You are on page 1of 5

VB: Xin chào mừng tất cả quý vị và các bạn đã đến với

chương trình “ đàm đạo văn học” tại trường quay S8


của tập thể 11a8 ngày hôm nay. Và hôm nay chúng ta
sẽ gặp gỡ một nhân vật tuy còn trẻ tuổi nhưng đã có
tiếng nói khá lớn trong hội nhà văn Việt Nam với
những tác phẩm ấn tượng cùng những nhận định vô
cùng sắc nét về các nhà văn ở thế kỉ trước. Chắc hẳn
quý vị cũng có thể nhận ra ngồi cạnh tôi lúc này là
người được nhắc đến. Vâng, xin giới thiệu với quý vị,
nhà phê bình văn học Trần Quốc Bảo.
VB: Lời đầu tiên, xin cảm ơn anh Bảo đã đến tham gia
chương trình của chúng tôi.Anh có thể giới thiệu qua về
bản thân cho quý khán giả đc không ạ?
TQB: Xin chào tất cả khán giả của chương trình “đàm
đạo văn học”. Xin tự giới thiệu tôi là Trần Quốc Bảo-
một nhà phê bình văn học hiện tại đang công tác tại hội
văn học nước nhà. Hôm nay rất vinh dự khi được tham
gia chương trình với tư cách khách mời đặc biệt để
cùng bàn luận về 1 chủ đề văn học.
VB: Được biết là anh Bảo đã có những nhận định vô
cùng tinh tế về nhà văn Thạch Lam, anh có thể nhắc lại
nhận định đó được không ạ?
TQB: Trên thực tế, tôi đã dành rất nhiều thời gian để
nghiên cứu cả cuộc đời cũng như các tác phẩm của ông
nên mới có thể có được nhận định như thế. Nguyên mẫu
nhận định của tôi là:
Văn của Thạch Lam không có tiếng súng của chiến
tranh không có tiếng trống thúc sưu thuế như những nhà
văn khác, nhưng vẫn khắc họa tâm trạng cùng cực của
nhân vật khi phải đối diện với hiện thực cuộc sống. Tác
phẩm của ông thường đi vào cuộc sống của những
người dân nghèo khổ, khai thác nội tâm nhân vật một
cách sâu sắc. Cốt truyện của Thạch Lam thường rất đơn
giản không cốt truyện. Phong Cách sáng tác đặc biệt
theo lối kể chuyện tâm tình giản dị nhưng sâu sắc thâm
trầm tiêu biểu.
VB: Anh đã nói đã dành thời gian để nghiên cứu về
thạch lam. Vậy anh có thể cho tôi cũng như quý khán
giả vài nét về nhà văn Thạch Lam được không?
TQB: Thạch Lam (1910-1942), tên thật là Nguyễn
Tường Lân, là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự
Lực văn đoàn,  sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình
công chức gốc quan lại, thuở nhỏ chủ yếu sống ở quê
ngoại, phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Thạch
Lam là người con thứ 6 trong gia đình 7 người con (6
trai, 1 gái). Cha ông mất sớm, mẹ ông phải một mình
buôn bán nuôi mẹ chồng và bảy người con... Lúc nhỏ,
ông chủ yếu sống ở quê ngoại.
VB: xin hỏi nhà phê bình rằng, liệu có phải vì cuộc
sống thời ấu thơ đã ảnh hưởng 1 phần đến cảm hứng
cũng như phong cách sáng tác sau này của ông không?
TQB: chính xác là như vậy nhân vật trong các tác phẩm
thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ Lê
trong xóm nghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò
đi ở trọ, hai cô gái giang hồ trơ trọi…Và ông thường để
ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ, chứ
không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách
mạng xã hội như trong các tác phẩm của Nhất Linh hay
Hoàng Đạo(là các anh của ông)…Ta thấy Thạch Lam,
luôn hòa đồng trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương
xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông. Nhân tiện đây
cũng có 1 câu chuyện đúng hơn là hồi ức của chị Thạch
Lam bà Nguyễn Thị Thế thì bản tính Thạch Lam "ưa
tĩnh mịch nên khi có con, vú em được lệnh cấm không
được ru và cũng cấm không được để nó khóc. Ngoài
cổng, có khi chú còn cho treo một cái biển đề: "Ai hỏi
gì xin lên tòa soạn". Và bà Thế kết luận, những tháng
ngày cuối đời, Thạch Lam "khó tính đến nỗi hầu như
chỉ có thím là chiều chuộng được chú, còn tôi và mẹ tôi
cũng đành chịu".
VB: vâng, tính cách ưa tĩnh mịch cũng phần nào thể
hiện qua các tác phẩm của Thạch Lam. Anh Bảo có thể
review cho quý khản giả thêm về các tác phẩm của nhà
văn thạch lam được không ạ?
TQB: hết sáng tác của Thạch Lam được đăng báo trước
khi in thành sách. Tác phẩm gồm có:
 Gió lạnh đầu mùa (tập truyện ngắn, , 1937)
Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938) trong đó có
tác phẩm truyện ngắn "Hai đứa trẻ" được in vào SGK
ngữ văn 11, tập một và được in vào SGK lớp 10 tập một
theo chương trình mới từ năm 2022.
 Ngày mới (truyện dài, 1939)
 Theo giòng (bình luận văn học, 1941)
 Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942)
 Hà Nội băm sáu phố phường (Tùy bút, 1943)
 Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi: Quyển
sách và Hạt ngọc. ấn hành năm 1940.
 Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất

nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhân vật không


dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay
cuộc đời tăm tối không lối thoát như Chị Dậu của
Ngô Tất Tố,… Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của
Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ
đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.
 Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở

bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong


tâm hồn của hộ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái
của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch
Lam ta thấy được sự yêu thương và quý trong con
người với nhau hơn và cũng chính từ đó tác cảm
thấy được sự thương cảm trong mỗi một con người.
VB: câu trả lời vừa rồi đã khép lại chương trình
“đàm đạo văn học” ngày hôm nay. Thay mặt cho
ban biên tập, xin chân thành cảm ơn sự hiện diện
của nhà phê bình văn học TQB và cảm ơn tất cả
quý vị khán giả đã chú ý đón xem.

You might also like