You are on page 1of 29

Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Tổng hợp nhận định và bài bình các tác phẩm Văn học 9

Gác mái chào cậu,


Cậu thân mến, đây là tài liệu tổng hợp nhận định các tác phẩm, tác giả Văn 9 Cậu
có thể tham khảo hoặc học thuộc để bài văn của mình có thêm những dẫn chứng mở
rộng sâu sắc hơn. Tài liệu này Gác mái đã sưu tầm, chọn lọc trên mạng.
Hẹn gặp cậu trong những tài liệu tiếp theo của Gác mái văn chương!

● “Truyện Kiều” - Nguyễn Du


1. “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy,
khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đứt ruột… Tố Như Tử dụng
tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con
mắt trong thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy”
(Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)
2. “Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn”(Chế lan Viên)
3. “Đồng tiền lăn tròn trên lưng con người. Đồng tiền làm cho trái hoá phải, đen hóa
trắng và người đàn bà góa phụ trở thành cô dâu mới” (Sheakespear)
4. “Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”
(Tố Hữu)
5. “Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học
dân tộc thì Nguyễn Du với Truyện Kiều lại là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn
học hiện đại của nước ta. Với Truyện Kiều của Nguyễn Du, có thể nói rằng ngôn ngữ
VN đã trải qua một cuộc thay đổi về chất và đã tỏ rõ khả năng biểu hiện đầy đủ và sâu
sắc” (Đào Duy Anh)
6. “Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đây là căn nguyên của hai
chữ đoạn trường” (Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân)
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

7. “Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn
tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái
cảnh lịch duyệt của người ấy có lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt
ra như vậy” (Phong Tuyết Chủ Nhân)
8. “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn” (Phạm Quỳnh)
9. “Truyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng những vật có chất
độc” (Huỳnh Thúc Kháng)
10. “Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã
tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi” (Xuân
Diệu)
11. “Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, một bản tố cáo, một giấc mơ… một cái
nhìn bế tắc” (Hoài Thanh)
12. “Hồn Nguyễn Du phảng phất mỗi trang Kiều” (Khuyết danh)
13. Buồn bã, xót xa và thắc thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn
trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ-họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bốn bức tứ
bình liên hoàn tâm trạng:từ mong đợi đến băn khoăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất
vọng và cuối cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dùng giai điệu trầm-nhà thơ-nhạc
sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng lòng nhân vật. Cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi
buồn. Kết đoạn thơ, hòa tấu phức điệu sóng biển-sóng lòng-sóng đời không chỉ vang
lên tiếng gõ cửa định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muốn hất
tung người con gái đơn côi yếu đuối trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông
chênh".
(Trần Đồng Minh...trong Tiếng nói tri âm,NXB Trẻ TP HCM,1994)

● “Làng” - Kim Lân


1. Giáo sư Phong Lê nhận định: “Nhà văn Kim Lân chỉ viết những gì mình thuộc,
không tuyên ngôn, không phô trương ồn ào mà chỉ muốn là một người viết khiêm
nhường, một phận người tử tế. Phải chăng đó cũng là một trong những nguyên cớ
khiến Kim Lân kiên trì chủ trương viết ít. Điều này cũng là thiệt thòi cho ông và cả
nền văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ 20.”
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

2. "Cái làng đối với người nông dân-đặc biệt ở vùng Bắc Bộ-có một ý nghĩa cực kì
quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của họ. Nó gắn bó thân thiết với họ
hàng ngày và suốt cả cuộc đời, cả đến khi giã từ cuộc đời. Vì thế, từ bao nhiêu lâu
nay, lòng yêu làng quê đã trở thành một tình cảm tự nhiên, sâu nặng, hơn nữa đã thấm
sâu vào tâm thức, tâm linh của người dân quê. Làng là nơi tổ tiên, ông bà từng sinh
sống, là môi trường sinh hoạt, là cộng đồng gắn kết trong phong tục, tập quán, quy
ước, truyền từ đời này sang đời khác."
(Nguyễn Văn Long, Cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học 9).
3. "Lấy bối cảnh tản cư hồi kháng chiến chống Pháp, truyện Làng nói với người đọc
về sự gắn bó của người nông dân với làng quê của mình. Với họ, với ông Hai, thì quê
mình cái gì cũng nhất, kể cả những cái gây ra nỗi khổ nhục của mình là cái sinh phần
của nhà địa chủ. Xa làng quê, đối với họ là nỗi đau lòng ghê gớm chứ không chỉ là sự
thấp thỏm về cái việc không có đồng đất để cày cấy. Thế nhưng tản cư là không hợp
tác với giặc, là hành động chống Pháp nên họ chẳng từ nan. Truyện Làng cho ta thấy
được một sự chuyển hóa từ lòng yêu làng quê tha thiết đắm đuối trở thành tình yêu
nước, yêu quý sự nghiệp cách mạng và kháng chiến ở người nông dân. Hình tượng
ông Hai là hình tượng đặc sắc, có sức sống từ chính những suy tư không một chiều mà
vẫn đơn thẳng nơi ông, từ chính những hành động bộc trực của ông"
(Nguyên An, Yếu tố tự truyện trong sáng tác của Kim Lân.)
4. “Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của
con người với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi.
Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán, trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian.
Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi
yêu ngôi làng của tôi và không tin dân làng tôi có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết
truyện ngắn Làng như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi.”
(Tác giả nói về tác phẩm).
5. “Có thể nói linh hồn của truyện ngắn Làng là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa
vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về người nông dân Việt
Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt
đẹp của họ-lòng yêu làng, yêu nước-được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp
đẽ.”
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

(Trịnh Bích Ba, Bình giảng Văn 9).


6. “Tác giả đã diễn tả rất tinh tế các tâm trạng và diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai
từ khi nghe tin làng mình theo giặc. Ban đầu là những cảm xúc đột ngột hiện ra bằng
các trạng thái cơ thể: cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân rồi lặng đi tưởng chừng
không thở được. Rồi tiếp đó là nỗi xấu hổ, đau xót khiến ông cúi gằm mặt xuống mà
đi. Nỗi đau đớn tủi hổ về việc làng mình theo giặc khiến ông cảm thấy như mình cũng
là kẻ có tội, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, không dám ló mặt ra đến ngoài. Sau cùng thì
tâm trạng của ông Hai được biểu hiện trong những lời độc thoại nội tâm như những lời
tự minh oan, lời nguyện làm vợi bớt phần nào nỗi khổ tâm nặng nề đã dằn vặt ông bấy
lâu.”
(Nhiều tác giả, Ôn tập Văn học 9)
7. Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với "đất" với "người" với "thuần hậu nguyên
thuỷ" của cuộc sống nông thôn.
(Nguyên Hồng)
8. "Lắm lúc tôi thấy văn chương là một thứ đạo, đạo làm người, như một thứ tôn giáo.
Mà tôn giáo nào cũng đòi hỏi sự thương yêu giữa con người với con người, đòi con
người có quyền làm người, bình đẳng, tự do, bác ái. Mỗi người truyền một cách,
nhưng cuối cùng con người vẫn thương yêu nhau và làm cho con người có tư cách, có
nhân phẩm, tài năng để đánh giá đúng và chống lại bạo ngược, cường quyền, áp bức.
Cũng như các ngành nghệ thuật khác, văn chương còn là một thứ giải trí. Làm cho
người ta vui thích, yêu đời, thư giãn sau những mệt mỏi, như thế cũng là ích lợi, là
nhân văn cho người thưởng thức".
(Kim Lân)
9. "Theo kinh nghiệm của tôi, những chuyện thật mà tôi ghi lại được thì đều nhạt nhẽo
và khô cứng. Nhưng sự thật cũng có giá trị của sự thật, rất giá trị, rất cần thiết nữa. Tất
cả những truyện "Vợ nhặt", "Ông lão hàng xóm", "Con chó xấu xí" đều dựa trên cái
nền sự thật. CÒn những truyện khác, kể cả "Làng", hầu hết là tôi bịa. Bịa cả nhân vật
lẫn tình tiết. Bởi không có sự thật nào như thế cả. Nhưng cái bịa ấy là cái điều mà
chính tác giả muốn nói. Và chính tác giả muốn nói nên mới sinh ra cái bịa. Gọi là bịa
chứ kỳ thực chính là sáng tạo".
(Kim Lân)
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

