You are on page 1of 4

Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời từ cuối thiên niên kỷ IV TCN.

Từ đó cho đến năm 525


TCN, theo cách phân chia của Manetong, tác giả sách lịch sử Ai Cập (Sống vào thế kỉ
III TCN), lịch sử Ai Cập cổ đại được chia thành 5 thời kỳ bao gồm: Tảo vương quốc,
Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu vương quốc, với 31
vương triều.

1. Thời kỳ Tảo vương quốc (khoảng 3200-3000 TCN)

Thời kỳ bao gồm 2 vương triều: Vương triều I và II

- Bộ máy nhà nước:


+ Vào khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, do sự phát triển của lực lượng sản
xuất và sự phân hoá giàu nghèo, các công xã nông thôn đã liên hiệp lại thành
những nhà nước nhỏ đầu tiên gọi là châu.
+ Dần dần, những châu ấy hợp lại thành hai miền Thượng và Hạ Ai Cập. Tiếp đó,
qua đấu tranh hai miền Thượng và Hạ Ai cập mới thống nhất thành nước Ai
Cập. Theo truyền thuyết, người có công thống nhất đất nước + vị vua đầu tiên
của vương triều I là Menes. => Sự thống nhất không vững chắc vì đó là kết quả
của việc Thượng Ai Cập chinh phục Hạ Ai Cập bằng bạo lực
● Menes chọn đất Thebes làm kinh đô ( cùng tên vương triều), xây dựng kinh đô
mới ở Memphis -> Nhiều lần chọn Memphis làm kinh đô của AC cổ đại.
+ Vị vua chuyên chế đứng đầu: Pharaoh
- Kinh tế:
+ Công cụ lao động: Công cụ bằng đồng và đá được chế tạo khá hoàn thiện.
+ Nông nghiệp và chăn nuôi phát triển (điều kiện tự nhiên thuận lời + kĩ thuật
canh tác đạt nhiều tiến bộ)
- Văn hoá: văn tự đã hình thành + mầm mống của tri thức

2.Thời kỳ cổ vương quốc (khoảng 3000-2200 TCN)


- 8 vương triều, từ vương triều III cho tới X
- Nhà nước Ai Cập được củng cố, hoàn thiện
+ Một nhà nước quân chủ chuyên chế điển hình (Quyền lực Pharaoh là vô hạn/
tối cao = tăng lữ tối cao - những người theo 1 tôn giáo chung = sở hữu tất cả
đất đai)
+ Xung quanh Pharaohs: Bộ máy quan lại bao gồm các quan lại cấp cao và đông
đảo các thư lại

-> Bộ máy quan lại giúp vua lo việc thu thuế, xây dựng các công trình, quân đội, tổ
chức chiến tranh bảo vệ đất nước và xâm lược bên ngoài.
- Kinh tế: Phát triển mạnh mẽ

+ Nhờ sự phát triển của sản xuất


+ Nông nghiệp: Sử dụng cày gỗ + sức vật + công cụ lưỡi liềm bằng đồng đá;
Nhiều loại ngũ cốc và hoa màu
+ Công trình thuỷ lợi
+ Thủ công nghiệp: Nghề thủ công như đập đá, gia công kim loại, thuộc da, làm
giấy papyrus
+ Các hoạt động buôn bán trong và với các vùng lân cận
- Nhà nước Ai Cập suy yếu do:
+ Các Pharaohs đã huy động rất nhiều của cải, sức người để xây lăng mộ Kim tự
tháp khổng lồ và đền, đài, cung điện.
+ Tiến hành xâm lược bên ngoài

-> Nhân lực, vật lực bị kiệt quệ + Người dân rơi vào cảnh cùng cực do thuế và sưu

=> Thời kỳ thịnh đạt đầu tiên của Ai cập về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. Tuy
nhiên, nhà nước Ai cập đã suy yếu, bị chia cắt trong khi thế lực của các quý tộc địa
phương mạnh lên -> XH rất rối ren, hỗn loạn.

3.Thời kỳ Trung vương quốc (khoảng 2200-1570 TCN)


- 7 vương triều: XI đến XVII
- Ai Cập lại được thống nhất -> Bắt đầu thời kỳ Trung vương quốc
- Kinh tế: Thi hành nhiều biện pháp để phát triển KT
+ Công trình thuỷ lợi -> biến các vùng đất khô cạn thành đất tốt
+ Nông nghiệp: Có những vùng đất tốt -> thích hợp cho nông nghiệp phát triển,
ngành chăn nuôi được coi trọng
+ Thủ công nghiệp: Tiến bộ, sử dụng phổ biến công cụ đồng, thau
+ Thương mại: Hoạt động buôn bán với bên ngoài được mở rộng giữa Ai Cập với
Xyri, Phenixi, Palestine, Babylon và vùng biển Êgiê, ...

