You are on page 1of 26

Thành viên nhóm 8:

1. Lê Mai Anh – AK63


2. Nguyễn Thị Chinh – AK63
3. Phương Thị Cúc – AK63
4. Đỗ Thùy Dương – AK63
5. Lê Thị Việt Hà – AK63
6. Nguyễn Thị Hiền – AK63
7. Nguyễn Thị Thanh Hoa – AK63
8. Trần Diệu Ly – BK63
SỰ PHI LÝ CỦA VỤ ÁN TRONG TÁC PHẨM “VỤ ÁN”
– FRANZ KAFKA

MỤC LỤC
I. Tác giả Franz Kafka
1. Cuộc đời
2. Sự nghiệp sáng tác
II. Tác phẩm “Vụ án”
1. Giới thiệu tác phẩm
2. Tóm tắt tác phẩm
III. Sự phi lý của vụ án trong tác phẩm “Vụ án” – Franz Kafka
1. Văn học phi lý
2. Biểu hiện của sự phi lý trong vụ án của Josep K.
2.1. Chi tiết phi lý
2.1.1 Chi tiết cánh cửa
2.1.2 Chi tiết “buổi sáng định mệnh”
2.1.3 Chi tiết y phục
2.1.4 Chi tiết cái chết
2.2 Không gian phi lý
2.2.1 Không gian hộp
2.2.2 Không gian mê cung
2.2.3 Không gian đan xen thực và ảo
2.3 Sự phi lý của các nhân vật
2.3.1 Bị cáo Josef K.
2.3.2 Những người nắm giữ và thi hành luật pháp
2.3.3 Những nhân vật còn lại
IV. Kết luận
SỰ PHI LÝ CỦA VỤ ÁN TRONG TÁC PHẨM “VỤ ÁN”
– FRANZ KAFKA
I. Tác giả.
1. Cuộc đời (1883-1924)
Kafka sinh ra trong một gia đình Do Thái thuộc tầng lớp trung lưu, mang trong
mình một nền văn hóa đa bản sắc, một sự hiểu biết đáng khâm phục về các tôn giáo
lớn (Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo giáo,…). Ngoài ra, tác giả còn có khả năng
nhận thức, tiên đoán về sự vận động của con người, thời đại trong tương lai.
Được nuôi dưỡng bởi người những hầu gái khác nhau và các cô giáo dạy trẻ
bởi cả bố và mẹ đều dành thời gian cho công việc kinh doanh, tuổi thơ ông có
phần cô đơn. Phòng của Franz thường xuyên lạnh giá.
Mối quan hệ phức tạp và không yên ổn với người cha có tầm ảnh hưởng quan
trong lên tác phẩm của ông.Cha của Kafka là một thương gia ích kỉ, hống hách,
tính tình khắt khe, độc đoán và gia trưởng. Dù cho ông xung đột với tính Do
Thái của mình và cho rằng nó không tác động gì đến ông, tuy nhiên nó đã tạo
nên dấu ấn đậm nét trên văn chương Kafka.
Học tập trong môi trường truyền thống Do Thái thuộc kiểu cổ điển nghiêm
khắc. Năm 1901, Kafka theo học ngành luật tại trường đại học, thời gian này,
thiên hướng văn chương của Kafka phát lộ khi ông tham gia ao một câu lạc bộ
sinh viên tên là “Hội trường Đọc sách và Giảng bài của Sinh viên tiếng Đức”
nơi tổ chức các sự kiện văn học, đọc sách và các sự kiện khác…
Nhận công việc tại một công ty bảo hiểm tai nạn công nhân, Kafka đã cảm
thấy sự buồn chán của sổ sách và tỏ ra khinh miệt cái “nghề kiếm ăn” (theo lời
của cha ông). Do vậy, ông thường xuyên lén viết những chuyện mình yêu thích
nhưng ít khi được in mà lưu giữ chúng.
Tháng 6- 1924 ông qua đời tại Kierling gần Vienna do bệnh lao thanh quản
trầm trọng.
2. Sự nghiệp sáng tác.
Tất cả các tác phẩm được xuất bản của Kafka đều viết bằng tiếng Đức. Số ít
ỏi các tác phẩm được xuất bản khi ông sinh thời thu hút không nhiều sự chú ý
của công chúng.
Vào năm 1913, Kafka tập hợp một số truyện đăng rải rác trên các báo và bổ
sung thêm một số truyện khác in thành sách: “Chiêm ngưỡng”, “Lời phán quyết”
và “Người tài xế”. Trong đó, “Lời phán quyết” được xem như tác phẩm đột phá của
Kafka. Nó đề cập tới mối quan hệ khó khăn giữa một người con trai và một người
cha chuyên quyền, đối diện một tình huống mới khi người con kết hôn.

1
Năm 1912, Kafka viết truyện dài “Hóa thân” và đến năm 1915 thì xuất bản.
Người đọc bắt đầu chú ý đến lối viết vô cùng độc đáo của ông. Cũng trong thời
gian này, Kafka còn cho in hai tập truyện: “Thầy thuốc nông thôn” và “Nghệ sĩ
đói” mô tả một nhân vật chứng kiến ngày càng thưa thớt người quan tâm tới
màn biểu diễn nhịn ăn lạ lùng của mình.
Kafka để lại các tác phẩm của ông, cả xuất bản lẫn chưa xuất bản, cho bạn
của ông là Max Brod, với những chỉ dẫn rõ ràng rằng chúng phải bị tiêu hủy sau
khi ông mất nhưng Brod quyết định làm ngơ yêu cầu này. Brod đã tự mình hoàn
thành nhiều tác phẩm chưa viết xong của Kafka để có thể xuất bản chúng. Năm
1925, tiểu thuyết “Vụ án” được in kể về một ngươi đàn ông tên Josef K. bị bắt
giữ và thẩm vấn bởi một chính quyền ở xa, không thể tiếp cận được, mà bản
chất hanh vi phạm tội của anh ta là gì thì chính anh ta và độc giả cũng đều
không biết. Hai tập tiểu thuyết khác lần lượt được in là “Lâu đài” (1926) và
“Hoa Kì” (1927).
Nhiều nhà phê bình ngợi ca văn chương Kafka, ông được xem là người khai
sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỉ XX, người sử dụng giọng văn
trắng khi trần thuật và đan cài trong tác phẩm của mình những yếu tố hiện thực
và hoang đường một cách độc đáo.Trong tác phẩm của mình, Kafka thường tạo
ra một thế giới có sự ghẻ lạnh, sự tàn bạo về thể xác và tinh thần, các nhân vật
trong những cuộc điều tra đáng sợ và sự biến đổi kì bí, phi lý.
Ông còn là bậc thầy trong việc miêu tả những nhân vật vắng mặt như độc tài,
quan liêu, tham nhũng,…Người ta thường ví lối viết của ông như lối viết “Kinh
Thánh” và tập trung khai thác tính ẩn dụ, tượng trưng trong hình tượng nghệ
thuật Kafka. Theo nhận định của các học giả, chuyên gia thì ảnh hưởng của
Kafka đã vượt khỏi văn học và giới học giả, tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ đói
với một xã hội có học hơn bất kì nhà văn nào khác của thế kỉ XX.
II. Tác phẩm
1. Giới thiệu tác phẩm
Công đầu tiên mà thế giới văn học ghi nhận ở Franz Kafka là nhà văn đã
khám phá một mảng đề tài khó xử: Cái phi lý của cuộc đời. Ở ông cái phi lý trở
thành một đối tượng nhận thức. Nó không phải đơn thuần chỉ là một hiện tượng
xã hội mà nó có liên quan và thậm chí chi phối vận mệnh của con người. Con
người luôn luôn đấu tranh để loại trừ nó. Chính vì vậy mà cái phi lý của Kafka
là cái phi lý bi kịch. Cái phi lý ấy nằm trong bản chất của xã hội: đó chính là cái
xã hội phi lý của “Vụ án”, mà trong đó nhân vật chính là Joseph K., anh đã đấu
tranh tuyệt vọng chống lại nó.

2
“Vụ án” được viết vào khoảng 1914 và in lần đầu năm 1926 ở Đức. Cũng
như các bản thảo khác còn lưu lại của Kapka sau khi ông qua đời,“Vụ án” chưa
phải là một bản thảo hoàn chính. Theo Măc Brôt cho biết, cuốn tiểu thuyết chưa
có cả nhan đề, nhưng lúc sinh thời Kapka vẫn thường nói với ông rằng tác phẩm
ấy tên là “Vụ án”.
2. Tóm tắt tác phẩm
Josep K. là người đại diện trong một ngân hàng tại một thành phố. Vào buổi
sáng ngày sinh nhật thứ ba mươi của mình, K. vừa thức dậy thì xuất hiện hai
người lạ, họ cho biết K. bị bắt và họ là người của tòa án đến giám sát anh. K.
tưởng họ nói đùa hoặc có nhầm lẫn gì chăng. Anh đưa giấy tờ tùy thân để chứng
minh mình vô tội nhưng vô ích vì tất cả bọn chúng đều không biết K. mắc tội gì,
chúng chỉ biết một việc duy nhất là giám sát K. mà thôi. K. bị tuyên bắt bởi tòa
án mà anh không thể biết nó nằm ở đâu, anh đã mắc tội gì nhưng anh vẫn được
đi làm. Nhưng chủ nhật hàng tuần anh phải đến hầu tòa.