10. “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính
mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức
nhối, đang thôi thúc”.
(Kim Lân)
11. “Vì sao phải bịa? Người viết muốn nói một việc gì, một ý nghĩ gì thì chuyện đời
thường hằng ngày tự thân đã có tiếng nói riêng của nó, còn tiếng nói của chính tâm
linh người viết chỉ có bịa mới ra được. Nhưng như vậy không có nghĩa là nó tách rời
hoàn cảnh xã hội, tách rời đời sống, mà hình như nó thực hơn. Chính vì vậy mà tôi
cũng thường nói bịa lại thực hơn. Vì nó thực với chính mình trước tiên. Và kỳ lạ khi
mình bịa ấy, mình viết say mê hơn nhiều. Không biết khi mình say sưa bịa ấy có phải
là những giây phút thăng hoa nhất của người viết không?” - Kim Lân
● “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long
1. “Tập trung nhiệt thành ca ngợi những con người lao động mới, dám nghĩ, dám làm,
không sợ khó khăn gian khổ, say mê trong lao động sáng tạo, nhân hậu và tha thiết
yêu cuộc sống...Truyện của Nguyễn Thành Long hấp dẫn người đọc bằng giọng văn
trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng, thoải mái, cốt truyện tưởng như đơn giản mà
giàu ý nghĩa khái quát...Tuy tính cách và nghề nghiệp của các nhân vật khác nhau
nhưng tất cả đều có chung một thái độ sống, lao động, làm việc và cống hiến hết mình
cho Tổ quốc một cách vô tư, âm thầm, lặng lẽ. Đó là một truyện ngắn hay và tiêu biểu
cho phong cách Nguyễn Thành Long: nhẹ nhàng, kín đáo mà rất sâu sắc và thấm đẫm
chất thơ.”
(Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường).
2. “Cảnh thơ mộng, người mộng mơ. Tất cả, từ bác lái xe đến các hành khách, ông
họa sĩ, cô kĩ sư...Dường như trên chuyến xe ấy, mọi người đang đi tìm một điều gì thật
giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng, những khát vọng, những háo hức...Đọc văn, có
cảm giác được lần lần ngắm những tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo:"Nắng bây giờ
đã bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong
nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh
thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn
tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm
xe...". Ôi, phong cảnh đẹp biết nhường nào! Còn con người thì ta đã thấy, mỗi chân
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

dung, mỗi lời nói, ý nghĩ, hành động đều như ngân lên những vang âm ngọt ngào êm
ái. Mỗi chữ, mỗi câu trong tác phẩm có hình khối, đường nét, màu sắc, đậm chất hội
họa. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu, âm thanh, êm ái, mang âm hưởng của
một bài thơ.”
(Vũ Dương Quỹ, Những vang âm trong lặng lẽ, Bình giảng văn học lớp 9)
3. “Nguyễn Thành Long là một cây bút truyện ngắn nhưng vẻ đẹp nghệ thuật không
nằm ở những phát hiện sắc sảo-táo bạo xung đột mạnh mẽ mà nghiêng về tạo dựng
chất thơ nhẹ nhàng trong trẻo lặng thầm, kín đáo nhưng vẫn có sức vang ngân sâu
rộng, lâu bền.”
4. “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Thành Long tương tự như một mảng đời, một trang
đời, một nét của cuộc sống chắt ra. Ta thường gặp ở Nguyễn Thành Long những nhận
xét nho nhỏ như nhắc khẽ người đọc.” - Tô Hoài
5. “Đọng lại khi đọc Lặng lẽ Sa Pa là niềm vui đang cựa mình trỗi sống, là khát vọng
được cống hiến tuổi trẻ của mình cho đất nước, bằng sự nghiệp giản dị mà cao cả của
mình. Hạnh phúc nảy mầm mỗi khi con người ý thức được phận vị của mình và hoạt
động tự giác, hăng say với tất cả những khả năng mà mình có được. Qua một cảnh
ngộ gặp gỡ, với mấy con người giản dị, trong truyện ngắn lãng mạn diệu kì, Nguyễn
Thành Long đã khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy nghĩ. Lặng lẽ và thâm
trầm, hào hứng và sôi nổi, ngỡ ngàng và lắng đọng, truyện ngắn đã gieo vào lòng
người đọc cảm nhận sâu sắc về hạnh phúc. Và sự lan tỏa của hạnh phúc.” - Tạp chí
Nhà Văn số 4/2013
● “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng
1. “Chờ mãi đến cuối năm 1977, về làm việc ở Tuổi Trẻ, tôi mới “bắt đầu” tìm hiểu
nền văn học cách mạng qua những cuốn sách ở thư viện, với những Mẫn và tôi (Phan
Tử), Hòn Đất (Anh Đức), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Chiếc lược ngà
(Nguyễn Quang Sáng)…
Trong các truyện tôi thích Chiếc lược ngà nhất, vì lối viết đơn giản như kể chuyện,
thật tình, đẫm chất Nam Bộ. Nhân vật trong các truyện đều gần gũi, giản dị, sống
phóng khoáng, rất anh hùng mà cũng rất đời thường…” – Nhà văn Phan Đông Thức
2. “Nguyễn Quang Sáng là nhà văn của cái đẹp, nhà văn đã ca ngợi vẻ đẹp của con
người thông qua niềm tin, thông qua sự hiểu biết, những suy nghĩ về con người miền
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Nam quật cường, anh dũng. Truyện "Chiếc lược ngà" còn là một bài thơ, trong đó chất
hùng ca quyện chặt với chất trữ tình”
3. “Nguyễn Quang Sáng có tài kể chuyện. Bằng một lối văn mộc mạc, anh cứ thủ thỉ
kể hết cuộc tình này đến cuộc tình khác như một người nông dân Nam bộ kể chuyện
đời xưa và chuyện tiếu lâm. Ấy vậy mà với những trang viết mộc mạc này, Nguyễn
Quang Sáng đã chạm tới những rung động vi nhiệm của tình yêu.” - Phan Đắc Lập
4. “Đọc Nguyễn Quang Sáng, không hiểu sao, tôi cứ hình dung nhà văn có nét gì đó
của một người nông dân Nam Bộ ngang tàng, coi những chuyện nguy hiểm chết người
cũng bông phèng như trò chơi con trẻ, có thể chống xuồng lao ve vé giữa lúc bom đạn
đang vây bủa mù mịt, cũng có thể ngồi thì lì trong một cái quán rượu tạm bợ, dựng
tồng tềnh bên vệ cỏ, ngoảnh ra phía sông nước mà nhậu lai rai, nhậu tối ngày. Con
người ấy hình như vừa đơn giản, lại vừa phức tạp đến bí hiểm. Hình như đó là một
phần của thiên nhiên Nam Bộ, do thiên nhiên chắt ra, bởi thế có lúc hồn nhiên như cỏ
dại, có lúc ương ngạnh như vách đá.” - Trần Đăng Khoa
5. “Trong sự nghiệp văn chương, Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn
xuất sắc của Việt Nam. Các truyện ngắn của ông giản dị và dễ đi vào lòng người. Nó
chứa đựng tất cả các yếu tố để làm nên vẻ đẹp cho một cậu chuyện: ngôn ngữ đối
thoại, cách dựng truyện, lựa chọn nhân vật…Trong các tác phẩm ấy, ông kể câu
chuyện xúc động, thật đến mực giống như không phải ông đang viết văn mà là kể cho
chúng ta nghe những câu chuyện của chính cuộc đời của ông vậy.” - Nguyễn Quang
Thiều
6. “Năm 1966. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là tác phẩm đầu tiên khi tôi trở về Đồng
Tháp Mười. Nó được viết trên xuồng. Tôi nhớ lúc bấy giờ công chúng miền Bắc rất
khao khát tác phẩm viết về miền Nam. Có một số nhà văn đang ở miền Bắc, qua thư
từ, qua những câu chuyện kể mà hư cấu viết nên tác phẩm. Tôi cũng viết tiểu thuyết
"Nhật ký người ở lại" in năm 1962. Nhưng phải thừa nhận rằng, những tác phẩm qua
trung gian đó, nó không thật tươi, không thật sinh động, vẫn mang cái không khí thời
đánh Pháp, chưa phải là cuộc chiến tranh đánh Mỹ. Do đó, khi lên đường về Nam tôi
nghĩ: phải viết những cái gì nếu không đi chiến trường thì không thể tưởng tượng
được!” - Nguyễn Quang Sáng
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

7. “Nghệ thuật không có cái đỉnh cuối cùng. Có những cái đỉnh càng leo càng gần,
nhưng cái đỉnh của nghệ thuật, của văn học càng leo càng thấy xa. Với tôi, văn học là
con đường càng đi càng xa, đi mãi không dừng…” - Nguyễn Quang Sáng
● “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê
1. “Tôi đã từng viết “Những ngôi sao xa xôi”. Và giờ tôi đã viết “Đồng đô la vĩ đại”,
“Những kẻ chờ sung” - những câu chuyện đầy chết chóc và bạo lực... Tôi phải sống
với nó. Phải viết về nó”. - Lê Minh Khuê
2. “Với một nhà văn, nhà báo trưởng thành trong cuộc chiến, có lẽ tài sản lớn nhất của
nhà văn Lê Minh Khuê chính là kí ức đẹp và buồn. Kí ức chiến tranh cũng có thể là
một món nợ và buộc bà phải cầm bút. Kí ức ấy đã được bà tái hiện qua “Những ngôi
sao xa xôi” - chuyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong gan dạ, trách nhiệm và yêu
đời. Giữa núi rừng bạt ngàn, giữa trận chiến ác liệt, họ vẫn thấy mình tự do, đầy lý
tưởng.” - Báo VOV
3. “Chị là người sùng bái tuổi trẻ. Tất cả những nhân vật trẻ của chị Khuê đều trải qua
những giây phút ghê gớm của cuộc đời nhưng cuối cùng đều giữ được hạt ngọc của
nhân cách. Thế hệ trẻ chính là những người phải nắm lấy vận mệnh của chính mình.
Những hiện thực mà chị đã nêu lên cộng với yếu tố hài hước khiến cho tác phẩm của
chị, dù nặng nề đến đâu, dù khốc liệt đến đâu, dù cho đọc cảm thấy rợn người đến
đâu, nhưng cuối cùng, chúng ta - người đọc vẫn tìm được sự bám víu, vào chiếc phao
cứu sinh để hi vọng vào sự vĩnh cửu” – nhà văn Tạ Duy Anh
4. “Lê Minh Khuê là một trong những cây bút sung sức, nổi bật của văn học Việt
Nam, người đã từng có những tác phẩm không phải khuấy động dư luận, mà đã đặt ra
những vấn đề buộc chúng ta phải nhìn vào cuộc sống, nhìn vào quá khứ và hiện tại
của đất nước, của dân tộc bằng một con mắt tỉnh táo hơn. Viết về cuộc sống hôm nay,
nhưng đọc truyện của chị thấy nhiều điều khiến chúng ta không yên ổn được, rất bất
an. Ngay cả những truyện chị giữ cho nhân vật không bị hoen ố, chống chọi được, như
truyện Nước trong, như truyện Trên đường đê” (Phạm Xuân Nguyên)
5. “Có không ít tác giả, sau một vài truyện ngắn thành công ban đầu đã từ biệt thể loại
này để quay sang viết tiểu thuyết. Phải, tiểu thuyết, những tập sách “có gáy” dường
như dễ làm người viết nổi tiếng hơn? Nhưng với Lê Minh Khuê, từ lúc cầm bút đến
nay, đã ngoài 20 năm, chị vẫn chung thủy với truyện ngắn” (Bùi Việt Sỹ)
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

