You are on page 1of 20

VĂN HỌC HUYỀN ẢO MĨ – LATINH

Đề tài: Triết lý sống rút ra từ tác phẩm “Nhà


giả kim” của Paulo Coelho có ý nghĩa gì với thế
hệ Gen Z ở Việt Nam

Giảng viên: Nguyễn Thành Trung


Lớp: K24VH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
I. Tổng quan............................................................................................1
1. Những khái niệm cơ bản............................................................................1
1.1 Khái niệm “triết lý sống”.................................................................1
1.2 Khái niệm “Gen Z”..........................................................................1
2. Cuộc đời và sự nghiệp của Paulo Coelho..................................................1
2.1 Cuộc đời của Paulo Coelho..............................................................1
2.2 Sự nghiệp của Paulo Coelho ...........................................................2
3. Tác phẩm “Nhà giả kim” ..........................................................................3
3.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm......................................................4
3.2 Kết cấu của tác phẩm.......................................................................4
3.3 Tóm tắt tác phẩm..............................................................................5
II. Phân tích biểu tượng và rút ra các triết lý sống từ tác phẩm Nhà giả
kim của Paulo Coelho .........................................................................6
1. Các biểu tượng............................................................................................6
1.1 Nhà giả kim.......................................................................................6
1.2 Giả kim thuật....................................................................................6
1.3 Con cừu..............................................................................................7
...........
1.4 Sa mạc................................................................................................7
...........
2. Triết lý sống ................................................................................................8
2.1 “Không sợ thất bại”..........................................................................8
2.2 “Tự tin vào chính mình”..................................................................9
2.3 “Bí quyết của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần”. .11
2.4 “Chúng ta đều có giá trị trong cuộc sống”...................................13
III. Triết lý sống đó có ý nghĩa gì đối với thế hệ Gen Z ở Việt Nam......14
IV. Kết luận ................................................................................................16
V. Tài liệu tham khảo...............................................................................17
I. Tổng quan
1. Những khái niệm cơ bản
1.1 Khái niệm “triết lý sống”

Trong cuộc sống, con người luôn bị chi phối bởi đời sống tinh thần và tâm lý.
Và mỗi người đều có hoàn cảnh sống, tính tình, tâm lí khác nhau, vì vậy mà
cũng có cái nhìn về cuộc sống khác nhau. Từ đó mà ra đời triết lí về cuộc sống
nhằm răng đe, đưa ra những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống để con người
sống sáng suốt hơn. Triết lí sống còn giúp con người ta có niềm tin hơn trong
cuộc sống, tạo động lực vượt qua được những vấp ngã, đem đến lối sống tích
cực, lạc quan để từ đó mà có một cuộc sống hạnh phúc

1.2 Khái niệm “Gen Z”

Gen Z (thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người được sinh trong khoảng thời
gian từ năm 1995 đến năm 2012.

Thế hệ Z (Gen Z) được được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá,
là thế hệ mới đang thay đổi cả thế giới, họ quyết định văn hóa, xu hướng tiêu
dùng của tương lai, điều này mang ý nghĩa về kinh tế và xã hội sâu sắc, bởi họ
chính là nhân tố quyết định của tương lai gần.

Qua đó cho thấy thế hệ gen Z là một lực lượng hết sức quan trọng đối với nền
kinh tế và xã hội. Vậy nên, họ là người quyết định văn hóa và tri thức của bản
thân nhằm góp phần xây dựng xã hội giàu mạnh.

2. Cuộc đời và sự nghiệp của Paulo Coehlo


2.1 Cuộc đời của Paulo Coelho

Cuộc đời của Paulo Coelho có thể được chia thành ba giai đoạn:

- Giai đoạn đầu là lúc còn nhỏ khi đang ấp ủ giấc mơ là một nhà văn và sự phản
kháng với ý muốn cho con trở thành luật sư của ba mẹ Paulo.

- Giai đoạn thứ hai là những bước đi đầu tiên trên con đường thực hiện ước mơ.

- Giai đoạn thứ ba là sau khi đã trở thành một nhà văn nổi tiếng.

Paulo Coelho sinh vào tháng 8 năm 1947 trong một gia đình trung lưu tại Rio
de Janeiro, Brazil bố của Paulo là một kỹ sư còn mẹ thì ở nhà nội trợ. Thời thơ
1
ấu, ông theo học trong một trường thầy tu dòng ở San Ignacio. Dù cha mẹ muốn
Coelho trở thành kỹ sư và ngăn cản mơ ước cống hiến mình cho văn chương
của ông bằng mọi cách, cuối cùng Paulo Coelho vẫn đi trên con đường mình đã
chọn. Ông từng là sinh viên trường Luật, nhưng đã bỏ học vào năm 1970 để đi
du lịch nhiều nước châu Mỹ, châu Âu và cả châu Phi. Sau khi trở về ônng đã có
thời gian soạn lời cho nhạc pop, đã từng bị bắt vào nă 1974 vì hoạt động chống
chế độ độc tài ở Brazil.

Ông từng 3 lần bị cha đưa vào bệnh viện tâm thần để trị liệu, thậm chí lần cuối
cùng ông đã trốn viện.

2.2 Sự nghiệp của Paulo Coelho

Dù hiện tại là một tiểu thuyết gia với nhiều tác phẩm bán chạy thuộc hàng top
trên thế giới, được bán ra hơn 86 triệu bản trên 150 nước, được dịch ra 56 thứ
tiếng và đã nhận được nhiều giải thưởng của nhiều nước, trong đó tác phẩm
“Vironika quyết chết” (Vironika decide morrer) được đề cử cho giải Văn
chương Dublin IMPAC quốc tế có uy tín. Tuy nhiên con đường văn chương của
Paulo cũng không mấy suôn sẻ khi khởi nghiệp.

