You are on page 1of 2

Bài 1.

Cho đường tròn (O) bán kính R và hai điểm A, B thuộc (O) sao cho ^
AOB = 60◦ . Tính độ dài dây
cung AB và khoảng cách từ tâm đến dây cung theo R.

Bài 2. Cho đường tròn (O) bán kính R và hai điểm A, B thuộc (O) sao cho ^
AOB = 90◦ . Tính độ dài dây
cung AB và khoảng cách từ tâm đến dây cung theo R.

Bài 3. Cho đường tròn (O) và một điểm I nằm trong đường tròn. Vẽ dây cung MN qua I và vuông góc với
OI; dây cung CD qua I và không vuông góc với OI. Gọi H là trung điểm CD.
1. Chứng minh I là trung điểm MN.
2. Chứng minh ∆OIH là tam giác vuông, suy ra OH < OI.

Bài 4. Cho đường tròn tâm O và hai dây cung MN, QP bằng nhau, các tia MN và PQ cắt nhau tại 1 điểm
A nằm ngoài đường tròn. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của MN, PQ. Chứng minh:
1. AE = AF.
2. AM = AP và AN = AQ.

Bài 5. Cho điểm O cách đường thẳng a là 6 cm. Vẽ đường tròn (O, 10 cm).
1. Chứng minh rằng (O) có hai giao điểm với đường thẳng a.
2. Gọi hai giao điểm nói trên là B và C. Tính diện tích tam giác OBC.

Bài 1. Cho tam giác nhọn ABC. Vẽ đường tròn tâm O đường kính BC cắt cạnh AB, AC lần lượt tại D, E.
1. Chứng minh CD ⊥ AB và BE là đường cao của ∆ABC.
2. Gọi K là giao điểm của BE và CD. Chứng minh AK ⊥ BC tại M.
3. Chứng minh bốn điểm A, E, M, B cùng thuộc một đường tròn.

Bài 2. Cho ∆ABC vuông tại A (AB < AC). Đường tròn tâm I đường kính AC cắt BC tại H. Trên đoạn HC
lấy D sao cho HD = HB. Tia AD cắt đường tròn tâm I tại E.
1. Chứng mình AH là đường cao của ∆ABC.
2. Chứng minh DA · DE = DC · DH.
3. Gọi K là trung điểm AB. Tính số đo góc IHK.
4. Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp ∆AKH.

You might also like