You are on page 1of 23

Tóm tắt

bài viết dưới đây nhằm đề cập và giải quyết đến vấn đề tiếp nhận tác phẩm
trong khi chờ đợi godot của samuel beckett. Tiếp nhận từ những phương diện về cả
nội dung và nghệ thuật, tiếp nhận về kết cấu của tác phẩm, và thái độ tiếp nhận
cũng như cách tiếp nhận của Việt Nam về tác phẩm này.

Từ khóa: beckett, tiếp nhận, kịch, kết cấu kịch phi lý

MỞ ĐẦU

Kịch phi lý là một thể loại được coi là độc đáo và mới mẻ của nhân loại, cũng
là một trào lưu nổi bật và được nhiều người biết đến ở trong khoảng giữa thế kỉ
XX. Kịch phi lý có khoảng thời gian tồn tại và phát triển không được lâu dài như
thể loại hài kịch hay bi kịch nhưng trong khoảng thời gian tồn tại và phát triển, thể
loại này thực sự đã chạm đến đỉnh cao là cảm xúc và trái tim của người đọc, người
xem.

Kịch phi lý bí ẩn và thu hút rất nhiều người đọc trong suốt quá trình diễn ra và
phát triển của nó. Có lẽ bởi đây là dòng kịch mới mẻ, cũng là một thể loại khác hẳn
hoàn toàn so với kịch truyền thống nên theo tâm lý tò mò với những điều lạ của số
đông, loại kịch này được rất nhiều người săn đón và tìm hiểu. Kịch phi lý ảnh
hưởng đến đời sống và tâm lý của người phương Tây trong những năm 50 của thế
kỉ XX. Được ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc của kịch truyền thống và
từ đó dần dần xác lập được những tiêu chí mới cho thể loại. Kịch phi lý có nhiều
đóng góp cho con người và cho dòng văn học nước ngoài, trong kịch phi lý có rất
nhiều vấn đề mang đậm tính nhân loại và những vấn đề đó cũng trở thành những
triết lý nhân sinh. Như vậy ta có thể thấy nhiều tác phẩm kịch phi lý nổi tiếng trên
thế giới đã được nhiều người tiếp nhận và săn đón. Và một minh chứng tiêu biểu
cho thể loại này phát triển rất tốt chính là những tác phẩm của Samuel beckett
Nhắc đến kịch phi lý của samuel beckett, đa phần người đọc sẽ nhớ ngay đến
tác phẩm trong khi chờ đợi godot. Đây là tác phẩm được coi là tác phẩm thành
công nhất trong sự nghiệp của ông, cũng là tác phẩm kịch tạo nên tiếng tăm cho
samuel beckett. Tác phẩm kịch trong khi chờ đợi godot là tác phẩm phá vỡ những
quy luật của kịch truyền thống, đưa người đọc, người xem đến một thế giới mới,
một dòng trào lưu mới.

Việc tiếp nhận tác phẩm này ở trên thế giới và Việt Nam có một số tương
đồng, vì lúc đầu đây là tác phẩm phản kịch truyền thống, nhiều người đọc, người
xem chưa có cái nhìn sâu rộng về mọi mặt của thể loại này nên chưa sẵn sàng tiếp
nhận và không muốn tiếp nhận và đã gây ra nhiều khó khăn cho việc phát hành tác
phẩm, nhưng sau đó tác phẩm đã thực sự chinh phục người đọc, người xem bàng
nội dung và chiều sâu triết lý. Cũng vì vậy mà tác phẩm đã được đón nhận nhiều
hơn.

Trong bài viết sau đây sẽ đề cập đến việc tiếp nhận về kịch phi lý cụ thể là tác
phẩm trong khi chờ đợi godot của samuel beckett từ những phương diện về kết cấu
và nội dung tác phẩm.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm

1.1 Tác giả

Samuel Beckett sinh năm 1906 mất năm 1989. Ông là nhà viết kịch , nhà văn
người Ireland. Beckett sáng tác văn học bằng hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng
Pháp. Đến năm 1969, ông đã đoạt giải Nobel văn học, giải thưởng danh giá này đã
đánh dấu sự thành công lớn trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn.

Gia đình
Beckett sinh ra trong một gia đình đạo tin lành ở Dublin. Cha và mẹ là
William và May Beckett. Anh trai của ông là Bill Beckett – một kỹ sư khảo sát
khối lượng, Gia đình beckett sống rất tình cảm và gần gũi với nhau,ông thường
cùng anh trai và cha của mình đi dạo trên những ngọn đồi ở Dublin và Wicklow.
Trong số nhiều tác phẩm của ông đã nhắc đến tình cảm trong những cuộc đi bộ
này.

Sau này khi cha của beckett mất, nỗi ám ảnh về cái chết đã khiến cho trái tim
ông có một khoảng trống khủng khiếp, nỗi khiếp sợ sự cô đơn và cũng chính cái
chết của cha ông đã để lại cho ông một quan niệm, một chủ đề “ bản chất nỗi thống
khổ là ngẫu nhiên, không công bằng, không lý do con người”.

Như vậy ta thấy về gia đình của beckett đã tác động rất lớn đến mặt tâm lý
cũng như trong sáng tác của ông, những cảm hứng từ khoảnh khắc hạnh phúc cho
đến những nỗi buồn tiêu cực từ gia đình đã xuất hiện rất nhiều trong văn học của
ông, và những nỗi buồn hay niềm vui đó cũng là cảm hứng cho nhà văn sáng tác
văn học nghệ thuật.

Giáo dục

“Samuel Beckett học tiểu học tại trường Earlsfort House ở trung tâm của
Dublin, sau đó trọ học ở trường Portora Royal ở Enniskillen – trường học của
Oscar Wilde (1854 – 1900: kịch gia, tiểu thuyết gia, nhà thơ, nhà viết truyện ngắn
người Ireland gốc Anh). Năm 1923, Beckett vào học trường Trinity College
Dublin, tại đó ông học tiếng Pháp và tiếng Italia. Beckett học rất giỏi, nhận được
học bổng danh giá cho nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại khi kết thúc năm học thứ 3.
Ông tốt nghiệp với điểm cao nhất lớp năm 1927 và được nhận huy chương vàng
của nhà trường.”
Như vậy có thể thấy beckett là một người học rộng, ông đã được tiếp thu nền
tảng kiến thức từ bé, với tinh thần ham học ông đã trở thành một người xuất trúng
và có cái nhìn đa chiều trong nhiều phương diện khi sáng tác. TRường học cũng là
yếu tố lớn ảnh hưởng đến nhiều tác phẩm của ông.