Sáng chủ nhật đầu tiên, K. đến dự phiên tòa ở một chung cư tồi tệ ngoài
thành phố. Phòng xử án nằm ở tầng áp mái của một khu chung cư, K. phải khó
khăn lắm mới tìm thấy. Anh nhận được câu trả lời là trát gọi ghi nhầm tên
người. Trong phiên tòa đầy kỳ quái , nhố nhăng và ngột ngạt đó K. chủ động
bào chữa cho mình bằng cách nói rõ mình vô tội rồi bỏ ra về. Chủ nhật sau K.
tìm đến tòa để xem tình hình vụ án đi đến đâu. Tòa không họp nhưng anh khám
phá vô số điều ghê tởm của cơ quan tòa án. Không khí trong đó ngày càng ngột
ngạt làm K. không thể đi nổi, hai nhân viên của tòa dìu anh ra cửa. Trong khi
anh khoan khoái hít thở bầu không khí trong lành thì hai nhân viên kia suýt ngất,
vội vã đi vào vì họ đã quen sống trong môi trường tù túng. Anh biết rõ mình
không mắc tội gì, tòa án cũng không có giấy bắt và buộc anh phạm tội gì, anh
nghĩ mình sẽ nhanh chóng kết thúc vụ án , anh dấu không cho ai biết và làm mọi
cách để kể thúc vụ án. Nhưng đa số những người anh gặp đều biết anh mắc vào
một vụ án mà theo họ là nghiêm trọng. Ai cũng liên quan đến tòa tư pháp và họ
đều ghi nhận giúp đỡ anh. Trong quá trình tìm hiểu anh biết được có rất nhiều
người phạm tội tiêu biểu như thương gia Block, ông đã tìm đến sáu luật sư vườn
để giúp mình nhưng vụ án của ông đã năm năm không tiến triển gì. Josep K.
trong quá trình tìm kiếm sự giúp đỡ đã biết một sự thực phi lý về tòa án là tòa đã
bắt thì không có tha bổng bao giờ mà chỉ có tạm tha hoặc tạm hoãn, không có
trường hợp vô tội vì nhất định tòa án với vô vàn những thứ tinh vi sẽ tìm cho ra
bằng được những tội mà trước giờ chưa bao giờ có. Hết hy vọng ngày được tự
do K. vẫn làm mọi cách để cứu vãn tình thế. Anh từ chối luật sư Huld bào chữa
cho anh vì anh nhận ra luật sư không làm gì cho mình cả mà chỉ muốn kéo dài

3
vụ án. Anh tự viết đơn trình lên tòa án mặc dù biết không giải quyết được gì, và
lúc này anh đã bị ám ảnh thật sự. Lúc nào anh cũng tưởng người ta đang nói về
vụ án của mình.

Vào buổi tối trước sinh nhật lần thứ ba mốt của mình, K. ở trong tư thế đã
chuẩn bị sẵn, đến chín giờ có hai tên lạ mặt tới dẫn K .đi xử án. K. vui vẻ lên
đưởng, nhiều lúc cả ba trông rất thân thiện. Đến một công trường đã bỏ hoang,
bọn chúng lột đồ của K. và loay hoay mãi vẫn không đặt K. nằm được theo đúng
tư thế chúng muốn. Trong khi K. sẵn sàng chấp nhận cái chết thì chúng cứ đứa
nọ nhường đúa kia mà chuyền tay nhau con dao trên đầu K. làm cho anh có cảm
nghĩ muốn lấy con dao mà tự chết. K. quan sát xung quanh đến khi trong đầu bắt
đầu có tinh thần phản kháng thì một tên nắm cổ họng anh, tên kia thọc sâu lưỡi
dao vào tim anh và ngoáy hai lần. Trước khi chết K. nói lời cuối nhắn nhủ nỗi
nhục nhã ở đời rằng: “ Như một con chó”.
III. Sự phi lý của vụ án trong tác phẩm “Vụ án” – Franz Kafka.
1. Văn học phi lý.
- Khái niệm: “Khái niệm phi lý trong văn học được dùng để chỉ loại hình
văn học phi lý có nhiệm vụ nhận thức và mô tả cái hiện thực vô nghĩa, phi lôgic,
phi lý tính, trái với năng lực nhận thức của con người”.
- Đặc điểm nghệ thuật của văn học phi lý: Phản ánh những hiện tượng và
sự việc trái với sự phát triển của tư duy lôgic thông thường, hoặc nói đúng hơn
là trái với lôgic nhân văn tiến bộ của loài người.
 Theo lôgic này thì chỉ bắt đầu từ Franz Kafka thì văn học phi lý mới thực
sự ra đời
- Văn học phi lý của Franz Kafka:
+ Kafka là người khai phá mảng đề tài này một cách triệt để: cái phi lý không
chỉ là một hiện tượng xã hội mà trở thành một đối tượng nhận thức, chi phối,
thậm chí quyết định vận mệnh con người.
 Phi lý nằm trong bản chất của sự sinh tồn (Hang ổ, Vô địch nhịn ăn, Lâu
đài)
 Phi lý là bản chất của xã hội, cả xã hội phi lý (Vụ án, Lâu đài)
+ Cái phi lý của Kafka là những tấn bi kịch của con người hiện tồn trong
thế giới đương thời, nó không ở đâu xa, không phải thuộc thế giới khác, nó được
chắt lọc đến mức tinh chất.
 Kafka tấn công, chống phi lý một cách trực diện, lôi nó ra trước ánh sáng,
không quanh co, không câu nệ. Cái phi lý được phơi bày tàn nhẫn nhất, cô đúc,
bi kịch nhất.

4
+ Nhân vật của Kafka:

Nhân vật của Kafka là nhân vật tìm kiếm, tìm kiếm cái phi lý một cách ráo
riết. Việc lùng tìm này bản thân nó đã là phi lý, bởi chưa có ai và chưa bao giờ
tìm thấy, dù có ráo riết đến đâu cũng không có kết quả. Kafka để nhân vật của
mình tìm kiếm và chờ đợi cái phi lý trong phi lý đến chết. (Josef K. trong “Vụ
án”, K. trong “Lâu đài” đến bác nông dân trong “Trước cửa pháp luật”). Trớ trêu
và phi lý thay khi những số phận đó lại tìm cái treo ngay trên đầu, cái ngay trước
mắt, cái ngay bên cạnh mà ai cũng biết nhưng các nhân vật thì không.

+ Cái phi lý của Kafka là cái phi lý toàn triệt, phi lý đến độ người ta không
có cảm giác phi lý nữa mà cảm thấy bình thường.

 Kafka với việc khai thác mảng đề tài cái phi lý của cuộc sống đã trở thành
người mở đường cho loại hình văn học phi lý, đồng thời cũng mở đường cho
trào lưu văn học chủ nghĩa hiện sinh.
2. Biểu hiện của sự phi lí trong vụ án của Josep K.
2.1Những chi tiết phi lý của vụ án

Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư
tưởng. Tùy theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải
thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội
tụ cuả tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Ở đây chúng tôi lựa chọn, phân tích
những chi tiết nghệ thuật có tác dụng phơi bày “cái phi lý” của vụ án, nói gọn lại
là những chi tiết phi lý. Kafka gắn những chi tiết phi lý với tích huyền thoại.
Ông sử dụng hiệu quả những chi tiết phi lý trong việc phá vỡ cốt truyện truyền
thống, mở đường cho sự đổi mới nghệ thuật văn xuôi hiện đại và trình làng cái
“phi lý” của cuộc đời theo cách riêng của mình.

2.1.1 Chi tiết cánh cửa

Từ ban đầu, vào văn học, cánh cửa đã mang ý nghĩa tượng trưng biểu tượng.
Cánh cửa tượng trưng cho nơi qua lại giữa hai trạng thái, hai thế giới, cái đã biết
– cái chưa biết, ánh sáng – bóng tối, kho vàng – khốn quẫn. Cánh cửa mở ra để
thấy điều bí ẩn. Theo nghĩa tượng trưng, bước qua cửa được hiểu là “đi từ cõi
phàm sang cõi thiêng”. Phải chăng vì thế nhân vật của Kafka thường bị hút đến
các cánh cửa, cửa sổ.