Năm 1987 ông viết cuốn sách đầu tiền sau bao nhiêu năm ấp ủ có tên “Người
hành hương”, thuật lại những trải nghiệp trên con đường hành hương
Compostelle khi quyết định trở thành tín đồ của đạo Cơ đốc giáo. Lúc bấy giờ
quyển sách rất ít người biết đến. Một năm sau, năm 1988 Paulo viết cuốn “Nhà
giả kim”, chỉ xuất bản được vỏn vẹn 900 quyển và nhà xuất bản từ chối xuất
bản thêm. Lúc này, tác giả cảm thấy thật tệ và quyết định đi du lịch ở nhiều
nước. Mãi đến năm 1993, qua một người bạn, ông làm quen với nhà xuất bản
Harper Collins ở Mỹ. Việc gặp được Harper Collins là cột mốc đầu tiên cho tác
phẩm “Nhà giả kim” được xuất bản 50.000 quyển. Từ đó tên Paulo Coelho đã
có chỗ đứng trong sự nghiệp văn chương.

Tiểu thuyết “Nhà giả kim” (O Alquimista) của ông, một câu chuyện thấm đẫm
chất thơ đã bán được hơn 65 triệu bản trên thế giới và được dịch ra 56 thứ tiếng,
trong đó có tiếng Việt. Tác phẩm này được dựng thành phim do Lawrence
Fishbune sản xuất, vì diễn viên này rất hâm mộ Coeho. Sách của ông còn có
quyển “Hành hương” (O diario de um mago), “Bên sông Piedra ngồi xuống và
khóc” (Na margem do Rio Piedra eu sentei e cherei) và “Những nữ chiến binh”

2
(As Valkirias). Cuốn tiểu thuyết năm 2005 của ông tên O Zahir bị cấm ở Iran,
1000 bản sách bị tịch thu nhưng sau đó lại được phát hành.

Mặc dù có nhiều thành công trong sự nghiệp nhưng nhiều nhà phê bình ở Brazil
vẫn không nhìn nhận ông như một tác giả thật sự. Họ cho rằng những tác phẩm
của ông còn quá nhàm chán, cũng có người xem các tiểu thuyết của ông có quá
nhiều tính chất thương mại. Sự kiện ông được vào Viện Hàn lâm Văn chương
Brazil đã gây ra nhiều tranh cãi cho các độc giả Brazil và ngay trong chính Viện
Hàn lâm.

Sau thành công của quyển “Nhà giả kim”, Paulo còn viết thêm một số tác phẩm
khác và gây được tiếng vang. Nhiều quyển sách của ông được lọt vào danh sách
những quyển sách bán chạy nhất ở nhiều nước kể cả Brazil, Anh, Hoa Kỳ,
Pháp, Đức, Israel và Hy Lạp. Ông là tác giả viết tiếng Bồ Đào Nha bán chạy
nhất mọi thời đại. Một số các tác phẩm của ông như: “Hành hương” (1987),
“Nhà giả kim” (1988), “Bidra” (1990), “O Dom Supermo” (1991), “Những nữ
chiến binh” 18 (1992), “Bên sông Piedra tôi ngồi xuống và khóc” (1994),
“Maktub” (1994), “Ngọn núi thứ năm” (1996), “Cẩm nang của chiến binh ánh
sáng” (1997), “Vironika quyết chết” (1998), “Quỹ dữ và nàng Prym” (2000),
“Cha con và chú” (2001), “Mười một phút” (2003), “Như một dòng sông chảy”
(2006), “Phù thủy phố Portobello” (2006), “Giải Văn học Hans Christian
Andersen” (2007)…

3. Tác phẩm Nhà Giả Kim

Nhà giả kim được ông viết bằng tiếng Brazil – một biến thể của tiếng Bồ Đào
Nha. Nhan đề chính của quyển tiểu thuyết này là: O Alquimista, do NXB
Editora Rocco Ltda ở Rioa de Janerio phát hành vào năm 1988.

Sau đó, Nhà giả kim được NXB HarperCollins dịch sang tiếng Anh và được coi
là một trong những cuốn sách quan trọng nhất trong lịch sử của NXB danh
tiếng này.

Nhà giả kim là quyển sách bán chạy nhất trong lịch sử văn học Brazil và kỷ lục
này được ghi vào sách Guinness vì đã được dịch ra 56 thứ tiếng và bán 65 triệu
bản. Khi được dịch sang tiếng Bồ Đào Nha nó cũng lập kỉ lục tương tự.

3
Nhà giả kim là một câu chuyện đầy ẩn dụ về cuộc phiêu lưu của chàng chăn
cừu Santiago nhằm tìm kiếm “kho báu” của cuộc đời. Câu chuyện thôi thúc
chúng ta dám sống và ước mơ của mình nhằm có được cuộc sống hạnh phúc và
tràn đầy ý nghĩa.