Sự nghiệp học thuật

“Ông dạy học tại một trường tư ở Belfast, tháng 10 năm 1928 ông làm trợ lý
giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Sư Phạm danh tiếng ở Paris. Ngay sau khi
đến nơi, Beckett gặp người tiền nhiệm vị trí này – Thomas MacGreevy là nhà thơ,
nhà phê bình người Ireland theo đạo Thiên chúa – người sau đó trở thành một
người bạn tâm tình suốt đời và thân thiết của Beckett. McGreevy giới thiệu Beckett
tới các nhà văn, nhà xuất bản rất có ảnh hưởng ở Paris, trong đó quan trọng nhất là
James Joyce.Sự đam mê văn học Joyce đã truyền cảm hứng cho beckett. Khi quay
trở lại Dublin, Beckett không được hạnh phúc với công việc giảng dạy ở trường
Trinity và ông đã thôi việc này chỉ sau hơn một năm ở đây. Ông nói rằng ông
không thể dạy người khác những gì mà chính ông cũng chưa được học”

1.2 Tác phẩm

Tóm tắt

Hồi 1: Hai nhân vật Vladimir và Estragon gặp bên một cái cây trụi lá, trên
một con đường ở nông thôn vào buổi chiều muộn. Họ chờ đợi một người tên là
Godot. Trong lúc chờ đợi họ tám chuyện, ăn, rủ nhau treo cổ trên cái cây. Họ gặp
Pozzo - một ông chú có vẻ tàn bạo và ngang ngược và Lucky - một lão bộc trông
già nua khốn khổ. Godot cử một cậu bé tới nhắn rằng hôm đó ông ta không đến
nhưng nhất định hôm sau sẽ đến.

Hồi 2: Các chuỗi hành động vẫn lặp lại như vậy, các sự kiện xảy ra cũng
tương tự. Cũng vào buổi chiều muộn như thế, cũng vẫn chỗ cụ, chỉ khác là cây đã
có vài cái lá, Vladimir và Estrangon vẫn đợi, đùa cợt, nhảy nhót, nói chuyện không
đầu không cuối. Họ lại gặp Pozzo và Lucky. Godot cử một người đưa tin đến - vẫn
là cậu bé hôm qua - bảo rằng mình sẽ không đến. Hai kẻ đợi chờ định treo cổ
nhưng dây đứt. Họ tuyên bố sẽ rời đi, nhưng vẫn không hề nhúc nhích.

Vở kịch kết thúc.

“ Vở kịch trong khi chờ đợi godot được Beckett viết từ tháng 10 năm 1948
đến tháng 1 năm 1949 như một sự giải trí nhằm giúp ông quên đi những thứ gây
mệt mỏi hơn khi ông nghĩ về công việc sáng tác văn xuôi. Suzanne tiếp cận với
một diễn viên – đạo diễn người Pháp tên là Roger Blin và cuối cùng đã tìm được
đủ tiền để mang vở kịch này đến một nhà hát kịch nhỏ ở Paris năm 1953. Thành
công của vở kịch tại Paris đưa đến một cuộc bàn luận tầm quốc tế và sự quan tâm
đông đảo của công luận. Những người ủng hộ cho vở kịch này nhận ra rằng nó
miêu tả một sự chuyển hướng mới và triệt để trong thế giới kịch. Dựa trên một sân
khấu trống không, ngoại trừ một cái cây lẻ loi, với hai nhân vật đang trao đổi
những đoạn đối thoại vụn vặt trong khi đợi chờ một nhân vật mà người này không
bao đến.Vở kịch đã khiêu khích thái độ thù địch và sự lộn xộn. Khi bản tiếng Anh,
cũng như mọi tác phẩm khác, được chính Beckett đích thân thực hiện, đến Luân
Đôn năm 1955, phản ứng đầu tiên của khán giả và giới phê bình là sự khinh miệt.
Tuy nhiên, khi những nhà phê bình uy tín như Kenneth Tynan (1927 – 1980): tác
giả, nhà phê bình kịch nổi tiếng và rất có ảnh hưởng người Anh) và Harold
Hobson thừa nhận vai trò quan trọng của vở kịch thì nó trở thành một thành công
của trí tuệ. Đợi chờ Godot được ca ngợi như là vở kịch quan trọng và cách mạng
nhất của thế kỷ XX.”

“Vở Waiting for Godot được dịch nhiều nhất. Năm 1969, Mai Vi Phúc dịch
tác phẩm này với tên Trong khi chờ Godot, Nxb Kỷ Nguyên phát hành. Năm 1995,
Đình Quang dịch với tên Chờ đợi Gô-đô (Nxb Thế giới). Năm 2006, bản dịch của
Đình Quang được Nxb Sân khấu in trong bộ 100 kiệt tác sân khấu thế giới. Trong
phần giới thiệu, dịch giả đã viết: “Nhiều nhà phê bình cho đây là một vở kịch có
tính khái quát cao. Năm nhân vật đều tượng trưng cho một tầng lớp nhất định.
Từng chi tiết, từng sự kiện đều gợi lên những biểu tượng cụ thể. Cuộc sống ở đây
trống rỗng, vô nghĩa và lối thoát thì mơ hồ. Con người u u minh minh, sướng khổ
không tự biết, muốn gì cũng không hay, dù có muốn giải thoát cũng lại không hành
động. . . Vở kịch làm cho người xem phải giật mình, chiêm nghiệm lại cuộc sống
và suy nghĩ lại cách sống của mình” . Năm 1997, Vũ Đình Phòng dịch Trong khi
chờ Godot in trên Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3. Năm 2002, Nguyễn Văn Dân
trong chuyên luận Văn học phi lý (Nxb Văn hóa Thông tin) đã in lại bản dịch này.”

2. Bối cảnh lịch sử, thời đại

2.1 kịch phi lý và bối cảnh văn học phương Tây thế kỉ XX

Bối cảnh Phương Tây thế kỉ XX

Thế kỷ XX là một thế kỷ với nhiều biến động, Những biến động đó ảnh
hưởng trực tiếp tới kinh tế, chính trị, văn hóa và con người chính là nhân tố bị ảnh
hưởng sâu sắc nhất bởi những nhân tố khác. Văn học luôn là tiếng nói đầy đủ nhất,
phản ánh chân thật cuộc sống khắc khổ và văn học cũng là thứ vũ khí duy nhất
dám phơi bày cuộc sống thực tại mà nhiều người không dám nói ra.

