You are on page 1of 11

BÀI 9: TẾ BÀO NHÂN THỰC

Câu 1. Cho các phát biểu sau:


(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài.
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan.
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ.
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm DNA và protein.
Các phát biểu nói về đặc điểm chung của tế bào nhân thực là:
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 2. Nhân điều khiển mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào bằng cách nào?
A. Ra lệnh cho các bộ phận, các bào quan ở trong tế bào hoạt động.
B. Thực hiện tự nhân đôi DNA và nhân đôi NST để tiến hành phân bào.
C. Điều hòa sinh tổng hợp protein, protein sẽ thực hiện các chức năng.
D. Thực hiện phân chia vật chất di truyền một cách đồng đều cho tế bào con.
Câu 3. Trên màng nhân có rất nhiều lỗ nhỏ, chúng được gọi là “lỗ nhân”. Đâu là phát biểu sai về lỗ nhân?
A. Lỗ nhân có kích thước từ 50 – 80nm.
B. Lỗ nhân chỉ được hình thành khi lớp màng nhân trong và lớp màng nhân ngoài áp sát với nhau theo
quy tắc “đồng khớp”.
C. Protein và RNA là 2 phân tử được cho phép ra vào tại lỗ nhân.
D. Protein là phân tử chỉ đi ra, không thể đi vào còn RNA là phân tử đi vào, không thể đi ra.
Câu 4. Trong dịch nhân có chứa:
A. Ti thể và tế bào chất. B. Tế bào chất và chất nhiễm sắc thể.
C. Chất nhiễm sắc và nhân con. D. Nhân con và mạng lưới nội chất.
Câu 5. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào vì
A. nhân chứa đựng tất cả các bào quan của tế bào.
B. nhân chứa nhiễm sắc thể, là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
C. nhân là nơi thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào.
D. nhân có thể liên hệ với màng và tế bào chất nhờ hệ thống lưới nội chất.
Câu 6. Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép.
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gòm DNA liên kết với protein.
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân.
D. Nhân chứa nhiều phân tử DNA dạng vòng.
Câu 7. Ở nhân tế bào động vật, nhận định nào về màng nhân là sai?
A. Nhân chỉ có một màng duy nhất.
B. Màng nhân gắn với lưới nội chất.
C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân.
D. Màng nhân cho phép các phân tử chất nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
Câu 8. Lớp đôi phospholipid của các màng tế bào?
A. Thấm dễ dàng mọi phân tử tích điện và các ion.
B. Không thể thấm tự do các phân tử tích điện và ion.
C. Thấm chọn lọc các phân tử tích điện và các ion.
D. Thấm tự do các ion nhưng không thấm các phần tử tích điện.
Câu 9. Màng sinh chất có vai trò:
A. Ngăn cách tế bào chất với môi trường ngoài.
B. Là hệ thống phân phối các sản phẩm của tế bào.
C. Chuyên tổng hợp protein của tế bào.
D. Điều hòa trao đổi chất, co duỗi cơ.
Câu 10. Cấu trúc của màng tế bào?
A. Các protein bị kẹp giữa hai lớp photpholipid.
B. phospholipid bị kẹp giữa hai lớp protein.
C. Các protein ít nhiều nằm xen trong hai lớp photpholipid.
D. Lớp protein nằm phủ trên lớp đôi.
Câu 11. Màng sinh chất là một cấu trúc khảm động là vì:
A. Được cấu tạo bởi nhiều loại chất hữu cơ khác nhau.
B. Phải bao bọc xung quanh tế bào.
C. Gắn kết chặt chẽ với khung tế bào.
D. Các phân tử cấu tạo nên màng có thể di chuyển trong phạm vi màng.
Câu 12. Trong thành phần của màng sinh chất, ngoài lipid và protein còn có những phần tử nào sau đây?
A. acid ribônuclêic. B. acid đêôxiribônuclêic.
C. Cacbonhydrat. D. acidphotphoric.
Câu 13. Bào quan ribosome không có đặc điểm nào sau đây?
A. Làm nhiệm vụ sinh học tổng hợp protein cho tế bào.
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rRNA và protein.
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
D. Bên ngoài được bao bọc bởi một màng photpholipid kép.
Câu 14. Trong tế bào , bào quan có kích thước nhỏ nhất là
A. ribôxôm. B. ti thể. C. lạp thể. D. trung thể.
Câu 15. Trong tế bào, bào quan không có màng bao bọc là?