6. “Những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê đã hình thành một dáng vẻ riêng”
và “Lê Minh Khuê là một cây bút nữ có nhiều đóng góp về truyện ngắn. Từ hồn
nhiên, trong trẻo đến sắc sảo nghiêm ngặt, chị luôn có một chất giọng riêng. Chị đi
vào một số mặt trong cuộc sống, chú ý nhiều đến đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế
thái” (Lê Thị Đức Hạnh)
● “Bến quê” - Nguyễn Minh Châu
1. “Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một
đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó.” (Nguyễn Minh
Châu)
2. “Trên con đường đi tới chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta phải khai chiến cả với
những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình.” (Nguyễn Minh Châu)
3. “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt
Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này.” (Nhà
văn Nguyễn Khải)
4. “Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau. Chặng đường
đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng. Những cái tưởng
như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của
Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lý.” (Nhà
văn Tô Hoài)
5. “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ
nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn
con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ
đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho
những con người không có ai để bênh vực.” - Nguyễn Minh Châu
6. “Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.” -
Nguyễn Minh Châu
NGUYỄN MINH CHÂU QUAN NIỆM VỀ VĂN CHƯƠNG
1. Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu
để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử
2. Cái nghề viết văn là nghề cắc cớ. Cái sự cắc cớ ở đây hàm chứa cả về nỗi niềm
khắc khoải sâu xa và chân thành của người nghệ sĩ đối với những bước thăng trầm của
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

quê hương, của đất nước lẫn sự nhạy cảm của anh ta đối với những biến chuyển phức
tạp của đời sống xã hội.
3. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong
mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của
người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn, khắc khoải,
một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh
mình. Cầm giữ cái tình yêu ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu
sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ có thể vượt qua những
khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống.
4.Nhà văn rất cần thiết có mặt ở trên đời để làm công việc cảnh tỉnh nhân loại và báo
hiệu trước những tai họa.
5.Sự thực trên từng dòng, từng trang thấy cả cuộc đời của người cầm bút từ khi còn
tấm bé đều được huy động. Toàn bộ cuộc đời anh đều có in dấu trên trang sách.
6.“Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ
nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn
con người ta đến chân tường”… để bênh vực cho những con người không còn ai để
bênh vực”.
7.Tôi không nhiệt tình lôi kéo bất kỳ ai, thuyết phục bất kỳ ai về một vấn đề gì mà
mình vốn hằng tin. Hãy để cho mỗi người tự đi tìm lấy lẽ phải trái cũng như chân lý
và đức tin
8.Muốn có tác phẩm lớn, nhưng liệu chúng ta có chấp nhận nỗi những tính cách ngòi
bút của một nghệ sĩ lớn với tầm tư tưởng lớn mà tôi nghĩ bao giờ nó cũng quá chói
sáng, với những điều nói thật không phải bao giờ cũng dễ nghe, thậm chí có thể làm
đảo lộn mọi quan niệm, với những nỗi dằn vặt, băn khoăn lớn chung quanh cái bề mặt
nhãn tiền và tận chín tầng đất sâu của cuộc sống con người trên dải đất này.
9.Trước những bất công, trước cái ác, anh không có quyền dửng dưng, thây kệ khi con
người bị đày đọa, và công việc đó phải là phản ứng tự nhiên của nhà văn”
10.Nghệ thuật nhìn trở lại cuộc sống, nghệ thuật không bao giờ chết. Mỗi tác phẩm
nghệ thuật là một cái nhìn: sự trường tồn ấy mãi mãi đang nhìn vào khoảnh khắc thực
tại. Cái vĩnh cửu đang nhìn cái khoảnh khắc.
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

11.Văn học bao giờ cũng phải trả lời những câu hỏi của ngày hôm nay, bao giờ cũng
phải đối thoại với những người đương thời về những câu hỏi cấp bách của đời sống”.
● “Đồng chí” - Chính Hữu
1. “Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp
một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bằng những chi
tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ
đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc
áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc.” - Báo tin tức
2. Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu từng tâm sự: "Thơ phải ngắn ở câu chữ,
nhưng phải dài ở sự ngân vang"
3. “Trong mạch thơ kháng chiến chống Pháp có nhiều bài thơ hay xúc động viết về
tình đồng đội, tình quân dân như: “Cá nước” của Tố Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên,
“Lên Cấm Sơn” của Thôi Hữu… Đặc biệt bài thơ “Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu
đã ghi một dấu ấn sâu đậm- một trong những thi phẩm xuất sắc của thi ca Việt Nam” -
Nguyễn Ngọc Phú
4. “Hơn thế, với Đồng chí, Chính Hữu đã có trong tay một tấm căn cước, một thẻ
thông hành về thơ để bước lên văn đàn Việt Nam hiện đại. Xem ra, câu mà người ta
thường nói là quý hồ tinh, bất quý hồ đa, tức là văn chương, nghệ thuật nói chung và
thơ ca nói riêng cần hay, tinh túy, chứ không cần nhiều, ứng vào trường hợp của nhà
thơ Chính Hữu dường như đúng tuyệt đối. Ông không phải là người thường xuyên có
mặt và gây tiếng vang lớn trong quá trình phát triển thơ ca cách mạng, nhưng ngay ở
thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đã có một dấu mốc quan trọng với
bài Đồng chí, khiến nhiều đồng nghiệp, đồng chí phải ngỡ ngàng. Thậm chí thơ ông
còn cắm những mốc son, mang tính chất định vị, định hướng cho cả dàn hợp ca thơ
cách mạng xét cả về nội dung tư tưởng lẫn phong cách sáng tác.” - Đỗ Ngọc Yên
● “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật
1. “Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường
hàng ngày. Điều đó cũng được thể hiện trong nhiều bài thơ khác của anh. Đó là một
nét độc đáo trong phong cách thơ của thi sĩ – chiến sĩ này.” - Đoàn Hải Hưng
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

2. “Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng,
chất bụi bặm và kiêu bạc của người lính thời chống Mỹ. Thơ ông có sức mạnh của cả
một binh đoàn trùng trùng ra trận”… - Nhà văn Nguyễn Văn Thọ
3. “Trong chiến tranh chống Mỹ, Trường Sơn là tựu trung của mọi tựu trung. Cái gì ở
nơi khác có, Trường Sơn cũng có. Cái gì nơi khác không có, Trường Sơn cũng có.
Trường Sơn đã cho Phạm Tiến Duật một kho báu. Ngược lại Phạm Tiến Duật đã làm
sáng lên Đường Trường Sơn. Mỗi chiến sĩ Trường Sơn, rộng hơn, cả dân tộc thời ấy
đều soi thấy mình trong câu thơ của ông.” - Hồng Quảng
4. “Khép lại những năm tháng lửa đạn đã qua cũng như khép lại một cánh chim của
núi rừng Trường Sơn đã mỏi, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đặt dấu chấm rất đẹp cho
cuộc đời mình. Núi rừng Trường Sơn sẽ nhắc mãi tên ông và bao đồng đội. Thơ ca
ông sẽ mãi là những trang vàng chói lọi cho thế hệ trẻ Việt Nam.” - Hồng Quảng
5. “Một góc bảo tàng tươi sống về Trường Sơn thời chống Mỹ”, nhà thơ Đỗ Trung Lai
nói về sáng tác của Phạm Tiến Duật ở giai đoạn trước hòa bình
6. Thơ ông mang hơi thở của cả một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàng,
chất bụi bặm và kiêu bạc của người lính thời chống Mỹ. “Thơ ông có sức mạnh của cả
một binh đoàn trùng trùng ra trận”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nói.
● “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận
1. “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi
sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu
Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu.
Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ
vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. - Hoài Thanh
2. Xuân Diệu có nhận xét: “Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân
không đậu, đời thoảng mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ
măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương người ấy chẳng qua là sự trá hình của
lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống.”
3. “Huy Cận đã đi lượm nhặt những chút buồn rơi rớt để rồi sáng tạo nên những vần
thơ ảo não. Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi
nhân lại có thể đúc kết thành bao nhiêu châu ngọc. Ai có ngờ những bước chân đã tan
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