Thành công của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo nên bước tiến mới cho
sự phát triển của nhân loại. Mở ra một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên văn minh và
hiện đại. Sự phát triển của khoa học công nghệ phát triển kéo theo nhu cầu đời
sống của con người gia tăng, con người ngoài đòi hỏi những thứ hiện có còn đòi
hỏi những thứ nhiều hơn như vậy, nên nhờ những đòi hỏi đó mà khoa học kỹ thuật
đã có bước tiến lớn, sáng tạo ra những vật phẩm có giá trị, tạo ra những cuộc thám
hiểm có tầm cơ quy mô lớn.
Khoa học càng phát triển, đồ vật càng hiện đại, càng dễ gây tới sự khủng
hoảng. Chính vì sự phát triển nhanh mà cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 đã gây ra
nhiều thiệt hại cho con người cũng như xã hội. Cuộc khủng hoảng gây ra chiến
tranh, Chiến tranh không có mắt và không có trái tim, kết quả làm ảnh hưởng lớn
tới đại bộ phận người dân trên toàn thế giới

Điều kiện khoa học kĩ thuật tiên tiến, và chiến tranh đã tác động mạnh mẽ tới
những nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt khi nhắc đến nhà viết kịch Samuel Beckett, ông
đãtrải qua cuộc sống thăng trầm, sống trong thời đại công nghệ và chiến tranh tạo
nên một Beckett mạnh mẽ và trầm tư với nhiều tác phẩm lớn có nói về chiến tranh
và suy nghĩ của ông trong chiến tranh.

Như vậy bối cảnh thời đại tác động lớn đến tâm sinh lý của tác giả. Mỗi sự
kiện là một dấu ấn sâu đậm khiến cho tác giả nhớ mãi không quên, và cũng là
những dấu mốc cho sự phát triển đỉnh cao của tác giả.

Kịch phi lý

“Kịch phi lý là khái niệm gắn với một loạt hiện tượng trong văn học (chủ
yếu là kịch) và sân khấu ở Tây Âu những năm 50-60 của thế kỷ XX. Khái niệm
kịch "phi lý" xuất phát từ triết học chủ nghĩa hiện sinh về tính phi lý, tính vô nghĩa
của cuộc sống.”

“Đặc điểm của kịch phi lý là trình bày theo lối hài kịch nghịch dị những hình
thức giả dối và vô nghĩa lý (kể cả ngôn ngữ). Kịch phi lý đoạn tuyệt với truyền
thống, do đó nó còn được gọi là "phản văn học" , "phản kịch", "phản sân khấu".”

“Kịch phi lý không có cốt truyện, không có các tính cách ; con người ở đây
chỉ được xác định bởi các hành vi không có liên hệ nhân quả.”
“Ngôn ngữ của con người trong kịch phi lý bị biến thành hình thức, không
còn giữ được các khuôn nghĩa của ngôn ngữ : đối thoại cũng không còn khả năng
làm phương tiện giao tiếp.”

“Thủ pháp chính của kịch phi lý là nghịch dị, được coi là thủ pháp chứa đựng
nội dung đích thực của thực tại, bản chất phi logic và vô nghĩa của thực tại.”

3. Tiếp nhận về kết cấu, đặc điểm thể loại trong vở kịch “trong khi
chờ đợi Godot”

Kịch phi lý hủy diệt toàn bộ kết cấu của kịch truyền thống. Trong tác phẩm
kịch trong khi chờ đợi godot của samuel beckett, kết cấu của toàn bộ tác phẩm đi
ngược lại với lẽ thông thường. Từ lời thoại, nhân vật cho đến cốt truyện. Kịch phi
lý thường là những mảnh ghép không ăn nhập vào nhau tạo nên một sân khấu hỗn
độn, một mớ khó hiểu. Khi tiếp nhận về tác phẩm ta nên tiếp nhận từ nhân vật , sau
đó tìm hiểu đến lời thoại trên sân khấu và khi mà hiểu được lời thoại cũng như
nhân vật thì ta mới hiểu được cốt truyện

3.1 Phân hủy nhân vật trong kịch.

Xu hướng giảm nhân vật

Nhân vật trong một tác phẩm kịch là yếu tố quan trọng cấu thành nên một tác
phẩm hoàn chỉnh. Một sân khấu kịch được xuất hiện với nhiều diễn viên tạo nên
một sân khấu sinh động và nội dung của tác phẩm cũng được bộc lộ theo chiều sâu
hơn, khán giả hiểu hơn về tác phẩm. Nhưng trong kịch của Samuel Beckett nhân
vật được tối giản đến mức tối đa nhất. Trong khi chờ đợi Godot toàn bộ bối cảnh
trên sân khấu không xuất hiện quá 5 nhân vật.

Ngay từ cái tên “Trong khi chờ đợi Godot” ta đã thấy rằng tác giả chỉ hướng
đến tên của một nhân vật duy nhất là Godot. Godot trong tác phẩm như là một ánh
hào quang chiếu sáng đời cho hai kẻ lang thang, là người có thể ban phước, đem
đến những điều tốt lành cho họ và từ đó hai nhân vật lang thang trong vở kịch cứ
chờ đợi, chờ đợi mãi

“ Vladimir: Tao với mày chẳng còn việc gì ở đây nữa.

Estragon: Ở đây và ở nơi khác.

Vladimir: Gogo này, mày đừng nghĩ như thế. Ngày mai, mọi thứ sẽ tốt đẹp
hơn.

Estragon: Sao lại thế được?

Vladimir: Mày không nghe thằng bé nói gì ư?

Estragon: Không.

Vladimir: Nó bảo ngày mai nhất định Ngài Godot sẽ đến. (Sau một lát).

Mày không thấy nghĩa là gì sao ư?

Estragon: Vậy thì tao với mày chỉ còn việc chờ ở đây thôi.

Godot là nhân vật hiện hữu trong đối thoại của các nhân vật nhưng không
hữu hình. Godot đồng nghĩa với Chờ đợi:

Estragon: Chắc chắn ông ta sẽ đến đây.

Vladimir: Ông ta không nói quả quyết là sẽ đến.

Estragon: Thế nếu ông ta không đến?

Vladimir: Thì mai chúng ta sẽ lại đến đây chờ.

Estragon: Cả ngày kia?

Vladimir: Cũng có thể.

