You are on page 1of 27

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ VĂN HỌC

* Đặc trưng văn học:


- Đối tượng: hiện thực đời sống, trung tâm là con người
- Chất liệu: ngôn ngữ
- Phương thức phản ánh: hình tượng nghệ thuật
1. Đặc trưng ngôn ngữ đặt trong tương quan các loại hình nghệ thuật:
Nghệ thuật Văn học
khác
- Âm nhạc: giai - Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, là chất liệu của văn học
điệu, tiết tấu => Tính phi vật thể: không thể cảm nhận trực tiếp bằng các
- Hội họa: giác quan, chỉ có thể cảm nhận bằng trí tưởng tượng (không
đường nét, màu phải hạn chế của văn học mà là một thế mạnh của văn học =>
sắc gợi ra những trường liên tưởng đa dạng, phong phú, đầy màu
- Điêu khắc: sắc, thanh điệu)
hình khối => Đặc điểm của ngôn ngữ của văn học:
=> Tính vật - Tái hiện thế giới, gợi tả được màu sắc, âm thanh, đường nét
thể: có thể nhìn và hình khối mà không cần dùng các vật liệu trực tiếp; tái hiện
thấy, sờ thấy, được những cảm xúc mong manh, vi tế, mơ hồ nhất.
cảm nhận trực + Tái hiện âm thanh:
tiếp bằng các / Sử dụng từ tượng thanh: “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế
giác quan. ngồi”: Từ láy tượng thanh toàn phần “ầm ầm” gợi tả sự dữ dội
của tự nhiên, của tiếng sóng cũng là từ tượng thanh trong cõi
lòng, trong tâm trạng của nhân vật trữ tình, những dự cảm về
tương lai sóng gió.
/ Không dùng từ tượng thanh: “Bốn dây như khóc như than/
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”: Bằng hình ảnh so
sánh, Nguyễn Du không chỉ miêu tả một bản đàn buồn mà còn
gợi cảm giác não nề, nức nở. Tâm trạng của người đánh đàn đã
nhập hòa làm một với tiếng đàn. Không dừng lại ở việc gợi lên
âm thanh mà còn xoáy sâu vào chiều sâu của âm thanh, của
cảm xúc, tâm trạng người gảy đàn là Thúy Kiều.
/ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ Trăng lồng cổ thụ bóng
lồng hoa”:
/ “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch
dương”: Từ láy “lao xao” gợi lên sức
+ Tái hiện màu sắc:
/ “Hòe lục đùn đùn tán rợp giương/ Thạch lưu hiên còn phun
thức đỏ”: sự vận động bên trong của vạn vật. Không chỉ miêu
tả màu xanh bên ngoài tĩnh tại mà gợi tả sức sống căng tràn
bên trong sự vật. Sắc xanh và đỏ đang rạo rực nhựa sống, như
muốn sinh sôi thêm, sinh sôi thêm.
/ “Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh/ Trăng thương, trăng
nhớ, hỡi trăng ngần/ Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm..” :
Xuân Diệu nói được phút giây rất kì diệu khi trăng và đàn
không tách rời, mà có sự đan chiếu, quyện vào nhau, thống
nhất thành một chỉnh thể không tách rời. Để rồi, “nguyệt cầm”
kia không chỉ là cung đàn đánh dưới ánh trăng sáng, mà chính
là việc cung đàn kia đã tấu lên những thanh âm linh ứng, chứa
đựng linh hồn, tâm trạng của vầng trăng. 7 chữ của câu thơ đầu
là sự hòa trộn của thanh âm và màu sắc, của ánh trăng và tiếng
đàn hòa hợp.
/ “Màu thời gian không xanh/ Màu thời gian tím ngát”: Thời
gian vốn không có màu
+ Tái hiện mùi hương:
/ “Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”:
/ “Hương thời gian không nồng/ Hương thời gian thanh thanh”:
+ Tái hiện cảm giác mơ hồ, tế vi:
/ “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam): “Chiều chiều
- Phá vỡ các chiều kích của không gian và thời gian; có thể co
dãn thời gian, kéo dài thời gian (về quá khứ, tới tương lai); có
thể nhảy vọt đến không gian khác
+ Thời gian:
/ “Chí Phèo” (Nam Cao)
 Nén thời gian (20-27 tuổi): không miêu tả cụ thể: “rồi
một hôm, hắn lại lù lù ở đâu lần về”: một sự kiện quan
trọng của con người lại không được miêu tả kĩ lưỡng,
không biết lí do, để lại khoảng trống liên tưởng cho
người đọc tự lấp đầy. Một con người bị bỏ lơ trong xã
hội mặc dù hắn đang sống ở làng, từng sống ở làng Vũ
Đại và không ai để ý. Sự biến mất của Chí Phéo không
được nói rõ, nhưng ai cũng hiểu hắn trở thành như thế là
do một tay của nhà tù thực dân. Tạo thành vết khắc
trong trang viết để người đọc hình dung sự tàn bạo,
khủng khiếp của nhà tù thực dân, trái ngược lại hẳn với
chức năng giáo dục, cải tạo của nó, chỉ biết Chí khác
hẳn, từ một anh nông dân canh điền hiền lành khỏ mạnh,
lại trở thành một kẻ méo mó nhân hình, nhân dạng, từ
một con người lương thiện thành một kẻ tha hóa. Nhà tù
thực dân đã ném lại cho cộng đồng một con người lầm
lì, “lù lù” mà không rõ nguyên cớ, đã thể hiện được sự
bất công và bạo tàn của xã hội thực dân nửa phong kiến
và thân phận con người bị bỏ mặc, rẻ rúng đến đáng
thương trong bối cảnh thời cuộc ấy.
 Duỗi thời gian: Chí Phèo đến nhà Bá Kiến
Lần 1: đến nhà Bá kiến với vai trò của người nông dân bị chèn
ép đến đòi lại công bằng (thế đối đầu với kẻ thù)
Lần 2: đến nhà Bá Kiến với vị trí của một kẻ lưu manh, đã biết
dọa giết, đòi tiền.
 Duỗi thời gian: 5 ngày ở bên Thị Nở: thời gian lương tri
trở về cũng bằng thời gian tha hóa. Chỉ cần tình thương,
bàn tau chăm sóc của người đàn bà dẫu có xấu xí, đần
độn, gàn dở đến thế nào cũng có thể gợi lại phần người
trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Sự duỗi dài từng con
chữ, câu văn trong phần này đã tô đậm cái hạnh phúc
trong cuộc đời Chí Phèo, giúp Chí Phèo bừng tỉnh, thức
ngộ về khát vọng và ước mơ được quay trở lại con
đường đúng đắn, hòa nhập cùng cộng đồng.
/ “Sầu đong càng lắc càng đầy/ Ba thu dọn lại một ngày dài
ghê”:
/ “Ngày qua ngày lại qua ngày/ Lá xanh đã nhuộm thành cây lá
vàng”: Nguyễn Bính đã phá vỡ nhịp thơ truyền thống quen
thuộc, câu thơ Nguyễn Bính lại chia theo nhịp lẻ. Thời gian
như kéo dài lê thê, thời gian của tâm trạng, của nỗi nhớ thương
dằng dặc, của nỗi sầu tương tư, nỗi sầu chờ đợi vò võ đến ngao
ngán, chán chường. Ba chữ “ngày” khiến câu thơ như lời thở
than não nề của Nguyễn Bính. Bằng sự co duỗi nhịp nhàng của
ngôn ngữ, Nguyễn Bính đã cho thấy một cung bậc của tâm
trạng tương tư. Thời gian từ mùa xuân đến mùa thu lại được
thể hiện bằng đúng một câu thơ lục bát. Thời gian chờ đợi
không ở ngày, ở tháng mà được tính bằng mùa. Nhưng nhìn ở
một góc độ khác, ngôn ngữ đã hữu hình hóa mối sầu tương tư.
Chính nỗi nhớ đã làm sầu vạn vật, đã làm úa cây lá vàng, biến
nó thành “cây tương tư” (Chu Văn Sơn). Chỉ ngôn ngữ mới
hữu hình hóa được những xúc cảm ấy.
/ “Tiễn dặn người yêu”: lời hện ước cho thấy sự bền vững
trong tình yêu của chàng trai dành cho cô gái
/ “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành): cuộc đời của một con
người được tái hiện trong một đêm, tạo nên tính thiêng, tính sử
thi cho hình tượng người anh hùng.
+ Không gian:
/ “Tràng giang”: Chỉ bằng 14 chữ, Huy Cận đã gợi lên được
không gian 3 chiều (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu). Nhà thơ
đã sử dụng những từ ngữ rất đơn giản như “lên” và “xuống”
được đặt trong thế tương phản đối lập, nắng xuống như đẩy
trởi lên cao đến mênh mông. Huy Cận đã vẽ bằng chiều sâu
với sự kết hợp từ vô cùng độc đáo “sâu chót vót”.
/ “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống/ Nhà ai Pha Luông
mưa xa khơi”: Câu thơ có nhịp ngắt 4/3 kết hợp với dấu phẩy
giữa câu thơ như hữu hình hóa điểm giao nhau giữa hai triền
dốc. Kết hợp từ rất đơn giản “lên”, “xuống” nhưng đã dựng lên
được hai triền dốc đối lập, hun hút lên và thăm thẳm xuống.
Người đọc như hình dung được một địa hình hiểm trở, cheo
leo, thử thách bước chân của người đi đường.
/ “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc.” (câu đầu “Rừng xà
nu” – Nguyễn Trung Thành) : Chỉ câu văn ấy thôi nhưng lại
dựng được tất cả vị thế của làng Xôma, ở giữa hố bom, nơi
nguy hiểm nhất, dễ dàng bị diệt vong nhất => Cho thấy thế
đứng hiên ngang, vẫn đứng vững, vẫn bám trụ của người dân
làng. Chỉ một câu thôi nhưng thấy được cả cái hoàn cảnh ngặt
nghèo, không khí thời đại căng thẳng nhưng cũng gợi lên được
cả tâm thế của con người thời đại; và dòng mạch văn chương
sau đó cứ tuôn ra trên trang văn Nguyễn Trung Thành.
/ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử): sự nhảy cóc của không
gian từ: khung cảnh miệt vườn (khổ1) – sông

2. Đặc trưng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ toàn dân
Ngôn ngữ đời Ngôn ngữ văn học
sống
- Phục vụ đời - Nơi kí thác tư tưởng của người nghệ sĩ.
sống: phục vụ - Đặc trưng ngôn ngữ văn học:
cho mục đích + Được lựa chọn chính xác, tinh tuyển
giao tiếp, âm / “Truyện Kiều” (Nguyễn Du): Chữ “tót” trong: “Ghế trên ngồi
thanh và ý tót sỗ sàng”; chữ “lờn lợt” trong “Thoắt trông lờn lợt màu da”;
nghĩa thống chữ “lẻn” trong “Rẽ song đã thấy Sở Khanh lẻn vào”; chữ
nhất, có tác “ngây” trong “Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”…
dụng biểu vật, / “Cá khe nước cõng lên đồng” (Bùi Giáng): Chữ “cõng” vốn
biểu ý một chỉ hành động mang trên lưng một thứ gì đó bằng cách còng
cách trực tiếp. lưng xuống, quặt tay ra phía sau để nâng đỡ; được nhà thơ sử
dụng ở đây với mục đích miêu tả hình ảnh khe nước chảy vòng
quanh đưa cá, “cõng” cá lên từng nấc ruộng bậc thang. Cá
dường như nằm trên “lưng” nước, nước di chuyển từng bước,
từng đoạn nặng nhọc để đưa cá lên đến đồng ruộng mênh
mông. Chữ “cõng” trước đã chứng tỏ một quan sát tinh tế của
người đã sống nhiều sống kỹ ở nông thôn, mà phải là nông thôn
vùng bán sơn địa. Nghe nói Bùi Giáng từng chăn dê ở vùng Đại
Lộc Quảng Nam, nên ông mới ông có thể viết nên câu thơ “Cá
khe nước cõng lên đồng”, đặc biệt dùng chữ “cõng” chính xác
đến như vậy. Nếu chưa nhìn thấy những mảnh ruộng bậc thang,
những khe nước được dân đào vòng quanh dẫn ra ruộng, cá
ngược theo khe nước mà lên đồng, sao cảm thấu hết tình ý tinh
vi của tác giả? Sao nhận ra được hết sự chính xác và tinh tế
trong việc sử dụng ngôn từ của Bùi Giáng? Khác với những
chữ “dẫn”, “đưa” – chỉ đơn thuần miêu tả sự chảy trôi thông
thường của nước, chữ “cõng” không chỉ nhập dẫn vào dòng
nước kia một linh hồn, biến nước trong khe trở thành một sinh
thể sống đang trong sự chuyển động như con người; mà còn
miêu tả được sắc thái, trạng thái của con nước - cũng là cảm
giác, tâm trạng của nhân vật trữ tình, của chính tác giả: khó
nhọc, đèo bòng, vất vả trong từng nhịp vận động nội tại. Đời
sống trong quá khứ của thi nhân là chuỗi những tháng ngày
“khổ đế” với biết bao những hưng chấn, thăng trầm. Ngày qua
ngày trôi qua đối với người thơ như những hành trình lao tâm
khổ tứ, buộc phải gánh vác, phải “cõng” trên mình những nặng
nhọc của nỗi đau đớn tinh thần, của trách nhiệm phải sống hết
quãng đời vốn nhiều phù hư, đau khổ. Bởi thế mà không thể
thay thế từ “cõng” bằng từ “địu”, bởi dù diễn tả hai hành động
có phần giống nhau, nhưng chữ “địu” lại nội hàm trong đó sự
âu yếm, tình yêu và nâng niu, ấp bồng quá! Chỉ có “cõng” mới
lột tả hết được thái độ của thi nhân trước món bổn phận với đời
đã trở thành món nợ trớ trêu mà dù không muốn, vẫn phải gánh
trên đôi vai hao gầy, thân thể tàn tạ bước từng bước nặng nề;
đồng thời khẳng định được tài năng tác giả và sự chính xác
trong ngôn từ được sử dụng trong những vần thơ của mình.
/ “Cậy em em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”:
 “Cậy” là sự đặt cả niềm tin, sự trông đợi của chủ thể tới
người nghe, là gửi trao hết tâm tình, là kí gửi hết khao
khát. Chữ “cậy” có sức mạnh ràng buộc giữa người nói
và người nghe, đồng thời cho thấy tình cảnh giữa Kiều và
Vân trong đêm trao duyên khó xử trước khi Kiều bị gả
đi. Chỉ có “cậy” mới có thể đặt đúng vào đó tâm sự của
Kiều, nỗi lòng của người con gái trong câu chuyện Trao
duyên chẳng dễ dàng, sự mong mỏi một cách thiết tha,
tạo ra sự trang trọng, sức nặng trong lời nhờ của nhân
vật. Phải là Nguyễn Du mới có thể chọn ra một chữ ngọc
lấp lánh thả trên trang bản thảo của mình.
 Nếu nhận lời là chủ động, chịu lời lại mang sắc thái bị
động. Với Vân, không hề có sự tự nguyện bởi phải thay
chị trả nghĩa cho chàng Kim. Trong chịu có sự hi sinh, sự
san sẻ nỗi đau với chị. Cô Kiều của Nguyễn Du hiện lên
đầy tinh tế, và Vân cũng bộc lộ được một nỗi khổ tâm
khi không được quyết định hạnh phúc của bản thân mình.
/ Từ “xanh ngắt” đã trở thành nét định danh cho mùa thu bắc bộ
trong thơ Nguyễn Khuyến. Không phải là xanh nhẹ, xanh ngọc,
xanh gắt gao, xanh mướt, mà là “xanh ngắt” trong thu vịnh
mềm mại non tơ; thu điếu trong trẻo và gần gũi; thu ẩm bình dị
và đơn sơ. Không phải thi nhân nghèo nàn về vốn ngôn ngữ,
hay bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một thi sĩ có ý thức rất
cao về sáng tạo, mà do từ “xanh ngắt” mới có thể lột tả được
linh hồn của bầu trời thu, một màu xanh trên diện rộng, trên bầu
trời thăm thẳm, cho thấy sức đẩy của không gian, vẽ ra độ cao,
độ rộng, độ sâu vô cùng của bầu trời thu bắc bộ.
/ “Mây biếc bay về đâu gấp gấp/ Con cò trên ruộng cánh phân
vân.” (Xuân Diệu): Trong thời khắc chuyển mùa, nhà thơ đã
thấy được bước đi của thời gian thông qua nhiều trạng thái mơ
hồ, tinh vi của sự vật, gấp gáp. Cho thấy “trạng huống” (chữ
dùng của Hoài Thanh) của tạo vật lúc bấy giờ. Sự hối hả của
mây trời, và sự chần chừ ngập ngừng của cánh cò. Dường như
trời đã thấm cái lạnh, vậy nên mây cũng nhanh chóng hơn, cò
cũng phân vân, bối rối, lưỡng lự tìm về chỗ trú rét. Chữ “gấp
gấp”, “phân vân” không chỉ đơn thuần cho ta thấy có thấy cái
động bề ngoài, mà còn cho thấy cái hồn của cảnh vật trong
khoảnh khắc chuyển giao giữa không gian của đất trời đang
nhuốm lạnh.
/ “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt
chữ điền” (Hàn Mặc Tử):
 Vẻ đẹp của miệt vườn thôn Vĩ trong nắng sớm bình
minh. Mỗi từ là một sự cân nhắc, là một dụng ý trong
việc gợi hình, gợi cảm. Cũng là nắng nhưng có tới hai
sắc độ “nắng hàng cau” và “nắng mới lên”: nắng và hàng
cau đều là danh từ, nhưng ở đây hàng cau đã trở thành
tính từ để mô tả sắc nắng: mô tả những tia nắng đầu tiên
của một ngày mà chỉ những loài cây cao như cau mới có
thể hứng lấy. Chữ “mới” đo lấy những hạt nắng đầu tiên
chạm tới vườn, vẻ đẹp thanh tân, trong sáng như muốn
thanh lọc mọi thứ trinh nguyên, trong trẻo. Nắng “mới”
lên, không phải nắng bình minh, nắng ban mai, chỉ từ
“mới” mới có thể đủ sức tô đậm cái tinh khiết, trong trẻo
của năng đầu tiên, phút nhất, mới có thể gọi đúng được
vẻ đẹp của năng trong thơ Hàn Mặc Từ như một khoảng
sáng, đúng với ý niệm của một nhà thơ luôn hướng tới
thế giới của “thượng thanh thiên”.