A. Lizoxom. B. Peroxygenxom. C. Glioxygenxom. D. ribosome.
Câu 16. Lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn khác nhau ở đâu?
A. Lưới nội chất hạt hình túi, còn lưới nội chất trơn hình ống.
B. Lưới nội chất hạt nối thông với khoang giữa của màng nhân, còn lưới nội chất trơn thì không.
C. Lưới nội chất hạt có đính các hạt ribosome, còn lưới nội chất trơn không có.
D. Lưới nội chất hạt có ribosome bám ở trong màng, còn lưới nội chất trơn có ribosome bám ở ngoài
màng.
Câu 17. Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào.
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo nên màng tế bào.
C. Sản xuất enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp lipid.
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.
Câu 18. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy golgi, túi tiết, màng tế bào.
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy golgi, túi tiết, màng tế bào.
C. Bộ máy golgi, túi tiết, màng tế bào.
D. ribosome, bộ máy golgi, túi tiết, màng tế bào.
Câu 19. Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào.
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau.
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa).
(4) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp lipid.
(5) Có chứa hệ enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp protein.
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của mạng lưới nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 20. Bộ máy golgi có cấu trúc như thế nào?
A. Một chồng túi màng dẹp thông với nhau.
B. Một hệ thống ống dẹp xếp cạnh nhau thông với nhau.
C. Một chồng túi màng dẹp xếp cạnh nhau nhưng tách rời.
D. Một chồng túi màng và xoang dẹp thông với nhau.
Câu 21. Bộ máy golgi không có chức năng nào?
A. Gắn thêm đường vào protein. B. Bao gói các sản phẩm tiết.
C. Tổng hợp lipid. D. Tạo ra glycôlipid.
Câu 22. Các tế bào sau trong cơ thể người, tế bào có nhiều ti thể nhất là tế bào
A. hồng cầu. B. cơ tim. C. biểu bì. D. xương.
Câu 23. Loại bào quan giữ chức năng cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào là?
A. ribosome. B. Bộ máy gongi. C. Lưới nội chất. D. Ti thể.
Câu 24. Đặc điểm nào sau đây không phải cấu tạo của ti thể?
A. Trong ti thể có chưa ADN và riboxom
B. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 25. Trong tế bào, các bào quan có 2 lớp màng bao bọc bao gồm
A. nhân, ribôxôm, lizôxôm. B. nhân, ti thể, lục lạp
C. ribôxôm, ti thể, lục lạp D. lizoxôm, ti thể, peroxixôm.
Câu 26. Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật không có ở tế bào động vật là
A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lưới nội chất hạt.
Câu 27. Grana là cấu trúc có trong bào quan
A. ti thể. B. trung thể. C. lục lạp. D. lizoxom.
Câu 28. Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Câu 29. Ở lục lạp, các túi dẹp (tilacôit) là đơn vị cấu thành nên
A. lớp màng trong. B. ADN. C. grana. D. strôma.
Câu 30. Cho các đặc điểm sau:
1) Có màng kép trơn nhẵn 2) Chất nền có chứa ADN và riboxom
3) Có ở tế bào động vật và thực vật 4) Cung cấp năng lượng cho tế bào
5) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong
Có mấy đặc điểm có ở ti thể?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
CHƯƠNG 3. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO
BÀI 11 – VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
Câu 1: Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình thuộc trao đổi chất ở tế bào?
I. Tổng hợp và phân giải ATP.
II. Sự vận chuyển oxygen từ phế nang đến các tế bào.
III. Chuyển hóa hóa năng thành nhiệt năng.
IV. Lấy carbon dioxide và giải phóng oxygen trong quang hợp.
A. 2. B.4. C.3. D.1.
Câu 2: Nước được vận chuyển qua màng sinh chất là nhờ
A. lớp phospholipid. B. kênh ion.
C. protein bám màng. D. kênh aquaporin.
Câu 3: Quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào gồm hai mặt là
A. hấp thụ và bài tiết. B. đồng hóa và dị hóa.
C. xuất bào và nhập bào. D. ẩm bào và thực bào.
Câu 4: Các đại phân tử như prôtêin có thể qua màng tế bào bằng cách
A. xuất bào, ẩm bào hay thực bào. B. xuất bào, ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
C. xuất bào, ẩm bào, khuếch tán. D. ẩm bào, thực bào, khuếch tán.
Câu 5: Sự khuếch tán của các sợi phân tử nước qua màng được gọi là
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển tích cực.