Estragon: Hết ngày này sang ngày khác.

Vladimir: Nghĩa là
Estragon: Cho đến khi nào ông ấy tới.”

Kết quả là hai nhân vật lang thang vẫn chờ đợi Godot- một người mà từ đầu
vở kịch cho đến cuối vở kịch chưa từng xuất hiện. Trong cả vở kịch chỉ có duy
nhất hai diễn viên và một khung cảnh hoang sơ đó là cái cây ở công viên. Godot là
ai không ai biết, và cũng không thể biết rằng Godot có thật hay không, nhưng trong
hồi thứ nhất, hai nhân vật lang thang kia vẫn luôn chờ đợi và luôn reo rắc cho nhau
hy vọng chờ đợi. Và cuối cùng cho tới khi kết thúc vở kịch thì người mà họ gọi là
Godot vẫn không đến.

Sân khấu trong tác phẩm có rất ít diễn viên xuất hiện, điều này đi ngược lại so
với một vở kịch truyền thống. Nếu như trong bi kịch, một tác phẩm cần nhiều diễn
viên chính và diễn viên phụ. Các vai chính đảm nhận việc duy trì nội dung và diễn,
các vai phụ góp phần đẩy cao những ca trào những xung đột trong tác phẩm, thì
trong kịch của Samuel Beckett gần như không có xung đột. Hai nhân vật chỉ đối
thoại với nhau từ đầu đến cuối và làm ra những hành động ngu ngốc, thâm chí lời
nói và hành động của các nhân vật còn không ăn nhập với nhau. Như vậy kịch
Beckett phá hủy hay còn gọi là đã phân hủy đi kết cấu của kịch truyền thống, tạo
nên đặc trưng riêng của dòng kịch phi lý.

Phân hủy tính cách nhân vật

Thông thường, trong kịch truyền thống, nhân vật – diễn viên sẽ mang trong
mình những tính cách, cá tính riêng,… Nhưng ở đây ta bắt gặp sự phân hủy tính
cách nhân vật. Nhân vật có hiện lên bằng ngôn ngữ, bằng cử động mà không vận
động (có cử động nhưng cử động không có ý nghĩa), không mang tính cách đặc
trưng. Nhưng ẩn đằng sau nó là những nhân vật, những vai diễn vô cùng trắc ẩn,
khiến người đọc tìm tòi suy ngẫm.
Có thể thấy trước hết qua tên của 4 nhân vật trong tác phẩm. “Estragon là tên
Pháp, Vladimia: tên người dân Xlavơ, Pozo là tên người Ý; Lucky thì là tên người
Anh.Lucky trong tiếng Anh có nghĩa là “hạnh phúc”. Nhưng ta nhận thấy trong tác
phẩm Estragon lại có biệt hiệu là Gôgô, xong lại có lúc hắn tự xưng tên là Catuylo;
còn Vladimia lại đồng thời tên Didi, và khi cậu bé tới hỏi “ông Anbe” thì anh ta
cũng nhận cái tên đó là của mình. Từ đó nhận thấy tất cả tên nhân vật trong tác
phẩm nhằm mục đích biến họ thành những con người vô danh, biểu tượng cho ai
cũng được, hơn là những cá thể””. Nhà nghiên cứu Mêlêzơ cho rằng “Lối đặt tên
của Beckett khiến cho họ dường như đại diện chung cho nhân loại, cho thân phận
con người”

Trong toàn bộ tác phẩm, tưởng chùng như người đọc không năm được rõ nét
tính cách của các nhân vật. Nhân vật hành động và lời nói không hề ăn nhập.
Nhưng nếu để ý kỹ thì cho dù là kịch phi lý, ta vẫn nhận thấy đâu đó một chút nét
tính cách riêng của các nhân vật thông qua lời thoại. Hai nhân vật Vladimia và
Estragon tưởng chừng như rất khó phân biệt, nhưng họ vẫn có nét riêng. Nhân vật
Estrgon khi nhắc đến bộ dạng rách rưới thì trước đó anh ta là nhà thơ. Anh ta là
một người dễ bị tổn thương khi gặp sóng gió cuộc đời hơn Vladimia. Các nhân vật
dường như sống dựa dẫm vào nhau theo từng cặp, đồng điệu và đối lập.

Như vậy có thể thấy rõ, nhân vật trong tác phẩm này có tính cách dị biệt,
không giống kịch thông thường. Về lời thoại của nhân vật và hành động của họ
không giống nhau tạo nên một nhân vật đặc biệt cho kịch phi lý.

Kết đôi nhân vật dựa trên sự tương đồng

Nhân vật kết đôi trong vở kịch trong khi chờ đợi godod không được kết đôi
dựa trên sự tương đồng về ngoại hình. Cặp nhân vật tương đồng ở đây là cặp nhân
vật có cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Vladimir và Estragon là hai nhân vật
cùng cảnh ngộ, họ đều là những kẻ lang thang cơ nhỡ, cùng chờ đợi một người là
Godot, cùng có chung tư tưởng và suy nghĩ rằng nhân vật này sẽ đến. Họ dường
như thấu hiểu nhau trong cảm xúc, ngoài mặt họ như hai nhân vật không ăn nhập
nhau nhưng trong cảm xúc có thể thấy hai nhân vật đều che chở cho nhau và bao
bọc nhau. Ở hồi 2 khi Estrgon đói, Vladimir đã sẵn sàng chia sẻ cho anh ta củ cải
trắng vào đêm giá lạnh, mặc dù cuộc nói chuyện về củ cải khá là vô tri. Nhưng
cũng nhờ chi tiết đó mà ta thấy, hai con người này đồng điệu và đi theo nhau từ
đầu vở kịch cho đến cuối vở kịch không tách rời.

