You are on page 1of 4

TIỂU SỬ O HENRY

Tên khai sinh của ông làWilliam Sydney Potter. Ông sinh ra vào ngày 11/9/1862 ở
Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ. Ngay từ khi còn rất nhỏ, bi kịch đến sớm với
ông. Mẹ ông (Mary Jane Virginia Swaim Porter) qua đời khi ông mới 3 tuổi do bệnh
lao. Từ nhỏ, Porter đã là một cậu bé ham đọc sách. Cậu đọc mọi thứ mình có, từ các
tiểu thuyết kinh điển đến rẻ tiền. Đến tháng 3/1882, ông được chuyển đến Texas do
bắt đầu có triệu chứng bệnh như mẹ. Sau đó, ông làm tại 1 cơ quan địa chính, trải qua
nhiều ngành nghề: vẽ ký thuật kiến trúc, thư ký, đầu bếp, … Hầu như từ mỗi ngành
nghề, O Henry đều có thể góp nhặt cho các câu truyện của ông. Đến năm 1884, ông
chuyển đến Austin và có 1 cuộc đời khá sôi nổi khi tham gia hát, diễn kịch. Ở đây,
ông đã gặp và yêu Athol Estes. Năm 1887, bất chấp sự ngăn cản từ gia đình, họ trở
thành vợ chồng. Năm 1889, ông và ng vợ Athol Estes có ng con là Margaret Worth
Porter. Đến năm 1894, ông lập nên 1 tuần san hài hước là The Rolling Stones nhưng
ko nhận dc thành công. Tiếp đến, ông làm ở ngân hàng First National Bank ở Austin.
Năm 1896, nhà nước đã mở một cuộc điều tra do tình nghi ông biển thủ tiền ngân
hang. Mặc dù cha vợ ông đã chi trả hộ khoản tiền thất thoát, Chính phủ liên bang vẫn
muốn truy tố tội hình sự O Henry đã phải đi tù 5 năm mặc dù đã được tha bổng do ông
đã bỏ trốn đến Honduras cũng như là việc ông đã quay lại Mỹ khi vợ bị ốm nặng. Ở
nhà tù thành phố Columbus, Ohio, ông bắt đầu viết lách với bút danh O Henry. Ông
được trả tự do sớm năm 1901 do nhân cách tốt và ông đã sống tại thành phố
Pittsburgh, Pennsylvania. Sau đó, ông đã chuyển đến New York. Từ đây, các chuyện
ngắn của ông bắt đầu xuất hiện trên các tạp chí. 10 tập truyện của ông cũng được ra
đời trong khoảng 1904-1910. Tuy khá nổi danh cùng số tiền nhuận bút kha khá, ông
lại ko có dc 1 cuộc sống hạnh phúc vào những năm cuối đời: cuộc hôn nhân thứ 2
thiếu hạnh phúc, khó khan tài chính do chi tiêu cao và cả căn bệnh lao phổi. Ngày 5
tháng 6 năm 1910, O Henry đã qua đời. Năm 1919, hội nghê thuật và khoa học đã
thiết lập “Giải thưởng tưởng niệm O Henry” dành cho những truyện ngắn xuất sắc
Tác Phẩm
- Sáng tác của O’Henry chủ yếu tập trung trong hơn mười năm cuối của cuộc đời. Vốn
sống cực kỳ phong phú sau khi trải qua nhiều loại nghề khác nhau, nhạy bén trong
quan sát, tinh tế trong cảm nhận và khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp O’Henry sáng
tạo thành công trên 300 truyện ngắn.
Tiêu biểu trong số tác phầm nhiều vô kể đó, ta có thể liệt kê và tóm tắt vài tác phẩm
nổi tiếng sau đây:
+ Quà tặng của các đạo sĩ: Nói về hai vợ chồng trẻ và cách họ đối mặt với thách thức
việc mua quà Giáng sinh bí mật với số tiền ít ỏi. Những tình huống trớ trêu cũng như
là tình cảm 2 vợ chồng dành cho nhau đã tạo nên dấu ấn cho câu truyện
+ Chiếc là cuối cùng: Nói về 2 hoạ sĩ trẻ nhưng nghèo là Xiu và Giôn-xi. Cụ Bơ-men
cũng là một hoạ sĩ già sống ở chung cư tầng dưới. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi nặng, chỉ
biết trông chờ vào chiếc lá thường xuân. Đêm bão lớn đó, chỉ có duy nhất một chiếc lá
cuối còn trụ lại. Chính điều đó khiến Giôn-xi nghĩ lại, cô hi vọng được sống và cuối
cùng đã chiến thắng bệnh tật. Tuy vậy, cụ Bơ-men lại mất do lao phổi. Cuối cùng, Xiu
đã đến bên Giôn-xi, nói về cái chết của cụ và kiệt tác chiếc lá cuối cùng của cụ
Tên cớm và bản thánh ca là một trong những truyện ngắn yêu thích nhất của
O.Henry. Câu chuyện kể về cuộc hẹn hai người bạn cũ Jimmy Well và Silky Bob
sau hai mươi năm. Jimmy là một viên cảnh sát và trớ trêu thay, người bạn Silky lại
là một tên tội phạm bị truy nã. Jimmy tuy rất đau khổ, nhưng không thể đành lòng
bắt người bạn của mình. Ông đã nhờ người khác làm hộ điều đó, gửi gắm mọi điều
của mình qua bức thư cho Bob. Cái kết đã cho thấy hiện thực nghiệt ngã giữa tình
bạn, công lý và lương tâm con người
Sau hai mươi năm là câu chuyện kể về gã vô gia cư có tên Xôpy. Anh rất muốn đi
tù trong suốt thời gian mùa đông để tránh rét. Vì vậy anh đã làm rất nhiều việc xấu
như làm vỡ cửa kính, gây mất trật tự công cộng,…Tuy vậy, khi đi ngang qua một
giáo đường nhỏ, nghe một bản thánh ca, anh đã quyết định đi xin việc làm, từ bỏ ý
định vào tù. Éo le thay, ngay lúc đó, anh đã bị bắt 3 tháng tù giam do nghi ngờ là
ăn cắp

