You are on page 1of 3

I.

Tiểu sử Tác giả


 Nguyễn Việt Hà (sinh 1962) là một gương mặt tiêu biểu của văn xuôi
Việt Nam đương đại
 Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội
 Nguyễn Việt Hà viết về Hà Nội từ hơn 20 năm nay với một giọng văn
riêng, đặc sắc.
 Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến các tiểu thuyết Cơ hội của
chúa (1999), Khải huyền muộn (2003), tập truyện ngắn Của roi (2004) ,
tạp văn Nhà văn thì chơi với ai (2005) , Mặt của đàn ông (2008) , Đàn bà
uống rượu (2010), Con giai phố cổ (2013) đều gây được sự chú ý của độc
giả.
 Bút danh Nguyễn Việt Hà là họ tên người bạn đời của anh. Một gã giai
phố cổ, một ngày ngẫu hứng viết văn, lấy tên vợ làm bút danh.
 Thông minh mà hài hước, dí dỏm mà thâm trầm, đó có lẽ là giọng văn
riêng của Nguyễn Việt Hà, được anh sử dụng thành công ngay từ khi xuất
hiện với tiểu thuyết đầu tay Cơ hội của Chúa.
II. TÁC PHẨM ‘’ con giai phố cổ ‘’
1. Giới thiệu
Con giai phố cổ, tập tạp văn mới nhất của Nguyễn Việt Hà là một thứ
mạng xã hội riêng của anh, đủ thành phần, từ đám đàn ông, những gã khờ
và mưu sĩ, rồi những nàng thơ của họ, đến những chuyện tình ái đọc lên
sực nức đùa giễu. Tình ở một Hà Nội với những gã trai phố cổ mà như tác
giả đã viết, “bọn họ thong thả ăn, tinh tế mặc, chầm chậm sống. Có bọn
họ, Hà Nội hôm nay mới có nổi dăm bảy hàng phở ngon, vài ba quán cà
phê thị dân sâu lắng. Bọn họ chẳng chịu là gì, sống bạc nhược nghệ sĩ nửa
mùa, rồi trả ơn Hà Nội bằng cách quyết liệt tự nuôi cho mình những thói
quen của bao đời Hà Nội.” Nguyễn Việt Hà vừa bảo, đó là “linh hồn” của
thành phố này, vừa giễu “thăm thẳm mơ màng rêu phong tạo riêng một
bản sắc”.
2. Nội dung
 “Con giai phố cổ” mang một cái tên đầy sức gợi, vừa khiến cho
người ta phải tò mò muốn giở ra đọc coi rốt cuộc một cuốn sách
mang cái tên thế này thì sẽ viết về cái gì, nói về cái gì, vừa háo hức
muốn biết xem con giai phố cổ thì sao, thì khác gì với những con
giai phố khác. Nguyễn Việt Hà là một giai Hà thành chính hiệu,
vừa mang phong thái kiêu bạc, tay chơi, lại vừa thông kinh thi, sử
sách, điều này chỉ cần qua độ gần 300 trang của “Con giai phố cổ”
là có thể mường tượng thấy. Tuy nhiên, có lẽ là vì là một gã giai
đẫm đầy hoài cổ, cho nên góc nhìn của tác giả lại quá mức ngả
nghiêng về những giá trị xưa cũ, thường là tâng bốc đàn ông quá
đỗi, thậm chí có phần thiên vị, ngay cả khi nhìn thẳng vào thói xấu
của đàn ông thì vẫn bào chữa, còn lại quá mức khăng khăng muốn
đặt đàn bà vào vai dưới.
 Tạp văn hay tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà là một món ăn pha chế
nêm nếm các mùi vị đặc trưng, để đẻ ra những trang viết bảo là ê hề
“tái nạm gầu gân” như phở bò cũng được, mà bảo là kênh kiệu
“cam vắt không đường” cũng xong. Chúng lại có cái mùi Tây của
những chai rượu mạnh uống “xếch”, những nhãn hiệu rượu mà tác
giả hay dẫn vào văn của mình, và đậm đặc những tích văn cổ trong
khi cũng rất dễ dàng thấy những triết lý Thiên Chúa giáo xoắn xuýt
bổ trợ. Để rồi từ đó, Nguyễn Việt Hà đánh võng từ vỉa hè này sang
cột điện kia, khiến cho Hà Nội trong văn của anh nhộn nhịp gấp
bội. Nào đã ai thấy hai cái nhà mặt phố Hà Nội nào giống hệt nhau
đâu?
 Chính ở thể loại tạp văn, người đọc thưởng thức được khả năng càn
lướt đề tài của Nguyễn Việt Hà, cũng như sự thông minh dí dỏm
đặc trưng, để ai cũng nhặt ra được vô số triết lý đặc sệt tinh thần
đường phố Hà Nội. Và ngay cả khi cần phải chứng minh kiến văn
của mình, Nguyễn Việt Hà cũng có đầy ắp tra cứu Đông Tây từ
chuyện cũ rích đến chuyện gần đây. “Đăng nhập” vào thế giới
mạng xã hội của Nguyễn Việt Hà, người đọc sẽ được kết nối sâu
sắc với thế giới của Cơ hội của Chúa, cuốn tiểu thuyết đầu tay làm
nên tên tuổi của anh vào những năm cuối thế kỷ trước. Người đọc
của mạng xã hội này hẳn sẽ gặp nhau, kết bạn, yêu đương và tranh
cãi ầm ĩ như thường.
3. Nhận xét
 Giọng văn ở “Con giai phố cố” của Nguyễn Việt Hà kiêu bạc, đầy
trào phúng và châm biếm, chưa kể phong cách ngữ pháp dùng tính
từ trước danh từ khá lệch ngữ pháp tiếng Việt có lẽ sẽ khiến nhiều
người có thể không quen khi đọc văn của Nguyễn Việt Hà, thậm
chí là không thích. Tuy nhiên, chính nhờ giọng văn ấy mà “Con
giai phố cổ” là một cuốn tạp văn không hề nặng nề, mang đậm tính
cá nhân của tác giả, mặc dầu có nhiều điều không đồng tình nhưng
cũng không khiến người đọc phải gay gắt phản bác, và truyền tải
những vấn đề sâu sắc một cách hài hoài, giản đơn, gần gũi.
 Đó chính là chân dung tự họa của Nguyễn Việt Hà, một gương mặt
văn chương nổi bật của Hà Nội lúc giao thời hai thế kỷ và cho đến
tận bây giờ, khi hàng ngày truyền thông “nghiện” nói về sự biến
mất của cốt cách Hà Nội.
4. Tổng kết
 “Con giai phố cổ” không chỉ viết về con giai, mà cuốn tạp văn được
chia làm ba phần, phần đầu tiên nói về con giai và đàn ông, phần
thứ hai là về con gái và đàn bà, và phần cuối cùng là nói về ái tình,
tình yêu, và tản mạn đôi bài về văn hóa.
 Sự đổi thay của thế thời dù ít thì nhiều cũng đã tác động lên những
gã giai phố cổ xưa cũ, đó là nối hoang hoải, đó là nỗi buồn tiếc xa
xôi, và từ những hoang hoải và buồn tiếc ấy, những gã giai ấy chỉ
còn biết nở nụ cười chua chát, đầy châm biếm.

You might also like