 Phải là “mướt” chứ không phải bất cứ màu xanh nào
khác mới có thể miêu tả được sắc xanh, sức sống của
miệt vườn thôn Vĩ. Chữ “mướt” đầu tiên thay cho chữ
xanh trong “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Chữ
“mướt” bản thân nó đã có chứa ánh xanh, xanh trên diện
rộng, xanh mượt mà, xanh óng ả, xanh nõn nà, xanh tràn
trề sức sống. Thậm chí là xanh có độ phản chiếu của anh
sáng mặt trời khi giọt sương đọng lại trên tán lá. Vì vậy
mà ông miêu tả “xanh như ngọc”, vừa là sự xanh trong,
vừa là sự rọi lại của ánh sáng mặt trời, làm bừng lên sức
sống của một vườn xanh trù phú, cho thấy cả bước đi của
cả thời gian và không gian cảnh vật. (Chỉ chữ “mướt”
thôi mà nhìn thấy cả màu, cả diện, cả ánh)
/ “Trong làn nắng ửng khói mơ tan/ Đôi mái nhà tranh lấm tấm
vàng/ Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lý. Bóng xuân
sang.” (Hàn Mặc Tử): Chữ “làn”, ửng, khói, mơ tan, các chữ
xếp bên cạnh nhau thật tinh tế! Không phải là ánh nắng, mà là
làn nắng, miêu tả được phút giây nắng vừa mới chớm, mới ửng
lên, hồng lên để tô điểm cho mọi cảnh vật. Ánh nắng chạm đến
cũng làm tan đi lớp voan của màn đêm đã phủ lên không gian,
hữu hình hóa những điều vô hình, có cảm giác từng làn nắng,
từng lớp voan của màn sương như có thể chạm vào được, cảm
nhận được bằng trực giác. Ánh nắng không rực rỡ, không chói
chang như nắng hạ. Ửng cho thấy cái lan tỏa vào đất trời trong
phút giây rất nhỏ, vừa mới lên thì đã làm tan làn khói, dựng lên
phút giây thần diệu của cảnh sắc mùa xuân.
/ “Hỡi lòng tê tái thương yêu/ Giữa dòng trong đục, bánh bèo
lênh đênh” (Tố Hữu): Không phải thắm thiết, sâu nặng, thiết
tha, các mức độ của “thương yêu< Tố Hữu đã dùng từ “tê tái”
để thể hiện sự tri âm với Nguyễn Du và Thúy Kiều, Phải tri âm
với người con gái lưu lạc bao năm “thanh y hai lượt, thanh lâu
hai lần”, phải đồng cảm với thân phận nổi trôi bèo dạt của
người có tài, có sắc nhưng bạc mệnh nơi Kiều hay của người
thơ có nhiều nỗi ẩn ức, khao khát tri kỉ, Tố Hữu mới có thể viết
ra được chữ “tê tái”, có xót xa, có đau đớn, có nhói buốt, có
nghẹn ngào. Chỉ “tê tái” mới có thể kéo người ta xuống không
đứng trên cao để ban phát tình thương hại, hay tình thương giả
dối, để biết đứng cùng hạng, đồng lòng, đồng tình, đồng cảm
với những người “phong vận kì oan ngã tự cư”, tài tử đa cùng.
“Thương yêu” nhưng đớn đau, “tê tái” bất lực; “tê tái” bất lực
nhưng vẫn mở lòng thông cảm, tri kỉ, “thương yêu”!
/ “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân):
 “Mùa xuân thì màu xanh ngọc bích, chứ không xanh
canh hến như sông ... sông Lô: nhà văn đã miêu tả được
hết sắc xanh trong, xanh lung linh, sang trọng của sắc
nước dòng sông Đà. Sông Đà không chịu sự lờ lờ, nhạt
nhạt hay đục, lập lờ không rõ nét, hơn hết tất thảy những
dòng sông lân cạn. Con sông từ chối sự dở dở ương
ương, ẫm ương, lỡ cỡ mà chọn cho sắc xanh ngọc cao
quý, sắc xanh đẹp nhất.
 “Mùa thu... da mặt của người bầm đi vì rượu bữa”:
Không chỉ là màu đỏ của phù sa, mà còn cho thấy sắc đỏ
hòa quyện cùng sắc tím. Đồng thời nhà văn cũng đã tả
đúng tính cách của con sông: đỏng đảnh thì tiết trời thay
đổi. Sông Đà không chỉ là một khách thể thẩm mỹ mà
còn là một nhân vật có tâm tình, có linh hồn, có cảm xúc.
 Mặt ông lái đò “méo bệch” đi khi bị con sống đánh một
ngón đòn hiểm vào hạ bộ. “Méo bệch” chứ không phải là
“méo xệch”, cho thấy cái hung bạo, dữ dội, bạo liệt của
con sông Đà. Từ “méo bệch” cho thấy sự biến đổi về
hình dáng, và cả sắc mặt của người lái đò. Phải là một
ngón đòn hiểm, dữ dằn như thế mới có thể thể hiện được
tài năng, phẩm chất nghệ sĩ của mình. Người lái đò vẫn
cố vang lên “tiếng chỉ huy tỉnh táo”, cho thấy cái bền gan
xử trí, cái hiên ngang kiên định của con người trong
Nguyễn Tuân.
 Hữu hình hóa độ dài của con sông, sự mượt mà vận động
miên man không ngừng nghỉ. Nhà văn sử dụng “áng tóc”
chứ không phải mái tóc, gợi tả được sự mềm mại, uyển
chuyển, nhân cách hóa con sông Đà trữ tình, gợi cảm. Đó
không chỉ gợi tả đặc điểm của dòng sông mà còn làm bật
lên cả tâm hồn của dòng sông, cái hồn của thiên nhiên
cảnh vật Tây Bắc
+ Tình hàm súc, đa nghĩa
/ “Tống biệt hành” (Thâm Tâm):
“Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say.”
Ba chữ “thà coi như” lặp lại ba lần ở ba câu thơ cuối như một
điệp khúc ngân vang ám ảnh, “gây nhiễu” dòng suy nghĩ về chủ
thể của người đọc, rằng: giữa “người đi” và kẻ ở, ai là kẻ đang
bày tỏ nỗi buồn, hay nỗi buồn ấy được kí gửi cho ai. Thêm vào
đó, còn là mức độ của nỗi buồn, là mức độ nỗi buồn sao tới
mức bi thương, vô vọng đến thế?
Nếu xét trên vị trí của chủ thể là “người đi”, tinh thần “nhất khứ
bất phục phản” của người mang dáng dấp của bậc trượng phu
xưa bỗng ngời sáng. Mỗi chữ “thà coi” cất lên như một nhát
dao sắc cứa vào cõi lòng của “người ra đi đầu không ngoảnh
lại”, như nén chặt nỗi đau thương, luyến lưu không nỡ xa rời
của nhân vật trữ tình, ngăn cho không bật ra tiếng nấc nghẹn
ngào, xem “mẹ”, “chị” hay đứa “em” nhỏ cũng chỉ như những
vật nhỏ bé tầm thường thoáng qua: là “chiếc lá bay”, là “hạt
bụi”, là “hơi rượu say”. “Thà coi” như vậy, “người đi” đã tự tạo
ra tâm thế “dửng dưng”, dù bản thân có phải đau đớn đến tận
cùng và những người thương yêu cũng phải chịu đựng cảm giác
nhói buốt đến vô cùng, âu cũng là một cách để cố gắng trấn an,
an ủi chính mình, để mạnh mẽ dứt quyết bước đi. Đó là nét
ngang tàng của “trai thời loạn”, của người anh hùng gác tình
riêng vì nghĩa lớn, sẵn sàng “da ngựa bọc thây” vào thời điểm
đầy nhạy cảm của lịch sử. Con người có đôi lúc cũng phải tự
bày ra những “cú lừa” vô hại nhưng cần thiết cho chính mình
và những người hậu phương. Chữ “thà coi” như một sự lựa
chọn bản lĩnh của đấng nam nhi, làm “người đi” nhẹ lòng trên
bước trường chinh, dẫu nhớ nhung đâu phải vì thế mà phai nhạt
trong lòng. Đồng thời, cũng chính hai chữ ấy đã làm vợi bớt đi
những giọt lệ của người ở lại, khi đọc thấy trong ánh mắt
“người đi” sự không vướng bận gia đình...
Nhưng nghĩ như vậy, có chăng là vô tình quá, tàn nhẫn quá?
Nên muốn hiểu cho bớt nhói buốt hơn, chữ “thà coi” ấy được
đặt cho chủ thể là chính những người ở lại: người “mẹ”, người
“chị” và người “em”, như cất lên những lời cuối cùng để lại
trước khi cất bước của “người đi”: “Xin mẹ hay coi con chỉ như
chiếc lá bay, chị hãy coi em là hạt bụi nhỏ, em chỉ coi anh như
hơi rượu say”. “Người đi” rồi cứ “thà coi” mẹ già ở nhà chỉ
xem bản thân mình là gốc cây cổ thụ, còn đứa con là chiếc lá từ
đó bay xa, chứ không phải lìa rơi, đứt gãy, dứt cành để đi tới sự
hủy diệt, có nét tương đồng với câu thơ “cánh hồng bay bổng
tuyệt vời” trong câu thơ của Nguyễn Du khi nói về người anh
hùng Từ Hải khi dứt áo ra đi. Người mẹ, đối tượng đặc biệt của
nỗi nhớ nhung đã được người ra đi dành cho sự bình tâm nhất,
cứng cỏi nhất trong lòng mình. Anh cứ xem mẹ coi chuyến
“hành” của người con như chiếc lá rời cành bay xa, mang theo
sự sống đến gieo trồng chồi xanh nụ biếc vào một miền đất
mới; lá bay như phấn thông vàng phiêu du trong gió đi tìm đất
lạ... Đến đây, chữ “lá bay” sử dụng tuy không mới, nhưng tính
hàm súc đã tạo cho câu thơ nghĩa mới, đầy sáng tạo và sức
sống. Đến với chị, “người đi” không để cho chị có cái nhìn thê
lương đó với em: nhìn em như hạt bụi hư vô trong “thân cát bụi
lại trả về cát bụi”. Em dù biết chị đã khóc cạn lệ, nhưng vẫn tự
nhủ, tự động viên mình coi việc người chị rơi chút nước mắt chỉ
như bởi do con mắt có vướng phải hạt bụi mà thôi, đâu phải
khóc do mình ra đi! Nghĩa là “người đi” cũng “nhẹ hóa” nhưng
giọt lệ trĩu nặng của chị để vững bước lên đường, mà cách hiểu
đó xuất phát từ chính sự đa nghĩa của câu thơ. Còn đứa em thơ,
trong con mắt “người đi”, đỏ hoe đôi mắt bởi nhớ thương người
anh đấy, cũng “thà coi” như do môi nhấp chút rượu nồng khiến
“đỏ mặt lên rồi, chuếnh choáng say” như Nguyễn Bính từng tả
chuyện trẻ con tập uống rượu mà thôi, đâu có khóc bởi sự chia
ly!