Vẫn với cách kể chuyện bất ngờ, khéo léo, O Henry đã cho thấy tình yêu thương cao
cả giữa những người dưới đáy XH.
Quan điểm nghệ thuật:

O’Henry là một nhà hiện thực. Tác phẩm của ông lấy chất liệu từ cuộc sống,
phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm thức trước cuộc sống. Trò chuyện với bạn bè
trong một hiệu ăn, trả lời câu hỏi làm thế nào tìm được tình tiết, cốt truyện cho
nhiều truyện ngắn, O’Henry nói: “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều cố sẵn câu chuyện'”,
“có một câu chuyện trong bản thực đơn này”. Sau đó, truyện ngắn “Xuân về trên
thực đơn” đã ra đời.

Trong một số sáng tác, O’Henry đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi thì
qua hình tượng, khi thì bằng lời người trần thuật nói với độc giả. Truyện ngắn
“Chiếc lá cuối cùng” là quan niệm của O’Henry về thiên chức và sức mạnh của
nghệ thuật. Chiếc lá sống động như thật được họa sĩ Bơ-men vẽ lên tường để cứu
sống Johnsy là lời ngợi ca sự bất tử của nghệ thuật, khẳng định vai trò vinh quang
của nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải bắt rễ từ cuộc sống, phục vụ con người,
khiến cuộc sống như được thêm niềm tin yêu, niềm hi vọng về điều tốt đẹp cho con
người.

Nghệ thuật có thể khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người…
là quan niệm mà O’Henry bộc lộ trong truyện ngắn “Tên cơm và bản thánh ca”.
Anh chàng lang thang Soapy đã phó mặc cuộc đời mình cho số phận, phạm pháp
để vào tù trốn lạnh, nghỉ đông; nhưng khúc thánh ca với âm điệu du dương vọng từ
nhà thờ góc phố đã đánh thức ý muốn làm lại cuộc đời, sống đàng hoàng, lương
thiện trong Soapy.

O’Henry đảm nhận được thiên chức đáng quí, tác động kỳ diệu của nghệ thuật
nhưng không hề tuyệt đối hóa vai trò của nghệ thuật. Theo nhà văn, còn có một
điều cao quí vĩ đại hơn cả nghệ thuật đó là tình người, là lòng thương yêu. Ở
truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, với hình tượng người họa sĩ già Behrman vẽ nên
kiệt tác mơ ước của đời mình bằng tình thương. O’Henry muốn thể hiện quan
niệm: tình người, lòng yêu thương còn là động lực của sự sáng tạo nghệ thuật, là
cội nguồn của cái Đẹp.

Qua những tuyên ngôn nghệ thuật được phát biểu trực tiếp hoặc bằng lời người
trần thuật hay bằng hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn, O’Henry đã thể hiện
quan niệm sáng tác của một nghệ sĩ hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương yêu,
lòng nhân ái.