trên đường kia còn lại ghi trong văn thơ những dấu tích hẳn không bao giờ tan được.”
(Hoài Thanh - Hoài chân trong thi nhân Việt Nam, 1942 )
4. “Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ thể hiện sự chuyển mình mạnh
mẽ trong phong cách thơ của Huy Cận. Trước cảm hứng của cuộc sống mới, nhà thơ
đã không thể nào giữ yên lặng mà phải đặt bút. Có thể nói đây là một trong những
sáng tác hay nhất của ông.” - Thảo Nguyên
5. “Đoàn thuyền đánh cá - Khúc tráng ca về người lao động”
● “Bếp lửa” - Bằng Việt
1. Giáo sư Văn khoa Lê Đình Kỵ đã nhận định về Bằng Việt “Có một tâm hồn nhiều
suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao động, bồi hồi, khi đậm đà
duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm...”.
2. Nhà thơ Bằng Việt kể lại. “Những năm đầu theo học Luật tại đây tôi nhớ nhà kinh
khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt
đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dậy
sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà
nội lụi cụi dậy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai củ sắn cho cả nhà”.
3. Nhà thơ Bằng Việt tâm sự: “Trong cả hai cuộc Kháng chiến, chống Pháp và chống
Mỹ, có lẽ vai trò của những người bà, người mẹ, người chị... như thế là không có gì
thay thế nổi. Và có thể nói không ngoa rằng chính những con người hiền hoà, nhân
hậu, khiêm nhường ấy đã cùng nhau gánh cả cuộc Kháng chiến lên trên đôi vai gầy
guộc, bé nhỏ của mình. Tôi tự hào dù chỉ làm được một chút gì an ủi những năm đằng
đẵng vất vả, dài dăc ấy của bà, như tiếng chim tu hú cộng hưởng với nỗi cô đơn lo
toan của bà, gắng làm cho bà đươc nhẹ nhõm hơn, bớt cảm giác cô đơn, lận đận hơn”
4. “Nếu thơ Bằng Việt từ Bếp lửa nhen lên thành nhiệt năng thơ mới, thành vóc thành
hình của người thơ tài hoa, hiển nhiên rồi, nhưng ta thấy có một Bằng Việt khác ngoài
một nhà thơ Bằng Việt tài năng trong thế hệ những nhà thơ chống Mỹ, ấy là Bằng Việt
của một dịch giả, một nhà biên soạn.” - Trần Quang Quý
5. “Bằng Việt là người có sức lao động đáng nể trọng trên nhiều lĩnh vực: thơ, dịch,
biên soạn sách. Và ẩn chứa trong sức lao động miệt mài ấy của ông là niềm đam mê,
tài năng, và một bề dày văn hóa.” - Báo Thể thao văn hóa
● “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

1. Từ những năm 80 của thế kỷ XX, có nhà phê bình đã cho rằng: “Đã từ sớm thơ
Nguyễn Khoa Điềm thừa chất trí tuệ. Có lẽ vì thế mà anh trăn trở với mình. Sang thời
bình, anh ít viết, vì có lẽ vào thời điểm đó anh quá bận rộn với những công việc cùng
những trọng trách mà anh đang đảm đương và gánh vác, và cũng có lẽ một phần do
cái nhìn cuộc sống trong trong sự đổi thay từ thời chiến sang thời bình nên chất sống
dạt dào của cái thời “Tôi ở xa Seng Phan nghe tiếng bom gầm như tiếng thú,/ Tôi ở
giữa Seng Phan nghe tiếng bom rất nhỏ” (thơ Phạm Tiến Duật) khó trở lại cùng anh”.
2. “Đi qua chiến tranh, cầm súng đứng trong chiến hào làm thơ, nhà thơ càng ý thức
về hình ảnh người mẹ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Đó là
những giây phút xuất thần trong thi hứng giúp anh viết bài thơ “Khúc hát ru những em
bé lớn trên lưng mẹ” trôi chảy trong ngôn từ, sâu sắc trong ý tứ, vừa cụ thể, giản dị,
vừa khái quát, ngợi ca…” - Báo Văn học Sài Gòn
3. “Đó có lẽ là sự vận động từ gân guốc, mạnh khỏe một cách điềm tĩnh đến độ sâu
sắc đến mức tĩnh tại, chạm vào phần sâu kín nhất trong tâm hồn con ngƣời, làm bật
lên những hiệu ứng thẩm mỹ phong phú” - Hoàng Thu Thủy
● “Con cò” - Chế Lan Viên
1. Hoài Thanh nói về Chế Lan Viên: “Con người này quả là người của trời đất, của
bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được”
2. Thiếu gì nhà văn, cả đời viết văn mà không có nổi một tuyên ngôn nghệ thuật, đi
vào văn nghiệp mà không biết đi đâu, về đâu. Với Chế Lan Viên, ta kinh ngạc trước
tuyên ngôn nghệ thuật lừng lững thể hiện một tư tưởng làm đề tựa cho tập Điêu tàn:
“Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là
Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương
lai. Người ta không thể hiểu được vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng, những cái
vô nghĩa hợp lý”
3. “Sinh thời, Chế Lan Viên đã nhiều lần như ông Trạng xứ ta làm tôn quốc thể, tại
các diễn đàn văn học lớn của thế giới ở Liên Xô, Pháp, Nam Tư, Ấn Độ,… Thơ ông
cũng xuất hiện trong tủ sách văn chương thế giới, bên cạnh các tên tuổi lừng lẫy:
Bertolt Brecht, Federico Lorca, Pablo Neruda, Langston Hughes,… Tài năng Chế Lan
Viên xứng đáng lừng lững bước vào văn chương của hành tinh này, nhiều thế kỷ. Tầm
vóc của ông đã vươn tới chiều kích khác.
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Không chỉ là của dân tộc, Chế Lan viên đã thuộc về nhân loại.” - Bùi Mạnh Nhị
4. “Bài “Con cò” mang âm điệu đồng dao, giọng thơ và nhịp thơ thấm vào hồn ca dao,
dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng. 51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất hai chữ, câu
dài nhất tám chữ, đan xen, kết chuỗi thành lời ru ngân nga, ngọt ngào, biểu hiện tình
thương và ước mơ của người mẹ hiền đối với con thơ”. (Nhiều tác giả, Bình giảng văn
9, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh)
5. “Bài thơ có bố cục ba đoạn, như khúc ru của một người mẹ ru con. Khúc ru thứ
nhất là lời vỗ về, là dự cảm về cuộc đời và ý thức chở che, bà mẹ mượn hình ảnh con
cò trong ca dao để dỗ dành con thơ vào trong giấc ngủ yên lành. Khúc ru thứ hai là lời
ao ước cho con trong tương lai, con cò vào trong giấc mơ của con, là biểu tượng của
giấc mơ, khát vọng sáng tạo. Khúc ru thứ ba là lời nhắn nhủ về tình mẹ sâu nặng dành
cho con trong suốt cuộc đời, con cò là cuộc đời mẹ, là lòng mẹ sẽ theo con đi mọi chố
mọi nơi. Con cò vỗ cánh trong ca dao, mang tho tình mẹ gửi gắm trong lời ru và sẽ
bay theo con đi mọi nẻo đường cuộc đời”. (Đỗ Ngọc Thống, (Chủ biên) – Tư liệu Ngữ
văn 9, NXB Giáo dục, 2005)
● “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải
1. “Thiên nhiên, đất trời, cây cỏ...tất cả bừng sáng lên trong những sắc màu, âm thanh:
hoa tím biếc, vang trời, từng giọt long lanh, lộc giắt đầy, lộc trải dài, chim hót, hòa
ca… Bằng thị giác (quan sát), bằng thính giác (lắng nghe), bằng xúc giác (tôi đưa tay
tôi hứng), bằng hóa thân (làm chim, làm hoa, làm nốt nhạc trầm), nhà thơ đã thể hiện
hết mình lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, nhân dân (Một
mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời)”
(Mã Giang Lân, Thơ hiện đại Việt Nam-Những lời bình)
2. “Bài thơ không chỉ hay về ý tứ mà còn hay về nhạc điệu. Câu thơ 5 tiếng ngắt nhịp
3/2 xen với 2/3 linh hoạt...Không chỉ ngắt nhịp linh hoạt, nhà thơ còn chú ý dùng vần
trắc cuối năm khổ thơ, tạo một âm vang giòn giã như thể nhịp phách tiền. Đó là các
câu cuối khổ thứ nhất, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu…”
(Trần Đình Sử, Đọc văn học văn)
3. Nhà thơ Mai Văn Hoan nhớ lại: “Từ những năm 1960 đến 1965 hầu như những
người yêu thơ ở miền Bắc ai cũng biết và thuộc lòng một số bài “vượt tuyến” của nhà
thơ Thanh Hải. Cùng với Giang Nam, Thanh Hải là một hiện tượng rất được chú ý lúc
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

bấy giờ. Nếu Giang Nam nổi tiếng với thơ Quê hương thì Thanh Hải được mọi người
biết đến với bài Mồ anh hoa nở” (Mai Văn Hoan - Đọc & suy ngẫm, Nxb. Thuận Hóa,
Huế, 2010, tr. 5).
4. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhớ lại: “Thơ Thanh Hải được đông đảo bạn đọc biết đến
từ năm 1962… Thơ Thanh Hải khi ấy được cả miền Bắc nâng niu, coi đó là tiếng nói
nhớ thương, niềm khát khao đoàn tụ của miền Nam xa cách. Từ đó, những bài thơ
Thanh Hải liên tục được giới thiệu trên báo chí miền Bắc” (Lời Tựa tập Thanh Hải -
Thơ với tuổi thơ, Nxb. Kim Đồng, H. 2001, tr. 3).
5. Nhà phê bình Hoài Thanh nhân sự kiện này đã có đôi lời viết về Thanh Hải: “Thanh
Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên
được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý”
6. “Mùa xuân trong bài thơ không phải là mùa xuân xanh, mùa xuân hồng hay mùa
xuân chín. Đó là mùa xuân nho nhỏ. Người sắp xa lìa cuộc sống, nhìn cả cuộc đời
mình thấy nó là một mùa xuân. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước hóa thân thành
mùa xuân của con người. Đẹp biết bao nhiêu là những mùa xuân của con người.
Nhưng so với thiên nhiên, đất nước bao la, mãi mãi trường tồn thì cuộc đời một con
người mới nhỏ bé, ngắn ngủi làm sao. Cho nên nhà thơ chỉ khiêm nhường nhận mình
là một mùa xuân nho nhỏ, hi vọng cùng với triệu triệu những con người khác trên
khắp mọi miền đất nước góp phần mình làm đẹp thêm cho mùa xuân đất nước. Cao
quý biết bao cái ước muốn được lặng lẽ hiến dâng ấy!”
● “Viếng lăng Bác” - Viễn Phương
1. Nhận xét về bài thơ, giáo sư Trần Đình Sử có viết "Bốn khổ thơ, khổ nào cũng đầy
ắp ẩn dụ, những ẩn dụ đẹp và trang nhã, thể hiện sự thăng hoa của tình cảm cao cả,
nâng cao tâm hồn con người. Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một đóng góp quý
báu vào kho tàng thi ca viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân
tộc".
2. Suy nghĩ của Viễn Phương về nghề văn (sử dụng được nhận định này cho các tác
tác phẩm viết về hai cuộc kháng chiến thần kì của dân tộc).
"...cuộc chiến đấu của dân tộc ta vĩ đại quá, sự hi sinh của nhân dân ta cao cả quá, mà
những gì ta có được về mặt văn học chưa tương xứng với tầm vóc vĩ đại của cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc...Tôi muốn nói lên sự thật, góp phần giúp thế hệ
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

