You are on page 1of 4

Ở “Bài ca ngất ngưởng”, Nguyễn Công Trứ như tự tổng kết về cuộc đời mình, tóm

gọn qua một từ “ngất ngưởng” khi ông nhìn lại. Bài thơ đã thể hiện rất rõ ý thức
đậm nét về cái tôi cá nhân của tác giả qua lối viết đầy chất riêng. Cá tính hay con
người cá nhân của Nguyễn Công Trứ hiện lên với ý thức rõ ràng về cả tài năng và
bản lĩnh của bản thân ở mọi thời điểm trong cuộc sống của ông. Con người ông
trong cả một cuộc đời được tái hiện qua bài thơ với lối sống tự do, khoáng đạt
không giống bất kì ai.
“Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
Nguyễn Công Trứ đã cho thấy quan niệm , lối sống của riêng ông , không chịu bó
mình theo khuôn khổ mà tin vào triết lí của mình.
“Không Phật, không tiên, không vướng tục”
Con người cá nhân của ông là con người cá nhân của công danh, hưởng lạc, ngoài
khuôn khổ. Chính con người cá nhân của ông trong tác phẩm này cũng chính là nội
dung nhân đạo mà ông muốn gửi gắm.
Bài thơ “Thương vợ “ của nhà thơ Tú Xương cũng là một minh chứng cho nội dung
nhân đạo khẳng định con người cá nhân của tác giả. Tuy cuộc đời của ông ngắn
ngủi nhưng con người cá nhân của ông vẫn được khẳng định đậm nét . Đặc biệt qua
bài “Thương vợ”,tác giả cho thấy tình yêu vợ của mình đồng thời cũng là tiếng cười
giải thoát của bản thân. Lối viết của Tú Xương rất đặc biệt khi ông tự chế giễu
chính mình để làm nổi bật người vợ tần tảo, đã phải chịu nhiều thiệt thòi khi lấy
ông.
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.”
“Có chồng hờ hững cũng như không!”
Tiếng cười mà Tú Xương đã tạo ra được qua bài thơ mở ra một phạm vi mới trong
cuộc sống cá nhân . Ông dùng tiếng cười để níu lại khuôn khổ nhưng không vì thế
mà buộc con người cá nhân vào các thước đo cũ kỹ. Ngoài ra việc ông lựa chọn
người vợ để làm cảm hứng sáng tác cũng đã là một sự khác biệt khi ở xã hội khi đó
chẳng ai lấy người vợ để làm nguồn cảm hứng thơ ca. Con người cá nhân của ông
chính là tiếng cười giải thoát trong bài thơ , là sự khẳng định chính mình mặc cho
cuộc sống đầy bất công.
Cuối cùng những cũng chẳng hề kém cạnh so với hai tác phẩm trên là bài thơ “
Khóc Dương Khuê “của Nguyễn Khuyến . Là một nhà thơ hết sức nổi tiếng trong
nền văn học Việt Nam thế nhưng trước khi lui về ở ẩn , cũng như bao nhà nho
khác , ông cũng nuôi chí công danh. Nhưng rồi khi về ở ẩn , góc nhìn của ông về
con người và cuộc đời đã được thay đổi hẳn và chính góc nhìn khác biệt này của
ông cũng chính là con người cá nhân của ông qua bài thơ .Góc nhìn của ông là sự
bất lực, vô nghĩa của những cá nhân trong thời cuộc nhưng cũng là ý thức về cá
nhân mình.Ý thức của ông góp phần đánh dấu sự chấm dứt vai trò của mô hình
nhân cách truyền thống.Thế nhưng trong cái góc nhìn riêng biệt của ông , vẫn thấy
được trong đó tình bạn đầy chung thủy, keo sơn, gắn bó của Nguyễn Khuyến.
“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
Đồng thời việc chọn tình bạn làm chủ đề sáng tác cũng là một cách chọn khác biệt
văn chương thời bấy giờ .
Văn học những năm thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX là sự khẳng định cho trào lưu
nhân đạo chủ nghĩa . Khẳng định con người cá nhân chính là vấn đề cơ bản nhất của
nội dung nhân đạo muốn truyền tải qua từng tác phẩm.
Cho vào pwp:
1. Bài ca ngất ngưởng
- thể hiện rất rõ ý thức đậm nét về cái tôi cá nhân của tác giả qua lối viết đầy
chất riêng.
- “Được mất dương dương người tái thượng
Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
- Con người cá nhân của ông là con người cá nhân của công danh, hưởng lạc,
ngoài khuôn khổ.
“Không Phật, không tiên, không vướng tục”
=> Nguyễn Công Trứ đã cho thấy quan niệm , lối sống của riêng ông ,
không chịu bó mình theo khuôn khổ mà tin vào triết lí của mình.
2. Thương vợ:
- cho thấy tình yêu vợ của mình đồng thời cũng là tiếng cười giải thoát của
bản thân
- ông lựa chọn người vợ để làm cảm hứng sáng tác là một sự khác biệt khi ở
xã hội khi đó chẳng ai lấy người vợ để làm nguồn cảm hứng thơ ca.
“Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.”
“Có chồng hờ hững cũng như không!”
=> Con người cá nhân của ông chính là tiếng cười giải thoát trong bài thơ, là sự
khẳng định chính mình mặc cho cuộc sống đầy bất công.
3. Khóc dương khuê:
- Góc nhìn của ông là sự bất lực, vô nghĩa của những cá nhân trong thời cuộc
nhưng cũng là ý thức về cá nhân mình.
- thấy được trong đó tình bạn đầy chung thủy, keo sơn, gắn bó của Nguyễn
Khuyến.
“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương;
Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”
=> trước khi lui về ở ẩn , cũng như bao nhà nho khác , ông cũng nuôi chí công
danh. Nhưng rồi khi về ở ẩn , góc nhìn của ông về con người và cuộc đời đã được
thay đổi hẳn và chính góc nhìn khác biệt này của ông cũng chính là con người cá
nhân của ông qua bài thơ.

Tổng kết
Tác phẩm Nội dung
Bài ca ngất ngưởng Đề cao cái tôi cá nhân: sống tự
do,khoáng đạt, sang trọng.
Thương vợ Bài ca về đạo lý vợ chồng, châm
biếm về thói đời đen bạc
Khóc dương khuê Ca ngợi tình bạn thủy chung gắn

You might also like