3.1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Năm 1982, khi ông đi trên con đường Santiago Compostela (con đường của
thánh James) ở Tây Ban Nha, đó là một lộ trình hành hương quan trọng của
những người Thiên Chúa giáo thời Trung cổ. Trong chuyến hành trình đó,
Coelho có một sự thức ngộ tinh thần mà sau đó ông thể hiện trong cuốn
“Chuyến hành hương” (1987). Quyển sách này có gây được đôi chút ảnh hưởng
nhưng điều quan trọng hơn là sau đó, Coelho kiên định hơn với ý tưởng muốn
xây dựng sự nghiệp văn chương. Ý tưởng về quyển “Nhà giả kim” (1988) đến
với ông từ một quyển truyện ngắn in năm 1935 của nhà văn người Argentina
Jorge Luis Borges có tên “Câu chuyện về hai gã mộng mơ”. Cũng giống như
tác phẩm “Nhà giả kim”, truyện ngắn của Borges kể về hai kẻ mộng mơ trên
đường đi tìm kho báu. Coelho bán cuốn sách của ông cho một nhà xuất bản nhỏ
ở Brazil. Họ chỉ in lần đầu với số lượng khiêm tốn là 900 bản và quyết định
không tái bản nữa. Năm 1993, nhà xuất bản Harper Collins của Mỹ quyết định
in lại cuốn “Nhà giả kim” với 50.000 bản. Mặc dù, tại thời điểm đó là con số in
vô cùng ấn tượng nhưng nó vẫn chưa thấm vào đâu so với thành công vang dội
sau này của cuốn sách. 19 Sau khi được in tại Mỹ, “Nhà giả kim” đã được ghi
vào kỉ lục Guiness thế giới ở mục cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất
của một tác giả còn sống. Tác phẩm cũng giành được nhiều giải thưởng văn
chương quốc tế trong đó có giải thưởng sách vàng Neilsen 2004 của Vương
quốc Anh, Giải thưởng Grand Prix Litteraire Elle của Pháp năm 1995 và giải
thưởng Quốc tế Corine dành cho tiểu thuyết năm 2002 của Đức. Thành công
chưa từng có của “Nhà giả kim” đã đưa Paulo Coelho lên vị thế nhà văn của thế
giới và trong số rất nhiều người hâm mộ tác phẩm của ông có nhiều độc giả đặc
biệt như tổng thống Bill Clinton, ca sĩ Madonna, diễn viên – ca sĩ Will Smith…
Qua đó cho thấy tác phẩm “Nhà giả kim” là một quyển sách không nên bỏ qua
trong cuộc sống.

3.2 Kết cấu của tác phẩm

4
“Nhà giả kim” được Paulo Coelho viết với 52 chương chia làm 2 phần.
Phần 1 từ chương 1 đến chương 17: nói về việc tìm ra ước mơ, lựa chọn
ước mơ, con đường thực hiện ước mơ của Santiago.
Phần 2 từ chương 18 đến chương 52: đó là cả quá trình thay đổi công
việc, cách thức cuộc sống để đạt đến ước mơ của Santiago trong hành trình
chinh phục ước mơ.

3.3 Tóm tắt tác phẩm

Mở đầu truyện là nhà giả kim đọc câu chuyện về sự tích hoa thủy tiên. Vào một
ngày, chàng Narziss ngã xuống hồ nước. Hồ nước khóc biến thành đầm lầy còn
nơi chàng ngã mọc lên đóa hoa thủy tiên.

Tiếp theo, nhà giả kim kể về 1 anh chàng tên Santiago sinh ra trong một ngôi
làng nhỏ ở Tây Ban Nha. Cha mẹ cho cậu học hành với mong ước cậu trở thành
linh mục (vì đó là nghề danh giá nhất tại ngôi làng ấy). Tuy nhiên, cậu muốn
theo đuổi ước mơ của mình và trở thành người chăn cừu đi ngao du khắp quê
hương mình, trong lúc chăn cừu, cậu thường mơ một giấc mơ kì lạ. Trên đường
tới nơi bán lông cừu, cậu nhớ về người con gái của chủ tiệm vải, tưởng tượng ra
cảnh xén lông cừu điệu nghệ trước mặt cô.

Chàng bổng nhớ rằng, ở Tarifa, có một bà lão thầy bói người Digan giải thích
những giấc mơ. Bà nói rằng, cậu cần đến Ai Cập để tìm kho báu và thù lao cậu
phải trả cho bà là một phần mười kho báu cậu tìm được. Sau đó, cậu vẫn chưa
tin vào giấc mơ và cho rằng tốn thời gian.

Ở chợ, chàng gặp một ông già tư xưng là Melchisedek, vua xứ Salem, có nhiều
phép thuật. Ông hứa chỉ cho cậu đường đến kho tàng với điều kiện cậu để lại
một phần mười số cừu cho ông ta. Ông tặng cậu hai viên đá Urim và Thummim

Cậu bắt đầu chuyến đi đến Ai Cập, nơi có Kim Tự Tháp. Ngay ngày đầu tiên
đến Maroc, cậu đã bị lừa hết số tiền mà cậu đã bán cừu để có được. Cậu xin làm
việc tại cửa hàng bán pha lê để sống qua ngày và sau đó, cậu gợi ý cho chủ tiệm
cách phát triển tiệm pha lê. Cậu làm việc ở đó và quên bẵng đi giấc mơ của
mình. Một năm sau, khi cậu có đủ tiền mua một bây cừu mới nhưng cậu không
mua cừu nữa và để dành tiền tiếp tục đi tìm kho tàng.

5
Cậu gia nhập vào đoàn lữ hành đến sa mạc nơi gần các Kim Tự Tháp Ai Cập.
Khi họ tới ốc đảo, đoàn lữ hành được khuyên phải dừng bước vì có chiến tranh
giữa các bộ tộc phía trước. Tại đây cậu trúng tiếng sét ái tình ngay từ cái nhìn
đầu tiên với cô gái tên Fatima, cậu lưỡng lự khi phải rời ốc đảo vì tình yêu với
Fatima. Nhà giả kim đưa ra lời khuyên cho cậu và cậu cũng nói chuyện với
Fatima, cuối cùng cậu đã rời ốc đảo đi tới Kim Tự Tháp cùng nhà giả kim. Sau
đó, cậu đến tu viện Coptic, cậu được chứng kiến nhà giả kim nọ biến chì thành
vàng. Khi đến được Kim Tư Tháp, trong khi đang đào cát để tìm kiếm kho tàng,
cậu gặp những tên cướp và bị cướp mất hầu hết số vàng cậu nhận được từ nhà
giả kim. Cậu kể về giấc mơ tìm kho báu của mình thì bị những tên cướp cười
mỉa mai và trong đó có một tên nói rằng ngay tại chỗ này, hai năm trước, hắn
cũng có giấc mơ về kho báu bị chôn dưới cây dâu tại nhà thờ- nơi bọn chăn cừu
hay lui tới ở Tây Ban Nha, Cuối cùng, Santiago dùng số vàng còn lại trở về quê
hương và đã lấy được kho báu với tiền vàng , đá, tượng quý. Anh cũng có ý
đinh về Tarifa trả công cho bà phù thùy Digan, và trở về sa mạc tìm Fatima.
Câu chuyện kết thúc bằng câu “Tôi đang đến đây, Fatima”.

