You are on page 1of 8

CHUYÊN ĐỀ:

Đặc trưng thơ trữ tình


“Thơ ca – nếu không có người tôi đã mồ côi”
Vấn đề thể loại

01 02 03
Tự sự Trữ tình Kịch
Trình bày đời sống qua Thể hiện những cảm nhận Phản ánh đời sống trong những
các sự kiện, biến cố chủ quan của con người mâu thuẫn xung đột được đẩy đến
NHÌN THẤY CẢM THẤY độ căng
HÀNH ĐỘNG
Định nghĩa
Định nghĩa: Thơ trữ tình (tiếng Pháp: poésie lyrique) là thuật ngữ dùng chỉ chung các
thể thơ thuộc loại trữ tình trong đó, những cảm xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của
Introduction
nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời sống được thể hiện một cách trực tiếp.
Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là
những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình.
You can give a brief description of the topic you want
Thơ trữ tình khởi to
phát
talktừabout
khát here.
vọngForđược thành thực
example, if youcủa con
want to người.
talk Thơ ca là “nhật
kí tâm trạng” vớiabout
những thú nhận
Mercury, youthuộc vềthat
can say tâmit’s
tư the
tìnhsmallest
cảm bên trong. Mỗi một sáng
planet
tác thơ ca là những trải nghiệm thuộc về cá nhân của nhà thơ. Người làm thơ để
in the entire Solar System
quan sát trải nghiệm nội tâm, lắng nghe chính mình, cách trò chuyện với nội tâm
chính mình. Tình cảm trong thơ gắn với hàng loạt chữ “tự” như (tự họa, tự thuật, tự
tình, tự thú).

Thơ trữ tình gắn liền với “sự tự biểu hiện của chủ thể” (Hegel). Chủ thể tự biểu hiện
cảm xúc, tâm trạng trong thơ là nhân vật trữ tình.
Thơ trữ tình
● Nếu văn học nghệ thuật là “quy luật ● Sức mạnh của thơ trữ tình không chỉ là
riêng của tình cảm” thì điều đó được chỗ bộc lộ một cách chân thành, tinh tế
biểu hiện tập trung, sâu sắc nhất những rung động, những nỗi niềm riêng
trong thơ. Heghen cho rằng: “Thơ bắt tư, chủ quan, thầm kín của con người mà
đầu từ cái ngày mà con người cảm còn có khả năng thâm nhập vào những
thấy cần phải tự biểu hiện lòng mình”. chân lí phổ biến nhất của tồn tại con
người, đạt được những khái quát nghệ
thuật cao. Khái quát trữ tình thường có
tầm vóc phổ quát nhất về tồn tại và nhân
sinh, về sự sống và cái chết, về tình yêu
và hạnh phúc, về lí tưởng và tương lai,...
Cái tôi trữ tình

Sáng tạo thơ là một hành động chủ quan, cái chủ quan tồn tại và trở thành trung tâm
quy tụ mọi yếu tố khác như: cảm hứng, tư tưởng, tình cảm, giọng điệu, lời thơ…Cái
chủ quan được biểu hiện cụ thể bằng cái tôi trong thơ. Cái tôi trữ tình là sự tự ý thức
của cái tôi trong nghệ thuật thi ca, cái tôi của hành vi sáng tạo, là quan niệm về cái
tôi được thể hiện thông qua phương tiện trữ tình.
“Cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ được nghệ thuật hoá, là sự biểu hiện bộ mặt tâm
hồn, biểu hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ trong thơ”

Nhân vật trữ tình

Nhân vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc suy
nghĩ ...của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân
vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý
nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác
phẩm.
LƯU Ý VỀ KẾT CẤU
Sự hình thành của kết cấu thơ trữ tình cũng như bề rộng và chiều
sâu của nó gắn liền với sự biểu hiện cái tôi trữ tình, gắn liền với
quá trình cái tôi trữ tình tự đào sâu vào mình, soi ngắm, quan sát
và tự thể nghiệm mình thông qua các trạng huống cụ thể, cá biệt.

Nói cách khác, kết cấu thơ trữ tình là sự tổ chức bài thơ nương
theo quá trình tự biểu hiện và bộc lộ của cái tôi trữ tình
VỀ TỨ THƠ

Định nghĩa Đặc điểm


Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ Tứ thơ quy định sáng tạo của hình tượng thơ, phân
trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá biệt hình tượng thơ mang tính khái quát, cô đọng,
trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả thấm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với hình ảnh
các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan.
thống nhất. Nói cách khác, tứ thơ chính là sự phát hiện – phát
hiện của nhà thơ về bản thân và thế giới

””Ngôn từ, lời, chữ, vần rất là quan trọng, bởi thơ là nghệ thuật của
ngôn ngữ. Tuy nhiên, đó là cái quan trọng thứ hai, mà cái quan trọng
thứ nhất, làm rường cột cho tất cả, là cái tứ thơ, nó chỉ đạo cả bài. Làm
thơ, khó nhất là tìm tứ”. (Xuân Diệu)

You might also like