Ba câu thơ, ba lần chữ “thà coi” vang lên, lặp lại. Rõ ràng đây
là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Những chữ đa nghĩa, hàm súc
đã giúp tính cách của “người đi” phát triển một cách nhất quán:
đã ra đi là nhất quyết dứt áo lên đường, dù nhung nhớ bao
nhiêu cũng đành “coi như” không!
/ “Cô phàm viễn ảnh bích không tận/ Duy kiến trường giang
thiên tế lưu” (Lý Bạch):
Từ việc thấy cánh thuyền, đến mờ ảo trong viễn ảnh, đến hoàn
toàn biến mất trong khoảng không vô tận. Câu thơ không dùng
một động từ nào, nhưng lại cho thấy sự ra đi của con thuyền
cho thấy ánh nhìn đau đáu của Lý Bạch. Từ hình, từ ảnh đến cái
hun hút của không gian. Cái nhìn dõi theo của người tri âm tiễn
đưa người tri kỉ từ phút đầu đến phút cuối. Cô phàm còn là hình
ảnh của người ra đi, của tâm trạng người ra đi. Tấp nập bến
sông, nhưng tất cả thu lại trong một điểm tập trung duy nhất.
Phải chăng Lý Bạch đã rất thấu hiểu tâm trạng của người ra đi,
cảnh đông vui nhộn nhịp nhưng người lại âu lo. Con thuyền đi
về phía kinh kì, Lý Bạch từng bước vào và bước ra chốn xô bồ
nên càng thêm thấm thía hoàn cảnh, viễn cảnh trong tương lai
phía trước. Chữ “cô” không phải tâm trạng người ra đi thôi, mà
còn bao chứa cả tâm trạng của người ở lại; thể hiện sự tri âm,
đồng điệu, là sợi dây gắn kết tình cảm, sự thấu hiểu đến tri kỉ
giữa Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên. Hai người, hai viễn cảnh
khác nhau, nhưng đều có cùng chung một tâm trạng. Nói một
mà thành hai, nói bạn mà nói mình, nói cảnh mà nói tình, ấy là
cái hay trong cách sử dụng từ ngữ của Lý Bạch.
(So sánh với câu thơ của Nguyễn Bính: “Anh đi đó anh về đâu/
Cánh buồm nâu...Cánh buồn nâu...Cánh buồm...”, miêu tả sự
chuyển động thông qua cái nhạt dần, mất dần của hình ảnh và
màu sắc. Tất cả trôi đi và để lại chỉ một dấu chấm nhỏ, không
rõ hình, không đích ảnh, không biết màu.)
/ “Tùng khúc lưỡng khai tha nhật lệ/ Cô chu nhất hệ cố viên
tâm” (Đỗ Phủ)
/
+ Tính hình tượng, biểu tượng
/ “Thương lượng với thời gian” (Hữu Thỉnh)
“Tỉnh thức
Những hàng cây bật khóc.”
Trong câu thơ, “cây” được coi như một đối tượng ẩn dụ cho
con người, một con người thực sự với đủ đầy những rung động,
xúc cảm. Những từ ngữ trên bề mặt tuy nói về “những hàng
cây”, không lấy một chữ người, nhưng vẫn đủ sức gợi để người
đọc ngầm hiểu, ngầm liên tưởng tới đối tượng thực sự mà Hữu
Thỉnh đang nhắm tới: con người. Những con người sống trong
nhịp điệu vội vã của xã hội, bị cuốn đi bởi những cơn bão cuộc
đời như “cây” kia lay chuyển, chơ vơ trước những giông gió
giật cuốn, khiến họ quên đi những điều tốt đẹp của bản thân. Và
cuối cùng, khi “tỉnh thức”, giác ngộ cũng là lúc mà “những
hàng cây bật khóc”. “Cây” vốn chỉ là loài thực vật vô tri, vô
giác thuộc về tạo hóa thiên nhiên, nay đã thoát thai trở thành
một sinh thể sống con người có ý thức, nhận thức, có suy nghĩ
và có cả những rung cảm bật chợt, đột ngột trong tâm hồn khi
đứng trước một khoảnh khắc làm mình bừng tỉnh. Những lớp
người cũng từng như “những hàng cây” kia – vững vàng, kiên
cường, vươn lên thẳng tắp bất chấp mọi thách thức của gió bão,
của tự nhiên. Thế nhưng, họ trong những giây phút lơ đãng
cũng lại ngủ quên đi chính mình trước cuộc đời, và khi vội
vàng nhận ra, bản thân chìm trong hối hận, day dứt.
+ Tính cá thể, gắn với dấu ấn cá nhân

3. Đề minh họa:
Đề bài: Với các nhà hình thức luận Nga, sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ ca chỉ có
được khi nó: “thoát khỏi tình trạng tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen để trở
thành mới mẻ đầy tính nghệ thuật”, tạo ra những sự bạo động có tổ chức đối với
những lời nói thường ngày.”
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: “Ngôn ngữ thơ phải gần với tiếng nói
thường ngày nhất...Sự quyến rũ của ngôn ngữ không phải ở tầng tầng lớp lớp
những nghĩa và những cấu trúc đầy tính hình thức mà chúng ta cố tạo ra cho nó mà
sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ là khi nó bị ném thẳng vào bức tường của sự thật và
ngay lập tức bật lại như chúng ta ném một quả bóng.”
*Giải thích + Bình luận:
- Hai nhận định của nhà hình thức luận Nga và nhà thơ Việt Nguyễn Quang Thiều
đã đề cập đến hai quan điểm khác nhau về ngôn ngữ thơ ca và điều làm nên “sự
quyến rũ”, lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt của nó: một bên đề cao sự phá cách, “sự bạo
động có tổ chức” tạo nên những cơn rung chấn trong địa hạt ngôn từ một cách chủ
đích; một bên lại nhấn mạnh sự bình dị, mộc mạc, gần gụi với lời ăn tiếng nói
thường ngày của ngôn từ thơ.
- Bàn luận chung về vai trò của ngôn ngữ trong thơ ca: Văn chương nghệ thuật
phản ánh cuộc đời và con người thông qua hình tượng và lấy chất liệu là ngôn từ.
Hay nói cách khác, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học. Ngôn ngữ đóng vai
trò đặc biệt, là đơn vị cấu thành nên mọi kết cấu thẩm mỹ của tác phẩm, đặc biệt là
trong địa hạt của thơ ca. Jacobson đã từng quan niệm: “Thơ ca là nghệ thuật lấy
ngôn ngữ làm cứu cánh”. Thơ không phải là một công trình khô khan được lắp ráp
bởi những con chữ, mà phải là “tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức
chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”. Thơ ca ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ
đẹp toát ra từ “thực thể ngôn ngữ” ấy? Vũ trụ tâm hồn thi nhân có hòa điệu với xúc
cảm người đọc hay không, người cầm bút có tri ngộ được với độc giả để cất tiếng
những thông điệp, ý niệm riêng tư hay không, tất cả đều phụ thuộc vào chiếc cầu
nối ngôn ngữ có đủ “quyến rũ”, sức hút, sức lôi cuốn hay không.
- Ý kiến 1: Sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ ca chỉ có được khi nó “thoát khỏi tình
trạng tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen để trở thành mới mẻ đầy tính nghệ
thuật”, tạo ra những sự bạo động có tổ chức đối với những lời nói thường ngày =>
Nhận định của các nhà hình thức luận Nga đề cao tính lạ hóa, vượt khỏi những quy
chuẩn khuôn mẫu đời thường của ngôn ngữ thơ nhằm kiến tạo nên “sự quyến rũ”
hấp dẫn người đọc.
+ “Tình trạng tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen”: nhà thơ sáng tạo ngôn ngữ
thơ ca theo hình thức hời hợt, hàng loạt như một cỗ máy vô cảm. Ngôn ngữ được
“sản xuất” như những món hàng bán tràn lan, “tự động” được sản xuất theo đơn
đặt hàng chứ không được trau chuốt, Pautopxki gọi đó là: “những chữ xơ xác nhất
mà chúng ta đã nói đến cạn cùng, mất sạch tính hình tượng”. Không chỉ dừng lại ở
đó, “tình trạng tự động hóa” còn là việc sử dụng đến mức quen nhàm những điển
tích điển cố, những hình ảnh, từ ngữ biểu trưng đến mức đã trở nên sáo mòn, “mòn
nhẵn” theo một “thói quen” nhất định, không còn đem lại những sự tò mò, mới mẻ
nữa.
=> Lí giải sự xuất hiện của “tình trạng tự động hóa và mòn nhẵn theo thói quen”:
Việc văn học xuất hiện và đặt ra các quy tắc nhất định cho riêng nó, hình thành các
khuôn mẫu để người cầm bút áp dụng và sử dụng là điều không còn xa lạ, có thể
coi là tất yếu. Điều đó tạo nên hệ thống các quy ước giúp cho người đọc – người
viết dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, thấu hiểu thông qua tác phẩm văn học; đồng
thời giúp người cầm bút thuận lợi hơn trong việc truyền tải những ý đồ của bản
thân. (Dẫn chứng: Biểu tượng cây tùng – người quân tử; lá vàng rơi – mùa thu –
buồn,…). Nhưng khi bị lạm dụng, lặp đi lặp lại quá nhiều bởi các nhà thơ, các thế
hệ sau này, chúng vốn mới mẻ lại trở nên quen nhàm, sáo mòn, cũ kĩ, trở thành
những nếp gấp bùng nhùng trong tư duy, không còn gì hấp dẫn, mới mẻ.
