You are on page 1of 1

ĐỀ 3

Phần 1 (6,5 điểm)


Bằng những câu thơ giàu hình ảnh, cách diễn đạt mang lối tư duy của người miền núi
giản dị, gần gũi nhưng khơi mở nhiều tầng suy nghĩ, Y Phương đã viết trong bài “Nói với
con” như sau:
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”
(“Nói với con”- SGK Ngữ văn 9, tập hai, T72)
Câu 1. Hãy cho biết bài thơ là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì? (1,0 điểm)
Câu 2. Trình bày mạch vận động cảm xúc của bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 3. Vì sao ở khổ thơ đầu tác giả viết: “Người đồng mình yêu lắm con ơi” thì đến khổ
thơ này, ông lại mở đầu bằng “Người đồng mình thương lắm con ơi”? (1,0 điểm)
Câu 4. Dựa vào đoạn thơ đã trích ở trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo
phương pháp lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp để làm rõ những đức tính cao đẹp
của người đồng mình và niềm mong muốn của người cha đối với con về lẽ sống trên đường
đời. Trong đoạn văn em viết có sử dụng phép nối và phép lặp (gạch chân những từ ngữ
dùng làm phép nối và phép lặp, chú thích cuối đoạn văn). (3,5 điểm)
Câu 5. Chép lại một câu thơ trong một văn bản của chương trình văn 9 cũng có từ “thương”.
Nêu rõ tên văn bản. (0,5 điểm)
Phần II Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (3,5 điểm)
Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước
mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò - lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi
nó,
chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.
Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?
Sống cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều
mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu
bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống
với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là
bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.
Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó
đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức.
(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)
1. Xét về mục đích nói, câu văn “Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang
nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh
thức.” thuộc kiểu câu gì? (0,5 điểm)
2. Xác định và nêu tác dụng trong câu “Sống cuộc đời cũng giống như vẽ một bức
tranh vậy.” (1 điểm)
3. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về vai trò, ý nghĩa
của ước mơ đối với cuộc đời mỗi con người. (2,0 điểm)

You might also like