You are on page 1of 3

Nhà văn Vích-to Huy-gô đã cho rằng “Tác phẩm nghệ thuật ưu tú là tác phẩm đạt

tới đỉnh cao”. Thật vậy, nghệ thuật không chấp cái tầm thường, bình thường mà
luôn tìm tòi và vươn lên cái cao cả, hoàn mĩ. Đó cũng chính là con người của nhà
văn Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho
ở Hà Nội, ông là người tài hoa, uyên bác, suốt đời đi tìm cái đẹp. Đến với một số
tác phẩm của Nguyễn Tuân như “Tình chiến dịch”, “Thiếu quê hương”,… người
đọc sẽ thấy bao vẻ đẹp thoát tục, những hình tượng mang nét đẹp vĩ đại mà cao cả
đến dường nào. Một trong số đó là tác phẩm “Chữ người tử tù” trong tập truyện
“Vang bóng một thời” đã thể hiện sự chạm trán của những địa vị trái ngược,
những thân phận không thể dung hòa nhưng lại vỡ òa cảm xúc trước sự lên ngôi
của cái đẹp, cái thiện, cái văn hóa dẫu đâu đó còn là niềm tiếc thương cho sự ra đi
của một kiếp người tài hoa.

Là nhà văn của chủ nghĩ duy mĩ, thích cái đẹp, cái độc đáo, Nguyễn Tuân đã khiến
người đọc chìm đắm trong thế giới của những nhân vật trong “Chữ người tử tù”.
Không giống như bao truyện ngắn khác, tác phảm của ông được xây dựng một tình
huống truyện hết sức độc đáo, vừa hợp lí, vừa éo le. Đó là sự gặp gỡ giữa một kẻ
phản nghịch của xã hội đương thời, sắp đến ngày phải rơi đầu trước pháp trường và
một viên quản ngục đại diện cho cán cân pháp luật. Họ đều là những người yêu cái
đẹp, tôn sùng cái văn hóa của cha ông nhưng lại ở những địa vị trái ngược.

Là một kẻ phản nghịch, mang tội bất trung với đất nước nhưng nhân vật Huấn Cao
lại hiện lên sáng ngời trong tác phẩm như một người có cả “Tài-Dũng-Tâm”. Con
người ấy không chỉ đẹp từ lí tưởng sống, tài năng, khí phách, mà còn ở tấm lòng và
sự tài hoa. Sự xuất hiện của ông ở trại tù quả thật là một sự kiện được mong đợi
“thầy bảo ngục tốt nó quét dọn lại cái buồng trong cùng” bởi lẽ đối với viên quản
ngục, Huấn Cao là một người “văn võ đều có tài cả”. Thật vậy, Nguyễn Tuân đã
xây dựng nhân vật Huấn Cao theo nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát, ông là
một nghệ sĩ thư pháp , nức danh với biệt tài “viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Phải
có một sự kiên trì, nhẫn nại và thiên lương trong sáng mới có thể viết được những
nét thanh, nét đậm trong bộ môn nghệ thuật thư pháp như Huấn Cao. Tài năng ấy
lại càng được biểu dương qua lời nhận định của viên quản ngục “Có được chữ ông
Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”.

Không chỉ có những tài hơn người mà Huấn Cao còn mang trong mình một khí
phách hiên ngang, không khuất phục trước cường quyền. Hành động dỗ gông trước
lời đe dọa và giễu cợt của tên lính hay thái độ cao ngạo nhận rượu thịt như “cái
hứng lúc sinh bình” đã toát lên khí phách cảu một bậc trượng phu, quân tử. Sở dĩ
ông bị khép vào án tử là do chống lại triều đình nhà Nguyễn, nhưng ông làm thế là
vì ai. Có phải mục đích cuối cùng của ông là đem lại quyền lợi chính đáng, sự công
bình cho nhân dân nghèo khổ, lầm than. Tất cả là dáng dấp của một con hổ chốn
rừng xanh, dẫu cho có bị giam trong tù ngục những vẫn mạnh mẽ, khí chất như
trong câu nói của Khổng Tử

Phú quý bất năng dâm

Bần tiện bất năng di

Uy vũ bất năng khuất

Là một con người tài năng, dũng khí nhưng khi miêu tả về Huấn Cao không thể
không nhắc đến cá tâm cao cả của ông. Mặc dù tỏ ra thái độ khinh bỉ, căm ghét
viên quản ngục và thầy thơ lại nhưng khi hiểu rõ về bản chất con người họ, Huấn
Cao lại cảm thấy ăn năn, hối tiếc “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng
trong thiên hạ”. Và để đáp lại điều đó, đêm hôm ấy ở nhà tù tỉnh Sơn, Huấn Cao đã
chấp nhận cho những con chữ vuông vức của mình đến viên quản ngục. Đêm cho
chữ hiện lên sáng ngời cả tác phẩm. Dù ở trong một nơi u ám, đầy phân gián và
phân chuột nhưng Huấn Cao đã làm một việc mà “xưa nay chưa từng có”. Trên
tấm lụa trắng tinh, cổ mang gông, chân vướng xiềng, ông đã trao những dòng chữ
cuối cùng của đời mình cho những người yêu cái đẹp, Một điều mà xưa nay chỉ
xuất hiện trong thư phòng, với nghiêng mực thơm và không khí thoáng đãng. Ở
đây, nguời đọc sẽ thấy một sự hoán đổi vị trí giữ các nhân vật. Là những người có
uy quyền, danh vọng nhưng giờ đây viên quản ngục và thầy thơ lại “khúm núm,
run run bưng chậu mực” cho Huấn Cao viết chữ. Còn đối với Huấn Cao, đang là
một tên tử tội của triều đình nhưng lại trong tư thế hiên ngang, cao cả khi sản sinh
ra cái đẹp cho đời. Tất cả đã tạo nên một thế vững chãi như “kiềng ba chân”,nâng
cao vẻ đẹp của con chữ. Tất cả cái tối tăm, nhơ bẩn, hôi hám đã hoàn toàn biến
mất, nhường chỗ lại cho ánh sáng, cho cái đẹp, cái văn hóa sinh thành.

Thông qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm của mình về
nghệ thuật. Có thể nói, cái đẹp luôn bất tử và hiện hữu trong bất cứ không gian,
thời gian nào. Nó có khả năng cảm hóa tâm hồn con người, giúp học vượt qua cõi
chết để tìm về với những giá trị tốt đẹp thực sự. Những lời khuyên của Huấn Cao
dành cho viên quản ngục trước khi chết có lẽ sẽ giúp viên quản ngục cứu rỗi được
tâm hồn của đời mình, sẽ rời xa chốn để tìm về với quê nhà, nơi mà người ta có thể
gìn giữ thiên lương trong sáng. Và hơn hêt, cái đẹp phải đi liền với cái tâm mopwis
trường tồn mãi mãi.

Viết “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đang thực sự hướng về, níu giữu những giá
trị văn hóa tốt đpẹ cảu cha ông. Đó thực sự là tiếng lòng khẩn thiết của ông về việc
gìn giữ những vốn quý trong văn hóa cổ truyền đang dần bị lãng quên trong lớp bụi
mờ của thời gian. Nhận xét vè Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan có nói “Chỉ người ưa
suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn
để người nông nổi thử”. Thật vật bằng ngòi bút tài hoa của mình, “Chữ người tử
tù” đã gợi lên trong lòng người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc

You might also like