Theo lẽ thường, trong cuộc sống, pháp luật phải được công khai, phổ biến để
mọi người cùng hiểu và cùng biết đến nhưng trong câu chuyện “Trước cửa pháp
luật” mà vị linh mục kể cho K., pháp luật lại trở nên xa cách bởi nó có một hình
5
hài riêng. Cánh cửa chính là hình hài của pháp luật. Cánh cửa có một ma lực kì
quái khiến người dân quê đánh đổi cả cuộc đời vẫn không thể qua được, dù
“Ngoài ông ra chẳng ai có quyền vào đây, vì lối này làm ra chỉ để cho ông mà
thôi, bây giờ tôi đi và tôi đóng cửa lại đây”. Đó là một điều hết sức phi lý. Theo
lời giáo sư Lê Huy Bắc: “Rõ ràng pháp luật thì chẳng thể nào nắm bắt, sờ thấy
nhưng Kafka đã ấn ngay cho nó cái cánh cửa”. Pháp luật trở thành một hình
khối. Cánh cửa là là biểu tượng cho sức mạnh và quyền lực tuyệt đối của pháp
luật mà người dân quê muốn vượt qua. Người dân quê đến trước của pháp luật,
muốn được hiểu pháp luật nhưng bị chặn lại bởi cánh cửa. Cánh cửa là nơi ngăn
cách giữa đời sống thực tại và một thế giới bí ẩn mà con người chưa biết, muốn
biết.Để tăng quyền năng của cánh cửa, cánh cửa trong “Vụ án” còn gắn với
người canh gác. Người dân quê chỉ nhìn thân hình hộ pháp và nghe anh ta nói về
những cánh cửa tiếp theo bên trong với những người canh gác có sức mạnh hơn
đã nhụt chí, sợ không dám vào, đành đợi ở bên ngoài. Mỗi lần nhìn vào trong, “y
nhận thấy trong bóng tối có ánh sáng lóe lên qua các cửa Luật Pháp”. Sợ hãi là
bản chất vốn có trong vô thức của con người. Cánh cửa của Kafka vừa là lời mời
con người đến với nó, vừa đoạn tuyệt sự hiểu biết của con người khi nó lạnh
lùng đứng đó với một thứ quyền năng siêu hình. Thế giới bên trong cánh cửa là
một thế giới đầy bí mật, bất khả trị. Nó đại diện cho một sức mạnh vô hình, một
quyền năng tuyệt đối, siêu hình kiềm tỏa, chế ngự con người. Đứng trước nó,
con người luôn mù mờ, lạc lối. Cánh cửa của Kafka không phải nơi thử thách trí
tuệ và sức mạnh của con người như trong truyện cổ, cánh cửa đó là hiện thân
của sự khốn cùng, luôn ẩn chứa mê lộ, luôn sừng sững nuốt chửng con người
vào bóng tối bất khả tri của nó.

2.1.2 Chi tiết buổi sáng định mệnh

Thông thường buổi sáng là thời điểm khởi đầu một ngày, là thời điểm bắt đầu
của bao hi vọng, bao niềm vui. Nhưng với truyện Kafka, buổi sáng lại mở ra sợ
u tối của cuộc đời. Cuộc đời như một lá bài số phận đã được định sẵn, lập trình
rồi thì không thể thay đổi. Một buổi sáng thức dậy bị biến dạng thành con bọ
khổng lồ gớm ghiếc (Biến dạng), một buổi sáng thức dậy bị bắt không lí do. Đó
là định mệnh sắp đặt, muốn trốn chạy cũng vô ích.

Có lẽ nhân vật đang thực thi motif: người được lựa chọn. Ta gặp phiên bản
hai của “Trước cửa pháp luật” (mặc dù câu chuyện này thuộc truyện thứ hai so
với cốt truyện chính của tiểu thuyết): “Anh vào xong là phải đóng cửa, không ai
có quyền vào nữa”.

6
Lần đầu dự tòa, K. được tiếp như vậy. K. bị bắt do anh được lựa chọn là
người có tội, chứ không phải ai khác giống như người dân được chọn là người
của cánh cửa pháp luật ấy, dù đến chết anh mới được biết điều ấy. K. đã nói
trước phiên tòa lần một: “Người ta đến bắt chộp tôi lúc tờ mờ sáng ở trên
giường”, “có lẽ người ta được lệnh bắt một bác thợ sơn nhà cửa nào đó cũng
chẳng có tội tình gì như tôi, nhưng dẫu sao, người ta lại chọn tôi để bắt”. Thật
hết sức phi lý! Chuyện xảy ra như trong thần thoại chứ không phải đời thường.
Ở Kafka cái phi lý ấy có thật. Nếu Jesus được chọn là chúa cứu thế thì nhân vật
của Kafka trong thời hiện đại một khi được lựa chọn là phải chết. Đó là con
đường duy nhất, là lựa chọn duy nhất.

Buổi sáng định mệnh chính là thời gian biểu tượng. Khoảng thời gian bắt đầu
một ngày cũng là thời gian bắt đầu một cuộc đời, mở đầu một định mệnh.

2.1.3. Chi tiết y phục

Y phục là một biểu tượng đóng vai trò rất tiêu biểu trong sáng tác của Kafka,
nó thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn trong việc mô tả “cái phi lý”. Với
những nhân vật cụ thể, F. Kafka đã thực sự dụng công khi lựa chọn chi tiết xây
dựng y phục nâng nó lên mức độ biểu tượng, có tính khái quát cao. Trong tác
phẩm Vụ án, điều đó được thể hiện như sau:

- Kafka khoác lên nhân vật của mình y phục màu đen, báo hiệu sự đau khổ,
chết chóc.

+ Mở đầu tác phẩm, Kafka đã cho nhân vật của mình phải đối diện, “tiếp
đón” những gã mặc đồ đen: “một người đàn ông bước vào,… mặc chiếc áo đen
bó lấy người”, đến bắt anh chẳng vì một lý do gì, ngoài việc “anh bị bắt”.
Những gã này còn bắt anh “phải mặc chiếc áo đen”.

+ Ngày cuối cùng của đời mình, “Josef K. lúc ấy cũng mặc đồ đen, đương
ngồi gần cửa, tư thế như chờ đợi ai”, chờ đợi hai tên đến dẫn anh ra pháp
trường xử tử.

 Rõ ràng, màu sắc trang phục của những người này đã báo trước cái chết
đau đớn như tiền định của Josef K. Và chính anh cũng sẵn sàng ở tư thế đón
nhận cái chết với bộ đồ đen bởi anh biết anh không còn lối thoát nào khác.
- Tước bỏ y phục đáng có của nhân vật để thông báo nhiều hơn sự tầm
thường: Nhân viên của tòa không có lấy một bộ đồng phục đúng nghĩa: Josef K.
luôn hoài nghi: “Các ông có phải viên chức không? Chẳng ai mặc đồng phục
cả,…”.
7
 Không có đồng phục, bởi nhân viên của tòa có thể là bất cứ ai, có mặt ở
khắp mọi nơi mà tòa muốn. Cho nên đi đâu vào bất kỳ thời gian nào Josef K.
cũng gặp người của tòa, như đang bị theo dõi.
- Áo choàng – biểu tượng cho “cái phi lý” siêu hình chế ngự đời sống con
người: Lần đầu tiên bước vào căn phòng xử án của tòa Josef K. lại thấy: “phần
đông đều mặc đồ đen với những chiếc áo lễ phục rơ đanh gốt dài buông thõng
quanh thân thể. Chính cái cách ăn mặc ấy khiến K. bối rối”. Áo lễ choàng
ngoài, theo tín đồ tôn giáo là “biểu tượng của sự thăng thiên và thiên giới, bờ
cõi của Chúa”.
 Nâng y phục nhân vật của mình lên biểu tượng này, Kafka đã báo cho
người đọc biết rằng ngay từ ban đầu K. đã xa lạ với thế giới của tòa, anh chẳng
hiểu gì, chẳng biết gì về nó nhưng lại hoàn toàn bị nó thống trị, trùm phủ vì nó
ngự ở “bờ cõi của Chúa”. “Cái phi lý” siêu hình chế ngự đời sống con người
được “vạch mặt” qua biểu tượng áo choàng này.
 Biểu tượng hóa các chi tiết nghệ thuật về y phục trong việc vận dụng tính
huyền thoại, Kafka đã thực sự thành công trong việc diễn tả, làm lộ diện “cái phi
lý” của đời sống, của tồn tại kiếp người trong một thế giới đầy những điều phi
lý. Số lượng chi tiết không dày đặc nhưng mang tính khái quát cao, biểu tượng y
phục cùng với những biểu tượng khác trong tác phẩm bộc lộ tư duy nghệ thuật
độc đáo của Kafka trong việc khai sinh giá trị nghệ thuật của chi tiết phi lý ở tác
phẩm của mình.
2.1.4. Chi tiết cái chết
Kết thúc truyện, sau đúng một năm đằng đẵng Josef K. đối mặt và tìm cách
chống lại sự phi lý:
- Hai kẻ lạ mặt – hai tên đao phủ tìm đến K. trước ngày sinh nhật lần thứ ba
mươi mốt của anh: “Họ xanh nhợt và béo, mặc áo rơ-đanh-gốt, đội mũ cao
thành như vít chặt vào xương sọ”, “hai đứa dở câm dở ngọng này”…
- Toàn bộ chi tiết liên quan đến hai nhân vật không cho thấy họ là người
thuộc tòa án và được tòa án phái đến
- Josef K. không những không ngạc nhiên mà tâm thế như chờ đợi bọn
chúng đến, ngoan ngoãn đi theo họ: họ đi với nhau, tay nắm chặt tay, vai áp chặt
vai, “cả ba lúc này kết thành một khối duy nhất, giá có đập chết một thì hai
người kia ắt cũng phải chết theo”.
 Ranh giới giữa có tội, vô tội, kết án, bị kết án một lần nữa bị xóa nhòa.
8
- Josef K. không chút phản kháng và chấp nhận để hai người lạ, sau khi đưa
qua đưa lại nhường nhau con dao, “ngoáy ngoáy hai lần” vào tim mình để chết
như một con chó, đồng nghĩa với việc kết thúc cuộc sống cũng như một con chó.
- Josef K. chết, chỉ kịp thốt lên “Như một con chó!” như để gửi lại nỗi nhục
nhã ở đời. Nhục nhã vì đó là cái chết sau ba trăm sáu mươi lăm ngày đi tìm lời
giải đáp cho một tội danh giả,chết khi bản thân anh không hay biết lý do, chết vì
những phi lý của xã hội.
 Điểm cuối cùng của hành trình trên con đường đầy sự phi lý là một cái
chết vô nghĩa, vô lý.Toàn bộ tác phẩm, Kafka để nhân vật của mình đối mặt từ
sự phi lý này đến phi lý khác. Cái chết của Josef K. chứng tỏ sự phi lý trở thành
bản chất của thân phận con người, trở thành bản chất của hiện thực để đến cuối
cùng những bất thường trở thành hiển nhiên và con người chấp nhận cái phi lý
cũng hiển nhiên như thế.