+ “Thoát khỏi” tình trạng đó, ngôn ngữ thơ ca mới có thể “trở thành mới mẻ đầy
tính nghệ thuật”:
/ Xuất phát từ bản chất của nghệ thuật: Nếu các bộ môn khoa học nói bằng cái ta,
thì nghệ thuật cất tiếng nói riêng của mình với nhân loại bằng cái tôi. Sự “bình
thường chính là cái chết của nghệ thuật” (Victor Hugo), nên chỉ khi “bất bình
thường”, nó mới có thể giúp văn học nghệ thuật giữ được nhựa sống căng tràn cho
riêng mình. Kị nhất là sự nhàm chán, lặp lại đến mòn sáo, ấy chính là văn chương,
và người nghệ sĩ hoàn toàn thức nhận được chân lý đó. Người cầm bút bao đời đã
có nhiều nỗ lực sáng tạo, cách tân đầy mới mẻ cho những “đứa con tinh thần” của
mình trên nhiều phương diện khác nhau: tư tưởng, bút pháp, kết cấu, bố cục, nhân
vật,.. Và trong số đó, những bước tiến cách tân trong ngôn ngữ đã được ghi nhận
mạnh mẽ nơi người nghệ sĩ trong các thể loại văn học, đặc biệt là thơ ca – loại hình
phản ánh “cái nhụy của đời sống” (Phạm Văn Đồng) bằng sự sắp xếp điêu luyện
của ngôn từ nghệ thuật và những âm giai nhạc điệu thoát ra từ bản nhạc ngôn ngữ
ấy.
/ Ngôn ngữ liên tục phát triển theo sự vận động của cuộc sống. Do đó, ngôn ngữ
được sử dụng trong thơ cũng phải liên tục được làm mới. Rồi từ đó mới cập nhật
và điều chỉnh, định hướng cho cuộc sống này tới những giá trị mới. Đó chính là sứ
mệnh của thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Tuân theo quy luật của sự phát
triển, ngôn ngữ thơ ca muốn kiến tạo cho mình một sức cuốn hút, hấp dẫn, quyến
rũ từ bên trong cần thiết thoát mình mạnh mẽ khỏi vỏ bọc của sự mòn sáo đã trở
thành thói lệ, những “sáo ngữ ồn ào” (chữ dùng của Nguyễn Tuân). Chỉ khi ấy,
ngôn ngữ thơ mới thực sự được trả về với hai chữ “nghệ thuật” ban đầu của nó, với
dáng hình và cả tâm hồn chữ nghĩa cũng thật “mới mẻ” chưa từng có.
+ “tạo ra những sự bạo động có tổ chức đối với những lời nói thường ngày”: Để
làm được điều đó, ngôn ngữ thơ cần hướng tới việc “tạo ra những sự bạo động có
tổ chức đối với những lời nói thường ngày” – những cuộc phá vỡ những quy
chuẩn, mực thước, khuôn phép trong ngôn ngữ để cách tân, đổi mới làm rung
chuyển, tái tạo lại những ngôn ngữ trong tiếng nói hằng ngày chưa được lọc luyện
qua bàn tay nghệ sĩ. Điều này là cần thiết vì ngôn ngữ trong thơ ca không giống
với ngôn ngữ bình dân được sử dụng ngày thường. Như Nguyễn Công Trứ đã từng
tâm sự: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”. Ngôn ngữ thơ thậm chí muốn gây nên
được sự “rung động” cho “triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”, phải đạt tới “lạ
hóa” – tức “sự bạo động” được đạt tới mức dữ dội, mãnh liệt nhất, gây ra những
cuộc rung chấn trong tâm hồn người đọc một cách mạnh mẽ. Bởi lẽ, “lạ hóa ngôn
từ”, những “sự bạo động” trong ngôn ngữ thơ không chỉ xuất phát từ nhu cầu đổi
mới của bản thân thi sĩ mà còn bắt nguồn từ bản chất của sự sống và nghệ thuật,
văn chương nói chung và thơ ca nói riêng phải là một sự sáng tạo không ngừng
nghỉ, không lặp lại một cách “tự động hóa” những điều đã “mòn nhẵn”. Chính sự
mới lạ, độc đáo ở nghệ thuật mới là “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ” (Nguyễn
Khải). Tất yếu, những cuộc “bạo động” trong ngôn từ ấy không thể là những bừa
bãi, nhất thời, cao hứng của cá nhân thi sĩ, mà phải nằm dưới sự kiểm soát, quyền
chủ động, “có tổ chức, được sắp xếp, biến hóa theo một ý đồ nhất định.
=> Dẫn chứng:
/ Đó có thể là những “sự bạo động có tổ chức” về mặt ngữ âm: Thêm đoạn những
trường hợp bạo động về ngữ âm (Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Hồ Xuân Hương –
nên lấy các nhà thơ cá tính độc đáo)
 “Tự tình I” – Hồ Xuân Hương:
“Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom”
Khuôn vần “om”, thơ Hồ Xuân Hương luôn đẩy sự vật đến mức cao trào về màu
sắc. Âm thanh đóng lại, tạo ra cảm giác bức bối, ngột ngạt cần được bung tỏa,
bung phá của một tâm trạng khó chịu, uất ức, nghẹn ngào của người con gái không
chịu chấp nhận, muốn phản kháng và phá vỡ cái đóng lại của âm thanh kia. Một
tiếng lòng phẫn uất, một tính cách bướng bỉnh, phá phách như muốn trêu gan,
thách thức với cuộc đời của Hồ Xuân Hương.
 Khoái cảm thẩm mỹ của ngôn ngữ thơ Lê Đạt trước hết và nổi bật nhất vẫn
là trò chơi xếp đặt vần độc đáo, tạo nên những “sự bạo động có tổ chức”
trước nhất về mặt hình thức bề mặt, ngữ âm của ngôn từ. Hình thức ngữ âm
ấy đặt trong hình thức thể loại lục bát lại gợi chất ca dao đồng dao:
“Lũ vật lớn bốc
Một đàn lốc nhốc
guốc khua cốc cốc
sơn bốn chân thò mộc
lộc ngộc
ngựa quần cộc.”
(Ông phó cả ngựa)
Vần “ôc” thật đắc dụng trong đoạn thơ, được Lê Đạt vận dụng trong các âm tiết
cuối cùng nơi mỗi dòng thơ một cách linh hoạt, liên tục, vô hình trung lập thành
một “sự bạo động có tổ chức” về mặt nhịp điệu và âm thanh của ngôn ngữ. Hợp
các âm tiết chứa vần này đã tạo nên một bức tranh sống động, tươi vui, nhộn nhịp.
Vần “ốc” vừa có đặc điểm tượng thanh, mô phỏng âm thanh do tiếng đục phát ra
của ông thợ mộc (Ông phó cả ngựa), vừa là âm thanh của tiếng vó ngựa, vừa có
khả năng tạo hình, gợi ra hình ảnh một bầy trẻ con vui nhộn, hồn nhiên bên đàn
ngựa gỗ.
/ Đó có thể là những “sự bạo động có tổ chức” về mặt ngữ nghĩa (Thêm đoạn các
trường hợp của sự bạo động về nghĩa)
 “Tràng giang” – Huy Cận: “Nắng xuống trời lên sâu chót vót”: “sâu chót
vót” (thông thường người ta nói: sâu hun hút, sâu hoăm hoắm, sâu thăm
thẳm) khiến không gian được mở rộng đến tất cả mọi chiều kích, vô cùng vô
tận => hồn thơ của cảm quan vũ trụ Huy Cận, không phải không gian mặt
nước – bầu trời, không gian mặt nước – đáy sông mà là không gian vô biên,
tuyệt đích, khôn cùng.
 “Vội vàng” – Xuân Diệu (sự bạo động về việc kết hợp từ ngữ, phá vỡ logic
kết hợp từ)
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Một khát vọng lạ lùng nhưng thật mãnh liệt. Câu thơ ngắn kết hợp với phép điệp
“tôi muốn” càng nhấn mạnh sự khát khao của tác giả, “tắt nắng”, “buộc gió” những
hành động không tưởng, thi sĩ muốn níu kéo những gam màu tươi vui của cuộc
sống, muốn giữ lấy hương thơm, muốn bất tử hóa vẻ đẹp mùa xuân. Cách dùng từ
thật mới, “nắng” - cái xuyên qua kẽ tay lại dùng chính đôi tay “tắt” để níu giữ,
“gió” - lướt nhanh, vô hình lại muốn ôm trọn, “buộc”, dẫu biết không thể nhưng
vẫn cố gắng, Xuân Diệu quả là một cái tôi đầy bản lĩnh, ngang nhiên, dám khao
khát đoạt lấy quyền uy của vũ trụ, điều mà xưa nay con người không dám. Chỉ là
chữ “tắt”, chữ “buộc” rất quen thường ngày mà giờ đây khi được “lạ hóa”, đặt
trong câu thơ lại lấp lánh tỏa ra một sức hút, hương vị độc đáo đến lạ kỳ.
 Ngõ Tạm Thương (Chế Lan Viên): chơi chữ “tạm thương” với “thương một
đời”.
/ Đó có thể là sự bạo động về mặt ngữ pháp:
 “Đàn ghita của Lorca” – Thanh Thảo:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh nơi đáy giếng.”