Đề tài truyện ngắn O’Henry, đặc biệt đa dạng, thể hiện được phần nào sự đa dạng
của đời sống xã hội Mỹ đương thời. Bối cảnh mà tác giả xây dựng trong sáng tác
rất phong phú: Từ thành phố NewYork nhộn nhịp, những trang trại mênh mông ở
miền Trung và Tây Nam nước Mỹ, đến những thị trấn hoang sơ mới lập của dân đi
tìm vàng. Không gian nghệ thuật trong truyện O Henry phần lớn là không gian chật
hẹp, tối tăm, ngột ngạt của những căn buồng, những khung cửa, góc nhỏ công viên,
những đường phố ngoằn ngoéo, những mảnh vía hè và chỉ một ít không gian trải
rộng của rừng núi, đồng cỏ, nông trại, làng mạc. Thế giới trong quan niệm nghệ
thuật của O’Henry, là thế giới nhốn nháo sôi động của đồng tiền thế giới, có khi tối
tăm ảm đạm của những cuộc đời khốn khó nhưng lại có lúc lại là thế giới tươi sáng
ấm áp của tình người
Nhân vật trong truyện của O’Henry khá đa dạng... Phần lớn vẫn là những người
nghèo, xuất thân bình dân, kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau: những viên
chức, thư ký, nhà báo, họa sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên bán
hàng, thợ cắt tóc, dân tìm vàng và cả những người sống lang thang, những tay lưu
manh, những tên trộm cướp, những kẻ tội phạm. Con người - trong quan niệm
nghệ thuật của O’Henry - qua những hình tượng nhân vật trong truyện ngắn - có
khi mang tính thuần nhất, hoặc là xấu xa hay lương thiện nhưng cũng có khi là sự
hòa hợp của những đối cực: lưu manh nhưng hiền lương, giàu lòng nhân ái, độc ác,
xấu xa nhưng cao thượng. Thế giới đa dạng rộng lớn vô cùng mà O’Henry tiếp xúc
đã cung cấp chất liệu cho cốt truyện truyện ngắn. Đồng thời, khả năng hư cấu tuyệt
vời đã giúp nhà văn sáng tạo nên những tình huống đa dạng, ngẫu nhiên, hài hước,
nhưng cũng có chút éo le.

Do O'Henry phải viết nhanh để đáp ứng nhu cầu độc giả nên cũng có những cốt
truyện không hay, motip truyện lặp lại, nhưng nhìn chung, O'Henry đã xây dựng
nên những cốt truyện hấp dẫn, linh hoạt, biến hóa vô cùng. Điểm đặc sắc nhất của
truyện ngắn O’Henry là những cái kết bất ngờ. Dùng cách kết cấu cốt truyện tài
tình, tác giả đã làm cho người đọc phải ngạc nhiên ở mỗi kết truyện. Ở truyện ngắn
O’Henry, Người đọc có thể bắt gặp một lối văn trần thuật rất trong sáng, nhiều
giọng: khi hóm hỉnh, khôi hài, khi thiết tha cảm động, lúc triết lý nghiêm trang.
Ngoài ra, người đọc có thể tìm thấy nhiều tác phẩm thấm đậm chất hiện thực, lòng
nhân ái và những quan niệm tiến bộ của tác giả. Không hiện thực triệt để, không
khắc họa đối kháng giai cấp gay gắt, nhưng O’Henry đã phản ánh những sự thật
hiển nhiên trong lòng xã hội Mỹ đương thời: sự đối lập giữa hai thế giới - thế giới
của những người giàu và thế giới của những người nghèo; sức mạnh đồng tiền với
mặt tích cực và những tác hại ghê gớm của nó. Ngòi bút của tác giả luôn hướng về
những người nghèo khổ, ca ngợi lòng tốt, tình thương của những kẻ có cùng cảnh
ngộ bất hạnh. Ngôn từ nghệ thuật của O’Henry cũng khá đặc sắc.s Ngòi bút miêu
tả của O’Henry rất linh hoạt, có khi trực tiếp, cụ thể như một nhà hiện thực nghiêm
ngặt; có khi ông, lại phóng đại, nhân cách hóa hoặc dùng lối so sánh từ giản đơn
đến hoa mỹ. Đương thời, tác phẩm của O’Henry được người đọc mến mộ, say mê.
Giờ đây, gần một thế kỷ trôi qua, giữa bao nhiêu cây bút truyện ngắn nổi danh của
Mỹ và thế giới, vẫn còn đó những truyện ngắn có sức sống kỳ diệu đã làm cho tên
tuổi O’Henry trở nên bất tử.

You might also like