Cặp nhân vật Lucky và Pôzô cũng có những trạng thái tương tự. Lucky bị
Pôzô điều khiển bằng một sợi dây quấn quanh cổ, sợi dây chỉ dài bằng một nửa sân
khấu. Sợi dây này như biểu thị quan hệ thống trị giữa hai cặp nhân vật này. Chỉ
dẫn sân khấu ghi: “Pô zô điều khiển Lucky bằng sợi dây thừng quấn quanh cổ hắn
ta”. Lucky giống như con ngựa kéo của Pôzô, hai nhân vật hiện hữa trên nền tảng
một kẻ hống hách độc ác và một kẻ nhu nhược. Mặc dù ở trong tình trạng khốn
khổ đó, Lucky dường như không có khát vọng thay đổi. Hoặc hắn không có cảm
xúc gì về tình trạng hắn phải chịu. Mối quan hệ giữa Pôzô và Lucky dĩ nhiên
không dừng lại ở đấy. Ngày hôm sau, khi họ xuất hiện, sợi dây nối họ ngắn hơn.
Trong điều kiện này, không rõ ai là người dẫn dắt người kia, như chỉ dẫn sân khấu
viết: “Pôzô mù… Dây thừng như trước, nhưng ngắn hơn, để Pôzô có thể đi theo dễ
dàng” (Hồi II). Lần đầu tiên trong kịch bản, Pôzô thuộc vào sự dẫn đường của
Lucky. Lucky phụ thuộc vào Pôzô cũng cùng một nguyên nhân, dù mối quan hệ
này mang tính tinh thần hơn là vật chất.

Tóm lại về nhân vật trong kịch phi lý - trường hợp vở kịch Trong khi chờ đợi
Godot của Samuel Beckett. Nhân vật ở đây có lối đi riêng với thực tại, có xu
hướng làm ngược lại quy luật của tự nhiên, tạo nên tính phi lý cho kịch, cũng hủy
diệt đi những kết cấu có sẵn của kịch truyền thông, thay vào đó là hình tượng nhân
vật trở nên độc đáo và mới lạ.
3.2 Phân hủy lời thoại trong kịch

Đã là kịch phi lý đương nhiên về lời thoại của nhân vật cũng khác so với kịch
truyền thống. Độc thoại ở trong vở “ Trong khi chờ đợi Godot” đảm bảo đủ lượt
lời cho nhân vật. Nhưng đặc biệt ở đây đối thoại của hai nhân vật không ăn nhập
nhau. Điều đó giống như việc ông nói gà bà nói vịt. Đối thoại trong tác phẩm này
là những cuộc đối thoại chỉ có lời thoại, nội dung gần như vô nghĩa. Điều đó cho ta
thấy sự phá hủy đi kết cấu lời thoại trong kịch truyền thống.

“Vladimir – Có vậy chứ!(…) Mày làm gì thế?

Estragon – Tao làm như mày, tao ngắm làn ánh sáng mờ mờ.

Vladimir – Là tao hỏi mày làm gì với đôi giày của mày

.Vladimir - Chỉ mỗi cái cây là sống.

Estragon – Là tao hỏi loại cây gì?”

Cả quá trình trò chuyện, hai nhân vật không biết mình đang nói gì và nói về
vấn đề gì, càng khó hiểu hơn là khi họ đứng cạnh nhau nhưng nội dung lời nói
hoàn toàn không ăn nhập nhau. Cho đến hết hồi 1 ở đầu hồi 2 khi hai nhân vật gặp
lại nhau họ lại va vào cuộc nói chuyện vô nghĩa này, mở đầu và kết thúc cả quá
trình đối thoại không liên quan đến nhau và cho đến cuối cùng Vladimir nói rằng
“hãy nói gì đi chứ” thì Estragon trả lời lại bằng một câu hỏi “Chúng ta làm gì bây
giờ?”

“Estragon –tao đã hỏi mày một câu.”

“Vladimirr –Thế à.”

“ Estragon –Mày trả lời tao chưa?”

“Vladimir –Cà rốt ngon chứ?”

“Estragon –Ngọt.”
“Vladimir –Càng hay, càng hay.(sau một lát). Mày hỏi tao cái gì?”

Có thể thấy trong đoạn trích vừa rồi, hai nhân vật nói chuyện với nhau bằng
hai nội dung khác nhau. Điều đó tạo nên một cuộc đối thoại vô nghĩa, vòng nói
chuyện luẩn quẩn. Người nói và và người nói chứ không có người nói và người
nghe, cho dù có nghe nhau nói nhưng câu trả lời của họ vẫn không ăn nhập nhau
chút nào. Những chủ đề rời rạc, những câu nói sáo rỗng khiến khán giả khó hiểu về
cuộc đối thoại. Ở đây khán giả đang bị đặt vào tình thế không hiểu cuộc đối thoại
và nội dung của cuộc đối thoại, Lời thoại vô nghĩa, không có giá trị trao đổi thông
tin, không bộc lộ được suy nghĩa cá thể. Có thể nói rằng cuộc đối thoại diễn ra do
các diễn viên không thể ngậm miệng được chứ không phải là diễn ra do nhân vật
có nhu cầu nói chuyện với nhau.

Ngôn từ như bị làm vỡ vụn, đối thoại rơi vào hoàn cảnh bế tắc, từ ngữ ít ỏi và
sự trao đổi vụng về của nhân vật. Điều đó tạo nên cuộc đối thoại nghèo nàn.
Beckett đã ưu tiên "sự đứt đoạn, ấp úng, ngáp, tìm từ ngữ, nhầm lẫn, người đối
thoại không nghe, người đối thoại không hiểu, đối thoại giả hoặc không liên kết”.

Ngoài sự đặc biệt về đối thoại thì độc thoại trong vở kịch này cũng được thể
hiện một cách rất mới lạ. Lời độc thoại của Lucky trong vở kịch hiện lên là những
câu nói dài miên man vô nghĩ, những suy nghĩ gần như vượt tầm kiểm soát của
nhân vật. Có lẽ cũng giống như đối thoại, độc thoại vô nghĩa và làm cho cuộc đối
thoại trở nên vòng vo hơn. Lucky có những lời độc thoại kì quoặc, bí hiểm, những
lời độc thoại như những lời bình về khoa học nhưng thực chất chỉ là những lời viển
vông trong suy nghĩ của lucky. “với những hành tinh không bao giờ ngừng quay
trong vũ trụ bao la mênh mông những hạt cát trên sông Seine Seine với sức mạnh
của vùng Normandie tại sao chúng ta không thể ngắn gọn để chứng minh những
nguyên lí tối thiểu của sự vĩ mô kinh tế và hàng hóa cụ thể là những con sâu trong
cát trắng trên bãi biển xanh và những đối tượng không mấy khi được chúng ta
quan tâm của những công trình chưa được hoàn thành chúng ta không nên đi
trước với môn quần vợt bất kể thời tiết trên các tảng núi đá Conar và Conard”