Đầu thế kỷ XX, Picasso đập phá đường chân trời trong hội họa, lập nên trường
phái lập thể. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại trong nghệ thuật hội họa. Đường chân
trời là cơ sở quan trọng làm nên luật viễn – cận quan trọng để phối cảnh trong
không gian ba chiều. “Sự bạo động có tổ chức đối với lời nói thường ngày” trong
tác phẩm là sự đập phá đi đường chân trời trong văn chương nói chung và ngôn
ngữ thơ ca nói riêng. Chất nghĩ trong thơ được tăng cường khiến toàn bài thơ giản
lược tối đa các quan hệ từ, không viết hoa các chữ đầu dòng, không xuất hiện các
dấu câu ngăn cách, phân bạch tư duy, cấu trúc như thông thường, khiến bài thơ trở
nên đa nghĩa, mơ hồ. Các danh từ được đặt cạnh nhau: “giọt nước mắt”, “vầng
trăng”, ý muốn chỉ giọt nước mắt vầng trăng là nước mắt thương tiếc vầng trăng
hay nước mắt sáng đẹp và vĩnh cửu như vầng trăng trên cao kia? Có lẽ là cả hai:
giếng nước, nơi kẻ thù vứt xác Lorca, lại là nơi sáng long lanh, tâm hồn người
nghệ sĩ như có vầng trăng soi rạng; sự dập vùi chuyển hóa thành thăng hoa – đó là
hào quang của chiến thắng, của sự sống bất tử nơi người anh hùng xứ sở Tây Ban
cầm.
=> tri âm ngay từ cấu trúc bài thơ: toàn bộ bài thơ là sự chảy tràn của hình ảnh thơ,
của cảm xúc thơ. Kết hợp với những tiếng đàn lila khi thăng khi trầm, khi cao khi
thấp. Khổ 1 là lời mở đầu cho bản đàn, khổ 2 bỗng đứt gãy âm thanh, khổ 3 âm
thanh tiếng đàn vang lên liên tiếp => cả bài thơ mới tạo nên một bản đàn nghệ
thuật, là lời tri âm với người nghệ sĩ xứ sở Tây Ban Cầm.
=> huy động trí tưởng tượng từ mỗi hình ảnh thơ, chứ không khám phá tứ thơ bằng
những câu trúc cú pháp câu thơ. Thanh Thảo buộc người đọc, ngầm hiểu với người
đọc bằng một phương thức mới, con đường mới để bước vào tác phẩm thông qua
những khoảng trống của ngôn ngữ thơ.
/ Không ai chôn cất tiếng đàn:
* không có ai chôn cất: số phận bi thảm của người nghệ sĩ tài ba => xót xa, đau
đớn, phẫn uất, nghẹn ngào
* không ai chôn cất được: sự bất tử của tiếng đàn, sự bất tử hóa của cái đẹp => tự
hào, sự tin tưởng về vĩnh hằng, bất tử của Lorca
/ Giọt nước mắt vầng trăng
* giọt nước mắt của vầng trăng: vạn vật, đến cả trăng ở trên cao kia cũng phải khóc
thương cho Lorca
* giọt nước mắt như vầng trăng:
- Ý kiến 2: “Ngôn ngữ thơ phải gần với tiếng nói thường ngày nhất...Sự quyến rũ
của ngôn ngữ không phải ở tầng tầng lớp lớp những nghĩa và những cấu trúc đầy
tính hình thức mà chúng ta cố tạo ra cho nó, mà sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ là
khi nó bị ném thẳng vào bức tường của sự thật và ngay lập tức bật lại như chúng ta
ném vào quả bóng.” => Nhận định của Nguyễn Quang Thiều đề cao sự giản dị,
hàm súc, chân thực và chính xác của ngôn ngữ thơ tạo nên sức quyến rũ muôn đời
của thơ ca.
+ “Ngôn ngữ thơ phải gần với tiếng nói thường ngày nhất”: những ngôn từ mà nhà
thơ sử dụng trong tác phẩm phải có độ xa lệch ít nhất với ngôn ngữ sử dụng trong
giao tiếp, nói chuyện hằng ngày. Thậm chí, ngôn ngữ thơ phải chứa cả yếu tố khẩu
ngữ.
=> Lý giải:
/ Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ đời sống, là lời ăn tiếng nói hằng ngày được lựa
chọn, gọt giũa để biểu hiện những tầng bậc xúc cảm riêng tư của chủ thể trữ tình.
Bởi thế, dòng sông ngôn ngữ thơ ca không thể tách rời khỏi mạch nguồn của đời
sống dân dã, tự nó đã chứa đựng những nét tự nhiên, gần gũi, bình dị quen thuộc
của ngôn ngữ “tiếng nói thường ngày nhất”, được biểu hiện ở nhiều phương diện
như: từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt, truyền tải thông tin,...
/ Hơn thế nữa, ngôn ngữ là phương tiện của tư duy. Thơ ca muốn chạm vào cảm
xúc người đọc, trước hết, ngôn ngữ phải dễ hiểu, “gần với tiếng nói thường ngày
nhất”. Ngôn ngữ càng thân thuộc, càng gần gụi với đời sống thường nhật sẽ càng
chiếm được cảm tình của nhân dân, người tiếp nhận một cách dễ dàng hơn. Nhiều
nhà thơ quan niệm rằng: làm cho ngôn ngữ thơ trở nên dáng vẻ mộc mạc, giản dị
mà vẫn toát được hết tiếng lòng cũng là cả một quá trình lao động nghệ thuật công
phu, đầu tư nhiều công sức. Cái gần gũi, “thường ngày” của thơ ca ở đây không có
nghĩa là ngôn ngữ thơ ca rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, xuề xòa, mà nó chỉ là một
phương diện khác của cái đẹp: cái đẹp xuất phát từ những điều giản đơn, những
xúc cảm chân thực, đời thường nhất. Những bài thơ thành công phải tạo được cảm
giác vừa xa lạ, vừa gần gũi. Vừa đóng lại và vừa mở ra. Vừa có khả năng giấu đi
mọi phô diễn của kỹ thuật ngôn từ, vừa như là sự liên tiếp của những hành động
vụng về nhưng chính xác đến không tưởng. Một khi ngôn ngữ của thơ ca là ngôn
ngữ của mọi trái tim, là tiếng nói chung của mọi nhà, nó sẽ có sức quyến rũ lâu dài,
đặc biệt mãnh liệt, như Tố Hữu đã từng quan niệm: “Bài thơ hay làm cho người ta
không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng
nói của ai, người ta cảm thấy như là tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình
vậy”.
/ Bản thân Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ có ý thức sâu sắc về việc cách tân
ngôn ngữ, lại nhấn mạnh, đề cao sự giản dị, chính xác của ngôn từ. Điều này không
phải sự ngẫu nhiên.
=> Dẫn chứng:
/ Các nghệ sĩ dân gian đã thể hiện biệt tài của mình ngay trên nền của những “tiếng
nói thường ngày nhất” của tập thể, nhân dân. Những khúc ca đưa đẩy, ví von, chào
hỏi, trách móc, giận hờn, thậm chí cả khẩu ngữ, những từ địa phương… đã được
biến hóa trong những bài ca dao ngắn họn. Giản dị nhưng không hề giản đơn, như
không hề có sự gia công về nghệ thuật, nhưng cũng chính từ đó, những xúc cảm,
tiếng nói của tâm hồn như được vút cao. Đó là ngôn ngữ thơ gần gụi với “tiếng nói
thường ngày”, được tạo nên từ “những chữ bình thường” (chữ dùng của Raxun
Gamzatop) nhưng lại có sức biểu cảm mạnh mẽ:
“Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”
Câu thơ lục bát không chữ nào là từ Hán Việt cầu kì, hoa mỹ, thậm chí lời “ước”
cũng được bộc bạch một cách thật trực tiếp, thẳng thắn, đậm chất khẩu ngữ thường
ngày; nhưng ý thơ vẫn rất ý vị và thơ mộng. Yếm đào là một phần trang phục
không thể thiếu của người con gái thời xưa, tạo nên vẻ đẹp e ấp, kín đáo mà đằm
thắm, dịu dàng. Chiếc “cầu dải yếm” kia được tạo ra để bắc nối bên này – bên kia
sông trong mong ước của cô gái, vừa thể hiện sự táo bạo trong hình ảnh, lại vừa
gợi đến một chiếc cầu tình yêu, chiếc cầu rạo rực yêu đương của trái tim người con
gái đầy thơ mộng và đẹp đẽ => trở thành biểu tượng độc đáo trong thơ về tình yêu,
khát vọng gặp gỡ và đính ước, nỗi nhớ của cô gái.
/ Dù ở giữa “quang cảnh trăm hoa” (Tô Hoài) của thời đại Thơ mới đầy những
cách tân mới mẻ, ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính vẫn gần gũi với lời ăn, “tiếng nói
thường ngày” của nhân dân bình dị. Đó là lối nói định ước, áng chừng trong trò
chuyện, giao tiếp – lối nói thiên về cảm tính rất đặc trưng của người Việt Nam:
“Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình với nhau.”
Ngôn ngữ thơ đậm tính khẩu ngữ, tựa lời kể chuyện, tâm sự của “em” với tôi về
câu chuyện của “chúng mình”. Từ “hình như” có chút gì mơ hồ, không xác định đã
diễn tả một cách thật tinh tế trạng thái e ấp, ngượng ngùng của cô gái đang yêu;
làm nổi bật thứ tình cảm trong sáng, nhẹ nhàng của tuổi trẻ. “Với nhau”, không nói
rõ là chuyện gì, nhưng ai cũng hiểu được ý tứ đằng sau đó. Đó có phải vì bởi, cách
nói ấy rất “gần với tiếng nói thường ngày” mà ta vẫn thường hay nghe, hay sử
dụng hay chăng?