II. Phân tích biểu tượng và rút ra các triết lý sống từ tác phẩm Nhà giả
kim của Paulo Coelho
1. Các biểu tượng
 Nhà giả kim
Nhan đề “nhà giả kim” ẩn dụ cho hình ảnh cậu bé chăn cừu Santiago dũng như
cảm một vị thánh bảo vệ xứ sở. Hướng về một chuyên gia chế tạo vật chất từ
những loại vàng bạc nhưng trong tác phẩm lại hướng về tinh thần con người
nhiều hơn là một nghề nghiệp cụ thể. Thuật ngữ “giả kim” trong tâm tưởng
giống như kim loại được mài giũa thường ngày, sau mỗi trải nghiệm ta lại học
thêm nhiều thứ mới lạ. Rèn luyện bản thân tốt hơn với một phiên bản hoàn toàn
khác với trước kia khi dám vượt qua giới hạn.

 Giả kim thuật


Giả kim thuật là một công trình nghiên cứu phương pháp biến đổi các kim loại
thường như sắt, thép thành các vật có giá trị hơn như vàng, đá quý hay luyện
thành thuốc trường sinh bất tử. Nhưng về mặt tinh thần các nhà giả kim cũng
tham gia vào quá trình tu luyện chuyển hóa bản thân.

6
Trong sách “Nhà Giả Kim” của Paulo Coelho, giả kim là một biểu tượng đặc
biệt không chỉ thể hiện ở vài chi tiết nho nhỏ mà còn trải dài trong suốt toàn bộ
cuốn sách. Ý tưởng chính của thuật giả kim là chuyển hóa đạt đến ngưỡng cao
cả và hoàn mỹ nhất.

Santiago cũng trở thành nhà giả kim trong chính hành trình của cậu. Thuật giả
kim thực chất là biểu trưng cho nhân cách trên con đường hoàn thiện và
Santiago ý thức được vai trò của mình trên suốt hành trình đi tìm kho báu.Sau
hành trình đó Santiago đã chinh phục được tình yêu, hòa nhập vào tiếng nói của
vũ trụ. Sau cùng kho báu quý giá nhất chính là tìm về ý muốn của bản thân:
“Đúng là cuộc đời rất hào phóng với người nào chịu theo đuổi vận mệnh mình”

 Con cừu
“Cừu” là động vật chăn nuôi phổ biến trong ngành nông nghiệp đặc biệt là ở
các nước Phương Tây, phục vụ cho nhu cầu đời sống con người như: lấy len,
lấy sữa, lấy thịt... Cừu còn là biểu trưng cho một số tính ngưỡng tôn giáo. Cừu
là động vật sống theo tập tính bầy đàn. Hình ảnh đi liền với “Cừu” lúc nào cũng
là sự hiền lành,nhút nhát. Ngoài ra chúng cũng tượng trưng cho sự an phận và
nô lệ. Bên cạnh hình ảnh hiền lành của chúng thì tính cách của cừu có phần nhu
nhược, ít có ý chí cầu tiền, sống dựa dẫm ỷ lại vào người khác. Chúng ngoan
ngoãn và phục tùng con người chưa từng phản kháng như thân phận của một
con người làm nô lệ. Đàn cừu còn là biểu trưng cho những con người trong xã
hội. Đó là những con người lười biếng, ngại thay đổi bản thân, ngoan ngoãn
thực hiện theo nguyên tắc của xã hội, không chống lại, phản bác, sống không có
mục đích...

Ngoài số đông trong đàn cừu là những con cừu trắng thì còn có cừu đen. Trái
ngược với hình ảnh ngoan hiền của cừu trắng thì cừu đen lại mang một hình ảnh
thể hiện sự ương ngạnh, tính cách bốc đồng, khó kiểm soát bản thân, vì bản
thân lập dị khác với số đông thì thường hình ảnh “ Cừu đen” tượng trưng cho sự
cô lập, bị ghét bỏ và xa lánh. Tuy nhiên trong thực tế “Cừu đen” cũng mang lại
giá trị đặc biệt ở bộ lông của chúng.

Trong tác phẩm “Nhà Giả Kim” hình ảnh đàn cừu xuất hiện rất nhiều trong tác
phẩm do Santiago cũng là một cậu bé chăn cừu và hình ảnh đàn cừu trong tác
phẩm cũng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau, Santiago đã lên án lũ cừu: “ Nếu

7
bất chợt mình biến thành một kẻ hung ác, giết hết con này đến con khác thì chắc
khi cả lũ chết gần hết rồi chúng mới biết. Vì chúng mù quáng tin vào mình chứ
không còn tin ở bản năng của chúng nữa. Chỉ bởi mình là kẻ dẫn chúng đến
những đồng cỏ xanh và nguồn nước mát. Chúng không nhận ra rằng ngày này
chúng đi đường mới. Chúng không nhận ra đồng cỏ khác nhau bốn mùa thay
đổi, vì chúng chỉ lo mỗi chuyện ăn và uống. Nhưng biết đâu con người cũng y
như thế.” Tức là chỉ những con người sống lười nhác, không cầu tiến, chỉ cần
có ăn có uống đầy đủ là được,trông chờ một sự may mắn nào đó mặc cho số
mệnh y như là “ những con cừu”.

