con người, cảnh vật, văn hóa Hà Nội mà Đỗ Phấn thủ thỉ
qua mỗi trang viết, ban đầu tưởng như vụn vặt và cũ kỹ nhưng thực tế từ cái vòi
nước công cộng, cửa hiệu giặt là, chuyện phơi quần áo, nước giải khát, bún đậu
mắm tôm, đèn đường, hay cái nồi đất… đều có thể trở thành chủ đề để Đỗ Phấn
thư thả tâm tình với bạn đọc chuyện xưa chuyện nay, từ xa tới gần, từ hiện đại tới
quá khứ, với đủ hỉ, nộ, ái, ố. Nhưng khi nhìn rộng ra, những “lát cắt ký ức” ấy lại
cho độc giả một cái nhìn thật đủ đầy, chi tiết và gần gũi về Hà Nội thời chưa xa,
với vẻ đẹp điềm đạm và kín đáo. Vì vậy mà những tác phẩm văn học viết về Hà
Nội của Đỗ Phấn nhận được sự yêu mến, trân trọng của độc giả bởi giá trị của tác
phẩm đó mang lại.
Cuốn tiểu thuyết Chảy qua bóng tối là tác phẩm gây được ấn
tượng đậm nét nhất của Đỗ Phấn, dường như nó được viết ra
cho những ai từng sống và yêu Hà Nội. Cuốn tiểu thuyết
không viết về thế hệ trẻ với những tình cảm nồng nàn, lãng
mạn mà nhân vật chính là một lão già mù mang những nét đặc
trưng của một người gắn bó, hiểu và yêu Hà Nội…

Đối với tiểu thuyết Rụng xuống ngày hư ảo, Đỗ Phấn đã giới
thiệu đến bạn đọc câu chuyện về Hà Nội trong những năm
tháng chuyển mình dữ dội. Cảnh vật, con người và nhất là
quá trình tha hóa của những thị dân cả mới và cũ làm nên
một bức tranh châm biếm về hiện thực của Thủ đô nghìn
năm tuổi.
Nhà văn Lê Minh Khuê cho biết rằng: “Tha thiết yêu Hà Nội, Đỗ Phấn chỉ viết
về cái đẹp Hà Nội xưa, ông vẽ ra những cái đẹp để chúng ta thêm yêu mà giữ lại
những nét đẹp ấy.” Trong khi đó, bạn đọc đánh giá hầu hết tác phẩm của Đỗ
Phấn, từ tản văn, truyện ngắn, tiểu thuyết đều hiển hiện một Hà Nội đăm đắm
tình yêu xưa, đều như tiếng thở dài chua xót của một người bất đắc dĩ phải làm
nhân chứng cho sự đổi thay xấu xí của sự vật, con người Hà Nội nay, mà chẳng
thể ngăn chặn, chẳng thể can thiệp và đau đớn nhất là chẳng thể bỏ đi, rời xa nơi
chôn nhau cắt rốn của mình.

Tóm tắt một số thông tin sơ lược về tác giả:

- Đỗ Phấn sinh năm 1956 tại Hà Nội.


- Năm 1980, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ
thuật Hà Nội.
- Từ 1980-1989, Đỗ Phấn giảng dạy tại
khoa kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Tài năng về cả hội họa lẫn văn chương.
Khi tự nhận xét về mình, ông nói “Tôi trót
mang tình đầu tay ba với văn chương và hội họa. Nhưng hội họa chọn tôi trước.
Đã yên lòng với hội họa. Bây giờ đến lượt văn chương chọn hành tôi”.
- Ông được giới văn sỹ biết đến trước tiên vì nghề vẽ bìa sách của mình. Nhưng
nói về nghiệp viết lách, ông thừa nhận thật ra mình cầm bút viết văn trước khi vẽ.
- Đỗ Phấn viết văn chỉ dành riêng cho mình, không nghĩ đến việc in ấn.
- Đến năm 2005, ông mới quyết tâm dồn sức vào văn chương. Cứ thế, đến nay,
Đỗ Phấn đã xuất bản gần ba chục đầu sách, cả tiểu thuyết, truyện ngắn và tản
văn.
- Một số tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phấn có thể kể đến:
+ Tản văn:
Đi chơi bờ Hồ
Chuyện vãn
trước gương
Hát mãi một
mình
Lan man nghìn
năm phố
Bâng quơ một thời Hà Nội.
+ Truyện ngắn:
Kiến đi đằng kiến
Thác hoa.
+ Tiểu thuyết:
Dằng dặc triền sông mưa
Con mắt rỗng

You might also like