You are on page 1of 2

Kafka thường lo sợ người ta sẽ thấy ông gớm ghiếc cả về tinh thần lẫn cơ thể.

Tuy nhiên, những ai


gặp ông thì nhận thấy ông có cách cư xử điềm đạm và ít lời, một trí tuệ nổi bật và ít óc hài hước; họ
cũng thấy ông điển trai một cách trẻ thơ, bất chấp vẻ ngoài khắc khổ [69].

Brod cho rằng hai nét tính cách nổi bật nhất của Kafka là "sự chân thật tuyệt đối" (absolute
Wahrhaftigkeit) và "sự ngay thẳng đúng đắn" (präzise Gewissenhaftigkeit)[73][74]; và rằng ông khám
phá chi tiết, cái thầm kín một cách sâu sắc với một tình yêu và sự chính xác đến nỗi sự vật hiển lộ
không ngờ, có vẻ lạ lùng, nhưng đơn giản là đúng (nichts als wahr)[75].

Nhà tâm lý học Marino Pérez-Álvarez từng tuyên bố rằng Kafka có thể mắc một chứng rối loạn nhân
cách[80]. Văn phong của ông, người ta khẳng định, không chỉ trong "Hóa thân" mà cả các tác phẩm
khác, dường như thể hiện những triệu chứng rối loạn nhân cách từ mức nhẹ tới trung bình, điều giải
thích nhiều tác phẩm gây kinh ngạc của ông[81]. Nỗi khổ não trong ông có thể thấy trong trang nhật ký
ngày 21 tháng 6 năm 1913[82]:
Thế giới thật khủng khiếp chưa trong đầu tôi! Nhưng làm sao để giải phóng chính tôi và giải phóng
chúng mà không xé toạc ra. Và xé ra nghìn lần trong tôi còn tốt hơn là nó được kìm lại hoặc chôn
cất. Chính vì việc đó mà tôi sống trên đời này, điều này khá rõ ràng với tôi. [82]
và trong Cách ngôn Zürau số 50:
Người ta không thể sống mà không có một niềm tin thường trực vào những thứ bất hoại bên trong
hắn ta, mặc dù cả thứ bất hoại đó và cả niềm tin của anh ta vào nó có thể luôn luôn bị chôn giấu kín
với hắn.[83]
Tuy Kafka chưa từng kết hôn nhưng ông rất trân trọng hôn nhân và trẻ con. Ông có một số bạn
gái[84], tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn suy đoán về khuynh hướng giới tính của ông; những
người khác đề xuất rằng ông có thể đã mắc một chứng rối loạn dinh dưỡng. Bác sĩ Manfred M.
Fichter của Bệnh viện thực hành về Tâm thần của Đại học München đưa ra "bằng chứng cho giả
thuyết rằng nhà văn Franz Kafka mắc một bệnh chán ăn tâm thần không điển hình"[85] và rằng Kafka
không chỉ cô độc và thất vọng mà còn "đôi khi có khuynh hướng tự sát" [86]. Trong cuốn sách "Franz
Kafka, the Jewish Patient" năm 1995, Sander Gilman đã tìm hiểu "tại sao một người Do Thái có thể
bị xem là bị 'ám ảnh về sức khỏe'[d] hoặc 'đồng tính luyến ái' và làm sao Kafka kết hợp những khía
cạnh theo những cách hiểu này về người đàn ông Do Thái vào sự tự nhận thức và văn chương của
chính ông"[88]. Kafka được cho là đã cố tự tử ít nhất một lần, vào cuối năm 1912 [89].
ông khẳng định: "Tất cả bọn họ mưu cầu vô ích để hiện thực hóa hạnh phúc con người. Tôi cảm
thông với họ. Nhưng... tôi không thể nào tiếp tục bước tới cùng họ lâu dài được" [94].

Sơ lược về phong cách văn chương Kafka

“Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn
trong những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật
lệ… Bạn có thể trích dẫn họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ,
nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi vì họ thay đổi nhiều điều…
họ thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước, và trong khi một số người có thể thấy họ
là điên rồ, chúng tôi thấy những thiên tài, bởi chỉ những người đủ điên rồ để nghĩ
mình có thể thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới.” (Steve Jobs) Câu
nói này, nếu bỏ qua sự ngược ngạo về thời gian, rất đúng với Kafka – hay như tất cả
những cái tên chói sáng xưa nay ta vẫn thấy, xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học.
Nếu dùng câu trên như một định lí thì Kafka được xét là “thiên tài” trước tiên là bởi
vì ông “khác người”, cái khác người của ông thể hiện rất rõ qua từng tác phẩm. Các
tác phẩm của Kafka luôn mang một phong cách rất riêng, rất Kafka. Nếu như các
tác giả khác xưa và nay vẫn dùng ngòi bút của mình để uốn nắn những giấc mơ của
họ theo sát hiện thực thì ông lại làm điều ngược lại, ông dùng hiện thực như một
nguyên liệu để diễn tả giấc mơ của mình. Và điều này hiệu quả một cách kì lạ, cái
hiện thực trong văn chương Kafka là sự trộn lẫn kì dị giữa mơ và thực làm cho người
đọc như đi trong màn sương kì ảo, nó như một điểm đứng giữa một khoảng không
gian bất định – nơi mà ở đó người đọc có thể phóng suy nghĩ của mình theo bất kì
một chiều hướng nào, dù thậm chí là hai hướng đó có đối lập với nhau đi nữa. Lối
viết của ông có sự rời rạc theo kiểu mảnh vỡ vốn là đặc trưng của thời Hậu hiện đại;
có những câu dài với nhiều mệnh đề là mầm mống của diễn ngôn dòng ý thức; có
sự đan xen đời thường và huyền thoại một cách kỳ ảo hoang đường; có sự mơ hồ,
bí hiểm khó nắm bắt…

Trong các tác phẩm của Kafka, nhìn chung ta sẽ thấy một thế giới u tối, phức tạp và
phi lí với nhiều tầng thế lực đan xen, vừa mơ hồ vừa rất thực, và nhân vật chính ở
mọi tác phẩm của ông đều là những con người tự giao cho mình nhiệm vụ phải làm
rõ ràng cái phi lí đó. Và xét về nhân vật trong tác phẩm của ông, đó là kiểu nhân vật
“khác biệt” – cũng như ông, kiểu người bị nhỏ bé đến thảm hại bị bỏ quên bên rìa
của xã hội, đang điên cuồng tìm hiểu về chỗ đứng trong chính thế giới của mình.
“Đóng kín trong bốn bức tường, tôi thấy mình như một kẻ di cư bị tống giam ở một
nước xa lạ… Tôi thấy gia đình mình như những người ngoại quốc lạ lùng mà những
tập tục, nghi thức và chính ngôn ngữ của họ thách đố sự tìm hiểu… Mặc dù tôi
không muốn thế, họ vẫn bắt tôi phải tham gia vào những nghi lễ kỳ quái của họ…
Tôi không thể kháng cự lại.” (Nhật ký Kafka)

You might also like