+ “Sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ không phải ở tầng tầng lớp lớp những nghĩa và
những cấu trúc đầy tính hình thức mà chúng ta cố tạo ra cho nó”: phủ định sự
quyến rũ, cuốn hút của ngôn ngữ thơ là nằm ở những tầng vỉa ngữ nghĩa hoặc cấu
trúc kì lạ, câu nệ, cầu kì kiểu cách bên ngoài mà người làm thơ cố ý tạo cho chúng
một cách gượng ép, bó buộc, cưỡng bức. Đối với nhà thơ, sự hấp dẫn của ngôn từ
không phụ thuộc, bị quyết định bởi những sự phức tạp, đa nghĩa mà chúng ta tự
gán ghép cho nó, hay những “cuộc nổi loạn chữ nghĩa”, phá vỡ một cách bạo liệt
những ngôn ngữ thường ngày bằng các rườm rà về hình thức.
+ “mà sự quyến rũ của ngôn ngữ thơ là khi nó bị ném thẳng vào bức tường của sự
thật và ngay lập tức bật lại như chúng ta ném một quả bóng.”: so sánh, khẳng định
ngôn ngữ thơ như những quả bóng – có độ căng đầy và sức nén, tức đề cập tới sự
hàm súc, khả năng tiềm nghĩa của ngôn ngữ thơ. Và khi bị “ném thẳng vào bức
tường của sự thật và ngay lập tức bật lại”, ngôn ngữ thơ còn mang tính chân thực
và chính xác, phản ánh đúng và trúng cái thần của sự vật, hiện tượng; đồng thời
sức tác động, “đập” vào tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của người đọc của ngôn ngữ
thơ là rất lớn và mạnh mẽ.
=> Lý giải: Khởi nguồn từ đặc trưng của văn học: “tôn trọng sự thật” và những gì
đang thực sự xảy ra trong đời sống thực tại, ngôn ngữ thơ ca không thể nằm ngoài
quy luật phản ánh đó. Đặc biệt, với một dung lượng thường nhỏ gọn nhưng lại
mang tham vọng phản ánh sâu sắc như thơ, tính hàm súc và dồn nén phải được rất
đề cao và ý thức rõ ràng từ đầu bởi người cầm bút để có thể truyền tải được những
điều muốn nói tới người đọc. Thơ dù tương đối hay tuyệt đối cũng phải hướng tới
sự chính xác. Không cần rườm rà, điểm tô những thứ phụ kiện hay bóp méo chữ
nghĩa, ngôn ngữ thơ có thể vẫn giản dị, gần gũi, không cầu kì nhưng vẫn cần làm
toát được lên cái thần, cái hồn của đối tượng mà thơ đang phản ánh. Từ đó, “quả
bóng” ngôn ngữ thơ “ngay lập tức bật lại” vào thế giới cảm xúc người đọc, có khả
năng “đổi mới ý thức” (Nguyễn Thị Thanh Hương), tư duy và suy nghĩ của độc giả
- khả năng gây ra một sức tác động mạnh mẽ, đáng kể đến tâm hồn và lập trường
người tiếp nhận. Quá trình ấy xảy ra rất tự nhiên như một lẽ tất yếu, không có sự
ràng buộc, gượng ép.
=> Dẫn chứng:
/ Thơ haiku vốn là một thể loại thơ “tôn trọng sự thật”, đề cao cái “chân” của hiện
thực cuộc sống, loại bỏ tối đa những cầu kì, rườm rà đầy kiểu cách – những gì
thuộc về tính “hình thức” bên ngoài:
“Ôi hoa triêu nhan
Dây gàu vương hoa bên giếng
Đành xin nước nhà bên.”
(Chiyo)
Bài thơ nhỏ xinh, ngắn gọn không xuất hiện bất kì một tính từ mang hàm ý đánh
giá chủ quan nào cả. Nhân vật trữ tình dường như muốn giấu mình, lùi xuống một
bước để những sự vật giản dị, đời thường như bông hoa triêu nhan bé nhỏ, dây gàu
vương hoa kia được hiển diện. Mọi sự khách quan trong ngôn ngữ, hình ảnh phơi
bày lên trang viết, qua vài dòng thơ ngắn ngủi như “ném thẳng vào bức tường của
sự thật”. Ấy thế nhưng, sự xuất hiện của những sự vật thường bị khuất lấp ấy
không làm cho sức “bật lại” của “quả bóng” ngôn ngữ thơ bị giảm sút. Trong tinh
thần của Thiên thai tông, không chỉ loài hữu tình mà ngay cả loài cây cỏ cũng có
khả năng giác ngộ, tức là có Phật tánh. Bài thơ trên có thể được xem như một
tuyên ngôn hùng hồn của lòng từ bi Phật giáo và phảng phất triết lý của tông Thiên
thai. Nhà thơ nhìn thấy sự sống, nhìn thấy cái đẹp, nhìn thấy Phật tánh trong đóa
triêu nhan nhỏ nhoi nhưng bền bỉ - vốn là một loại dây leo, đã quấn vào dây gàu để
nở. Trước cái đẹp, trước sự sống, nhà thơ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn
thương, nên Chiyo đã chọn giải pháp “xin nước nhà bên”, để sự sống và cái đẹp
được hiện hữu, khác với một người lỗ mãng - sẽ dễ dàng bứt nhánh triêu nhan để
thuận lợi cho công việc múc nước của mình. Thực tại được mô tả như nó chính là,
không giải thích nhưng tự thân sự kiện đã nói nhiều hơn ba câu thơ ngắn ngủi. Đây
chính là tinh thần ý tại ngôn ngoại, lại cũng chính là sự vô ngôn của Thiền và là
tính nhân văn của Phật giáo. Cần phải có một nội tâm tĩnh lặng, một tính cách dịu
dàng và hơn cả là một tình thương lớn, một tấm lòng trắc ẩn lớn mới có cách hành
xử như vậy. Một đóa triêu nhan mỏng manh làm tỏa sáng một tình thương mênh
mông và cảm động, lan tỏa đến người đọc và để lại những giác ngộ trong tình cảm
và thức nhận sâu sắc. (người ta thường ít nhắc đến dây gàu trong không gian, một
vật người ta thường ít ngó ngàng tới; nhưng đến với Chiyo đã khẳng định mối quan
hệ gắn bó con người – tự nhiên và nâng lên thành một bài học triết lý sâu sắc)
/ “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”
=> Bằng những từ ngữ vô cùng giản dị, nhà thơ khái quát thành một quan niệm
sống triết lý rất giản dị nhưng người ta lại thường bỏ quên mất trong đời sống bộn
bề.
* Khái quát cuối:
- Khẳng định mối quan hệ tuy trái ngược, đối nghịch trong quan điểm của các nhà
hình thức luận Nga và nhà thơ Việt Nguyễn Quang Thiều, nhưng xét về một mặt
nào đó, hai nhận định vẫn có sự bổ sung cho nhau tạo nên một tiếng nói hoàn
chỉnh: Ngôn ngữ thơ có thể bình dị, gần gũi, cũng có thể được cách tân, sáng tạo,
lạ hóa, nhưng đều phải hướng tới “sự thật”, sức tác động mạnh mẽ, tích cực tới
cảm xúc và suy nghĩ của bạn đọc. Sự giản dị của ngôn ngữ làm thơ ca có sức lan
tỏa dễ dàng hơn, sức sống lâu bền hơn, sự sinh động, mới lạ của ngôn ngữ lại làm
các thi phẩm có sức cuốn hút, “quyến rũ” rất riêng.
- Muốn tạo nên “sự quyến rũ” cho thơ không nhất thiết phải tạo nên những cuộc
“bạo động” chữ nghĩa, bởi những câu chữ rất bình thường nhưng nếu đặt đúng chỗ,
chuyển tải được linh hồn của thi phẩm, chúng vẫn “sáng lấp lánh, kêu giòn và tỏa
hương” (Mai-a-cốp-xki). Những cuộc “bạo động” nếu diễn ra nhưng thiếu đi tính
“tổ chức” chỉ biến thơ ca thành trò chơi ngôn ngữ tiêu khiển. Nếu thiếu đi một hồn
thơ mãnh liệt và dạt dào xúc cảm thì ngôn ngữ thơ dễ dàng sa đà vào chủ nghĩa
hình thức, cấu trúc, dù có trau chuốt đến mấy cũng không thể trở thành bản hòa ca
làm xao xuyến tâm hồn, trái tim người đọc.
- Tuy nhiên, nói như Viên Mai: “Chỉ lời thơ tinh vi đẹp đẽ mới có thể khiến cho
người đọc cảm kích mà phấn chấn, còn như lời thơ quá đỗi ngay thẳng thật thà,
tầm thường, cũ kĩ thì có thể làm cho ai hứng thú được?”. Thơ ca tuy lấy chất liệu là
ngôn từ giản dị nhưng phải là thứ ngôn từ được chắt lọc, “chưng cất” (Chu Văn
Sơn) một cách công phu, đầu tư công sức, bởi “ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là sự
hóa công của người nghệ sĩ” (Bùi Giáng)
- Bàn luận về quá trình sống và sáng tạo chữ nghĩa của nhà thơ gắn với công phu,
cái tâm cái tài của người nghệ sĩ + yêu cầu cho người tiếp nhận.

- Cấu trúc bài: (các vấn đề lí luận: yêu cầu sáng tạo + vai trò của ngôn ngữ thơ +
đặc trưng của ngôn ngữ thơ)
+ Vai trò của ngôn ngữ trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng (chiếc áo của
cảm xúc, tư tưởng, là chất liệu của tác phẩm nghệ thuật); đặc trưng ngôn ngữ (ứ
đầy cảm xúc, tinh luyện, tạo trường liên tưởng)
+ Sự cần thiết trong việc sáng tạo, đổi mới ngôn ngữ thơ
- Bản thân ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi:
+ Ngôn ngữ văn xuôi: dàn hàng ngang, tuyến tính, không cần phải hàm súc, quá
chọn lọc.
