You are on page 1of 3

NỘI DUNG

Giai đoạn 1: Cổ đại (Hoàng Tháj)


-Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung
dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Nền
văn minh Ai Cập được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN với sự thống
nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaoh đầu tiên.
-Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định,
và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ
Vương quốc, Trung Vương quốc và Tân Vương quốc.
+ Cổ Vương Quốc Ai Cập(2686-2181 TCN): là một khoảng thời gian an
ninh nội bộ và thịnh vượng,nó được theo sau bởi một khoảng thời gian
của sự bất hoà và suy giảm tương đối văn hóa được gọi bởi nhà Ai Cập
học là Thời kỳ Trung gian đầu tiên
+ Trung Vương Quốc(2055-1650 TCN): bao gồm hai giai đoạn, Vương
triều thứ 11, khi mà thủ đô vương quốc được đặt tại Thebes, Ai Cập và từ
Vương triều thứ Mười hai trở đi, thủ đô đã được tập trung tại el-Lisht.
+ Tân Vương Quốc(1550-1077 TCN): là vương quốc thịnh vượng nhất
trong lịch sử Ai Cập và đánh dấu sự đỉnh cao quyền lực của các vị
pharaoh.
Giai đoạn 2: Cổ điển trung cổ: (Mjn Trjet)
1. Ai Cập cổ điện:
-Từ năm 525 TCN- 629, Ai Cập lần lượt trở thành vùng lãnh thổ của đế quốc
Ba Tư, Hy Lạp, La Mã.
+ Ai Cập thuộc Ba Tư không có quá nhiều điểm đặc sắc
+ Ai Cập thuộc Hy Lạp, khi đó người dân bắt đầu sử dụng tiếng Hy Lạp và
Ai Cập cũng trở thành trung tâm lớn và rực rỡ nhất của văn Minh Hy Lạp
+ Khi Ai Cập trở thành tỉnh của La Mã, người dân Ai Cập không được coi
là công dân La Mã trong 2 thế kỉ, làm mất đi bản sắc và tôn giáo Ai Cập
biến mất, nhường chỗ cho Kitô giáo
+ Có một khoản ngắn Ai Cập bị Ba Tư chiếm lại (621-629)
2. Ai Cập trung cổ
-(642-935): Ả Rập đã nắm giữ quyền kiểm soát Ai Cập. Cũng từ đây, phần lớn
cư dân Ai Cập bị đồng hóa thành người Ả Rập. Kitô giáo trở thành tôn giáo thứ
hai sau Hồi giáo trở thành tôn giáo chính.
*Đế quốc Ả Rập suy yếu => Ai Cập có các Triều địa phương cai trị
-Từ năm 868 cho đến 1517: Ai Cập lần lượt được cai trị bởi nhà Tulunid, nhà
Ikhshidid, nhà Fatima, nhà Ayyub và nhà Mamluk
Giai đoạn 3: Cận đại và hiện đại (Mjn Wun)
1. Giai đoạn cận đại:
Bắt đầu từ thế kỷ 16 và kéo dài đến thế kỷ 20. Trong giai đoạn này, Ai
Cập đã trải qua nhiều biến động lớn, từ sự cai trị của Ottoman(1517-
1882), đến sự chiếm đóng của Pháp(1798-1801) và Anh(1882-1952), cho
đến cuộc đấu tranh giành độc lập của người dân Ai Cập.

2. Giai đoạn hiện đại:


★ Bắt đầu từ năm 1952, khi một cuộc cách mạng do tướng
Muhammad Naguib lãnh đạo đã lật đổ chính phủ bù nhìn của Anh.
Cuộc cách mạng này đã dẫn đến việc thành lập một nhà nước Cộng
hòa ở Ai Cập.

★ Trong giai đoạn này, Ai Cập đã trải qua nhiều biến động, bao gồm
các cuộc nội chiến, các cuộc đảo chính và các cuộc khủng hoảng
kinh tế. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn là một quốc gia quan trọng ở Trung
Đông.

3. Nhận xét về giai đoạn cận đại và hiện đại của Ai Cập:
● Giai đoạn cận đại là một giai đoạn đầy biến động và thách thức.
Ai Cập đã trải qua hai cuộc xâm lược của các cường quốc phương
Tây, của Pháp và của Anh. Sự cai trị của các cường quốc phương
Tây đã dẫn đến sự suy thoái kinh tế và xã hội của Ai Cập. Tuy
nhiên, giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát triển của chủ nghĩa
dân tộc ở Ai Cập. Phong trào này đã dẫn đến cuộc cách mạng năm
1952, lật đổ chính phủ bù nhìn của Anh và thành lập nhà nước
Cộng hòa Ai Cập.
● Giai đoạn hiện đại là một giai đoạn tiếp tục đầy biến động và
thách thức. Ai Cập đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh với Israel,
bao gồm cuộc chiến tranh sáu ngày năm 1967 và cuộc chiến tranh
Yom Kippur năm 1973. Ai Cập cũng đã ký hiệp ước hòa bình với
Israel năm 1979. Ngoài ra, giai đoạn này cũng chứng kiến sự phát
triển của kinh tế Ai Cập. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn là một quốc gia
đang phát triển và đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm
nghèo đói, thất nghiệp và bất bình đẳng xã hội.
● Nhìn chung, giai đoạn cận đại và hiện đại của Ai Cập là một giai
đoạn đầy biến động và thách thức. Ai Cập đã phải đối mặt với
nhiều khó khăn, bao gồm sự xâm lược của các cường quốc phương
Tây, các cuộc chiến tranh với Israel và các cuộc khủng hoảng kinh
tế. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn là một quốc gia quan trọng ở Trung
Đông và đang nỗ lực để phát triển và hội nhập với thế giới.
Giai đoạn 4: Liên hệ (Mjn Zuj)
● Tương đồng giữa Việt Nam và Ai Cập:
○ Trải qua nhiều lần bị xâm lược và cai trị trong quá khứ
○ Ngành nông nghiệp là nền tảng kinh tế chủ yếu
● Khác biệt:

Đặc điểm Ai Cập Việt Nam


Vị trí địa lí Nằm ở Bắc Phi, dọc theo Nằm trên bán đảo Đông
lưu vực sông Nile Dương, khu vực Đông
Nam Á, ven biển Thái
Bình Dương
Chính trị Chế độ Quân chủ Xã hội Chủ Nghĩa, dân
chủ
Văn hóa Phát triển lâu đời bậc Với cộng đồng 54 dân
nhất thế giới, nhiều nét tộc ở những vị trí có khí
nghệ thuật, kiến trúc hậu, địa hình và phân bố
(nghệ thuật ướp xác,kim khác nhau, nền văn hóa
tự tháp, tượng nhân VN vô cùng đa dạng và
sư,...) ,văn hóa tín phong phú. Nhiều phong
ngưỡng Hồi Giáo, văn tục tập quán tốt đẹp
hóa về trang phục vô được truyền lại qua
cùng đặc sắc nhiều đời (tôn sư trọng
đạo, dân ca quan họ, đờn
ca tài tử,...), nền ẩm thực
đa dạng và vô số lễ hội
cùng với trang phục đã
thể hiện sự phong phú
và đặc sắc của nền văn
hóa VN.

Cả 2 mặc dù đã trải qua nhiều khoảng thời gian khó khăn trong quá khứ, song
vẫn luôn nỗ lực phát triển và hòa nhập với thế giới.

You might also like