You are on page 1of 2

Hình học phẳng mầm non

Bài toán 24. Cho tam giác ABC có trực tâm H và P là điểm chính giữa cung BAC. Dựng các hình
bình hành HAP Q, SACQ. Gọi T là trung điểm AQ và R là giao điểm của SQ và P B. Chứng minh
rằng AB, T R, SH đồng quy.

P4 IGO 2023 Intermediate

Gọi X là giao điểm của SH và AB. Ta sẽ chứng minh X, R, T thẳng hàng. Gọi K, I lần lượt là giao điểm
của AH và P Q với (O). Do AP IK là hình thang cân nên ta có IK = AP = HQ và HK = AK − AH <
P I − P Q = QI suy ra KHQI là hình thang cân có BC là trục đối xứng nên I, Q đối xứng nhau qua BC
nên có Q là trưc tâm tam giác BP C. Ta có

∠BQC = 1800 − ∠BP C = 1800 − ∠BAC = ∠BHC

suy ra tứ giác BHQC nội tiếp. Ta có T là trung điểm AQ, P H, SC nên ta sẽ có các hình bình hành và các
cặp cạnh song song (SP, HC); (P C, SH); (SA, QC); (AP, HQ); (AH; P Q). Ta có

∠ASH = ∠P CQ = 900 − ∠BP C = 900 − ∠BAC = ∠ABH

suy ra tứ giác SAHB nội tiếp. Ta lại có

∠P SB = ∠P SH + ∠HSB = ∠P CH + ∠BAH = ∠P CH + ∠BCH = ∠P CB = 1800 − ∠P QB

suy ra tứ giác SP QB nội tiếp. Do HC ⊥ AB và HC ∥ SP nên AB ⊥ SP . Tương tự thì SA ⊥ BP hay A


là trực tâm của tam giác BSP . Chứng minh tương tự thì H là trưc tâm của tam giác SQB. Cho BA cắt

1
SP, (BSP ) lần lượt tại E, M . SH cắt BQ, (SBQ) tại F, N . Gọi U là giao điểm của M Q và N P . Khi đó
A, M đối xứng nhau qua SQ và H, N đối xứng nhau qua BQ.
Áp dụng định lí Pascal cho lục giác SM P QN B ta có X, R, U thẳng hàng. Ta có ET, F T lần lượt là đường
trung bình của tam giác AM Q, HN P nên ET ∥ M Q, F T ∥ N P . Ta có

∠SN M = ∠SBM = ∠SHA ⇒ AH ∥ M N

Theo định lí Thales ta có

XH XA XH XA XF XE
= ⇔ +1= +1⇔ = ⇒ EF ∥ M N
HN AM 2HF 2AE FN EM

Hai tam giác U M N và ET F có các cạnh cặp tương ứng song song và X là giao điểm của EM và F N nên
X, T, U thẳng hàng. Vậy X, R, T thẳng hàng hay AB, SH, T R đồng quy tại X.

Hình học phẳng mầm non

Bài toán 25. Cho tam giác ABC với điểm P bất kì. Đường thẳng ℓC qua P vuông góc với AB cắt
BC, CA, AB tại A1 , B2 , C3 . Tương tự ℓA qua P vuông góc với BC cắt CA, AB, BC tại B1 , C2 , A3 ,
ℓB qua P vuông góc với CA cắt AB, BC, CA tại C1 , A2 , B3 . Các đường thẳng A2 B1 , B2 C1 , C2 A1 cắt
nhau tại thành tam giác A′ B ′ C ′ . Gọi O, O′ , L, N lần lượt là tâm của (ABC), (A′ B ′ C ′ ), (A3 B3 C3 )
và đường tròn Euler của tam giác ABC. Gọi W, V lần lượt là giao điểm của (O), (O′ ) và (N ), (L).
Chứng minh rằng ∠LV N = ∠OW O′ .

You might also like