mai sau hiểu đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại này. Tôi ước
mong sẽ có những nhà văn tài năng dựng lên được những tác phẩm đồ sộ về cuộc
chiến tranh giải phóng vĩ đại của dân tộc Việt Nam anh hùng".
3. Đúng như nhà thơ đã chia sẻ cùng bạn đọc, bài thơ thật giản dị."Bởi tôi nghĩ, Bác
của chúng ta vốn rất giản dị". Giản dị ở câu thơ, lời thơ, giản dị trong cả những suy
nghĩ, ước mong. Giản dị, tự nhiên nhưng vẫn vô cùng sâu sắc.
4. “Viễn Phương là người con của đất Nam bộ, trong suốt ba mươi năm hoạt động và
chiến đấu ở chiến trường, mong mỏi được ra thăm Bác nơi miền Bắc. Lúc này, đất
nước đã được giải phóng, Viễn Phương mới có thể thực hiện được ước nguyện ấp ủ
trong tâm khảm của mình. Với bản chất mộc mạc, chân thành của người miền Nam, tự
đáy lòng sâu kín, và trang nghiêm của mình, Viễn Phương nhỏ nhẹ như một lời thưa
lễ phép với người Cha nhân hậu, kính yêu của dân tộc đang ngự trong lăng mà như
còn hiện diện trên đất nước thân yêu cùng đồng bào ruột thịt” - Báo Văn nghệ
● “Sang thu” - Hữu Thỉnh
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: “Cuối bài thơ tôi đề là “Thu 1977”. Đây là chìa khóa
của bài thơ mà rất nhiều người giảng về bài thơ này không hiểu hoặc không chú ý.
Nếu chú ý thì sẽ hiểu thêm được rằng đây là một trong những mùa Thu đầu tiên của
người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh. Nếu như họ là lính trong thời chiến họ mới
hiểu được rằng đôi lúc chúng tôi đã rất mong trên đầu không có tiếng máy bay dù chỉ
để được đi tắm giặt, đi hái rau hoặc tranh thủ đọc vài trang sách, mà cũng không có.
Suốt ngày người lính trong thời chiến phải đối diện với tiếng súng nổ, tiếng bom rơi
và tiếng động cơ phản lực... Chính vì vậy mà có lúc nào đó không phải nghe những
âm thanh ấy thì quả là quý giá vô cùng”.
2. “Hữu Thỉnh là thi sĩ của những câu thơ đầy ma lực, nó như lôi dắt người đọc thôi
miên trên các thi liệu dân gian. Hành trình đổi mới thơ ông còn thể hiện ở việc đào sâu
hơn nữa chất suy tư trước đây để tạo nên một kiểu kết tinh mới.”
3. “Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì
triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu
quê hương đem đến cho thế hệ trẻ tình yêu đất nước qua nét thu đẹp Việt Nam.”
● “Nói với con” - Y Phương
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

1. “Tôi đọc thơ Y Phương (Hứa Vĩnh Sước), một nhà thơ “cùng một lứa bên trời lận
đận” như tôi, cũng khá đều đều trên mặt báo. Nhưng mãi gần đây, nhân trường Đại
học Văn hoá tổ chức Ngày thơ Việt Nam, đầu năm Tân Mão, mới tình cờ gặp anh, tác
giả bài thơ “Nói với con” thủa nào. Thế là người thơ, tác giả “Nói với con” đã ở ngay
bên cạnh tôi đây, hồn nhiên, chân mộc, như chính bản chất người vùng cao Việt Bắc
vậy! - Vũ Bình Lục
2. “Cây đàn Tính có cái tên Y Phương ấy luôn cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy
những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của cộng đồng người Tày. Dù viết
về làng, về tình yêu đôi lứa hay về tình phụ tử, Y Phương cũng luôn có ý thức tái hiện
linh hồn của văn hóa quê hương. Từ thơ Y Phương, người đọc có thể nhận ra một
vùng văn hóa độc đáo và có bề dày mà ít nhiều còn khá bí ẩn. Bài thơ Nói với con là
một khúc nhạc đàn Tính như thế - một khúc nhạc đan xem nhiều cung bậc.” - Nguyễn
Thư
3. “Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu
lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do
lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin.
Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng
như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực
vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải
vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa” - Y Phương tâm sự
4. Nguyễn Sĩ Đại đưa ra nhận xét: “Y Phương là người có quan niệm sống, quan niệm
nghệ thuật một cách rõ ràng, một nhà thơ có tư tưởng, có quan niệm nghệ thuật là biểu
hiện của một nhà thơ lớn”
5. Khi giao tiếp với Y Phương, mọi người sẽ có cảm nhận giống như nhà văn Nguyễn
Hữu Tiến: “Y Phương của đời thường và Y Phương trong thơ là một. Bạn đọc tìm
thấy ở thơ anh một tiếng nói chung, ấy là sự đồng lòng, đồng cảm”
6. Tạ Duy Anh cảm nhận về thơ Y Phương “cũng như rượu ngon, thơ ông càng để lâu
càng ngấm thời gian, có điều kiện để ông thanh lọc những tạp chất, trở nên tinh khiết
– cái tĩnh lặng luôn luôn là môi trường của ý tưởng sâu sắc”
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

7. Nguyễn Hữu Tiến đưa ra một nhận định có tính khái quát về phong cách thơ Y
Phương “vừa hiện đại vừa dân tộc là bởi vì anh đã biết kết hợp truyền thống văn hóa
của quê hương với mọi miền quê của đất nước”

BÀI BÌNH, TÂM SỰ CỦA CÁC TÁC GIẢ


1. Lê Minh Khuê tâm sự về “Những ngôi sao xa xôi”:
“Tôi đã chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung phong trong thời
chống Mỹ – nhà văn Lê Minh Khuê tâm sự về truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
của mình. Những ngày ấy tôi thấy nhớ Hà Nội vô cùng và tất cả đã được gửi gắm vào
trong tác phẩm.
* Viết bằng kỷ niệm, kí ức và tình yêu Hà Nội…
Đây là một truyện ngắn rất khó có thể tóm tắt. Ba nữ TNXP làm thành một tổ trinh sát
mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan
sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu các trái bom cho nổ…
Công việc của họ hết sức nguy hiểm. Họ phải đối mặt với thần chết trong khi phá
bom… Nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những
giây phút thanh thản, mơ mộng… “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác
phẩm đầu tiên trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn Lê Minh Khuê. Bà kể lại: “Ngày
đó tôi là phóng viên báo Tiền Phong, đã từng đi đến rất nhiều các chiến trường để viết
báo. Năm 1971 tôi cùng một binh chủng làm đường đến đèo Côlanhip và đã ở lại một
đêm trong một hang đá cùng một tiểu đội công binh. Họ cũng là những người trẻ, hầu
hết là học sinh trung học, những sinh viên… đi tham gia kháng chiến. Sống cùng
nhau, cùng tuổi, cùng lý tưởng như nhau trong một hoàn cảnh vô cùng ác liệt nên dễ
dàng hiểu và chia sẻ cho nhau. Trong tâm hồn những cô gái thanh niên xung phong,
quê nhà bao giờ cũng hiện lên kỳ diệu. Và bởi vẻ đẹp kỳ diệu đó mà họ sẵn sàng hy
sinh. Đó cũng chính là ý tưởng lớn nhất mà tôi muốn gửi gắm qua truyện ngắn này”.
Tôi không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng thời còn nhỏ, hè nào tôi cũng ra Hà Nội
vì họ hàng ở ngoài này nhiều. Khi lớn lên tôi làm việc tại Hà Nội. Vào những ngày
cuối tuần tôi thường cùng bạn bè cùng lứa trong đó có cả Lưu Quang Vũ đạp xe đi
dọc các con đường, những phố phường Hà Nội…Rồi đến khi vào chiến trường, dù
trong hoàn cảnh ác liệt nhưng những cảnh núi rừng Trường Sơn tuyệt đẹp cũng không
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