2.2. Không gian phi lý của vụ án

Một trong những cách tân nghệ thuật độc đáo của Franz Kafka chính là nghệ
thuật biểu hiện cái phi lí trong việc tạo dựng không gian. Đó là những không
gian mới mẻ, hiếm thấy trong lịch sử văn học trước đó như không gian mê cung,
không gian hộp, không gian thực và ảo. Kafka lồng ghép những hệ không gian
đối nghịch vào nhau để tạo nên trạng thái phi lí cùng cực. Đặc điểm chung của
các loại không gian này là sự xuất hiện của yếu tố ngẫu nhiên, biến hóa dị
thường, gây tâm lí bất an và làm mất phương hướng nhân vật chính, đẩy nhân
vật chính vào kết thúc bi kịch và cái chết như là định mệnh đã an bài.

2.3.4 Không gian mê cung

- Trong tác phẩm của Kafka, hầu hết nhân vật khắc khoải trong nỗi cô đơn,
thảng thốt âu lo của kẻ dò đường trong không gian của những cái trùng điệp
không lối thoát: “ Những dãy hành lang hun hút, thăm thẳm, dật dờ sáng tối:
những con đường dài lê thê”hay con đường đến lâu đài“ Ngoằn ngoèo, đầy
chứng ngạivật”, dù K có “ tiếp tục đi về phía trước, nhưng con đường còn rất
dài. Hóa ra con đường chính của làng lại không dẫn lên quả đồi có lâu đài mà
chỉ dẫn đến gần đó rồi như cố ý nó rẽ ngang. K ngạc nhiên khi cái làng mới dài
làm sao đi mãi không hết”.

 Đó là những con đường hay những mê cung mà Josep K phải đi qua. Cuối
mê cung ấy, anh lại phải đối mặt với nỗi ám ảnh kinh hoàng hơn ở căn phòng

9
hành chính bất tận – không gian của những thiết chế quyền lực bí hiểm về bộ
máy luật pháp, tòa án bộ máy quản lý hành chính đầy bất công, phi lý.
Vụ án mà Josep K. phải gánh chịu cũng là mê cung của các thiết chế quyền
lực, tòa án pháp luật phi lý: bất ngờ có tội, bị bắt, rồi như một vòng luẩn quẩn,
anh buộc phải giải thoát khỏi cho mình cái tội mà anh không hề biết. Bị lạc vào
mê cung pháp luật, Josef K đã cố gắng hết mức, thậm chí là nhờ vả người khác
song anh phát hiện bọn chúng cũng là tay chân, dây mơ rễ má của trật tự tối cao
ấy, là những tên ngớ ngẩn, dốt nát, bịp bợm và bất minh, họ chỉ là những mê lộ
trong mê cung là tòa án mà thôi. Tất cả chỉ trò lừa vì cuối cùng K. vẫn bị xử tử.
Mê cung trùng điệp của nhiều vòng bảo vệ pháp luật khiến Josef K. không
thể vượt qua được. “ Hóa ra luật pháp ấy không phải dành cho con người. Nó là
hiện than của sự phi lý, của cái cao siêu mà con người không thể với tới.
 Không gian mê cung không chỉ dành cho riêng Josef K. mà nó còn dành
cho chính chúng ta – những người đọc. Nó đòi hỏi người đọc phải tỉnh táo để
không bị lạc lối, không bị lừa. Nhưng có giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo thì
chúng ta cũng vẫn ngạc nhiên trước cái chết của Josef K.

2.3.5 Không gian hộp

Trong suốt hành trình khám phá vụ án, Josef K. và các nhân vật có liên quan
đến vụ đều không sao tách khỏi không gian của tòa án. Tòa án bủa vây tất cả,
khi mà đi đến đâu chúng ta cũng thấy những tòa án, những căn phòng chất vấn,
những luật sư hay những người thi hành luật của tòa án.

Joseph K rơi vào những chuyến đi quái đản, vô định trong không gian bó kín
ấy để tìm hiểu tội lỗi mà mình mắc phải.

-Không gian phòng làm việc cũ ở tầng trên cùng của khu - nơi mà “ mặt trời
hun nóng mái nhà ghê gớm. Xà nhà bỏng rẫy”.Lần đầu tiếp xúc với nó cơ thể và
tâm trí K. phản ứng dữ dội. Nhưng nhân viên toàn án đã giải thích và khẳng định
với anh khi nào Josef K. trở lại đây lần thứ hai, lần thứ ba sẽ hầu như không cảm
thấy ngột ngạt nữ .Chính Josef K. đã chứng kiến: “Họ chịu đựng có vẻ khó nhọc
không khí tương đối mát mẻ từ cầu thang lùa vào, vì đã quen với bầu không khí
trong các phòng. Họ hầu như không đáp lại được và có lẽ cô gái đã ngất xỉu nếu
anh khôngđóng vội cửa lại”.

10
Không gian ngột ngạt ấy nhiều lúc khiến người đọc nghẹt thở, muốn phá
tung những rào cản để giải thoát.
Tòa án giống như một chiếc hộp đóng kín. Nó trói buộc con người, khiến
những người không có tội cũng trở thành có tội. Không gian ấy góp phần tái
hiện một thế giới không bình thường, một thế giới đầy phi lý với những giá trị bị
đảo lộn.

- Không gian hộp còn trở đi trở lại và trở thành một trong những không
gian chủ đạo trong thế giới nghệ thuật của Kafka. Ngoài chiếc hộp lớn là tòa án,
chúng ta còn thấy những “ chiếc hộp” khác nhỏ hơn nhưng cũng đủ sức bóp
nghẹt sự sống của con người, điều kì lạ là không một ai trong đó muốn được
thoát ra khỏi chốn ngục tù vô hình ấy.

+ Căn phòng xét xử Josef K : được bố trí ở vị trí tầng nóc ọp ẹp, không khí
nặng nề. ( lần đầu tiên chật ních người, trần nhà lại quá thấp “người ta đứng
chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà”. Căn phòng
xử án tối lờ mờ, đầy bụi bặm và khói, đám đông ăn mặc tồi tàn, thậm chí có
người còn mang theo gối, đệm đội lên đầu để khỏi va vào trần).
+ Căn phòng của Luật sư Huld : căn phòng thấp lè tè, không có cửa sổ và chỉ
kê đủ một chiếc giường hẹp.

+ Căn phòng của họa sĩ Titotelli: bừa bộn, chưa được thông khí “một cái
buồng con tồi tàn như thế mà người ta có thể gọi là xưởngvẽ. Ngang dọc mỗi
chiều không nổi lấy được trong haibước chân”.

 Đó là vô số cái hộp nhỏ trong cái hộp to giam hãm thủ tiêu con người. Hễ
thoát khoải cái hộp đen này họ lại rơi vào cái hộp đen khác và quẫn quanh trong
không gian ấy đến hơi thở cuối cùng.
2.2.3. Không gian đan xen thực và ảo

Không gian nơi diễn ra vụ án còn có sự đan xen của thực và ảo:

- Căn phòng xử án bỗng chốc có thể trở thành nơi sinh sống giặt giũ của vợ
chồng viên mõ tòa.
- Nơi Josep K. đến ngủ trọ cũng được gọi là quán rượu. Trong cái khung
cảnh thực mà hư, hư mà thực hoàn toàn biến dạng đi dưới ngòi bút nghệ

11
thuật của nhà văn là một sự việc diến ra cũng không theo nếp thông
thường.

 Lồng ghép những không gian thực ảo vào nhau, Kafka đã tô đậm hình ảnh
về sự tồn tại một thế giới phi lý trong tâm thức người đọc.