Cừu là biểu tượng được xuất hiện dày dặc trong tác phẩm, Santiago sở hữu một
đàn cừu và nó trở thành phương tiện trao đổi phục vụ cho nhu cầu đi lại của
mình. Tuy nhiên ý nghĩa của “Cừu” không dừng lại ở đó, mặt khác cừu tượng
trưng cho sự an phận và nô lệ. Cùng với hình ảnh hiền lành, nhút nhát thì cừu
có tính cách nhu nhược, ít sự cầu tiến với bản năng sinh tồn kém, hay ỷ lại vào
người khác. Cừu là động vật chăn nuôi phổ biến, phục vụ cho nông nghiệp cho
cuộc sống con người như: lấy sữa, lấy len...

Đàn cừu còn là biểu trưng cho những con người trong xã hội. Đó là những con
người lười biếng, ngại thay đổi bản thân, ngoan ngoãn thực hiện theo nguyên
tắc của xã hội, không chống lại, phản bác, sống không có mục đích...

Trong tác phẩm “Nhà Giả Kim”, Santiago đã lên án lũ cừu: “ Nếu bất chợt
mình biến thành một kẻ hung ác, giết hết con này đến con khác thì chắc khi cả
lũ chết gần hết rồi chúng mới biết. Vì chúng mù quáng tin vào mình chứ không
còn tin ở bản năng của chúng nữa. Chỉ bởi mình là kẻ dẫn chúng đến những
đồng cỏ xanh và nguồn nước mát. Chúng không nhận ra rằng ngày này chúng đi
đường mới. Chúng không nhận ra đồng cỏ khác nhau bốn mùa thay đổi, vì
chúng chỉ lo mỗi chuyện ăn và uống. Nhưng biết đâu con người cũng y như
thế.” Tức là những ai chỉ biết ăn và uống thì chính là “những con cừu” phó thác
cho số mệnh.

 Sa mạc
Sa mạc tượng trưng cho sự tĩnh lặng, vô biên nhưng cũng đầy nguy hiểm, khí
hậu ở sa mạc khắc nghiệt, ít nguồn sống. Những nguồn sống ở sa mạc cũng
tượng trưng cho sự mạnh mẽ vượt qua sự cằn cỗi, khắc nghiệt ở nơi này.

8
Sa mạc trong "Nhà giả kim" như là một người bạn đồng hành với Santiago,
thiên nhiên và con người hoà quyện vào nhau. Biểu tượng sa mạc không đơn
thuần là cằn cỗi, nóng bức, hình ảnh ấy vừa diễn tả đường đi bình thường vừa
ẩn dụ cho ý chí kiên trì của con người: “Tôi đã quan sát đoàn suốt dọc đường đi
qua sa mạc. Đoàn và sa mạc nói cùng một thứ tiếng nên đoàn được phép đi
băng qua nó. Đoàn cân nhắc từng bước đi một để được hoà điệu thì đoàn đến
được ốc đảo. Bất cứ ai trong chúng ta đến đây, dù can đảm có thừa nhưng
không hiểu được thứ ngôn ngữ ấy thì sẽ chết ngay từ đầu”.

Ngoài cuộc sống ta thường dễ chùn bước khi gặp chút trắc trở, đường đi trên sa
mạc có khó đi hay không phụ thuộc vào ý chí mỗi người. Ý tưởng sa mạc nhằm
tượng trưng cho nhiều thử thách trong cuộc hành trình của Santiago cũng như
người ngoài xã hội.

2. Triết lý sống
2.1 “Không sợ thất bại”

Là một bài học triết lý trong tác phẩm Nhà Giả Kim. Mỗi người đều từng trải
qua đôi lần thất bại. Chúng ta thất bại vì điều gì: học tập, công việc, tình cảm...
nhưng suy cho cùng những thất bại đó chính là con đường dẫn tới thành công.
Có 0 thì mới có 1 và điều quan trọng khi chính bản thân mình có thể vực dậy
sau những lần thất bại hay không. Bạn yếu mềm với thất bại, chứng tỏ bạn
không quyết tâm, dễ bị sụp đổ thì chỉ thấy phía trước hiện lên bóng tối. Sau thất
bại là những lần bạn phải vực dậy bản thân mình, làm lại từ đầu, cố gắng nhiều
hơn đề thành công đến. Đôi khi thất bại là do bản thân mình chưa thật sự cố
gắng với điều mình đang làm. Thất bại có vai trò cho bản thân thử thách về sự
kiên trì, đem đến sự khởi đầu, đúc kết nhiều kinh nghiệm, nắm bắt cơ hội tiến
bộ trong tương lai.

 Dẫn chứng
Trong “Nhà Giả Kim” Paulo Coelho có nói “Chỉ có một lý do giấc mơ không
trở thành sự thực đó là nỗi sợ thất bại”. Sau nhiều lần thất bại trong chuyến đi
tìm kho báu, Santiago vẫn không từ bỏ vẫn tiếp tục cuộc hành trình. Sau những
thử thách đó Santiago đã tìm ra cho mình một kho báu lớn cậu rốt cuộc cũng đã
hiểu được ngôn ngữ của vũ trụ và học được cách trò chuyện với trái tim mình.

9
Nỗi sợ thất bại cản trở ta tiến tới vinh quang, họ sợ khi thực hiện ước mơ sẽ bị
phán xét. Anh chăn cừu dành cả tuổi trẻ để theo đuổi thành công nhưng anh
chưa biết đối đầu với thất bại. Nhà luyện kim đan đã khuyên cậu chân thành
rằng: "Người nào sống trọn đường đời của mình, người đó biết tất cả những gì
cần biết. Chỉ có một điều khiến không thể nào đạt được ước mơ: đó là sợ rằng
sẽ thất bại".