khỏi khiến người ta xao xuyến. Những cây cổ thụ cao vút dễ làm người ta liên tưởng
đến những rừng bạch dương trong nhạc Nga, rồi những ngày mưa mù mịt khiến những
người sống bên nhau như xích lại gần nhau hơn…để từ đó trong tôi nảy sinh những
cảm xúc mãnh liệt để đến khi trở về Hà Nội tôi đã chắp bút viết rất nhanh bằng kỷ
niệm, bằng kí ức và một tình yêu tha thiết với Hà Nội.
Mọi người hỏi tôi: “Tại sao chứng kiến cuộc sống của những cô gái thanh niên xung
phong mà nhà văn lại cảm thấy nhớ Hà Nội?”. Tôi trả lời rằng: “Tôi cũng giống như
bao nhiêu cô gái khác đã trở thành một thanh niên xung phong để góp một phần sức
lực nhỏ bé của mình vào cuộc chiến tranh giữ nước thần kỳ của dân tộc.
Cuộc chiến tranh ấy để bảo vệ vẻ đẹp, vẻ thanh bình cho những làng quê Việt mà
trong đó, Hà Nội là trái tim, là biểu tượng cao nhất của đất Mẹ Việt Nam. Bằng truyện
ngắn này tôi muốn phân tích cuộc sống, tình cảm của những cô gái thanh niên xung
phong qua cái nỗi nhớ ‘tượng trưng” đó. Tất cả họ đều không ngại gian nguy để giữ
cho đất nước được yên bình. Những hình ảnh thành phố trong nỗi nhớ không đối lập
với cuộc sống gian khổ của các cô gái thanh niên xung phong mà đó là cái đích tượng
trưng mà mỗi người trong số họ đều sẵn sàng huy sinh”.
“Tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy”
Trong tác phẩm, cảm xúc về chiến tranh và Hà Nội đều rất thật dù câu chuyện không
hoàn toàn là sự thật. Tên tác phẩm là một câu nói của một nhân vật và cũng là một cái
gì đó xa xôi hư ảo… Thời của chúng tôi, mọi thứ cứ mông lung nhưng trong sáng. Có
lẽ trong thời đại bây giờ khó có được những điều đó. Dường như mọi thứ giờ đây rõ
ràng quá làm cho con người mất đi sự bí ẩn về nhau. Trong cái thời đại mà chúng tôi
ra đi không hẹn ngày về, gặp nhau nơi chiến trường lửa đạn, gặp đấy, quen đấy, có khi
thân ngay đấy nhưng chẳng bao giờ dám nghĩ đến ngày gặp lại. Nhiều khi những con
người ấy lướt qua mình như cổ tích như huyền thoại làm nên sự bí ẩn về nhau của
những con người.
Mấy chục năm đã trôi qua, tôi đã không còn gặp lại những người lính năm xưa, mà có
gặp có lẽ bây giờ cũng khác. Cái thời của chúng tôi đã không còn nữa. Dù giờ đây đất
nước đã hòa bình và cũng chẳng ai mong đất nước gặp chiến tranh nhưng với tôi, tôi
thực sự hạnh phúc vì đã được sống một thời tuổi trẻ với những người lính, với những
điều mông lung và đầy bí ẩn…
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Có một điều khá lạ lùng mà chính tôi đã cảm nhận trong thời gian tôi ở chiến trường.
Đó là giữa bom đạn như vậy, giữa rừng núi bạt ngàn như vậy, con người lại cảm thấy
rất được tự do. Sau này khi đi thực tế, gặp gỡ các cô gái thanh niên xung phong tôi
mới hiểu ra rằng khi con người được lao động, được sống và được huy sinh cho cái lý
tưởng lớn lao trong tâm hồn mình thì con người đó sẽ cảm thấy rất tự do, vui vẻ.
Nhân vật trong câu chuyện quả thật rất thảnh thơi và vô tư lự nữa. Họ có lý tưởng bảo
vệ cuộc sống bình yên của đất nước và đang hàng ngày hàng giờ thực hiện lý tưởng
đó. Thế cho nên trong những giây phút nghỉ ngơi, họ sống hoàn toàn thoải mái. Bom
đạn không thể làm nguôi đi niềm vui sống trong tâm hồn họ”.
Tác phẩm này được in lần đầu tiên trong tạp chí “Tác phẩm mới” và cả trong tuyển
tập “The art of the short story” (Nghệ thuật truyện ngắn thế giới). Sau này, tôi rất vui
khi biết tác phẩm này được đưa vào giảng dạy trong SGK lớp 9. Tôi cũng mong
những thế hệ trẻ giờ đây sẽ hiểu được phần nào cuộc sống của một thế hệ trẻ trong
chiến tranh. Cho dù các bạn không phải trải qua những tháng ngày như thế, thậm chí
cả những thầy cô giáo giảng dạy về những tác phẩm chiến tranh cũng không có cuộc
sống trải nghiệm. Những quả thực, điều đó là rất khó. Bởi lẽ có sống mới thực hiểu
được tất cả những gì mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong đã
trải qua. Cũng chỉ có thế mới hiểu hết được giá trị thực sự của cuộc sống này. Và như
đã nói ban đầu, tôi hạnh phúc vì được sống trong thời đại ấy…”

2. “Nguyễn Quang Sáng - đã viết, đã chơi và đã sống” - Trích: Báo Nhân dân
Nhận xét về “một trong những con khủng long quý hiếm của nền văn học thời chiến
trận mà tác phẩm không có hận thù”, nhà văn - nhà phê bình văn học Ngô Thảo tổng
kết bằng một câu ngắn gọn nhưng không thể đầy đủ hơn: “Nhà văn sinh ra vốn được
mặc định phải gánh trên vai rất nhiều trọng trách. Riêng ông Sáng chẳng chịu gánh cái
gì nhưng mang lại một gánh sách cho đời, âu cũng là một trường hợp đặc biệt”.
Với nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Quang Sáng là
“nhà văn của đồng bằng Nam Bộ”. Bởi “văn chương của ông hồn hậu, mang được hơi
thở, phong cách lẫn khẩu khí, phong độ của người dân Nam Bộ rất rõ. Tôi thấy anh
làm văn không hề cầu kỳ. Đọc văn anh có cảm giác như được tiếp xúc với cuộc đời
thật, với hơi thở cuộc sống thật, với những con người thật mình đã từng gặp đâu đó”.
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Nói ông mang lại cả gánh sách không sai, khi nhìn vào một danh sách rất dài các tác
phẩm văn xuôi (Con chim vàng, Người quê hương, Nhật ký người ở lại, Đất lửa,
Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch, Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng, Người con
đi xa, Dòng sông thơ ấu, Bàn thờ tổ của một cô đào, Tôi thích làm vua, 25 truyện
ngắn, Paris - tiếng hát Trịnh Công Sơn, Con mèo của Foujita, Nhà văn về làng….)
cũng như các kịch bản phim điện ảnh – truyền hình (Cánh đồng hoang, Pho tượng,
Cho đến bao giờ, Mùa nước nổi, Dòng sông hát, Câu nói dối đầu tiên, Thời thơ ấu,
Giữa dòng, Như một huyền thoại, Con khỉ mồ côi và mới nhất là 30 tập phim truyền
hình Khoảnh khắc Võ Văn Kiệt….).
Vài năm về trước, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã chuyển về quận bảy (Thành phố
Hồ Chí Minh). Mảnh đất ngoại thành với căn nhà cũ nát mà ông mua ngày nào, giờ
qua bàn tay cậu con trai cả là kiến trúc sư đã biến thành căn biệt thự ba tầng lầu
thoáng đãng, yên bình. Khoảng sân nhỏ trước nhà rợp bóng mát cây sa - kê, chiếc bàn
nhỏ không bao giờ thiếu ấm trà Thái Nguyên đậm đà, thức uống ông trót nghiện từ
những ngày sống và làm việc ở Hà Nội. Ông lặng lẽ ngồi đó, làn khói thuốc mỏng
mảnh vờn quanh mái tóc bạc trắng như cước của tuổi bát thập. Nghe ông bạn thân
Ngô Thảo bình luận, ông trầm ngâm nhìn tôi, gật đầu: “Chơi chữ thú vị đấy”.
Tự nhận “viết để chơi”, nhưng Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn làm việc cực kỳ
nghiêm túc. Trong Kỷ yếu Hội nhà văn Việt Nam, ông tự bạch: “Tôi bắt đầu cầm bút
năm 1952, hồi còn ở rừng U Minh đánh Pháp. Mãi tới 1956, truyện ngắn đầu tiên Con
chim vàng mới được in trên báo Văn nghệ. Đã hơn nửa thế kỷ cầm bút, có một số tác
phẩm, một vài giải thưởng nhưng tôi luôn tự hỏi, mình đã thật sự là nhà văn hay chưa?
Đó là lời tự vấn nghiêm túc và khắc nghiệt. Tôi đã, đang và sẽ trả lời trên trang viết”.
Trong cuộc trò chuyện hôm đó, ông tâm sự với kẻ hậu sinh- là tôi - rất nhiều điều gan
ruột. Ông bảo, mình chỉ có thói quen viết tay. Cũng đã có lần thử dùng máy tính,
nhưng nhìn cái màn hình là thấy mất hứng. Ngày còn trên rừng, ông toàn ngồi võng
sáng tác. Bản thảo hoàn thành là nhân viên điện đài chuyển ngay ra Hà Nội. Vì thế,
chỉ sau một tuần, người dân Nam Bộ đã được nghe Chiếc lược ngà qua sóng phát
thanh.
Viết, với ông, là chép ra giấy những điều đã nghĩ rất chín trong đầu. Nhiều truyện đã
theo đuổi ông cả chục năm nhưng thấy chưa chín nên nhất định chưa đặt bút. Ông thai
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