Thế giới của Kafka không có ranh giới giữa thực và hư, bao giờ cũng có sự
đan cài một cách rất tự nhiên cái quái dị với cái thường nhật.Bằng sự kết hợp hài
hòa giữa cái thực và cái ảo, đã tạo ra cho sáng tác của Franz Kafka một không
gian thứ ba:không gian huyền thoại. Kafka không muốn phản ánh hoặc ghi lại
những câu chuyện có thực nào đó theo quan niệm thông thường của các nhà văn
hiện thực mà những tư liệu có thực chỉ là cái cớ để thông qua đó ông dựng lên
những huyền thoại, tức là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái
quát lớn mang một ẩn ý sâu sắc, một triết lí về sự tha hóa, phi lí xảy ra trong đời
sống hằng ngày của con người hiện đại.

Có thể nói Kafka là người kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa cái thực và cái
hư mở đầu cho khuynh hướng huyền thoại hóa của văn học phương Tây. Ở ông
giữa hai bờ thực - ảo khó mà nhận ra cái nào hơn cái nào. Tính chính xác, sinh
động trong chi tiết đã khiến cho cái ảo, cái phi lí hiện lên như thật. Chính cách
miêu tả này đã mở ra hướng đổi mới về Chủ nghĩa hiện thực trong văn học
truyền thống, cũng là một đóng góp vĩ đại của Franz Kafka cho văn học thế giới.

2.4 Sự phi lý của các nhân vật trong vụ án


2.4.1 Bị cáo Josef K.
a. Tên nhân vật
- Trong Vụ án của Kafka, nhân vật Josef K. là một nhân vật đặc biệt. Cuốn
tiểu thuyết dày hơn 200 trang không hề có một dòng nào để tả đôi nét về hình
dáng, diện mạo K. Luật sư Hun khen K.là đẹp trai, song ông kết luận: “Với Leni
bị cáo nào cũng đẹp trai”, còn bọn trẻ lại đánh giá “bác ấy xấu xí lắm”. Mượn
lời người khác đánh giá về K nhưng cuối cùng tác giả không đi đến một kết luận
chắc chắn nào. Miêu tả trang phục, dáng điệu tác giả chỉ dùng vài dòng: chiếc áo
vét đen, áo khoác , dáng vẻ mệt mỏi… Ngay cả cái tên Jozep K. cũng không rõ
ràng, ngoại hình cũng không. Phải chăng đây không phải là một con người cụ
thể. Đó là nhân vật có tính khái quát, là bất kì ai. Họ là những con người của
thời kì hỗn loạn mà ai cũng có thể nhận được một cái án lơ lửng trên đầu dù
chẳng có lỗi gì.

12
 Bị cáo không có cả tên tuổi rõ rang, không tính cách, không mối quan hệ,
không rõ bị tội gì mà bị bắt… Tác giả đã sử dụng biện pháp xóa mờ
đường viền lịch sử của nhân vật, làm cho nhân vật trở nên nhỏ bé. Người
đọc cảm thấy không phải Kafka chỉ nói về nhân vật K. của mình mà còn
là một tầng lớp, một xã hội.
b. Sự thay đổi tâm trạng, suy nghĩ, hành động của K.

Bị đặt vào một tình huống bỗng nhiên bị kết tội nặng, Jozep K cũng hơi ngạc
nhiên và tỏ thái độ bất bình với hai kẻ lạ mặt bắt anh, anh tưởng đó là trò đùa
của những người bạn trong ngày sinh nhật lần thứ ba mươi của mình. Con người
vô tội ấy chấp nhận những điều bất thường này.

Nhận được giấy gọi thẩm vấn vào ngày chủ nhật ở một địa điểm không rõ
ràng,

- Lần đầu tiên trong một phiên tòa mà bị cáo bắt bẻ lại người dự thẩm
“Thưa ngài dự thẩm- ngài đã hỏi tôi có phải là thợ sơn nhà cửa không;
hay nói cho đúng hơn, ngài đã không hỏi gì tôi cả, ngài đã dán vào tôi lời
ghi nhận của ngài như một chân lý hiển nhiên; điều đó nói rõ lên khá rõ
toàn bộ vụ án đã được tiến hành chống lại tôi theo cách thức như thế nào;
rất có thể ngài bắt bẻ tôi đây không phải là một vụ án…”.
- K còn cả gan dám túm lấy quyển vở của ông dự thẩm, dùng đầu ngón tay
nhón một trang ở giữa, rồi vung lên, khiến cho các tờ treo lủng lẳng tứ bề
thế mà viên dự thẩm nhặt lại quyển sổ vừa rơi ấy, tìm cách vuốt vuốt cho
đỡ nát rồi lại đặt trước mặt.
- K trấn áp cử tọa và làm cho viên dự thẩm và gã cố vấn phải giật mình sợ
hãi. Tiếp theo nữa cái đám đông mà anh cho rằng đang theo dõi anh, cổ
vũ anh nhưng thật ra lại chẳng phải vậy, họ tập trung nhưng không phải
tập trung vào K mà là việc khác “lúc này anh đứng giáp mặt với nọi
người. Anh đã xét đoán sai mọi người chăng? Anh đã quá hi vọng vào lời
lẽ của mình chăng? Phải chăng họ đã khéo che giấu trong lúc anh đương
nói và bây giờ chuyển sang hành động thì các mặt nạ ấy rơi xuống”.

Kafka đã mang lại vô vàn những điều phi lý. Lúc đầu K không hề quan tâm,
không hề lo lắng hay sợ hãi cho vụ án của mình nhưng rồi dần dần, với sự ảnh
hưởng của những yếu tố bên ngoài, của những người xung quanh, vụ án đã trở
thành một nỗi ám ảnh với K.

13
- K chấp nhận sự phi lý ấy, thấy mình có tội và bắt đầu chạy tội. “K làm
việc mà cứ trăn trở trong ghế, xê dịch các đồ vật trên bàn, cuối cùng anh
như cái máy duỗi cánh tay trên bàn giấy”. Anh “ngồi yên như thế, không
động đậy đầu gục xuống”.
- Ý nghĩ về vụ án của anh không buông tha anh nữa, anh cứ đắn đo hoài
chẳng biết có nên viết một bản tường trình để tự bào chữa gửi đến tòa hay
không? Anh thấy mệt rã rời… Anh đã quên bẵng thái độ coi thường của
anh ban đầu. Nếu chỉ có một mình anh trên thế gian chắc anh có thể bỏ
mặc vụ án của anh, coi việc người ta đã khởi tố anh tuy hình như không
phải thế.
- Giờ đây, anh không hề nghĩ đến chuyện mời khách hàng vào, anh ngồi
như thế rất lâu chẳng biết rõ rệt mình băn khoăn nỗi gì!... cứ suy đi tính
lại có lẽ chỉ làm cho sức chống đỡ của anh mòn mỏi dần.
- Anh luôn hình dung và lo sợ mọi người biết đến vụ án của anh, bàn tán về
nó “Anh tưởng chừng hai người đó mà anh hình dung ra cao lớn đang
thương lượng ở trên đầu anh về vụ án của chính anh”. Nói như K “một
khi đã tuyên bố có tội thì “tôi buộc phải nhúng vào vì nó liên quan đến
tôi”.Thậm chí, tới tuần sau K cứ nôn nóng đợi trát tòa đòi ra tòa nữa, và
dù không nhận được anh vẫn đến chỗ cũ, và từ đó cho đến ngày “thi hành
án” song song với những cố gắng chạy vạy tìm cách thoát ra cái án phi lí
kia cũng là trạng thái phi lí không kém.

Từng bước, từng bước một, con đường phản kháng của K dần nhường chỗ
cho con đường tất tả chạy vạy để tìm hiểu về cái án của mình. Điều phi lý ở chỗ
K vô tội nhưng K lại xử sự như mình có tội. K gõ cửa các cấp quan tòa không
phải để làm sáng tỏ nguyên nhân mình bị bắt hoặc để chứng minh sự vô tội của
mình. K hành động làm sao để vụ án có kết cục tốt hơn, giảm nhẹ bản án đối với
mình K. K xoay xở để tìm mọi cách thông qua người quen, K tìm đến viên dự
thẩm, thương gia Block, luật sư Huld..

Khi K. mắc vào vụ án tất cả mọi người xung quanh anh từ người thân đến
đồng nghiệp, hàng xóm chỉ nhăm nhăm suy nghĩ “làm thế nào để K thoát tội”
mà chẳng ai thèm băn khoăn “thực sự thì K đã mắc tội gì”.

 Cái phi lý trở thành hiện thực, lấn át hiện thực, hành động phi lý nảy sinh
trong một thế giới phi lý nên con người ta có thế chấp nhận. Kafka đã đẩy
cái phi lý lên cao độ nhằm phê phán sự phi lý của xã hội.Có một điều lại
là ai cũng biết là Josef K. mắc tội nặng nhưng chính anh ta lại không biết
mình phạm phải tội gì. Vụ án đã ám ảnh K. về một cái án luôn treo lơ

14
lửng trên đầu? bị kết tội ở đâu, do ai, lúc nào… chính bản thân con người
lại không thể quyết định.

