You are on page 1of 4

I.

Mở bài:

– Giới thiệu Thơ Mới 1930-1945 và thơ ca giai đoạn 1945-1975.

– Giới thiệu cảm hứng lãng mạn trong 2 giai đoạn thơ ca.

II. Thân bài

– Khái quát về phong trào Thơ mới và thơ ca cách mạng 45-75

* Cảm hứng lãng mạn là gì?

Những điểm chung về cảm hứng lãng mạn trong phong trào Thơ mới và thơ cách
mạng 45-75:

– Thi vị hóa hiện thực.

+ Thơ mới: Hiện thực xã hội có nhiều trái ngang, bất công nhưng bằng cái nhìn lãng
mạn, các tác giả của phong trào Thơ mới đã thi vị hóa hiện thực, miêu tả hiện thực
không phải như nó vốn có mà như mình mong ước, tưởng tượng.

VD: Xuân Diệu trong Vội vàng.

“Của ong bướm này đây tuần trăng mật;


Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”

VD: Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ: khổ 1

+ Thơ cách mạng 1945 – 1975: Thi vị hóa hiện thực đấu tranh, có cái nhìn đẹp hơn về
hiện thực đầy gian khổ, vượt lên trên những khó khăn, mất mát, hi sinh.

Chiều tối

– Thơ cách mạng 1945 – 1975 đi sâu khai thác thế giới cảm xúc của cái tôi, phát huy
trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú. Chú trọng diễn tả những cảm xúc mạnh mẽ,
những tương phản gay gắt, những biến thái tinh vi trong tâm hồn con người. từ ấy
khổ 1

Những điểm riêng:

* Thơ mới:

Thơ mới đề cao cái Tôi cá nhân, một cái tôi không tìm được sự đồng điệu với thực
tại. Thơ mới thi vị hóa hiện thực nhưng theo hướng tiêu cực, là thoát ly hiện thực,
tìm đến một thế giới khác. Vì là cái Tôi cá nhân nên rất đa dạng, mỗi tác giả lại thể
hiện một cái tôi riêng, một cách thoát ly riêng.

+ Thế Lữ: Thoát ly vào cõi tiên.

+ Chế Lan Viên thoát ly vào cõi chết, cõi hư vô.

+ Nguyễn Bính thoát ly vào thế giới của những giấc mộng.

+ Xuân Diệu thoát ly vào thế giới của tình yêu.

+ Hàn Mặc Tử tìm về một thế giới mang màu sắc tôn giáo. Đây thôn vĩ dạ khổ 2

+ Vũ Đình Liên tìm về với quá khứ.

+ “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi
sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ….Huy Cận” (Thi nhân Việt Nam)

+ Thơ mới chú trọng thể hiện tiếng nói cá nhân đầy cảm xúc. Đó là nỗi buồn lãng
mạn, là sự chán chường, là sự lo âu, hoài nghi, băn khoăn,

VD:

“Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:


Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu đến nữa không phải rằng gặp lại.
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi”

(Vội vàng – Xuân Diệu)

– Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 nói chung, trong Thơ
mới nói riêng là chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, “tô vẽ hiện thực, hòng làm cho con
người thỏa hiệp với hiện thực, chạy trốn vào cõi sâu xa vô ích của thế giới nội tâm
bản thân, chạy trốn vào cõi mê muội của số kiếp con người với những tư tưởng về
tình yêu và cái chết” (Gorki).

Thơ cách mạng 1945 – 1975:

– Cái tôi trữ tình trong thơ cách mạng 1945-1975 là cái tôi gắn bó với cộng đồng, gắn
liền với nhân dân, tìm được tiếng nói chung, đi theo một đường hướng chung. Mỗi
bài thơ thể hiện một cái tôi trữ tình khác nhau nhưng đều mang một điểm chung là
gắn bó với nhân dân, với hiện thực cách mạng. từ ầy khổ 2
– Thơ cách mạng thi vị hóa hiện thực nhưng theo hướng tích cực, có cái nhìn đẹp hơn
về thực tại, vượt lên trên thực tại gian khổ, hi sinh. Vì thế, cái tôi không thoát ly thực
tại mà hướng về thực tại, hướng về cuộc sống xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
của dân tộc. Các nhân vật lí tưởng của thơ cách mạng 45-75 không chán ghét thực
tại, bất hòa với thực tại mà gắn cuộc đời riêng của mình với cuộc đời chung của dân
tộc. chiều tối

VD:

+ “Tây Tiến”: vượt lên thực tại khắc nghiệt.

+ Đoàn thuyền đánh cá: Niềm vui lao động trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội.

+ Việt Bắc: Hướng đến một tương lai tươi sáng hơn.

+ Thơ cách mạng cũng chú trọng diễn tả tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, phát
huy cao độ trí tưởng tượng nhưng đó là những niềm vui lớn, tình cảm lớn, lẽ sống
lớn, gắn liền với vận mệnh của dân tộc.

VD: lưu biệt khi xuất dương lẽ vinh nhục sách vở thánh hiền

Nguyên nhân của sự khác biệt: Do sự khác biệt về hoàn cảnh lịch sử và quan niệm
nghệ thuật.