C. vận chuyển qua kênh D. sự thẩm thấu.
Câu 6: Vận chuyển thụ động
A. cần tiêu tốn năng lượng. B. không cần tiêu tốn năng lượng.
C. cần có các kênh protein. D. cần các bơm đặc biệt trên màng.
Câu 7: Tế bào có thể đưa các đối tượng có kích thước lớn vào bên trong tế bào bằng
A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển thụ động.
C. nhập bào. D. xuất bào.
Câu 8: Trong phương thức vận chuyển thụ động, các chất tan được khuếch tán qua màng tế bào phụ thuộc
vào
A. đặc điểm của chất tan.
B. sự chênh lệch nồng độ của các chất tan gữa trong và ngoài màng tế bào.
C. đặc điểm của màng tế bào và kích thước lỗ màng.
D. nguồn năng lượng được dự trữ trong tế bào.
Câu 9: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan lớn hơn nồng độ của các chất tan có trong tế
bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà.
Câu 10: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế
bào thì môi trường đó được gọi là môi trường
A. ưu trương. B. đẳng trương. C. nhược trương. D. bão hoà.
Câu 11: Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua
màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong
dung dịch
A. saccrôzơ ưu trương. B. saccrôzơ nhược trương. C. urê ưu trương. D. urê nhược trương.
Câu 12: Nếu bón quá nhiều phân cho cây sẽ làm cho
A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. làm cho cây héo , chết.
C. làm cho cây chậm phát triển. D. làm cho cây không thể phát triển được.
Câu 13: Quan sát Hình 11.2 và cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng.

I. Phương thức vận chuyển (b) và (c) là vận chuyển cần chất mang.
II. Nước được vận chuyển qua màng theo phương thức (a).
III. Các chất có kích thước nhỏ, không phân cực được vận chuyển qua màng theo phương thức hình (2).
IV. Chất mang có thể là protein xuyên màng hoặc protein bám màng.
V. Các phân tử có kích thước lớn như glucose được vận chuyển qua màng theo phương thức ở hình (2).
VI. Phương thức vận chuyển như ở hình (2) gồm: đồng chuyển và đối chuyển.
A. 2. B.4. C.5. D.6.
Câu 14: Các chất tan trong lipid được vận chuyển vào trong tế bào qua?
A. Kênh protein đặc biệt. B. Các lỗ trên màng.
C. Lớp kép phospholipid. D. Kênh protein xuyên màng.
Câu 15: Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường?
A. Khuếch tán. B. Xuất bào.
C. Thẩm thấu. D. Cả xuất bào và nhập bào.
Câu 16: Cho các nhận định sau về phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào chủ yếu nhờ phương thức vận chuyển thụ động.
B. Xuất bào và nhập bào là kiểu vận chuyển các chất thông qua sự biến dạng của màng sinh chất.
C. Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất không tiêu tốn năng lượng.
D. Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển cần năng lượng để vận chuyển các chất từ nơi có nồng
độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
Câu 17: Tế bào lấy các chất tan trong dung dịch bằng cách màng tế bào lõm vào bên trong hình thành nên túi
vận chuyển bao bọc lấy giọt dung dịch rồi tách rời khỏi màng vào bên trong tế bào chất. Quá trình được gọi

A. khuếch tán có hỗ trợ. B. nhập bào nhờ thụ thể.
C. ẩm bào. D. vận chuyển thụ động.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là đúng về hiện tượng khuếch tán?
A. Khuếch tán đòi hỏi tế bào tiêu tốn năng lượng.
B. Khuếch tán là một quá trình thụ động, trong đó các phân tử di chuyển từ vùng có nồng độ cao hơn đến
một vùng có nồng độ thấp hơn.
C. Khuếch tán là một quá trình tích cực, trong đó các phân tử di chuyển từ vùng có nồng độ thấp hơn đến
một vùng có nồng độ cao hơn.
D. Khuếch tán là quá trình thụ động, trong đó các phân tử nước di chuyển từ vùng có nồng độ chất tan thấp
hơn đến vùng có nồng độ chất tan cao hơn qua màng bán thấm.
Câu 19: Một con trùng biến hình ăn một con trùng giày. Con trùng biến hình sử dụng hình thức nào sau đây
để đưa trùng giày vào bên trong tế bào của nó?