Độc thoại nội tâm của K ở cuối “Vụ án” là một tiếng kêu, một câu hỏi đầy
day dứt, hoàn thành tính phi lý của “Vụ án” và tính phi lý của cuộc đời:“Ai đó?
Một người bạn chăng? Một tấm lòng nhân hậu chăng? Phải chăng chỉ có một
người? phải chăng là tất cả? có thể xin khiếu tố được chăng… Ở đời ta cứ muốn
tiến hành hai mươi việc cùng một lúc… bây giờ chẳng lẽ ta lại chứng tỏ chẳng
khôn ra được chút nào sau một năm đeo đuổi vụ án hay sao? Chả lẽ ta lại là một
kẻ đần độn chẳng bao giờ hiểu được cái gì”. Những giải tỏa băn khoăn của K
đều đi vào bế tắc.Vụ án đã đẩy K vào con đường tuyệt vọng, tính cách K hiện
lên mờ mờ, nhạt nhạt, có khi chỉ là những dòng suy nghĩ không liền
mạch.Dường như không phải K bị kết tội nữa mà bị trở thành có tội.

 K trở thành một cá nhân cô đơn bị cả xã hội bao vây mà không thể tồn tại.
Thân phận con người bị đẩy lên tới mức cao trước sự tồn tại của xã hội mà
không làm sao để thay đổi được. Cái nghịch dị ấy đeo bám con người và không
bao giờ buông tha con người. K hầu như là người chủ động mở đầu các cuộc đối
thoại nhưng rồi dần dần anh không còn tư thế chủ động đó nữa. Từ sau khi bị
buộc tội, những người giao tiếp với anh bị thu hẹp lại chỉ còn một mình anh
xoay sở với vụ án để rồi anh chẳng còn băn khoăn tra vấn về nó nữa.Câu nói
cuối cùng đầy ai oán của K về số phận của mình “như một con chó” chính là sự
phản kháng cuối cùng về cái nghịch dị bám riết anh suốt một năm qua.
 K chết vì lí do gì? Không ai biết, chỉ biết rằng anh vô tội, vô tội mà phải
chết, chết mà không biết lí do vì sao mình chết đã đưa K trở thành nạn nhân của
một xã hội bị tha hóa. K bị chi phối từ ngôn ngữ, tâm lý đến số phận. Điểm cuối
hành trình tìm kiếm của K dường như đã được quyết định ngay phút giây đầu
tiên trong ngày sinh nhật lần thứ 30 của mình - cái chết.
2.4.2 Những người nắm giữ và thi hành luật pháp

Rõ ràng, trong tác phẩm, Kafka đã có những ý đồ riêng khi xây dựng những
nhân vật nắm giữ và thi hành pháp luật ẩn chứa nhiều điểu phi lí để qua đó làm
nổi bật sự phi lí của vụ án mà Josef K. vướng phải

a. Tòa án

Trong bất kì vụ án nào, tòa án cũng là nơi đưa ra những phán quyết công
bằng, đại diện cho luật pháp và cán cân công lí.Nhưng trong vụ án của K., đay
lại là nơi chất chứa nhiều điều phi lý nhất. Cho nên, chúng tôi xin phép được
đưa tòa án vào mục nhân vật phi lí .Tòa án là một “nhân vật lớn” trong “Vụ án”
15
mà chúng ta cần tìm hiểu. Những cái phi lí của “ tòa án” được biểu hiện thông
qua những lời nhận xét của các nhân vật khác trong tác phẩm:

- “ Không có vũ khí nào đối chọi được với tổ chức tư pháp này đâu chỉ còn
cách thú nhận” ( theo lời của y tá LeNi)
- Họ không thèm đọc những lá đơn luật sư thảo để bào chữa, chỉ đơn thuần
xếp lại và tuyên bố tạm thời việc hỏi cung còn quan trọng hơn mọi loại giấy
tờ.Do đó đã xảy ra việc nhớ nhầm nghề nghiệp của Josep K là thợ sơn.
- Phiên tòa chẳng xét xử công khai, nếu tòa thấy cần thiết thì công khai.
Một vụ án có thể xem như một mạng người ấy vậy mà lại cậy nhờ vào sự “cần
thiết” hay của những người nắm quyền hành thì thật là phi lí hết sức.
- Không công bố các bản tuyên án , kết án tử hình vô cớ.Tuân theo một
cung cách xét xử phi lí “Tòa đã bắt thì không có tha bổng bao giờ mà chỉ có tạm
tha hoặc tạm hoãn không có trường hợp vô tội…”
 Tòa án không nguyên tắc, không luật pháp. Ấy vậy mà tòa án lại hiện diện
khắp nơi như một nhân vật vô hình. Chẳng có cái gì là không thuộc về tổ chức
thư pháp. “Tổ chức phi pháp chìm ngập trong vô vàn những cái tinh vi. Rồi cuối
cùng nó cũng khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng bao giờ có
cả”.
 Tòa án mà lại giống như cả thế giới, một thế giới bí ẩn phức tạp không
thấy được
b. Gã canh gác

Vào buổi sáng định mệnh, hai tên canh giữ đột nhiên xuất hiện trước mắt K.
và thông báo với anh rằng anh bị bắt.

- Tên thứ nhất là Franz: “Hắn mảnh khảnh nhưng rắn chắc, mặc một bộ
quần áo đen bó sát người với đủ thứ nếp gấp, túi, khóa, khuy và thắt lưng, giống
như quần áo của khách du lịch, trông có vẻ vô cũng tiện lợi, dù chẳng rõ những
thứ ấy dùng để làm gì.
- Tên thứ hai là Willem, hắn hiện lên với một vài đặc điểm như cao hơn K.
nhiều, thân hình mập mạp nhưng khuôn mặt khô khốc, xương xẩu. Chiếc mũi
của hắn to tướng và vẹo sang một bên.
- Hành động: thô lỗ, vô văn hóa: ăn cắp áo quần và thức ăn của K.
 Cả hai tên xuất hiện đột ngột, trông chúng chỉ như là phu khuân vác vẫn
luẩn quẩn ở góc đường.
- Quan trọng hơn cả là họ đến bắt K. nhưng không biết lí do vì sao. Họ
không hiểu gì về luật pháp giấy tờ căn cước “chỉ cần giữ K. 10 giờ một ngày” để
lấy lương.

16
Về sau:

- Bị trừng phạt bằng roi da ở một căn phòng kho ẩm thấp vì K. đã than
phiền về bọn họ trước mặt viên dự thẩm.
 Chúng xuất hiện đầu tác phẩm với vai trò là người canh giữ, tạm xem là
hành pháp, nhưng cuối cùng chúng lại bị vụt roi da lên lưng trần chỉ vì sự trút
giận của viên dự thẩm. Tự thân những kẻ canh giữ này chắc cũng chỉ là công cụ
của những người khác, chứ không được đối xử với tư cách của một con người
trong một xã hội pháp trị, mọi công dân có quyền về thân thể và quyền riêng tư.
c. Viên giám thị.

K. đi gặp cấp trên của hai kẻ canh giữ để tìm hiểu về vụ án của mình. Gã này
là viên giám thị, được miêu tả thông qua :

- Ngoại hình:gã đàn ông cao vượt mặc áo hở ngực, hàm râu nhọn hoắt màu
đỏ hung
- Hành động:
+ Xông vào nhà người lạ, tự coi mình là người có quyền đi lại trong phòng
của người khác,thản nhiên xê dịch những đồ vật có trên bàn như thể đó là những
vật y cần cho việc thẩm vấn.

+ Nói với K “ Ông nhầm to! Trong vụ án của ông, các ông này và tôi hoàn
toàn chẳng giữ vai trò gì, thậm chí chúng tôi hầu như không biết gì về nó”

Là giám thị nhưng lại không thể xác nhận K bị buộc tội, thậm chí còn không
rõ K có tội hay chăng? Không biết gì nhiều hơn ngoài việc K bị bắt.

- Bổn phận: thông báo điều đó “Ông chỉ bị bắt thôi mà, không việc gì phải
tuyệt vọng chứ”. Qua lời nói có thể thấy viên giám thị này quá ngờ nghệch, xem
nhẹ mọi chuyện và cảm giác ông ta chẳng giống như một người đang thực hiện
đúng nhiệm vụ là giám thị.
- Không bắt K mà vẫn để anh đi tới ngân hàng làm việc

Từ ngoại hình, lời nói, hành động đều không giống với dáng vẻ, tác phong
của một viên giám thị. Ông ta bắt giữ K mà không biết vì sao lại bắt. Có thể thấy
họ chỉ làm việc theo lệnh cấp trên mà không cần quan tâm đến nội dung công
việc là gì. Điều này chứng tỏ sự ngờ nghệch, ngu ngốc thiếu hiểu biết của hắn.

d. Viên dự thẩm ( trong phiên tòa đầu tiên của K.)

Viên dự thẩm có thể coi là đại diện cao nhất của cơ quan hành pháp và là một
minh chứng hùng hồn cho sự phi lí của vụ án mà K. mắc phải.
17
- Ngoại hình:

+ Người đàn ông béo lùn.

+Cặp lông mày nhăn tít, rậm rịt, đen xì và to tướng.

Vẻ ngoài của y cũng như những gã canh giữ trước đó, nhếch nhác và không
thể khiến người khác tin cậy.