Không ai có thể cứu lấy mình bằng chính bản thân, lời khuyên dạy của người
khác tuy sâu sắc nhưng chưa đủ sức mạnh để thực hiện. Đến với kì tích thành
công, phần lớn là do nổ lực của chính bạn. Nhân vật Santiago: “Để thành công
tôi không được phép sợ sẽ thất bại nữa. Chính nỗi sợ này đã cản trở tôi thử đạt
đến "Đại công trình". Bây giờ tôi mới bắt đầu với một công đoạn mà lẽ ra tôi đã
có thể làm từ mười năm trước rồi. Song ít ra tôi cũng mừng vì đã không đợi
thêm hai mươi năm nữa"

 Liên hệ cuộc sống


Hẳn ai cũng biết người thầy Nguyễn Ngọc Ký là người thầy đầu tiên ở Việt
Nam dùng đôi chân để viết. Những ngày đầu mới tập viết bằng chân chưa bao
giờ trơn tru, dễ dàng. Thầy nghị lực, kiên trì, học tập và thầy cũng chưa bao giờ
từ bỏ việc viết chữ bằng chính đôi chân của mình dù khó khăn, thất bại. Dù
bệnh tật luôn chực chờ đe doạ nhưng thầy vẫn miệt mài đèn sách. Những thành
công của thầy sau này chính là quả ngọt cho những lần vượt qua thất bại.
Nguyễn Ngọc Ký là một thầy giáo ưu tú, là một tấm gương sáng cho thế hệ Việt
Nam mãi sau này.

 Lời kết
Ranh giới giữa thành công và thất bại vốn không rõ ràng công thức chung cho
chúng ta. Định nghĩa thành công đối với một số người là tìm đến của cải giàu
có, có người yên phận với việc buôn bán bình thường.“Thất bại là mẹ thành
công” khi quyết tâm hướng tới thành công, tiếp tục đứng lên dù bạn có bao
nhiêu lần vấp ngã. Dậm chân tại chỗ chính là tiếp bước cho sự thất bại của bản
thân mình. Thành công sẽ không nhẫn tâm vứt bỏ bạn với thất bại nếu bạn cố
gắng, nhẫn nại và không bao giờ bỏ cuộc.

10
Chúng ta có nhiều thời gian sửa sai cho thất bại của bản thân mình, nhưng nếu
chúng ta bỏ cuộc chúng ta chính là đang thừa nhận bản thân chính là kẻ thua
cuộc. Chúng ta “Không sợ thất bại” thì chúng ta mới chiến thắng bản thân
mình, chiến thắng những sai lầm mà cuộc sống mang tới.

2.2 “Tự tin vào chính mình”

“Nếu ai đó không thể trở thành người mà người đời mong đợi, người đời sẽ
giận dữ. Dường như ai cũng nhìn được con đường của người khác, nhưng lại
chẳng nhận ra con đường của mình”. Không khó để người khác tác động
bạn...nhưng chẳng lẻ bạn sẽ sống cuộc đời của người khác? Tiếp thu ý kiến và
học hỏi từ người khác không có gì sai, nhưng hãy chắc rằng nó không xung đột
với những đam mê và nhiệt huyết của bạn.

 Dẫn chứng
Tuổi trẻ là khi con người ta nhiệt huyết, căng tràn sức sống nhất. Đời người có
ý nghĩa hay không được viết lên bởi tuổi trẻ. Và tuổi trẻ có thành công hay
không lại phụ thuộc phần lớn vào sự tự tin của mỗi con người. Tự tin không
làm nên tất cả nhưng tự tin sẽ là mầm sống cho tất cả, học tập, công danh, sự
nghiệp và tình cảm. Trong cuộc sống khía cạnh tự tin được hiểu hiện ở nhiều
hướng. Trong học tập tự tin đó là sự chủ động, không giấu dốt mà chịu khó học
hỏi từ thầy cô, bạn bè, nhờ mọi người chỉ dẫn cho những cái mình còn yếu kém.
Trong công việc tự tin đó là dám đứng lên trình bày những ý kiến, suy nghĩ bản
thân, thẳng thắn bày tỏ quan điểm và nghiêm túc phê bình, đánh giá. Xét về
khía cạnh tình cảm, tự tin chính là bạn dám thổ lộ những tâm tư, tình cảm với
đối phương và vỗ vai mình sẽ làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu,
xứng đáng là bờ vai vững chắc cho người ấy. Rubic đa diện của cuộc sống phản
chiếu đa diện cách biểu đạt sự tự tin. Tùy mỗi hoàn cảnh khác nhau, cách biểu
hiện tự tin là khác nhau và linh hoạt hơn.

 Liên hệ cuộc sống


Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều tấm gương sáng về đức tính tự tin. Đó là
chàng người Úc Nick Vuijcic. Tuy rằng bị tật nguyền, mất 2 chân nhưng anh
vẫn tự tin đi khắp mọi miền trên thế giới, đứng trên sân khấu và truyền động lực
đến cho bao con người. Anh tự tin nói về những gì mình đã trải qua, những thứ

11
mình làm để vượt qua và suy nghĩ của chính mình đến cho con người đặc biệt là
thế hệ trẻ. Và chẳng đâu xa xôi vẫn còn cô gái xương thủy tinh Nguyễn Thị
Phương Anh gây sốt sân khấu và tan chảy trái tim hàng vạn khán giả. Đó mới
chỉ là một trong số rất nhiều những tấm gương đáng ngưỡng mộ về lòng tự tin.

 Rút ra bài học


Tự tin là tốt nhưng hãy giữ cho riêng mình một sự tự tin đúng mức và đúng lúc.
Đừng tự tin quá mà thành ra tự cao; bảo thủ; kiên cường và áp đặt; không ai coi
ai ra gì như con ếch ngồi đáy giếng mà cứ tưởng đất trời cũng bé như thế.
Đầu tiên chúng ta phải cảm thấy thích, thực sự hăng say với cái mình làm. Bởi
chí khi thích con người ta mới hết mình để thực hiện. Thứ hai, hãy rèn cho
mình tâm thế chủ động, sẵn sàng trong mọi tình huống. Phải định hướng trước
được kế hoạch, phương pháp tiến hành và mọi dự phòng cần thiết. Nắm rõ lộ
trình chúng ta mới có thể tự tin mà hành động.