A. Khuếch tán. B. Nhập bào.
C. Xuất bào. D. Vận chuyển chủ động bằng bơm.
Câu 20: Các đoạn thân cây cần tay được ngâm trong nước cất khoảng vài giờ thì trở nên cứng và chắc. Những
đoạn thân cây tương tự được ngâm trong dung dịch muối trở nên cong và mềm hơn. Từ đó, chúng ta có thể
suy ra rằng dịch tế bào của thân cây cần tây
A. nhược trương đối với cả nước cất và dung dịch muối.
B. đẳng trương với nước cất nhưng nhược trương đối với dung dịch muối.
C. ưu trương đối với nước cất nhưng nhược trương đối với dung dịch muối.
D. nhược trương đối với nước cất nhưng ưu trương đối với dung dịch muối.
Câu 21: Các dung dịch trong hai nhánh của ống hình chữ U
này được ngăn cách bởi một lớp màng bán thấm, có tính thấm
nước nhưng không thấm glucose. Nhánh a của ống chứa dung
dịch glucose 5%. Nhánh b của ống chứa dung dịch glucose
10%. Ban đầu, mức dung dịch ở cả hai bên ngang bằng như
nhau. Sau khi hệ thống đạt đến trạng thái cân bằng, sự thay
đổi nào dưới đây có thể quan sát được.
A. Nồng độ của dung dịch glucose ở nhánh a cao hơn so với nhánh b.
B. Mức dung dịch ở bên nhánh a cao hơn so với bên nhánh b.
C. Mức dung dịch ở hai nhánh không thay đổi.
D. Mức dung dịch ở bên nhánh b cao hơn so với bên nhánh a.
Câu 22: Một tế bào động vật và một tế bào thực vật được đặt trong nước cất. Tế bào động vật trương lên rồi
vỡ còn tế bào thực vật trương lên nhưng không vỡ. Sự khác nhau này là do
A. tế bào động vật không có không bào trung tâm.
B. tế bào động vật không có thành tế bào.
C. tế bào thực vật có màng bán thấm.
D. thành tế bào thực vật có tính thấm hoàn toàn.
Câu 23: Nồng độ các chất tan trong tế bào hồng cầu vào khoảng 2%. Đường saccharose không đi qua được
nhưng nước và ure qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho các tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trung dung
dịch nào sau đây?
A. Dung dịch saccharose ưu trương. B. Dung dịch saccharose nhược trương.
C. Dung dịch ure ưu trương. D. Dung dịch ure nhược trương.
Câu 24: Khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh, có loài vi khuẩn sẽ bơm kháng sinh ra khỏi tế bào. Loài vi khuẩn
đó có thể được thực hiện cơ chế nào sau đây?
A. Khuếch tán đơn giản. B. Khuếch tán tăng cường.
C. Thẩm thấu. D. Vận chuyển chủ động.
Câu 25: Phân tử nào sau đây có thể di chuyển qua lớp lipid kép của màng sinh chất nhanh nhất?
A. CO2. B. Amino acid. C. Glucose. D. H2O.
BÀI 15 – TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG
Câu 1: Trong quá trình tổng hợp các chất, năng lượng được tích lũy ở
A. trong các nguyên tố cấu tạo nên chất tham gia phản ứng.
B. trong các nguyên tố cấu tạo nên sản phẩm.
C. trong các liên kết hóa học của sản phẩm.
D. trong các liên kết hóa học của chất tham gia phản ứng.
Câu 2: Ở thực vật, pha áng của quang hợp diễn ra tại
A. màng ngoài của lục lạp. B. màng trong của lục lạp.
C. màng thylakoid. D. màng sinh chất.
Câu 3: Loài nào sau đây là vi khuẩn hóa tổng hợp?
A. Nitrosomonas. B. Vi khuẩn lam. C. Escherichia coli. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
Câu 4: Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Pha sáng của quang hợp chuyển năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong
ATP và NADPH.
(2) Phân tử oxygen được giải phóng từ pha tối có nguồn gốc từ phân tử nước.
(3) Quang hợp giúp điều hòa hàm lượng O2 và CO2 trong khí quyển.
(4) Pha sáng của quang hợp diễn ra trước pha tối và không cần tới sản phẩm của pha tối.
(5) Nếu không có ATP, pha tối của quang hợp sẽ không thể diễn ra.
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 5: Số nhận định sai trong các nhận định sau là:;
(1) Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (CO2, H2O).
(2) Loại sắc tố quang hợp mà cơ thể thực vật nào cũng có diệp lục tố.
(3) Nước tham gia vào quang hợp chỉ với vai trò cung cấp electron.
(4) Trong pha tối của quang hợp, với sự tham gia của ATP tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản
phẩm hữu cơ.
