You are on page 1of 2

LUYỆN TẬP VĂN BẢN “NÓI VỚI CON” (Y PHƯƠNG)

Phần I (6,5 điểm) Bài thơ Nói với con của Y Phương có đoạn:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Câu 1. (1,0 điểm) Bài thơ Nói với con được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nêu vắn tắt
mạch vận động cảm xúc của bài thơ.
Câu 2. (1,0 điểm) Ở khổ thơ đầu, tác giả viết: Người đồng mình yêu lắm con ơi. Đến
khổ thơ thứ hai, tác giả lại viết: Người đồng mình thương lắm con ơi. Chỉ ra sự khác
nhau trong tình cảm của tác giả đối với “người đồng mình” được thể hiện qua hai cách
diễn đạt đó.
Câu 3. (4,0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp để
nêu cảm nhận của em về những đức tính tốt đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ
trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập tình thái (Gạch chân,
chú thích rõ).
Câu 4. (0,5 điểm) Một bài thơ khác thuộc chương trình Ngữ văn 9 cũng có câu thơ dùng
từ thương để bộc lộ tình cảm của nhân vật trữ tình. Hãy nêu tên bài thơ và chép lại chính
xác câu thơ đó.
Phần II (3,5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hãy tiếp tục làm những điều mà trái tim bạn tin rằng nó đúng với bản thân. Hãy để
giấc mơ của bạn lớn mạnh hơn nỗi sợ hãi và hãy để hành động của bạn nói thay những
lời sáo rỗng. Đừng để bản thân sống bằng sự may rủi, hãy sống bằng những lựa chọn của
chính bạn. Thay vì luôn đổ lỗi bản thân thì tại sao bạn không thay đổi? Đừng để những
quyết định của bạn nằm trên miệng lưỡi của người khác.
Bạn nói bạn không học giỏi toán nhưng thực sự bạn không chịu học. Bạn nói bạn
không biết làm thơ thật ra thì bạn chưa hề làm thơ. Năng khiếu có thể là tự nhiên nhưng
các kỹ năng chỉ có thể được phát triển bởi từng giờ, từng ngày tập luyện.
Đây là cuộc đời của bạn, và chỉ duy nhất của bạn. Người khác có thể cùng đi với
bạn, nhưng không ai có thể đi thay nó cho bạn.
(Theo Tùng Khuê – Careerlink.vn từ Mười lời khuyên hữu ích cho bản thân)
Câu 1. (0,5 điểm) Hãy xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn
trích trên.
Câu 2. (0,5 điểm) Theo người viết, việc bạn không học giỏi toán hay bạn không biết làm
thơ là do điều gì?
Câu 3. (2,5 điểm) Đoạn trích trên có câu: Năng khiếu có thể là tự nhiên nhưng các kỹ
năng chỉ có thể được phát triển bởi từng giờ, từng ngày tập luyện. Bằng những hiểu biết
xã hội của bản thân, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) để
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc rèn luyện trong cuộc sống mỗi người.

You might also like