You are on page 1of 2

TALKSHOW VĂN HỌC

MC: Xin kính chào các vị khán giả đang đón xem buổi Talkshow Văn học của lớp
9a2 ngày hôm nay. Tôi là Trần Hà Anh- Mc của buổi trò chuyện ngày hôm nay và
đang ngồi cùng với tôi đây là một khách mời vô cùng đặc biệt, chào chị!!!

HNA: Xin chào mọi người, chị là Hứa Nhuệ Anh, con gái của nhà văn Y Phương, rất
hân hạn được gặp các em.

MC: Theo em được biết, bố chị- nhà thơ Y Phương là người rất nổi tiếng với những
tác phẩm thơ văn mang ý nghĩa sâu sắc. Vậy chị có thể giới thiệu đôi nét về bố mình
được không?

HNA: bố chị tên thật là Hữa Vĩnh Sước, sinh năm 1948 tại Cao Bằng, ông là một
người dân tộc Tày. Ông tốt nghiệp trường Điện ảnh Việt Nam và Viết Văn Nguyễn
Du. Bố chị vốn xuất thân từ một người lính đặt công, con đường thơ ca đến với bố một
cách thật ngẫu nhiên. Sau khi thử nghiệm qua nhiều nghề, ông quyết định trở thành
một nhà văn, bố nói: “ Nếu không trở thành nhà thơ thì tôi sẽ chẳng thành gì hết!”. Và
từ đó, bố bắt đầu cầm bút theo đuổi sự nghiệp văn chương và cho ra đời tác phẩm đầu
tiên vào năm 1973.

MC: Nhà thơ Y Phương là nhà thơ luôn quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống từ
những cách khác nhau và cũng chính vì thế nên thơ của Y Phương cô cùng phong phú,
vậy chị có thể cho chúng em biết một vài tác phẩm của bố chị không ạ?

HNA: Trong suốt thời gian hoạt động nghệ thuật của bố, bố đã sáng tạo ra hơn mười
tập thơ, hai khúc trường ca và những tập kịch, những bài tản văn khác nhau, một trong
số đó phải kể đến: Nói với Con, Lửa hồng một góc, Đàn then, Lời chúc, Tiếng Hát
tháng Giêng, Người của núi, Hoa quả chuông….tất cả đều là những tác phẩm rất hay
và ý nghĩa.

MC: Theo như chúng em đã được biết, nhà thơ Y Phương là nhà thơ có phong cách
riêng, những sáng tác của ông đều rất mới mẻ, độc đáo và cũng rất thực và cũng chính
từ những cái thực ấy, người đọc dễ dàng nhìn thấy ở ông một tiếng nói đồng cảm và đó
chính là sự thành công lớn của Y Phương. Ông cũng được nhà nước trao tặng rất nhiều
giải thưởng danh giá, chị có thể cho chúng em biết một số nét tiêu biểu trong quá trình
hoạt động hoạt động nghệ thuật của ông được không?

HNA: Trong những năm hoạt động nghệ thuật, bố chị đã là Phó giám đốc sở văn hoá
thông tin, Chủ tịch Hội văn Học nghệ thuật Cao bằng, Uỷ viên ban chấp hành, Trưởng
ban kiểm tra hội nhà văn Việt Nam khoá VI. Và bố cũng đạt được những giả thưởng
khác như: Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật, Giải A cuộc thi thơ tạp chí
quân đội, giải A của Hội nhà văn Việt Nam,…

MC: Em là người rất thích những tác phẩm của Nhà thơ Y Phương. Ông có rất nhiều
tác phẩm hay và đáng thưởng thức nhưng chắc đối với em thì ‘Nói với con” vẫn là tác
phẩm để lại dư vị khó quên nhất. Chị có thể nói đôi nét về tác phẩm này được không
ạ?

HNA: Để nói về “Nói với con”- đây là tác phẩm không chỉ có ý nghĩa với các bạn độc
giả mà đối với chị, nó cũng mang một kỉ niệm rất đặc biệt. Bài thơ được viết năm
1980, đất nước ta khi đó vừa giành độc lập, đang trong quá trình xây dựng nên vô cùng
khó khăn, bố viết bài thơ này như một lời tâm sự với chị khi còn nhỏ, nói về cội nguồn
nơi sinh ra, lớn lên, nơi nuôi dưỡng con người ta, nói về những con người giản dị, mộc
mạc nhưng vô cùng kiên cường, mạnh mẽ. Qua bài thơ, bố đã nhắc nhở mỗi độc giả
phải biết trân trọng quê hương, trân trọng con người xung quanh. Chị nhớ, bố cũng
từng nói: “ Cuộc đời tôi sống và viết như tờ giấy, có thể nhàu nát và rách nhưng không
mất lề. Văn chương là một việc làm trả hơn những người sinh thành và nuôi dưỡng
mình.”

MC: Quả thực là một tác phẩm ý nghĩa, em cảm ơn chị rất nhiều. Các bạn khán giả ơi,
qua lời tâm sự của chị Nhuệ Anh, chúng ta đã hiểu thêm rất nhiều về tác giả Y Phương
và tác phẩm “Nói với con”, vậy qua việc chuẩn bị bài từ trước, các bạn có thể……
( Mc mời các bạn dưới lớp xác định một số kiến thức cơ bản: ptbđ, thể thơ,..)

You might also like