“Lucky đã nói nói gì trong mà độc thoại này:hành tinh, hạt cát trên sông
Seine, nguyên lí của kinh tế và hàng hóa, con sâu, môn quần vợt…? Sự khó hiểu
trước hết xuất phát từ ngữ cảnh của màn độc thoại. Thứ nhất, diễn ngôn của
Lucky xuất hiện không phải do bản thân hắn có nhu cầu bộc lộ cảm xúc hay những
suy tư nội tâm, mà hoàn toàn do mệnh lệnh của Pôzô. Thứ hai, ngay cả khi chưa
bị câm, thì trong suốt vở kịch, đây là lần duy nhất Lucky nói lên lời. Nhưn khi lời
nói cất lên thì chúng ta thấy Lucky còn kỳ quặc hơn cả khi hắn câm lặng! Lời nói
nhất là các lời độc thoại –vốn được coi là một hình thức bộc bạch thế giới tinh thần
lại không giúp người đọc hiểu hơn về nhân vật, ngược lại càng làm hắn trở nên bí
hiểm. Thứ ba đoạn độc thoại xuất hiện lạ thường bởi Lucky chỉ có thể “suy nghĩ”
khi đội mũ lên đầu, vì theo như Pôzô “Không đội mũ, hắn không suy nghĩ được”.
Độc thoại của Lucky trở nên khó hiểu bởi nó đã vi phạm tính liên kết của diễn
ngôn ở cả phương diện nội dung và hình thức. Chúng ta thấy những đề tài thay đổi
liên tục , và giữa chúng không có mối liên hệ nào. Những câu văn gây cảm giác mù
mịt, rối rắm bởi sự phá vỡ cấu trúc ngữ pháp. Cả tràng độc thoại không hề có dấu
chấm câu, tách đoạn, mà chỉ là những từ ngữ lộn xộn đặt cạnh nhau không theo trật
tự. Thật khó để tách bạch trong đối thoại triền miên những cụm chủ - vị hoặc
những mệnh đề hoàn chỉnh. Đằng sau những lời lẽ có vẻ dồi dào ấy là một sự trống
rỗng đến mức ngớ ngẩn, nhảm nhí.”

→ Độc thoại để nói ra suy nghĩ nội tâm, để khán giả hiểu hơn về nhân vật
nhưng khi lucky độc thoại thì khán giả cảm thấy khó hiểu → ngôn ngữ mất đi giá
trị, gây nhiễu khiến khán giả không nắm bắt đc rõ ràng về hình tượng nhân vật,
ngôn ngữ và tính cách nhân vật bị phân hủy.
Sự hủy diệt lời thoại không chỉ thể hiện ở vấn đề đối thoại và độc thoại của
nhân vật mà còn thể hiện ở những yếu tố vô ngôn. Trong toàn bộ kịch bản có
những quãng ngắn im lặng, có những khoảng trống. Trong tác phẩm văn học nếu
có những khoảng trống im lặng, người đọc sẽ không thể hiểu đượ tác dụng và ý
nghĩa của nó nhưng trong kịch, những quãng im lặng đó chính là quãng thời gian
cho mọi người ngẫm nghĩ và suy tưởng. Sự im lặng trên trang sách như là một
thách thức với người đọc thì sự im lặng trên sân khấu lại gây hứng thú với người
đọc.

“Những chỉ dẫn sân khấu bao gồm rất nhiều lời ghi chú khi thì sau một lát,
khi thì im lặng, đại diện cho sự ngắt quãng của lời nói. Một yếu tố thứ ba cũng
quan trọng không kém đó là những dấu chấm lửng, bổ sung vào bộ sưu tập những
chỗ dừng của diễn ngôn.Việc chia nhỏ các diễn ngôn bởi những đoạn im lặng dài
mang lại cảm giác về lời thoại sắp tàn. “Khi âm thanh cũng bất lực như lời”,
Beckett đã cho thấy sự xâm chiếm của quãng ngưng -“sự im lặng đó là một
khoảnh khắc của ngôn ngữ”. Ở đây ngôn từ được đặt xen kẽ với im lặng, bời vì lời
thoại đã bị phá vỡ, ngôn từ trở nên bất lực không diễn tả đủ những điều muốn nói.”

Đó là sự phá hủy về ngôn ngữ đối thoại và độc thoại trong kịch truyền thống.
Nhưng mặc dù ngôn từ như tan rã thì người đọc lại như bị thôi niên cái ngôn từ vô
nghĩa đó. Càng khó khiến cho người ta càng tò mò và khao khát muốn được tìm
hiểu. Lời thoại trong vở Trong khi chờ đợi Godot được sử dụng mới lạ và đặc biệt.
Mặc dù nhân vật đối thoại são rỗng nhưng nhiều đoạn ngôn ngữ như một bản nhạc
nhẹ nhàng, đậm chất thơ

Estragon –Mọi lời nói đều vô nghĩa

Vladimir –Giống như tiếng vỗ cánh tay.

Estragon –Tiếng lá rụng.


Vladimir –Tiếng cát.

Estragon –Tiếng lá rụng.

Im lặng.

Vladimir –Lá cây cùng xào xạc một lúc.

Estragon –Mỗi cái lá nói cho riêng mình nó.

Im lặng

Vladimir –Đúng hơn phải nói chúng thì thào.

Estragon –Chúng lẩm bẩm

Vladimir –Chúng xào xạc

Estragon –Chúng lẩm bẩm.

Im lặng

Vladimir –Chúng nói những gì?

Estragon –Chúng nói về cuộc đời của chúng.

Vladimir –Chúng ta thấy cuộc sống chúng ta đã trải qua là chưa


đủ.

Estragon –Cần để chúng nói lên điều đó.

Vladimir –Chúng thấy chúng chết là chưa đủ.

Estragon –Quả là chưa đủ.

Im lặng.

Vladimir –Giống như tiếng lồng chim.

Estragon – Tiếng lá cây.

Vladimir –Tiếng tro tàn.


Estragon –Tiếng lá cây.

Đoạn hội thoại trên giống như một bài thơ không tên được chia ra làm 5 đoạn.
Đoạn hội thoại mang kết cấu vòng tròn, khổ đàu với khổ cuối có cùng một nội
dung. Có phép luyến, láy, có phép điệp khúc.

Tóm lại về lời thoại của nhân vật trong tác phẩm “Trong khi chờ đợi Godot”
Samuel beckett đã phá hủy hoàn toàn kết cấu ngôn ngữ của thể loại kịch truyền
thống. Điều đó không gây khó cho việc tiếp cận với tác phẩm mà ngược lại tạo ra
hứng thú cũng như sự thú vị cho người đọc, người xem. Kết cấu ngôn ngữ, lời nói
rời rạc, vô ngôn là những yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho thể loại này, cũng là nét
đặc trưng của sự hủy diệt đi yếu tố trước đó mà các thể loại kịch có.