– Phong trào Thơ mới:

+ Ra đời, phát triển trong giai đoạn 1930-1945. Đây là thời kì khó khăn của lịch sử
dân tộc. Đất nước bị xâm chiếm, rất nhiều cuộc khởi, nghĩa, đấu tranh giành độc lập
đã diễn ra nhưng chưa có kết quả cuối cùng. Một bộ phận tầng lớp trí thức, thanh
niên rơi vào tâm trạng bế tắc, hoang mang. Lại thêm ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, một cuộc khủng hoảng thừa, đời sống càng thêm
khó khăn, nạn cờ bạc, đĩ điếm, trộm cướp, thuốc phiện tràn lan. Tầng lớp trí thức
càng thêm chán ghét thực tại, bất hòa với thực tại nhưng cũng bất lực, chưa biết làm
gì. Họ tìm cách thoát ly, lẩn tránh thực tại chính trị xã hội của đất nước.

+ Quan niệm nghệ thuật: Ý thức cá nhân phát triển, văn học phát triển theo nhiều xu
hướng. Các tác giả đều tìm cho mình một cách thể hiện cái Tôi riêng.

– Thơ cách mạng 1945-1975:

+ Ra đời trong một bối cảnh thời đại có nhiều khó khăn nhưng hết sức oai hùng. Đất
nước chưa hoàn toàn thống nhất, chưa sạch bóng quân thù nhưng thắng lợi của Khởi
nghĩa tháng Tám đã tạo niềm tin tưởng của người dân ở sự lãnh đạo của Đảng.

+ Cuộc kháng chiến trường kì của ta cũng liên tiếp giành thắng lợi. Con người không
hoang mang, bơ vơ, lạc lõng giữa thời đại mà tràn đầy khí thế, sức mạnh đánh giặc,
chan chưa niềm tin vào tương lai tất thắng. Mỗi người dân đều hăng hái xung phong
ra trận, cho rằng, cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù, nên ra trận
đầy niềm vui và chiến đấu đầy hào khí, sức mạnh.
+ Văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, văn học phục vụ sự nghiệp cách
mạng nên đi theo một đường lối chung.

III. Kết bài: 


Khẳng định vẻ đẹp tính sử thi trong 2 giai đoạn văn học.

So sánh hình ảnh buổi chiều trong bài“Mộ”và trong khổ cuối bài“Tràng
giang”
Những nét tương đồng
– Dùng thi liệu cổ điển phương Đông cánh chim chiều, mây (chòm mây, núi, mây).
– Nét đượm buồn, vắng lặng, cô đơn.
– Mượn cảnh để bộc lộ tâm trạng (bút pháp tả cảnh ngụ tình) đặc sắc.
Những nét khác biêṭ
. Tràng giang
– Hình ảnh sông nước mênh mông, con người nhỏ bé trong cái bao la vô tận.
– Hình ảnh “con nước” buồn, cô đơn và lẻ loi.
– Không có biểu tượng của sự sống (“không khói hoàng hôn”).
. Mộ
– Cảnh chiều muộn buồn vắng của thiên nhiên nơi núi rừng hẻo lánh.
– Cảnh sinh hoạt ấm cúng, đầy sức sống của con người bên xóm núi với ngọn lửa hồng rực sáng trong lò than.
– Sự vận động theo mạch cảm xúc đi từ bóng tối đến ánh sáng.

So sánh cảm xúc của chủ thể trữ tình


Những nét tương đồng
– Đều buồn vắng, cô đơn trước thiên nhiên trong thời khắc của ngày tàn (có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con
người, cảnh và tình).
– Cả hai đều có tư chất nghệ sĩ trước những biến cảm của thiên nhiên.
Những điểm khác biêṭ
– Hồ Chí Minh người buồn vì nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí trong cảnh tù đày xa xứ. Huy Câ ̣n buồn vì nhớ nhà
trong cái “tôi” bé nhỏ của thi nhân lãng mạn khi đứng trước tràng giang mênh mang chưa tìm được hướng đi cho đời
mình.
– Huy Câ ̣n chỉ có buồn, và nỗi buồn đó ngày càng sâu thăm thẳm khi không tìm thấy biểu tượng của sự sống; còn
Hồ Chí Minh không chỉ có buồn mà còn có niềm vui khi chứng kiến và hòa vào với niềm vui cuộc sống của con
người.
– Một người là thi sĩ lãng mạn, một người là thi sĩ cách mạng.

Sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố trong bài thơ
– Bức tranh chiều muộn nơi núi rừng hẻo lánh mang đậm chất Đường thi càng thấm đượm nỗi buồn của người tù xa
xứ đang nhớ nước, nhớ đồng bào, đồng chí.
– Hình ảnh cô gái xay ngô thật hài hòa với ngọn lửa rực hồng trong lò than bởi chính ngọn lửa ấy đã làm bừng sáng
rực rỡ khuôn mặt của người lao động. Ngọn lửa hồng của thi liệu phương Đông đã thành ngọn lửa của tình yêu con
người, yêu cuộc sống trong thơ hiện đại.
– Cảnh chiều muộn nơi núi rừng và cảnh sinh hoạt bên xóm núi cũng hài hòa trong sự phát triển biện chứng của hình
tượng thơ để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất của tác phẩm. Đó là vẻ đẹp của bài tứ tuyệt, của phong
cách thơ Hồ Chí Minh.

You might also like