+ Ngôn ngữ thơ: dung chứa cảm xúc, tinh tuyển để có thể gói ghém, khơi lộ tâm
tình trong cõi lòng người nghệ sĩ
* Sự bạo động của từ ngữ (diễn ra ngay cả ở văn học trung đại lẫn văn học hiện
đại)
- Bẻ cong cấu trúc ngữ pháp:
+ 1 dòng thơ không còn là một câu thơ:
/ 1 dòng thơ chứa nhiều câu thơ: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”
/ 1 dòng thơ trải thành nhiều câu thơ:
+ Đảo trật tự thông thường:
/ “Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn” => sự bứt
phá mãnh liệt của tạo vật trong hình ảnh thơ, những sự vật vốn nhỏ bé như “rêu”,
“đá” cũng thách thức cả những sự vật trường cửu, lớn lao là “mặt đất”, “chân
mây”.
/ “Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu”: từ “lơ thơ” được đảo lên đầu câu; “cồn nhỏ” được
đặt vào giữa làm càng tăng thêm sự cô đơn, hiu quạnh.
/ “Mảnh tình san sẻ tí con con”: sắp xếp từ tăng tiến, nhấn mạnh. Khác với thi pháp
văn học trung đại: yêu cầu mỗi chữ phải mang một sắc thái nghĩa khác nhau để tạo
sức gợi ( VD: “Buồn trông cửa bể chiều hôm” – “buồn”: tâm trạng người, “trông”:
góc nhìn, “cửa bể”: không gian, “chiều hôm”: thời gian). Ở đây, các chữ “san sẻ”,
“tí”, “con con” đều cùng một trường nghĩa, người ta dường như không thấy sự tinh
tế, công phu của Hồ Xuân Hương trong việc sắp xếp các từ ngữ - từ sau lại lặp lại
từ trước, không thể hiện được sự uyên bác của người làm thơ. Thế nhưng, câu thơ
vì thế mà gợi lên sự cô quạnh, mối tình cỏn con lại ngày càng bé hơn vì phải chia
sẻ - mà chuyện tình yêu, chuyện chia sẻ thật đau đớn. Khối tình con ấy, càng chia,
càng sẻ lại càng bé, lại càng mỏng manh, “con con”, càng đau đớn xé lòng. Dòng
thơ như tiếng kêu phẫn uất của người nữ sĩ, cất lên như một lời đòi hỏi quyền được
yêu thương và trao đi yêu thương một cách trọn vẹn của người phụ nữ làm lẽ trong
xã hội xưa.
- Phá vỡ tiết tấu, thanh bằng – trắc:
+ Thơ Đường:
/ “Hoàng hạc lâu” (Thôi Hiệu): “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân
thiên tải không du du”: phá vỡ nhị tứ lục phân minh ( các chữ 1,3,5 không cần theo
luật)
+ Thơ hiện đại:
/ Tản Đà ( dấu gạch nối của “mùa cổ điển” và mùa Thơ mới): “Tài cao phận thấp
chí khí uất/ Giang hồ mê chơi quên quê hương”: sự trúc trắc cho lời thơ, tâm trạng
bức bối, ngột ngạt như muốn bung phá của một con người có tài những không gặp
thời. Vậy nên có gì uất ức, bi phẫn, bức bối trong lời thơ. Câu thơ sau lại là sự
buông xuôi, có đến 7 thanh bằng, câu thơ nhẹ bẫng như một sự tìm đến chốn giải
thoát cho hồn thơ giang hồ phiêu bạt.
/ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”: đa số là thanh trắc ( chỉ trừ chữ “lên” và
“thăm”) => gợi ra sự trúc trắc, địa hình hiểm trở của con đường hành quân, càng
lên càng cao vút, càng trập trùng, khó khăn với đoàn quân Tây Tiến.
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: cả câu thơ là thanh bằng => gợi ra địa hình bằng
phẳng, dễ dàng; câu thơ cất lên như một tiếng thở phào nhẹ nhõm của con người
khi chiêm ngắm cảm thiên nhiên thơ mộng, ý vị.
- Phá vỡ dấu câu: viết hoa, dấu ba chấm, dấu chấm giữa dòng, thành phần phụ
chêm xen
+ “Lượm” (Tố Hữu): Nỗi đau đứt quãng khi viết về sự hi sinh của Lượm
+ “Đàn ghita của Lorca” (Thanh Thảo): li la...li la...li la...
+ Thanh Thảo: “Chúng tôi đi không tiếc đời mình/ (Nhưng tuổi 20 thì làm sao
không tiếc) (Thanh Thảo)
- Lạ hóa từ ngữ:
+ “Tây tiến” (Quang Dũng):
/ “mùa em” trong “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: bản thân từ “mùa” đã gợi ra
sự đầy đủ, căng tràn, sức sống; chữ “em” gợi sự duyên dáng, trữ tình => “mùa em”
gợi hình lại vừa gợi hương, câu thơ vừa có tình người trong đó. Không chỉ là
hương thơm của lúa nếp mà còn là hương ngọt ngào đằm thắm của nghĩa tình, bện
quyện và lan toả, neo đậu khắp nơi nơi đã trở thành một phần của kí ức đẹp đẽ
không thể phai nhòa của Quang Dũng.
/ “Hoa về trong đêm hơi”: hoa không thể về, chỉ có người về mà thôi. Vì người về
mà hoa đẹp, hay hoa đẹp vì trở lại, đẹp vì nở.
+ “Vội vàng” (Xuân Diệu): “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”: “xuân” vốn
là một mùa không thể nào chạm được bằng xúc giác, những cảm giác chân tay
thông thường. Nhưng “xuân” ở đây lại trở thành một thực thể có hình khối, nhà thơ
đã “cắn” mùa “xuân” ấy như một quả hồng mọng nước. Chính từ “cắn” đã hữu
hình hóa mùa xuân, trao cho nó sức sống dồi dào, dồn nén, căng đầy.
- So sánh: Nếu phân tích vẻ đẹp ngôn ngữ thơ: Chọn từ ngữ tinh tế: từ này chứ
không phải từ khác, đặt chữ ở chỗ này chứ không phải chỗ khác.
+ Phạm Tiến Duật: “Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ” (So sánh với các từ thuộc cùng
một trường từ vựng: quét, lau, phủi, xóa, tẩy,..)
=> Xua thì vừa đúng với hiện thực của làn nước: các từ khác sự vật sẽ biến mất
hoàn toàn, nhưng với từ “xua” thì vẫn còn lại, vương lại. Nói đến nỗi nhớ cứ trở đi
trở lại, dằn đi dằn lại trong tâm trí người chiến sĩ. Nếu xóa sạch thì người lính lại
quá lí trí, tỉnh táo, nhưng người thơ chỉ “xua”, chỉ tạm gác lại nỗi nhớ để đặt nhiệm
vụ lên hàng đầu; thế nhưng khi những nhiệm vụ được hoàn thành, nỗi nhớ kia vẫn
cứ dai dẳng quay trở lại như một phần của tâm hồn người chiến sĩ.
+ Đỗ Phủ: “Mộ đầu Thạch Hào thôn/ Hữu lại dạ tróc nhân” (Chiều tối đâm bổ đến
thôn Thạch Hào/ Có một tên quan lại bắt người)
=> “Đầu” cho thấy tính chất của con người, không khí của chiến tranh (So sánh với
chữ “đáo” – đồng nghĩa là quay trở về). Không phải đến trong trạng thái thanh
nhàn thư thái, mà đến trong trạng thái lẩn tránh, vội vàng, chiến đấu trong cuộc
chiến tranh phi nghĩa.
=> Bình thường, tuyển quân đi lính phải tuyển một cách tự nguyện. Nhưng trong
chiến tranh, họ bắt người một cách mờ ám – không thể diễn ra ban ngày mà rất ám
muội vào ban đêm. (không phải “Hữu lại tróc nhân dạ” hay “Hữu lại dạ tróc nhân”
như thông thường). Để chữ “dạ” ngay cạnh từ “tróc”, không chỉ để diễn tả thời
gian mà còn diễn tả tính chất của cuộc bắt người: mờ ám, vô lí, bất công, dã man
của bọn quan lại => Bản chất của quan lại hà khắc, vô lý, bất công và không khí
của cuộc chiến tranh phi nghĩa lúc bấy giờ.
- “Át cơ” (Lê Đạt): “Anh tìm về địa chỉ tuổi thơ/ Nhà số lẻ, phố trò chơi bỏ dở/
Mộng anh hường tìm môi em bói đỏ/ Giàn giầu già/ khua những át cơ rơi”: bài thơ
là một cuộc tìm về quá khứ với những mảnh kí ức tuổi thơ. Kí ức ấy sống động, trở
thành tâm điểm của bài thơ “tim môi em bói đỏ” – đặt ở chính giữa bài thơ như
một mảnh vỡ đầy chơ vơ. Thế nhưng, quân át cơ kia chỉ còn là những tiếng dội
vang những gì là chông chênh, hao khuyết của một thời đã quá xa trong tâm trí
người thơ. Giờ đây, chỉ còn lại những “lẻ”, “bỏ dỡ”, “giàn giầu già”=> âm hưởng
của sự lỡ dở, chơi, vơi, hụt hẫng, mất mát khi tất cả chỉ còn lại là sự hoài niệm,
trông ngóng không thể quay trở lại được. Tuổi thơ đẹp, bày ra trong tâm trí, lung
linh như một giấc ‘mộng”, nhưng mộng vỡ tan vì nó mong manh quá trước thời
gian héo mòn. Tuổi thơ càng đẹp bao nhiêu thì nỗi đau càng được khứa cạnh vào
lòng người những vết thương rỉ máu. Những vụn vỡ được hữu hình hóa như những
mảnh vỡ trong tâm hồn người thơ, bày ra trên bài thơ với sự rải rác của mảnh kí
ức. (2 trục hệ thống hình ảnh, trường cảm xúc đan xen)
- “Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất: khăn lúc này ở tầng thấp
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai.” : khăn lúc này ở tầng cao
=> Tâm trạng không ổn định, nôn nao không yên theo

You might also like