(5) Trong chu trình Calvin, hợp chất 3 carbon được biến đổi thành AlPG. Một phần AlPG sẽ được dùng để tái
tạo lại RuBP.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
A. Khi oxygen và đường. B. Đường và nước.
C. Khí carbonic, nước và năng lượng ánh sáng. D. Khí carbonic và nước.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải sản phẩm của pha sáng?
A. ATP. B. NADPH. C. O2. D. C6H12O6.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong quá trình quang hợp, cây hấp thụ oxygen để tổng hợp chất hữu cơ.
B. Quang hợp là quá trình sinh vật sử dụng ánh sáng để phân giải chất hữu cơ.
C. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí oxygen.
D. Quang hợp là quá trình sinh lí quan trọng xảy ra trong cơ thể mọi sinh vật.
Câu 9: Những đặc điểm nào sau đây thuộc về pha sáng?
(1) Diễn ra ở các thylakoid. (2) Diễn ra trong chất nền của lục lạp.
(3) Là quá trình oxi hóa nước. (4) Nhất thiết phải có ánh sáng.
Những phương án trả lời đúng là
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (3). D. (1), (4).
Câu 10: Tổng hợp là?
A. Sự hình thành hợp chất phức tạp từ các chất đơn giản.
B. Sự hình thành các chất đơn giản từ các nguyên tử đơn lẻ.
C. Quá trình không tiêu tốn năng lượng.
D. Quá trình xảy ra với sự tham gia của enzyme đóng vai trò là một cơ chất.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đường được tạo ra trong pha sáng.
B. Khí oxygen được giải phóng trong pha tối.
C. ATP sinh ra trong quang hợp là nguồn năng lượng lớn cung cấp cho tế bào.
D. Oxygen sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ nước.
Câu 12: Sự kiện nào sau đây không xảy ra trong pha sáng?
A. Diệp lục hấp thụ năng lượng ánh sáng. B. Nước được phân li và giải phóng điện tử.
C. Carbohydrate được tạo ra. D. Hình thành ATP.
Câu 13: Vì sao hầu hết lá cây có mày xanh?
A. Vì lá có chứa sắc tố diệp lục nên màu xanh.
B. Vì lá làm nhiệm vụ quang hợp nên phải có màu xanh.
C. Vì lá chứa diệp lục, diệp lục phản xạ tia xanh nên có màu xanh.
D. Vì đó là màu của lá khi còn non, về già thì lá chuyển thành màu vàng.
Câu 14: Trong pha sáng, ATP và NADPH được trực tiếp tạo ra từ
A. quá trình quang phân li nước.
B. quá trình diệp lục hấp thụ ánh sáng trở thành trạng thái kích động.
C. hoạt động của chuỗi truyền electron.
D. sự hấp thụ năng lượng của nước.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các sắc tố ở lá cây đều làm nhiệm vụ quang hợp.
B. Sắc tố quang hợp phân bố ở trên màng thylacoit.
C. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở các loài thực vật.
D. Tất cả các tế bào thực vật đều tiến hành quang hợp.
Câu 16: Nói về sản phẩm của pha sáng quang hợp, điều nào sau đây không đúng?
A. Các electron được giải phóng từ quang phân li nước sẽ bù cho diệp lục.
B. ATP và NADPH sinh ra được sử dụng để tiếp tục quang phân li nước.
C. O2 được giải phóng ra khí quyển.
D. ATP và NADPH được tạo thành để cung cấp năng lượng cho pha tối.
Câu 17: Quang hợp không có vai trò nào sau đây?
A. Tổng hợp gluxit, các chất hữu cơ, oxygen.
B. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
C. Oxy hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng.
D. Điều hòa tỷ lệ khí O2/CO2 của khí quyển.
Câu 18: Khi nói về pha tối của quang hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Pha tối của quang hợp diễn ra ở xoang thilacoit.
B. Pha tối của quang hợp không sử dụng nguyên liệu của pha sáng.
C. Pha tối của quang hợp sử dụng sản phẩm của pha sáng để đồng hóa CO2.
D. Pha tối của quang hợp diễn ra ở những tế bào không được chiếu sáng.
Câu 19: Khi nói về diệp lục, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Diệp lục hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Diệp lục có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng diệp lục có thể phát huỳnh quang.
D. Màu của diệp lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.
Câu 20: Trình tự các giai đoạn trong chu trình Calvin là
A. cố định CO2 → tái sinh chất nhận → khử APG thành ALPG.
B. cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận.
C. khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh chất nhận.
D. khử APG thành ALPG → tái sinh chất nhận → cố định CO2.
--------------------------------

You might also like