nghén những tác phẩm mới của mình mọi lúc, mọi nơi. Đang uống rượu, đang hàn
huyên với bè bạn ở quán cà phê vỉa hè hay đang ngồi xe taxi, những cốt truyện, chi
tiết vẫn không ngừng ám ảnh ông. Ông cười, đời văn có chút thành công nào là nhờ
chịu đi, chịu học. Tuổi trẻ cứ phơi phới theo chân bộ đội, lời ăn tiếng nói của người
dân Nam Bộ cứ thế nhập vô mình, rồi bước vào trang viết, riết rồi biến thành nét riêng
không trộn lẫn.
3. “Luận nghĩ về Bến quê - Nguyễn Minh Châu” - TS Nguyễn Thanh Tâm
Người đọc giật mình thảng thốt theo ánh mắt xa xăm tuyệt vọng của Nhĩ mà khuấy
quên những suy tư của Nguyễn Minh Châu gửi lại phía này của bờ sông, toang lở,
chông chênh và đau xót…
Nhĩ sẽ không bao giờ có thể đến được phía bên kia sông. Nơi ấy, gần mà diệu vợi. Bãi
bồi óng ả, màu mỡ như một ảo ảnh, một ốc đảo giữa cơn kiệt quệ của kẻ bộ hành mỏi
mệt, đuối sức. Không bao giờ Nhĩ có thể đến được, cả cậu con trai sức vóc của Nhĩ
cũng không đến được.
Thực ra, cái bãi bồi bên kia sông, niềm ao ước đến riết róng tuyệt vọng của Nhĩ chỉ là
một bờ trong triết lý của Nguyễn Minh Châu. Người đọc dễ dàng bị thôi miên bởi
cách đo lường có vẻ gần gũi “bãi bồi ở bên kia sông” nơi có vòm trời cao với những
tia nắng sớm hắt lên từ mặt nước, nơi óng ả “màu vàng thau xen với màu xanh non”
như “hơi thở của đất màu mỡ” để lơ đãng phía này của dòng sông. Triết lý của
Nguyễn Minh Châu được ẩn cài rất sâu bằng sự gián cách, nghi binh của bờ bên kia,
“kẻ cạn lòng” (chữ dùng của Chu Văn Sơn) khó mà nhận ra được. Triết lý ấy chỉ được
òa ra khi cơn lũ nguồn đổ về, xoáy riết vào những giấc ngủ âu lo.
Cuộc đời Nhĩ là một dòng sông đã bồi, đã lở đến chân cùng. Bồi đắp càng lớn đồng
nghĩa với sự xói lở càng nhiều (ở phía khác). Những niềm mê say của tuổi trẻ, đôi khi
làm ta lãng quên những xói lở của đời mình. Sắc bằng lăng cuối mùa đậm hơn, “tím
thẫm như bóng tối” là sắc hoa trong tâm tưởng của Nhĩ. Thiên nhiên mang biểu trưng
triết lý rất rõ, khi Nhĩ đã đi đến mùa cuối của cuộc đời mình. Phía bên kia sông, nơi
Nhĩ dồn tàn lực để “mê say, pha lẫn nỗi ân hận đau đớn” hóa ra lại vẫn là một đam
mê, một lý tưởng để Nhĩ quên đi phần ít ỏi, ngắn ngủi còn lại của đời mình. Người
đọc phải hai lần “giật mình” mới có thể nhận ra điều này. Cả đời Nhĩ đã từng đặt chân
đến không thiếu một xó xỉnh nào trên thế giới, khi ốm đau, di chuyển được năm mươi
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

phân anh ngỡ là nửa vòng trái đất thì bãi bồi bên kia sông xa xôi biết chừng nào! Nếu
cho rằng bãi bồi bên kia sông là điều gần gũi, bình dị mà con người cần phải trân
trọng thì bên này sông, nơi đêm đêm những “tảng đất đổ òa vào giấc ngủ” lại chính là
những mất mát, những đớn đau thầm lặng đã rơi tan vào dòng sông cuộc đời để lắng
tụ về bên kia. Sao lại không phải là thế nhỉ! Một bến sông quê gần gụi thân yêu, nơi
có bãi bồi màu mỡ, non mượt, và có cả một bến quê đã thầm lặng gửi những nỗi đau
vào dòng sông thăm thẳm của đời. Nếu Nhĩ ân hận, đau đớn vì chính mình chưa đặt
chân lên “bãi bồi bên kia sông” thì có lẽ anh phải đau đớn, ân hận hơn nhiều lần khi
“lần đầu tiên... thấy Liên mặc tấm áo vá”, cả “tiếng bước chân rón rén... suốt một đời
người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm”. Nhĩ sẽ tan cả lòng mình khi hằng đêm lắng
nghe tiếng bờ sông vỡ òa vào lòng con lũ đang về. Và trên chính cuộc đời anh, một
tấm thân đã mòn mỏi, kiệt quệ, khó nhọc với “phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt
vừa chai cứng vừa lở loét”. Nhĩ như một tảng đất bên sông, rồi sẽ òa vỡ vào dòng
sông, để lại Liên và các con cùng căn nhà chông chênh đầy những âu lo, mất mát. Hóa
ra, phía bên này của dòng sông mới thật dữ dội, thật đau đớn. Liên, người vợ đi ra từ
miền cổ tích của Nhĩ, dẫu “tâm hồn vẫn giữ nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu
đựng hy sinh từ bao đời xưa...” thì đêm đêm người phụ nữ ấy vẫn âm thầm nghiêng lở
vào dòng đời khi nghe lũ nguồn đang đổ về và nhìn người chồng đau yếu của mình.
Đứa con của Nhĩ, một phiên bản của người cha, rồi cũng sẽ chẳng bao giờ tới được
phía bên kia sông. Cậu có thể đi rất xa, nhưng sẽ trở về để nuối tiếc một dải phù sa,
một bến quê lở bồi đã trót lãng quên giữa dòng đời miệt mài.
Sẽ là chưa đầy đủ khi ta không chú ý đến phía này của dòng sông. Triết lý của Nguyễn
Minh Châu mang tính phổ quát hơn khi cả hai bờ được ý thức-hai bờ của dòng sông
đời người. Triết lý ấy được ẩn giấu sâu hơn, kín đáo hơn những gì lâu nay chúng ta
bàn luận. Suy đến tận cùng, “bãi bồi bên kia sông” cũng chỉ là một biểu tượng có tính
chất gợi dẫn. Nguyễn Minh Châu muốn thức tỉnh chúng ta, phải biết nâng niu, trân
trọng những điều bình dị, gần gũi xung quanh. Bãi bồi bên kia sông dẫn chúng ta đến
những điều còn gần gụi hơn, bình dị và đáng trân trọng hơn rất nhiều. Đó là manh vá
trên áo người vợ tảo tần, khó nhọc, là ngôi nhà đang run lên bên bờ sông lở mùa con
lũ đổ về, là sự sống đang từng ngày héo hon, tàn úa,... Vẻ mượt mà, óng ả, non tơ của
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

bãi bờ bên kia càng minh chứng cho những xói lở của phía này. Điều đó đâu phải lúc
nào ta cũng nhận ngay ra!
Khi Nguyễn Minh Châu tuyên bố “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh họa”, cũng là khi ông bước chân lên chuyến đò ngang duy nhất trong ngày từ
phía “bãi bồi bên kia sông” trở về bên này với bao ngổn ngang của thế sự đời tư.
Khoảng cách trần thuật được rút ngắn làm cho cuộc đời hiện lên chân thực hơn. Vẻ
non mượt của bãi phù sa bên kia sông đã có thời che lấp những xói lở âm thầm của bờ
sông bên này. Nguyễn Minh Châu sử dụng một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu
tượng (bãi bồi bên kia sông, bờ sông sụt lở dựng đứng, cậu con trai sa vào cuộc chơi
phá cờ thế, hoa bằng lăng cuối mùa,...) vừa có tác dụng biểu đạt, vừa gợi dẫn để các
vỉa tầng, các mặt sáng tối, bồi lở của cuộc đời được chiếu rọi, được nhận thức đầy đủ,
sâu sắc hơn.
Triết lý của “Bến quê” ôm gọn cả hai bờ, là triết lý của cả dòng sông. Chính vì thế,
“Bến quê” trở thành bến đỗ và dòng sông là dòng đời bồi lở. Ở đó, song trùng hạnh
phúc và đớn đau, xa mà gần, gần mà lại hóa xa xôi, âm thầm mà vô cùng dữ dội,...
Nhưng, cái cốt lõi cuối cùng, “Bến quê” trong tư tưởng triết luận của Nguyễn Minh
Châu lại chưa phải là “bãi bồi bên kia sông” mà chính là phía bên này với “dải đất lở
dốc đứng” chông chênh, đầy âu lo…
4. Phỏng vấn nhà thơ Viễn Phương về tác phẩm “Viếng lăng Bác”

Phóng viên: Thưa nhà thơ Viễn Phương, trong một lần nào đó, tôi được đọc một bài
viết của anh Lê Quang Vịnh trên báo Sài Gòn Giải phóng, kể rằng: “Lúc tôi 25 tuổi, bị
bọn Mỹ – Diệm kết án tử hình rồi chuyển thành trung thân khổ sai và đày ra Côn Đảo.
Trong chuồng cọp, địa ngục trần gian của nhà tù ấy, tôi bị bắt buộc phải nằm dưới
hầm suốt ngày…”. Trên vách chuồng cọp, tôi thấy chi chít những chữ ghi bằng nhiều
cách khác nhau. Có những dòng được khắc trên vôi bằng cái xương cá mắm. Có
những chữ bằng máu, có những ghi bằng than. Tôi đọc được bài thơ dài, chỗ này ghi
một đoạn, chỗ khác ghi một khúc ráp lại rất vần với nhau.
“Cha già ơi
Hôm nay mười chín tháng năm
Lòng con sáng tựa đêm rằm trung thu
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Con đang chúc thọ dưới mồ


Con đang dựng một rừng cờ trong tim
Đêm nay mộng hóa thành chim
Bay qua lưới sắt con tìm đến cha”
Sau này mới biết là thơ Viễn Phương, bài Chúc thọ dưới mồ. Tôi nghĩ rằng đó cũng là
hạnh phúc lớn của nhà thơ: Góp phần mình vào công cuộc giải phóng đất nước.
Nhà thơ Viễn Phương: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc ta là nguồn cảm
hứng vô tận của người sáng tạo văn, thơ, nhạc, họa. Trong kháng chiến chống Pháp và
Mỹ, các nhà thơ sống ở Nam Bộ đều có những tác phẩm viết về Bác. Trong nhà tù của
giặc, tôi luôn luôn nghĩ về Bác. Bác là nguồn động viên, cổ các chiến sĩ trong nhà tù.
Tôi đã viết bài thơ Chúc thọ dưới mồ, được các đồng chí trong tù thuộc, truyền cho
nhau. Tuy lời thơ còn mộc mạc nhưng là tấm lòng thành kính của tôi đối với Người.