=> Thời kỳ phát triển thịnh đạt của Ai Cập

● Sự bóc lột tàn nhẫn của giai cấp thống trị đối với người lao động -> Mâu thuẫn
XH phát triển gay gắt => NHiều cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo, tiêu
biểu: Cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo năm 1750 TCN. => Quy mô lớn
đầu tiên trên TG, thắng lợi trong thời gian ngắn.
- Kết thúc: Một số bộ lạc du mục người Hyksos từ Tây Á xâm nhập lãnh thổ Ai
Cập và chiếm đóng - thống trị ở đây khoảng 100 năm
4. Thời kỳ Tân vương quốc (khoảng 1570 - 1085 TCN)
- 3 vương triều: XVIII -> XX
- Vua Acmot đánh đuổi được người Hyksos ra khỏi Ai Cập -> Bắt đầu thời kì
Tân vương quốc
- Đất nước thống nhất + Ổn định xã hội -> Kinh tế phát triển, đòi hỏi nhiều
nguyên liệu và nô lệ

-> Các Pharaoh tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc: Xyri,
Palestine, Libi, Nubi và Babylon -> Mở rộng lãnh thổ Ai Cập

=> Đế chế lớn mạnh ở vùng Bắc Phi và Tây Á.

=> Nhiều của cải và nô lệ

=> Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển (nhất là ngành
mậu dịch đối ngoại)

- Giao thương: Đem bán các mặt hàng nông nghiệp, thủ công, đồ mỹ nghệ bằng
đá hay ngà voi đến bán ở Nubi, Xyrin, Phenixi, Palestine, Lưỡng Hà và các đảo
trên biển Êgiê. + Mua từ những vùng này mặt hàng gỗ, ngựa, sắt,....

=> Thế lực của tầng lớp quý tộc và tăng lữu tăng lên: tăng cường bóc lột nhân dân và
đấu tranh đòi chia sẻ quyền lực với Pharaoh. -> Cuộc đấu tranh kéo dài -> chính
quyền trung ương và đất nước Ai Cập suy yếu cuối thời kỳ Tân vương quốc.

- Năm 1085 TCN, một tăng lữ đền thờ thần Amôn ở Thebes cướp chính quyền
-> lập vương triều XXI -> kết thúc thời kỳ Tân vương quốc.
5. Thời kỳ Hậu vương quốc (khoảng năm 1085 - 30 TCN)
- 11 vương triều: XXI -> XXXI
- Bắt đầu thời kỳ:
+ Quyền lực của chính quyền trung ương Ai Cập suy giảm -> Pharaoh không còn
cai trị được toàn quốc.
+ Quý tộc địa phương tăng cường tiềm lực và đua nhau xây dựng thế lực cát cứ
(hình thức nhà nước phong kiến, trong đó quyền lực nhà vua bị hạn chế bởi sự
lộng quyền của các lãnh chúa địa phương.)

-> Quần chúng lao động bị bóc lột nặng nề -> Nhiều người phá sản

-> Nạn nô dịch nợ nần & cho vay nặng lãi phát triển -> Các thế lực bên ngoài liên tiếp
xâm lược và thống trị Ai Cập.

- Thế kỷ X TCN, quân đội đánh thuê người Libi bành trướng thế lực khắp vùng châu
thổ sông Nin. -> Thủ lĩnh quân đội đó cướp ngôi Pharaoh -> Bắt đầu vương triều
XXII ( Vương triều Libi) - thống trị hơn 200 năm.
- Đầu thế kỷ VIII TCN, người Nubi phía Nam tiến đánh Ai cập -> lật đổ nền thống trị
Libi -> Vương triều XXV (Vương triều Nubi/ Vương triều Etiopi)

- Đầu thế kỷ VII TCN, đế quốc Assyri xâm lăng Ai Cập - thống trị khoảng 20 năm. ->
Người Ai Cập đánh đuổi được người Assyri -> Vương triều XXVI -> Thời kỳ “Ai
Cập phục hưng” ( Khoảng năm 664 đến 525 TCN)

- Năm 525 TCN, Ai Cập bị đế quốc Ba Tư chinh phục -> Vương triều XXVII (Vương
triều Ba Tư)

- Năm 332 TCN, Ai Cập bị Alexandro của nước Macedonia xâm lược. Sau khi
Macedonia tan rã, Ai Cập thuộc quyền thống trị của vương triều Hy Lạp - Ptoleme
(305-30 TCN).

- Năm 30 TCN, La Mã chinh phục Ai Cập và sáp nhập Ai Cập vào đế quốc La Mã.

=> Đánh dấu sự kết thúc lịch sử Ai Cập cổ đại.

SO SÁNH CÁC THỜI KỲ CỦA AI CẬP CỔ ĐẠI VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia ra đời ở lưu vực hai con sông Ti-grơ và
Ơ-phrát. Về sau, các tiểu quốc nhỏ này thống nhất thành một vương quốc lớn mạnh,
tiêu biểu là Vương quốc Babylon, mở ra 2 thời kỳ: Cổ Babylon (1894 - 1595 TCN) và
Tân Babylon (626-535 TCN)
=> Nhận xét:
● Điểm giống nhau:
- Bị xâm chiếm nhiều lần
- Hoạt động nông nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ
- Xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ
- Các cuộc khởi nghĩa xuất hiện nhằm lật đổ chính quyền
- Xâm lược mở rộng lãnh thổ
- Không giữ được nền độc lập
● Điểm khác nhau:
- Ai Cập có 5 thời kỳ, Lưỡng Hà chỉ có 2 thời kỳ chính
- Người đứng đầu của Ai Cập: Pharaohs, người đứng đầu Lưỡng Hà: Các vị vua
- Ở Lưỡng Hà không xảy ra tệ nạn và tình trạng kiệt quệ sức lao động.

You might also like