- Hành động
+ Thở phì phò.

+ Trò chuyện, cười đùa ầm ĩ với một nhóm người

+ Có vẻ không bận tâm, y ngồi khá thoải mái trên ghế.

+ Nói với K : “ Lẽ ra ông phải có mặt ở đây trước 1 tiếng và 5 phút”

+ Với tay lấy một quyển sổ duy nhất trên bàn trông như vở học sinh, cũ, xộc
xệch mà được xem như là hồ sơ vụ án của K.

- Thái độ: Không làm gì được lũ người bên dưới khi họ phá lên cười, trái
lại trút cơn thịnh nộ lên đám người trên ban công.
- Viên dự thẩm bị những lời lẽ của K. làm cho đụng chạm ngay lập tức. Bất
ngờ trước lời phát biểu của K. Khi quyển sổ bị K. làm rơi cũng chẳng phản ứng
thái quá mà chỉ nhịn nhục ghê gớm.

Một viên dự thẩm không có gì quá nổi bật với cương vị của mình. Thậm chí
theo ý nghĩ của K. thì “ đáng ra phải là người giỏi ăn nói vì đó là nghề của ông”
nhưng viên dự thẩm trong vụ án này lại là người ít nói.Ông ta chỉ làm những
hành động đại loại như “ không ngớt cựa quậy trên ghế, nhích tới nhích lui”
không rõ bối rối hay sốt ruột. Hơn nữa viên dự thẩm lại không đưa ra những cáo
trạng buộc tội hay những công văn này kia mà chỉ ngồi im để cho Josep K. – với
cương vị là bị cáo - lấn lướt suốt buổi xét xử, tự mình minh oan cho mình rồi bỏ
ra về.

Sự ngu dốt, đần độn của viên dự thẩm.Hắn không có được quyền uy và hiểu
biết nên có của một viên dự thẩm

e. Tùy phái tòa án

18
- Cũng như những đồng sự của mình, y không mặc đồng phục. Y mặc một
bộ thường phục mà “phù hiệu chính thức duy nhất là hai chiếc khuy mạ vàng
dường như rứt từ một chiếc măng tô sĩ quan đã cũ, bên cạnh vài chiếc cúc bình
thường.”
- Y bị gã sinh viên cướp vợ, thậm chí cả viên dự thẩm cũng có liên quan
mà y lại không dám làm bất cứ điều gì vì y quá phụ thuộc vào công ăn việc làm.

Sự sa đọa, kì quặc của tòa án và những người làm việc ở đó một lần nữa
được khắc họa qua hình ảnh của nhân vật tùy phái tòa án, những người chỉ dẫn
của tòa án.

Cuộc sống và công việc của những người làm việc ở tòa án kì quặc đến mức
bất thường.

f. Luật sư Huld

Ông là một tiến sĩ luật, có thâm niên và nhiều mối quan hệ với những người
có chức tước, có thể kể đến như trưởng phòng tòa án Albert. Josef K. mời ông ta
làm luật sư đại diện với hi vọng ông ta, bằng uy tín và kinh nghiệm, có thể giúp
anh. Nhưng cuối cùng K. đã nhầm. Ông ta:

- Chẳng hỏi gì về vụ án mà chỉ luyên thuyên những lời lẽ dông dài hoặc
ngồi yên chẳng nói gì, luôn tỏ ra hời hợt và quấy phá.
- Chốc chốc lại báo vài điều rỗng tuếch như người ta báo với con nít.
- Lời lẽ luật sư dùng vừa vô ích vừa chán ngắt thậm chí phi lí:

+ Việc bào chữa ở một tình thế bất lợi

+Việc bào chữa không được cho phép một cách dứt khoát

- Vừa sỉ nhục vừa động viên tinh thần K.


- Tự tin thành công trong những vụ án kiểu này nhưng chẳng kém tuyệt
vọng
- Là một luật sư, nhưng ông ta không có quyền dự các buổi tiếp xúc với
ngài dự thẩm
- Xem giá trị chủ yếu của việc bào chữa là mối quan hệ cá nhân của luật sư
- Không quan tâm đến lợi ích của thân chủ mình

Theo lẽ thường, một luật sư sẽ phải dốc lòng giúp cho người mà mình đại
diện, nhưng với Huld, ông ta dùng lời lẽ của mình để giữ chân K. trong sự mệt
mỏi, thậm chí là tuyệt vọng. Trong một không khí tù túng, ngột ngạt, trong môi
trường mà một viên dự thẩm còn không giữ được chút quyền uy cho mình thì có
19
lẽ những người như luật sư Huld là một sự tồn tại có thể hiểu để khắc tạc nên
những phi lí trong xã hội. Chính những phi lí ấy đã tạo nên vụ án oan khuất và
bất thường của Josef K.

Có một hình tượng, không phải là nhân vật nhưng lại là điểm sáng chói mắt
về sự phi lí của xã hội, ngầm dự báo trước kết cục vụ án của K. . Đó là bức tranh
của vị quan tòa ở nhà của luật sư Huld. “Tranh vẽ một người đàn ông mặc áo
thụng của quan tòa, ngồi trên một ngai cao, phết vàng kim nên trông nổi bật.”
Tuy nhiên “Điều lạ lùng là viên quan tòa không ngồi trầm tĩnh và oai vệ mà
cánh tay trái tì mạnh vào lưng ngai và tay ngai, còn cánh tay phải không tì vào
đâu cả, chỉ có bàn tay nắm chặt tay ngai kia, như thể trong chớp mắt ông ta sẽ
bật dậy với một cử chỉ dữ dội , có thể nói là phẫn nộ , để tuyên bố một điều
quyết định hoặc thậm chí tuyên đọc bản án.”
Có lẽ chỉ cần bức tranh này thôi cũng làm người ta cảm nhận được đầy đủ
không khí bức bối, về sự lấn lướt của những thế lực trước sự công bằng vốn dĩ
nên tồn tại, đặc biệt là trong luật pháp, ở cơ quan giữ trật tự và công bằng xã hội.
Ngay cả người ngồi ở ghế tối cao kia còn không giữ được sự trầm tĩnh, không
tạo được cảm giác kính phục và an tâm, đảm bảo công bình thì làm sao có thể
tìm được công lí ở những nơi khác?
 Nơi pháp luật hiện hình trang nghiêm nhất cũng là nơi nó dễ dàng trở nên
tầm thường nhất.Nhìn từ những nhân vật nắm giữ và thực thi pháp luật, vụ án
của K. không chỉ phi lí mà ngay từ đầu đã manh nha những bế tắc. Lối viết trần
trụi hồn nhiên cho thấy hình ảnh về một chế độ quan liêu, vô nhân đạo , đối lập
với những nạn nhân , những con người bình thường mà cái tên cũng chỉ giống
như những con số.Một tổ chức không chỉ sử dụng những bọn canh giữ tham
nhũng, giám thị và viên dự thẩm đần độn. Làm thế nào để tránh được những
tham nhũng tệ hại nhất trong giới viên chức khi cả một hệ thống phi lí? Thiết
chế xã hội bất công, phi lí báo hiệu một thế giới bất ổn, tha hóa.
Tòa án là hư cấu, bản án của K. và các nhân vật phụ cũng là hư cấu nhưng
nỗi cô độc của K. là có thực, nỗi ám ảnh về thế giới bất ổn là có thật. Sự chông
chênh, phi lí trong bản án của K. khiến cho chúng ta cảm thấy bế tắc, u uất và
đúng như lời của Anh- xtanh nhận xét: “Chẳng thể đọc nổi vì sự phi lí của nó.
Đầu óc con người chưa đủ độ phức tạp”.
2.3.2 Những nhân vật còn lại.

Trên đường tìm hiểu vụ án của mình , Joseph K đã gặp gỡ nhiều nhân vật bên
ngoài vụ án. Mối liên hệ giữa nhân vật chính với các nhân vật khác khiến cốt
truyện không có sự phát triển kết hợp lối sắp xếp các chương hồi nhằm tạo nên

20
một tình thế căng thẳng, lên tới đỉnh điểm và thắt nút. Điều này làm cho “Vụ án”
đã phi lý lại càng phi lý hơn. Như đã nói ở trên, Joseph.K không biết mình mắc
tội gì , anh bị kết tội và tòa án, những người nắm quyền lực giải quyết vụ án anh
chưa được gặp bao giờ. Ấy vậy mà dường như tất cả những nhân vật bình
thường xuất hiện quanh anh đều có mối quan hệ và liên quan đến những người
thi hành luật pháp ấy.

Ta có thể kể đến những cái tên như : cô Bruter, bà Gubach, chàng sinh viên,
vợ Mõ tòa, cô ý tá của luật sư Huld, Thương gia Block, ông họa sĩ Torielli, cô
bé lưng gù, kĩ nghệ gia, linh mục. Tất cả những nhân vật trên đều có chung một
điểm đó là: “ Họ đều là dân thường. Mặc dù họ làm những ngành nghề khác
nhau nhưng tất cả đều biết, đều có thông tin, về vụ án hay quen biết nhân vật
làm trong tòa án.”