 Lời kết
Cuộc sống vốn không bằng phẳng, không phải lúc nào cũng thành công cũng
tươi đẹp con người phải biết chấp nhận thất bại, biết vượt qua chông gai thử
thách găng lối mà đứng dậy bước tiếp. Kiến thức mỗi chúng ta chỉ có hạt cát
nhỏ giữa sa mạc mênh mông vì thế hãy đừng ngần ngại học hỏi hãy luôn có thái
độ cầu thị tích cực để tích lũy cho mình những vốn sống cần thiết. Về phía gia
đình, ngay từ khi còn bé, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho con em mình tham gia
các khóa học kĩ năng phù hợp với lứa tuổi, đam mê của con để con cải thiện sự
tự tin từ những lứa tuổi phát triển nhất. Nhà trường cũng nên tổ chức các buổi
workshop buổi chia sẻ để học sinh có môi trường học hỏi và rèn luyện thêm các
kĩ năng cần thiết.

2.3 “Bí quyết của cuộc sống là ngã bảy lần và đứng dậy tám lần”

Trong cuốn Nhà giả kim có đề cập đến “Bí quyết của cuộc sống là ngã bảy lần
và đứng dậy tám lần”. Đó là cách nói về sự vươn lên không được bỏ cuộc trong
cuộc sống. Cuộc sống của con người luôn là bức tranh muôn màu sắc chứa
đựng mật ngọt thành công xen lẫn cay đắng thất bại. Thành công, hạnh phúc là
những điều tốt đẹp, ngọt ngào mà ai ai cũng khao khát hướng tới. Vậy bản chất
của thành công là gì?

Thành công là một nội dung bao hàm rất nhiều khái niệm khác nhau và tùy
thuộc vào quan điểm riêng của mỗi một con người. Có người cho rằng thành

12
công là khi chạm tay đến vạch đích của những mục tiêu mà mình đã đề ra, có
người quan niệm thành công là việc đạt đến những ánh hào quang của danh
vọng, địa vị, và cũng có không ít người cho rằng tiêu chí để đánh giá thành
công là kiếm được thật nhiều tiền...Bản chất của thành công còn là việc con
người không ngần ngại và mạnh mẽ vượt qua những cay đắng thất bại. Như
chúng ta đã biết, không có con đường nào trải sẵn hoa hồng mà cuộc sống luôn
đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Để đạt tới thành công, con người cần mạnh
mẽ đối diện với chông gai, gian nan và mạnh mẽ bước qua những thất bại, bởi:
"Thất bại là mẹ thành công". Sau những lần vấp ngã, chúng ta mới có thể rút ra
những bài học quý giá và rút ra kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời vạch ra
những định hướng, phương pháp mới để đạt tới mục tiêu mà mình đã đặt ra.
Ngược lại, nếu e sợ, lo lắng và suy sụp, yếu đuối và không biết đứng lên sau
những thất bại, con người sẽ không bao giờ vượt qua những ám ảnh để can đảm
bước tiếp.

 Liên hệ cuộc sống


Nhiều những năm trước khi một cậu học trò nghèo đã thi đậu đại học và vị trí
thủ khoa. Đối với cậu thì đó là cả một thành công lớn nhưng có một thành công
khác đó là sự chiến thắng của người cha đi làm phụ hồ gần hai mươi năm trời
nuôi con ăn học. Biết bao niềm tin và hy vọng hiện lên trên gương mặt khắc
khổ ấy. Đấy cũng là một sự thành công của người cha.

Với một người mẹ tần tảo nuôi con khôn lớn và con cái học hành nên người thì
đó là cả một thành công lớn cả cuộc đời của người làm cha làm mẹ. Cho dù họ
phải hy sinh xương máu của bản thân thì cũng không ngại ngần.

 Rút ra bài học


Người thành công không phải là người chưa từng bị đánh bại mà là sau khi bị
đánh bại, vẫn kiên cường, tích cực rảo bước tiến lên phía trước

 Lời kết
Như vậy, dù hiểu theo nghĩa nào thì bản chất của thành công cũng mang ý
nghĩa tích cực. Để đạt được điều này, trước hết, con người cần xác lập những
mục tiêu đúng đắn và định hướng những phương hướng, hướng đi phù hợp.

13
Đồng thời, cần kiên trì, bền bỉ theo đuổi và không run sợ trước những khó khăn,
thử thách để đạt được thành công bằng chính nỗ lực của bản thân.

Bạn đừng nghĩ thành công là điều gì đó xa xôi. Bởi bạn cũng chính là thành
công vĩ đại của bố mẹ. Mỗi ngày trôi qua, bạn hãy luôn cố gắng hoàn thiện bản
thân mình, học tập thật tốt, luôn làm những điều có ích cho gia đình và xã hội.
Bạn của ngày mai tốt hơn ngày hôm nay có nghĩa là bạn đã thành công rồi.

2.4 “Chúng ta đều có giá trị trong cuộc sống”

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của
bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân
là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa
vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài
công việc mà người đó làm để mưu sinh”. Tác phẩm “Nhà giả kim” cũng là một
hành trình mà qua đó chúng ta có thể thấy được tríết lý: “ Chúng ta đều có giá
trị trong cuộc sống”

 Dẫn chứng
Mỗi nhân vật trong tác phẩm như: cha mẹ Santiago, anh bán kem, chủ tiệm phê
lê, ông vua già xứ Salem,... Đều có sự tác động riêng đến suy nghĩ và hành
động đến Satiago

 Liên hệ cuộc sống


Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lý hiện đại, với thuyết tương đối của mình
đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lý hiện đại, là kim chỉ nam
của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát
minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người… Và rất nhiều
nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã
hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải
phóng dân tộc ta khỏi kiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng
ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những
gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực
của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng
đồng, xã hội.

14
 Rút ra bài học

Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội
lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị
trí trong cuộc đời. Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản
thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người đối với mọi người.

 Lời kết
Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có
những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có
những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là
giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn
phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị
của chính mình.