3.3 Phân hủy tình huống kịch

Tình huống thứ nhất bị phân hủy tình là sự chờ đợi mù quáng và vô vọng của
Estragon và Vladimir về một nhân vật là Gô đô. Hai người chờ đợi một nhân vật
trong vô vọng, chờ đợi từng ngày từng giờ trong chính trạng thái mà họ còn không
biết godot là ai, và càng không biết rằng godot có thực sự tồn tại hay là không.

Sự chờ đợi đó được diễn ra trong khoảng thời gian dài, chờ từ ngày này qua
ngày khác, chờ đợi không có căn cứ. Không một lời hứa, không một liên lạc nhưng
họ vẫn chờ. Sự phân hủy ở đây thể hiện ở chỗ là một vở kịch không có kết cục. Bi
kịch hay hài kịch đều có kết cục nhưng kịch phi lý của Beckett lại không có một
cái kết chính xác. Mở đầu vở kịch bằng sự chờ đợi thì kết thúc vở kịch lại bằng sự
chờ đợi. Tình huống kịch phi lí ở chỗ, chờ đợi một người không biết họ có tồn tại
hay không. Cứ chờ đợi họ một cách vô vọng mặc dù họ không có sự hứa hẹn chắc
chắn rằng họ sẽ đến.

“Khác với các truyện của các tác giả khác, Becket luôn làm cho người đọc,
người xem một sự khác biệt rõ ràng nó không theo một mạch nhất định là có hệ
quả, còn với Beckett có sự khác biệt rằng các tình huống chuyện của ông không có
hệ quả kéo theo mà nó có cảm giác như đó là sự rời rạc từng sự việc, sự chờ đợi vô
vọng và sự không hứa hẹn, sự chờ mong với một người không biết họ là ai, người
như thế nào, ở đâu đến mà chỉ biết chờ đợi và chờ đợi ngày qua ngày trong một
thời gian không nhất định. Chờ đợi mòn mỏi, vô nghĩa!

Tình huống thứ hai là tình huống về gánh nặng cuộc đời nhân vật Lucky. Có
thể thông qua việc đọc kịch bản hay xem kịch trực tiếp tại nhà hát kịch. Ta có thể
thấy rõ về nhân vật này. Nhân vật Lucky lúc nào cũng mang trong mình một cái
vali rất nặng. Hành động kéo vali một cách nặng nề tưởng chừng như không thể
kéo nổi cho thấy bên trong vali là một vật gì đó có trọng lượng lớn, có thể nặng
hơn cả Lucky. Nhưng khi cái vali vỡ ra thì bên trong chỉ toàn là cát bụi. Như vậy
từ những cái sự trái ngược về mặt khoa học, vali không nặng nhưng Lucky lại kéo
rất nặng tạo nên sự bi đát cho cốt truyện. Người ta nhận ra rằng, hóa ra những gì
Lucky mang theo chính là gánh nặng cuộc đời Lucky, gánh nặng mà cả một đời
Lucky phải mang vác theo.

”Hai tình huống trong truyện đã đưa cốt truyện lên một đỉnh cao về nội dung,
khiến cho mọi sự vụn vỡ của lời thoại trở nên có ý nghĩa nhờ hành động kịch của
nhân vật. Tóm lại xuyên suốt vở kịch ta thấy về sự chờ đợi, sự chờ đợi mặc dù mệt
mỏi nhưng được thể hiện qua hai nhân vật đã trở nên khôi hài, hài hước. Nhờ sự
không ăn nhập mà tác phẩm trở nên khác biệt cũng mang một ý nghĩa riêng biệt.

3.4 phân hủy thời gian/ không gian kịch

Để có được tình huống, nội dung một tác phẩm kịch. Tác giả phải sáng tác
một tác phẩm với bối cảnh lớn và thời gian dài. Trong tác phẩm không chỉ có ngôn
ngữ không rõ ràng, rành mạch mà ngay cả trong không gian thời gian cũng không
rõ ràng. Không gian trong vở kịch được thiết lập và tồn tại trên nền tảng sự hư vô
“Trong khi chờ đợi Gôđô là vở kịch phi lí gồm hai hồi. Ở cả hai hồi, thời gian
là buổi chiều muộn và không gian trên con đường ở nông thôn, trên con đường có
một cái cây. Estragon xuất hiện trong tư thế ngồi trên một phiến đá, cố cởi chiếc
giày. Vladimir đi tới, hai người cùng chờ một người tên là Gôđô. Trong khi chờ
đợi, cả hai cùng nói chuyện. Không bao lâu, cả hai chứng kiến cảnh Pô zô đi tới và
điều khiển Lucky bằng một sợi dây buộc vào cổ. Trước khi màn đêm buông xuống,
trăng lên, có cậu thanh niên xuất hiện và báo tin chiều nay Gôđô không đến nhưng
chắc chắn ngày mai sẽ đến. Sau khi nghe tin xong, họ hi vọng “Ngày mai mọi
chuyện sẽ tốt đẹp hơn”, cả hai trò chuyện một lúc rồi cùng nhau đi nhưng cả hai
không nhúc nhích. (Kết thúc hồi 1). Hôm sau, hồi II được mở ra với chú thích
“Ngày hôm sau. Cũng giờ ấy. Địa điểm ấy” và “Cái cây có vài chiếc lá”, sự việc
cũng diễn ra tương tự như trước chỉ khác một điều là Pozo thì bị mù còn Lucky thì
bị điếc nặng và Estragon thì ăn củ cải thay cho cà rốt đã hết.”

“Vở kịch kết thúc, Cả một câu chuyện về Godot vẫn chưa được giải quyết
xong. có thể Godot tồn tại hoặc không tồn tại. Vậy ta thấy câu chuyện đang diễn ra
ở một thời địa điểm không tên, thời gian thì bị trùng lặp, cứ thế ngày qua ngày. Tất
cả điều đó tạo nên một không gian đơn điệu. THời gian không gian nhiều khi bị
ngưng đọng lại. Hai người đàn ông chờ đợi Gôđô đến đỏ con mắt đã nói rằng nếu
như Gôđô không đến, họ sẽ thắt cổ tự tử. Cuối cùng, hai người đi đến quyết định
nếu ngày mai Gôđô không đến thì họ vẫn cứ sẽ chờ đợi. Và các khán giả cũng chờ
đợi.Toàn bộ tác phẩm ngoài việc đợi chờ, không có một điều gì khác phát sinh.
Con người đã không thể biết được về vận mệnh của mình, không thể suy tư về tất
cả những thứ quanh mình, cho nên, ngoài việc đợi chờ đầy tiêu cực, ngoài những
việc vô nghĩa như vậy, còn biết làm gì đây”?