- Cô Brũstner - một nhân viên đánh máy bình thường đã đem lại hy vọng có thể
biết thêm thông tin gì cho Josef K. khi cô khẳng định: “ em thích thú những chuyện
tố tụng ghê gớm lắm cơ.” “tháng sau em phải vào làm tại một văn phòng luật sư.”
Thế nhưng sau cuộc đối thoại này, khi K muốn gặp cô ấy thì cô lại luôn tìm cách
tránh mặt anh bởi cô biết câu chuyện mà anh định nói với cô.

- Bà Grubach- bà chủ nhà của K. cảm thấy chuyện K. bị thông báo liên quan
đến một vụ án là chuyện bình thường. Bà còn khuyên JosefK. không nên xem sự
việc này là quá nghiêm trọng. Bà làm việc khâu vá nhưng cũng được hai thanh
tra rỉ tai cho biết đôi điều về vụ án của K. trong khi K hỏi hai người này thì họ
tuyệt nhiên không nói gì.

- Vợ viên Mõ tòa: tính tình lẳng lơ. Cô ta nói ngài dự thẩm muốn tán tỉnh cô
ta và cô ta có thể ảnh hưởng to lớn đến ông ấy.Ban đầu K nghĩ “có lẽ ả ta tìm
cách giăng lưới bẫy anh để nộp cho luật pháp, nhưng đó chỉ là một lý lẽ bác bỏ,
anh đánh đổ chẳng khó khăn gì. Bằng cách nào ả có thể bắt anh mới được chứ?
Chẳng phải là anh vẫn luôn luôn được tự do, đủ để một đòn đánh gục cả bộ máy
tư pháp, ít ra là những gì có liên quan đến anh hay sao? Anh không thể có được
sự tin cậy nhỏ nhoi ấy ư? Thế rồi người đàn bà có vẻ rất chân thành muốn được
giúp đỡ anh, và như vậy có thể có ích. Có lẽ để báo thù viên dự thẩm và cả bè lũ
của hắn, chẳng có gì hơn là cuỗm luôn của hắn ả đàn bà kia và chiếm lấy cho
mình.”. Thế rồi anh nhận ra cô ta chỉ là một người lẳng lơ, không giúp được gì
cho mình.

- Kỹ nghệ gia: Một người K vốn quen biết cũng biết về vụ án của anh . Ông
ta nghe được từ “chỗ này chỗ khác những tin tức vặt vãnh của tòa”. Chính K
21
cũng phải thốt lên “ thế ra tất cả mọi người đều có liên hệ với tổ chức tư pháp
ư!”

- Thương gia Block: đây là nhân vật cũng mang tội như Josep K. Khi gặp
Josep K ông ta đã chắc chắn rằng quan tòa không bao giờ tha vô tội cho ai mà
chỉ có tạm tha hoặc tạm hoãn. Bởi chắc chắn nếu bị cáo vô tội thì quan tòa cũng
sẽ nghĩ ra cái tội chưa bao giờ có. Biết vậy nhưng ông ta vẫn tiếp tục chạy nhờ
đến6 vị luật sư.

-Họa sĩ Titorelli: Khi vào phòng của ông họa sĩ, K đã nhìn thấy một bức
tranh giống chân dung của một vị quan tòa. Ông họa sĩ nói đó là bức tranh vẽ
theo trí nhớ của ông. Như vậy có thể thấy hẳn là họa sĩ này đã được gặp quan
tòa, tiếp xúc với quan tòa. Ông họa sĩ còn nói thêm “ các vị đó hợm hĩnh lắm ,
nhưng cấp trên cho phép họ được thể hiện như vậy” ; “ tôi không có quyền nói
tên ông ta” ; “Tổ chức pháp lý chìm ngập trong vô vàn những cái linh tinh, rồi
cuối cùng nó sẽ khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng bao giờ có
cả”. Ông còn khẳng định cô bé lưng gù kia cũng thuộc tổ chức tư pháp bởi “
chẳng có gì là không thuộc về tổ chức tư pháp”.

- Leni - Cô y tá kiêm người giúp việc cho ông luật sư: Cô ta chuyên đi quyến
rũ những bị cáo dù họ ở bất kỳ hình thức và địa vị như thế nào. K. định cặp kè
với cô ta mong có thể tiếp cận với thế giới quan tòa và đại pháp quan . Nhưng
với câu nói của luật sư Huld “ với nó tất cả bị cáo đều đẹp trai” đã xác nhận sự
thực là anh không thể trông mong được gì từ việc này. Người phụ nữ đến với
anh không bằng tình yêu. Cô ta gặp những người đàn ông để vơi bớt nỗi cô đơn
và rồi tách nhau ra cũng chóng vánh như lúc gặp.

- Vị linh mục : Đến cả vị linh mục cũng biết tới vụ án của K. Linh mục xuất
hiện, đã làm cho tác phẩm có thêm một tầng truyện thứ hai với nhan đề “ Đứng
trước pháp luật”. Vị linh mục trong tác phẩm kể lại câu chuyện như một bài dạy
giáo lý cho K. “Dù ta thấy hắn thế nào, thì hắn vẫn cứ là một kẻ nô bộc của Luật
Pháp; vậy hắn thuộc về Luật Pháp; vậy hắn thoát ra khỏi sự phán xét của nhân
loại…Vì chỉ riêng sự kiện do công việc phục dịch hắn được ràng buộc vào một
cái cửa - dù chỉ là một thời thôi - của Luật Pháp, cũng đã đặt hắn cao hơn rất
nhiều không thể nào so sánh được đối với người kia là kẻ sống trong thế gian, dù
tự do thế nào nữa”. Dường như vị linh mục ở đây bảo vệ, đứng về phía pháp luật
hơn là phía người dân. Và cũng chính vị linh mục đã nói mình là người của tòa
án. Theo vị linh mục: con người sinh ra ở đời là đã có cái án treo lơ lửng trên
đầu mình, như kẻ phạm tội , tuy chẳng biết tội gì, chỉ có một điều chắc chắn là

22
cuối cùng sẽ chết. Những ngày đang sống trên thế gian chỉ là “hoãn xử” hoặc
“tạm tha”. Đó là điều bí ẩn không thể nào tránh khỏi như câu chuyện vị linh mục
kể. Joseph.K quan niệm đó là điều phi lý khủng khiếp nhưng không thể nào
tránh khỏi nên nếu từ đầu anh phản ứng khá mãnh liệt nhưng sau anh trở thành
con người dửng dưng kì lạ , nhẫn nhục, cam chịu thậm chí tự nguyện tìm đến cái
chết.

=>Nói tóm lại đại bộ phận nhân vật trong tác phẩm đều có sự dây mơ rễ má
liên quan đến tòa án, những người nắm quyền lực bằng cách này hay cách khác.
Dù họ có là ai, làm việc gì thì cũng đều biết tới tòa án và biết vụ án của K- một
vụ án mà chính bị cáo cũng không biết mình mắc tội gì. Các nhân vật khác đều
biết nhưng tất cả đều không nói với K hay có nói , có giải thích cho K thì đều
dùng những lí lẽ khó hiểu. Tất cả nhân vật xuất hiện đều mang lại hy vọng tìm
hiểu về vụ án của mình cho K nhưng rồi tất cả đều đem đến sự thất vọng. Ai
cũng cho mình cái quyền biết về toàn án , vụ án và không được nói với K. Với
K, tòa án , những người đại quan pháp vẫn là một ẩn số.

IV. Kết luận

Qua sự tìm hiểu về tác phẩm “Vụ án” của Franz Kafka, chúng tôi nhận thấy
sự phi lý của vụ án thể hiện qua:

+ Những chi tiết phi lý


+ Không gian phi lý
+ Sự phi lý của nhân vật

Con người vô tội trong vụ án ấy bị buộc phải dò dẫm, lún sâu vào mê cung
pháp luật như trong cơn ác mộng phi lý. Một con người nhỏ bé lại phải đối đầu
với cả hệ thống toàn án có ở khắp mọi nơi, mỗi lúc một siết bàn tay quyền lực
vô hình và đẩy anh vào chỗ chết.

Bằng tài năng của mình, qua việc tái hiện một vụ án kì lạ, Franz Kafka đã
đem đến cho chúng ta một cái nhìn chân thực về xã hội, về cuộc đời. Xã hội ấy,
cuộc đời ấy đầy rẫy những phi lý và bất công. Nó chà đạp lên quyền sống của
con người, dồn ép con người, khiến con người nhiều khi phải tìm đến cái chết.
Những luồng sáng tạo và hòa quyện cái phi lý và có lý theo cách trái ngược với
suy nghĩ thông thường, đòi hỏi người đọc phải có một cái nhìn rộng lớn và chi
tiết mới hiểu được khiến văn chương Kafka trở nên độc nhất.

Tư tưởng của ông có tác động sâu rộng không chỉ tới văn học mà cả xã hội
phương Tây, ảnh hưởng tới nhiều nhà văn hiện đại sau này, nổi tiếng như Jean
23
Paul Sartre, Albert Garcia Marquez… Kafka xứng đáng là người mở đường cho
văn xuôi hiện đại và bậc thầy về cách tân trong văn học.

24

You might also like