III. Triết lý sống đó có ý nghĩa gì đối với thế hệ Gen Z ở Việt Nam

Đây là lứa tuổi ham hiểu biết, thích khám phá, thích tự kiểm nghiệm thực tế và
bản thân, tiếp thu những cái mới, cái tiến bộ, hơn nữa là lứa tuổi tràn đầy năng
lượng, có niềm tin vào tương lai và ước mơ. Thế hệ gen Z cũng đóng vai trò
quan trọng ở hiện tại cũng như tương lai, vì tiếp cận được với internet sớm, nên
thế hệ này dễ đón nhận những thay đổi và ưa chuộng những thay đổi mới lạ,các
tính năng trên những thiết bị thông tin.

“Chúng ta đều có giá trị trong cuộc sống” đối với thế hệ gen Z như một sự ảnh
hưởng giúp chúng ta có động lực thúc đẩy bản thân để trở nên tốt hơn, như câu
nói “Bản thân của chúng ta là giá trị có sẵn”. Bạn có thể không bẩm sinh mà
học giỏi, nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn
có thể không hát hay, nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là
người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh
đẹp, nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba, và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi
một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính
bạn hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. Hơn
thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu
bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị
của mỗi người bạn gặp . Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi

15
tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một doanh nhân xuất khẩu hàng
nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ
trân trọng những người đó như nhau. Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn.
Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. TỪ
CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.

“Không sợ thất bại” thành công không thường đến trước tiên, nó thường đến
sau những lần thất bại, khi chúng ta biết sửa chữa những sai lầm và tiếp tục cố
gắng. Thế hệ gen Z ngày nay có thể nói là được thừa hưởng những tinh hoa từ
các thế hệ trước, nên việc chấp nhận thất bại, nắm bắt cơ hội, kiên trì theo đuổi
mục tiêu, thì có lẽ sẽ là việc không khó

“Tự tin vào chính mình” một trong những thói quen thế hệ gen Z thường rơi
vào đó là so sánh mình với người khác và chán nản. Nhưng qua triết lý trên,
chúng ta phải nhận ra rắng: ‘Đừng so sánh mình với bất kì ai khác”. Hãy là
chính mình và không ngừng học hỏi, mỗi người có một hướng đi riêng, nhưng
đích đến chung đều là sự thành công, dám nghĩ dám làm. Nhưng tự tin vào bản
thân không có nghĩa là bảo thủ, cứng đầu, cho mình luôn đúng mà không nghe
ý kiến từ người khác. Biết cân bằng giữa “tin vào bản thân” và “ lắng nghe
người khác” thì con đường đi đến thành công sẽ đến gần hơn với bạn

“Ngã bảy lần và đứng dậy tám lần” khi gặp thất bại, chạy trốn có lẽ là giải pháp
dễ dàng nhất, nhưng đó là cách tầm thường. Những câu chuyện thành công trên
thể giới này đều bắt đầu từ thất bại và những lần cố gắng sau đó Vấn đề càng
phức tạp, chúng ta phải thử nghiệm nhiều lần mới có thể giải quyết được.
Những ý tưởng khác nhau và những trải nghiệm khác nhau sẽ tạo ra sự thành
công. Ai trong đời cũng từng nếm trải thất bại, nếu chúng ta không biết tự đứng
lên thì không ai khác giúp chúng ta được trừ bản thân chúng ta. Đừng để cuộc
sống trôi qua một cách vô nghĩa

IV. Kết luận

“Nhà giả kim” của Paulo Coelho là một quyển tiểu thuyết không mang nhiều
tình tiết ly kỳ, hấp dẫn hay một chuyện tình lãng mạn, nên thơ mà nó chứa đựng
biết bao bài học, bao triết lý nhân văn và ý nghĩa về cuộc sống. Không những
mang ý nghĩa sâu sắc mà mỗi chi tiết truyện còn như một câu chuyện cổ tích.
Hình tượng nhà giả kim biến những thứ không thể thành có thể đã là một biểu

16
tượng về nghị lực và quyết tâm theo đuổi ước mơ, không ngừng tiến lên phía
trước. Cuộc sống của con người chỉ vô nghĩa khi không có gì để ước mơ và sợ
hãi thất bại còn đau khổ hơn sự thất bại, vì một khi sợ hãi, ta đã đánh mất hết
dũng khí để tiếp tục chinh phục cuộc hành trình đi đến thành công. Cuốn sách
còn cho ta bài học về cả triết lý sống, tình yêu thật sự và quan niệm đúng đắn về
ước mơ, hoài bão mà cần phải cảm nhận bằng lý trí và cả trái tim.
Cuốn sách còn cho ta bài học về cả triết lý sống, tình yêu th ật s ự và
quan niệm đúng đắn về ước mơ, hoài bão mà cần phải cảm nhận bằng lý trí và
cả trái tim. Qua đó ta thấy rằng mỗi người đặc biệt là thế hệ Gen Z “là người
tiên phong trong tương lai” cần nhìn nhận sâu sắc các giá trị của những bài học
trong tác phẩm, để từ đó rút ra được bài học trong cuộc sống của bản thân,
nhằm thiết lập cách sống, quan niệm sống sao cho phù hợp, đúng đắn. Chỉ có
như vậy thì thế hệ Gen Z mới thể hiện được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự
giác,tự rèn luyện, tự tin, tự chịu trách nhiệm để sống có lý tưởng, có ý chí v ươn
lên, có hoài bão lớn lao, cống hiến cho đất nước ngày càng thịnh vượng, đáp
ứng được kỳ vọng của đất nước trong tương lai.

Danh sác thành viên

STT Họ và Tiêu chí đánh giá Ký tên


tên Đóng Chuyên Sự hợp Tính Tổng
(MSSV) góp về cần tác tích cực điểm
nội (20%) (20%) (30%)
dung
(30%)
1
2

17
3
4
5
6
7
8

18

You might also like