Cuộc sống của Estragon và Vladimir bị bỏ trong không gian chật hẹp và hàng
ngày lặp lặp lại việc của ngày hôm trước. Đó là cuộc sống nhàm chán vô nghĩa.
Thời gian diễn ra theo quy luật bình thường: sáng, chiều, tối nhưng lại có sự phi lý.
Phải chăng cuộc đời con người chỉ là những chuỗi chờ đợi mỏi mòn, vô ích, không
có gì mới lạ hơn “không có cái gì trôi qua, không ai tới, không ai ra đi” và
Estragon phải thốt lên “Thật khủng khiếp”. Cuộc sống con người diễn ra theo chu
kì như vậy thì cuộc sống này sẽ không có vận động, không có sự sống. Thế giới bị
đóng kín trong một không gian chật hẹp, thời gian ngưng trệ. Tất cả tạo thành một
thế giới chết và con người như đang tự đào hố chôn mình. Theo Pôzô, việc bàn về
thời gian chỉ là chuyện điên rồ và ngày nào cũng giống ngày nào, vậy một ngày
vẫn chưa đủ hay sao? Ta thấy ở cuối hồi 1 “Một lúc đêm xuống. Mặt trăng mọc”
rồi cuối hồi II, ta lại thấy ở nơi ấy “Mặt trời lặn. Trăng mọc lên”gợi cảm giác dậm
chân tại chỗ. Ý niệm về sự quay vòng, ngưng trệ của thời gian còn được gợi lên
qua một vấn đề then chốt: sự phát triển tình tiết, hành động kịch là một yếu tố gợi
lên tính chất động của thời gian trên sân khấu. Ở đây, nó đã bị thủ tiêu.

Trong kịch truyền thống, sân khấu là một không gian mở và thoáng. Sân khấu
của Beckett là một không gian khép kín. Ba chỉ dẫn sân khấu ngắn ngủi ở đoạn mở
đầu “Con đường dẫn về nông thôn, có cây. Buổi chiều” mời khán giả vào một
không gian trơ trọi- không gian không được định rõ hay phân ranh giới trong bất
cứ dạng thức nào. Không gian khép kín này trong diễn biến của vở kịch lại càng
thể hiện rõ sự quẩn quanh, mòn mỏi, cố tìm cách giết thời gian trong sự vô thức
của Vladimir và Estragon.

Ví dụ như ở hồi I, “Vladimir đo bước quanh sân khấu, bồn chồn, chốc chốc
dừng lại, dõi nhìn chân trời”…Sang hồi II, sự luẩn quẩn, vòng vo trong cái không
gian chật hẹp ấy càng tăng dần về mức độ “Vlardimi đi vào, nhanh nhẹn. Y dừng
lại và nhìn lên cây rất lâu. Rồi đột ngột nhanh nhẹn đảo quanh khắp sân khấu. Y
dừng lại trước những chiếc giày…Lại tiếp tục đảo quanh sân khấu một cách vội
vã. Y dừng lại bên hậu trường bên phải, nhìn rất lâu về phía xa, tay che ngang tầm
mắt. Đi đi lại lại. Dừng lại bên phía hậu trường trái, cũng lại dõi nhìn như trước.
Đi đi lại lại.”. “Y nín lặng, đứng bất động một lát, rồi lại đảo quanh khắp sân
khấu một cách bồn chồn. Lại dừng lại trước gốc cây, đi đi lại lại. Chạy ra phía
hậu trường trái, nhìn ra xa. Đến lúc này, Estragon vào từ hậu trường trái”. Cuối
cùng lại “Đi đi lại lại bồn chồn, cuối cùng dừng lại bên hậu trường trái nhìn ra xa.
Thiếu niên hôm qua vào từ phía phải.”. Những hành động ấy thực chất càng làm
cho không gian thu hẹp vào hơn.

Như vậy, không gian khép kín, chật hẹp trong “Trong khi chờ đợi Gôđô” đã
cho thấy sự phân hủy trong không gian nhằm hủy diệt đi tính kịch theo ý đồ của
Beckett.

Tiểu kết:“Trong khi chờ đợi Gôđô” là bước đầu của sự hủy diệt kịch tính.
Trong đó, sự phân hủy không gian và thời gian nghệ thuật trong vở kịch chính là
một cách khắc sâu những ám ảnh kinh hoàng của con người trước Hư vô của cuộc
đời, để gióng một hồi chuông cảnh báo về sự tồn tại vô nghĩa của con người trong
cái thế giới do chính họ tạo ra. Hồi chuông đó không phải là những âm vang rõ
ràng và rành mạch qua những xung đột kịch tính mà là những tiếng ấp úng rời rạc
của những kiếp người đang quẩn quanh, u mê, không có định hướng. Beckett
muốn gửi đến khán giả một thông điệp mang tính hư cấu, tượng trưng cho hình ảnh
xã hội hiện đại hoang tàn hay sự cô độc và ý thức đang bị già cỗi của con người
hiện đại.

4. Nhận xét, đánh giá

KẾT LUẬN

tài liệu tham khảo


1. Lê Thúy Hằng kết cấu trong kịch của samuel beckett luận án tiến sĩ
ngữ văn

2. .https://tailieu.vn/doc/tiep-nhan-van-hoc-nuoc-ngoai-o-viet-nam-
trong-boi-canh-chien-tranh-va-hau-chien-truong-hop-van-hoc--2006064.html

3. https://tailieu.vn/doc/kich-samuel-beckett-o-viet-nam-2127463.html

4. giáo trình văn học phương tây

5. https://giaoduc.net.vn/samuel-beckett-cuoc-doi-va-su-nghiep-ky-2-
post85876.gd

5. tạp chí khoa học trường đại học hồng đức - số 52.2020 56 kịch samuel
beckett: hủy diệt thành tố của kết cấu kịch truyền thống lê thúy hằng

5. luận văn thạc sĩ văn học nhân vật trong kịch phi lý - Trần Thi Ngọc
Chi

You might also like