Phóng viên: Phải đến khi đất nước thống nhất, ra thăm miền Bắc, anh mới có Viếng
Lăng Bác, đầy đủ độ chín và ngôn từ. Anh có thể cho biết bài thơ ra đời trong hoàn
cảnh nào?
Nhà thơ Viễn Phương: Khi Bác còn sống, nhân dân miền Nam mong muốn đất nước
giải phóng để đón Bác vào thăm. Nhưng rồi, ước mơ ấy không được toại nguyện. Khi
miền Nam giải phóng, mọi người đều muốn ra thăm miền Bắc, viếng lăng Bác. Năm
1976, tôi ra Hà Nội, được đến viếng Bác.

Sáng hôm ấy mưa phùn, Hà Nội lây phây trong gió rét, tôi được nối vào dòng người
vào lăng Bác. Chúng tôi đi từ hướng chùa Một Cột. Sương toả mênh mông, những
hàng tre xanh sẫm, những gốc đào hoa đỏ rực… Tất cả đều thiêng liêng. Đến bên Bác,
ai cũng muốn dừng thật lâu. Bác nằm đó, thanh thản, giản dị, hiền từ như đang ngủ.
Ánh sáng dịu dàng tỏa xuống như giữa một đêm trăng thanh miền thôn dã. Tôi không
cầm nổi nước mắt. Ra khỏi làng, tôi đi như người mộng du và tứ thơ bật ra:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.”
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

Lời thơ thật giản dị. Tôi nghĩ, Bác của chúng ta vốn giản dị, Người ghét sự cầu kỳ,
làm dáng. Giản dị, trong sáng, sâu sắc cũng là bao quát trong thơ Bác. Tôi viết như là
ý nghĩ của mình. Và, đó cũng là tâm tư của nhân dân và chiến sỹ ở Nam Bộ với Bác.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Mặt trời của vũ trụ đối với mặt trời trong lăng. Đó cũng là hàm chứa sự vĩnh cửu của
sự nghiệp Bác Hồ tạo dựng và nhân dân ta, Đảng ta đã thực hiện: xây dựng một đất
nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di chúc của
Bác.
Hoa tươi là nét đẹp của thiên nhiên, hàng ngày dâng lên Bác rất nhiều nhưng tôi nghĩ
đến:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng Bảy mươi chín mùa xuân”
Dòng người vây quanh Bác trở thành hoa. Và dâng cho Bảy mươi chín mùa xuân, là
hoa tươi của cuộc sống.
Toàn bài Viếng Lăng Bác mang một không khí trang nghiêm, thành kính. Đoạn kết,
tôi muốn nói lên tình cảm của nhân dân, chiến sĩ miền Nam hứa với Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
5. “Nhà thơ Chính Hữu - đi qua nghìn dặm quê hương” - Báo CAND
Nổi tiếng sớm, nhưng Chính Hữu luôn là người nghiêm cẩn trên cánh đồng chữ nghĩa.
Sau 18 năm kể từ khi "Đồng chí" ra mắt bạn đọc, tập thơ đầu tay "Đầu súng trăng
treo" của ông mới được xuất bản và sau đó là "Thơ Chính Hữu" và "Tuyển tập Chính
Hữu", tổng cộng chỉ chừng dăm chục bài thơ. Thế nhưng, ngoài bài "Đồng chí" đã
được giảng dạy trong nhà trường, được phổ nhạc và nổi tiếng từ lâu bởi nội dung sâu
sắc, gây xúc động mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ, những câu thơ bất hủ của "Ngày
về", "Đi bộ", "Nụ cười" v.v… của ông vẫn mãi được bạn yêu thơ trân trọng.
Có lẽ, những gì ông có được bắt nguồn từ quan điểm sáng tác mà sinh thời, có lần ông
tâm sự: "Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói ít nhưng gợi nhiều những
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

tưởng tượng, lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang. Tôi
không thấy cần thiết phải làm nhiều, làm nhanh để rồi làm ẩu".
Nhà thơ cũng tâm sự: "Tôi tự xác định nên là, và chỉ có thể là một người làm thơ
nghiệp dư, tài tử, để có thể tự do. Để tự do viết những điều nội tâm mình thôi thúc
phải viết. Và tự do hủy bỏ những cái viết ra nhưng không vừa ý". Cẩn trọng trong
sáng tác, nhưng nhà thơ Chính Hữu cũng là người cởi mở và dễ tính trong cuộc sống
đời thường. Làm tuyên huấn nhưng ông ít nói, lại càng "lười" nói dài.
Có lần, bài thơ của nhà thơ Anh Ngọc nói về một người lính Nga trước khi ra trận đã
gặp một cô gái và anh tâm sự với mẹ về việc sẽ có con, đã không được duyệt (khi ấy,
Phòng Văn nghệ của Cục Tuyên huấn duyệt bài của Tạp chí). Là thư ký của Tổng
Biên tập, nhà văn Ngô Vĩnh Bình mạnh dạn đến xin ý kiến nhà thơ Chính Hữu.
Trong khi anh Trung sĩ trẻ choáng ngợp trước người chỉ huy nổi tiếng, thì ông dịu
dàng hỏi anh đã đọc bài thơ chưa và ý kiến thế nào? Ngô Vĩnh Bình thưa đã đọc và
thấy không có vấn đề gì, nhà thơ Chính Hữu nhẹ nhàng: "Vậy thì có gì mà không
đăng!". Lần gặp đó đã đi vào ký ức nhà văn trẻ với tình cảm trân trọng về một nhà thơ,
một vị chỉ huy giản dị. Khi được ông tin tưởng giao làm "Tuyển tập Chính Hữu", nhà
văn Ngô Vĩnh Bình càng hiểu thêm con người nhà thơ. Là người cẩn trọng đến mức,
có những bài thơ đã làm được vài chục năm, ông vẫn còn sửa chữa.
Có lẽ, lần "thỏa hiệp" duy nhất của ông khi làm tuyển tập là lúc ông định sửa tên bài
thơ "Đồng chí" thành "Đầu súng trăng treo". Sau những tranh luận, ông mới đồng ý
với nhà văn Ngô Vĩnh Bình về việc giữ nguyên tên cũ. Còn những bài khác, ông kiên
quyết bảo vệ quan điểm của mình. Thậm chí, nhiều đêm đã khuya, ông còn lên tận
phòng nhà văn Ngô Vĩnh Bình để sửa một câu hoặc chỉ một từ. Dù Ngô Vĩnh Bình
thuyết phục thế nào, ông cũng không chịu đưa bài "Ngày về" vào tuyển tập, mà chỉ
đồng ý cho trích, vì cho rằng, giọng điệu "đao to búa lớn" của bài đó không hợp với
tạng điềm đạm, quê hương của ông. Nhưng thật may sau đó, nhà văn Ngô Vĩnh Bình
đã "bí mật" đăng bài thơ đó trên Báo Văn nghệ, bạn đọc mới được biết đến những câu
thơ ám ảnh: "Rách tả tơi rồi đôi hài vạn dặm/Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa"
của nhà thơ lớn.
Nhớ về ông, Thiếu tướng - nhà văn Hồ Phương cũng bồi hồi ký ức đẹp: "Chính Hữu
là một nhà thơ tài năng, có cảm hứng sáng tác độc đáo mà sâu sắc, chặt chẽ, cẩn thận
Instagram: gacmaivanchuong - Học văn cùng Gác mái

trong từng con chữ, từng ý, từng vần. Ông sáng tác hơi ít nhưng lại tinh. Trong thơ
ông có tư tưởng triết học mà không phải nhà thơ nào cũng có". Nhà văn Hồ Phương
tâm sự: "Mặc dù ông là chỉ huy, nhưng khi gặp nhau ngoài công việc, nhà thơ Chính
Hữu cư xử với anh em văn nghệ chúng tôi rất tình nghĩa và hòa nhã, không phân biệt
cấp bậc, chức vụ. Đó là một nhà thơ có lối sống giản dị, phong nhã của một trí thức
Hà Nội gốc xứ Nghệ.
Gắn bó gần hết cuộc đời với Quân đội, toàn bộ sự nghiệp thơ của ông cũng chỉ viết về
người lính và chiến tranh, với tư tưởng nhất quán và tình cảm cách mạng sáng trong,
nồng hậu. Phông văn hóa rộng, sự lịch lãm và hào hoa của nhà thơ cùng tài năng và
tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm cẩn của ông đã để lại những dấu ấn khó quên
trong lòng bạn đọc và tình cảm sâu nặng, ký ức đẹp đẽ với bạn bè văn chương"

You might also like