You are on page 1of 3

PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH TIA NẰM GIỮA

PP1: Cho góc xOy và tia Oz. Trên tia Ox lấy điểm A, trên tia Oy lấy điểm B. Nếu
đoạn thẳng AB cắt tia Oz tại C nằm giữa A và B thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và
Oy.

PP2: Xét trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox: nếu xOz < xOy thì tia Oz
nằm giữa hai tia Ox và Oy.

PP3: Nếu xOz + zOy = xOy thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

PP4: Nếu Oz là tia phân giác của xOy thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

PP5: Nếu tia Oy và Ox cùng thuộc hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ chứa tia Oz và
xOz + yOz < 1800 thì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

PP6: Nếu tia Oz nằm giữa Ox và Oy. Tia Om nằm giữa tia Ox và Oz. Tí On nằm giữa
tia Oy và Oz thì tia Oz nằm giữa tia Om và On.

PP7: Nếu tia Ox và Oy là hai tia đối nhau thì mọi tia Oz (với góc O) đều nằm giữa
Ox và Oy.

Bài 1. Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox. Vẽ hai góc xOy và xOz sao
cho xOy = 1400, xOz = 700

a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại. Vì sao?
b) So sánh xOz và yOz
c) Tia Oz có là tia phân giác của xOy không? Vì sao?

Bài 2. Vẽ 2 góc kề bù xOy và yOz, biết xOy = 600. Ot là tia phân giác của góc xOy.
Tính zOt.

Bài 3. Vẽ 2 góc kề nhau AOB và BOC sao cho AOB = 500; BOC = 800. Vẽ tia OD là tia
đối của tia OC.

a) Tính số đo góc AOC


b) Chứng tỏ tia OA nằm giữa hai tia OB và OD
c) Tia OA có phải là tia phân giác của góc BOD? Vì sao?
Bài 4. Cho góc tù xOy. Bên trong góc xOy, vẽ tia Om sao cho góc xOm bằng 90 0 và
vẽ tia On sao cho góc yOn bằng 900.

a) Chứng minh góc xOn bằng góc yOm


b) Gọi Ot là tia phân giác của góc xOy. CMR Ot cũng là tia phân giác của góc
mOn.

Bài 5. Cho góc aOb và tia Ot nằm giữa Oa, Ob. Các tia Om, On theo thứ tự là tia
phân giác của góc aOt và góc bOt. Chứng tỏ rằng mOn = aOb : 2.

Bài 6. Trên đường thẳng xx’ lấy điểm O. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ xx’ vẽ
các tia Oy và Oz sao cho góc xOy bằng 650 và x’Oz bằng 500.

a) Tính góc yOz


b) Tìm tia phân giác trong hình vẽ và giải thích
c) Trên nửa mặt phẳng bờ xx’ không chứa Oy vẽ tia Om sao cho xOm bằng
500. Chứng minh Oz và Om là 2 tia đối nhau.

Bài 7. Cho góc AOB và tia phân giác Ox của nó. Trên nửa mặt phẳng chứa tia OB
với bờ là đường thẳng OA, vẽ tia Oy sao cho AOy > AOB. Chứng tỏ rằng:

a) Tia OB nằm giữa hai tia Ox, Oy


b) xOy = (AOy + BOy) : 2

Bài 8. Cho góc xOy. Trên Ox lấy điểm A, B sao cho OA = 3cm; OB = 6cm. Trên tia
Oy lấy điểm C sao cho OC = 5cm

a) chứng minh rằng A là trung điểm của đoạn thẳng OB


b) Chứng minh rằng tia CA nằm giữa hai tia CO và CB
c) OM là tia phân giác của góc xOy. Tia OM cắt những cạnh nào của tam giác
ACB? Tại sao?

Bài 9. Cho điểm O trên đường thẳng xy, trên một nửa mặt phẳng có bờ là xy, vẽ
tia Oz sao cho góc xOz nhỏ hơn 900

a) Vẽ các tia Om, On lần lượt là tia phân giác của góc xOz và góc zOy. Tính góc
MON?
b) Tính số đo các góc nhọn trong hình nếu số đo góc mOz bằng 35 0
Bài 10. Cho tam giác MNP có góc N = 500, MN = 3cm. Trên tia đối của tia MN lấy
điểm Q sao cho MQ = 7cm. Gọi I và J là trung điểm MN và NQ

a) Tính IJ
b) Kẻ tia phân giác Np của góc PNM. Tính QNp
c) Trên nửa mặt phẳng không chứa P có bờ chứa tia NQ kẻ tia Np’ sao cho
QNp = 1/2PNM. Chứng minh rằng rằng hai tia Np và Np’ đối nhau.

Bài 11. Cho 2 góc kề nhau xOz = 800; yOz = 500

a) Tính độ lớn góc với tia Ox. Tính góc tOz

You might also like