You are on page 1of 4

HƯỚNG DẪN HỌC TIẾNG VIỆT

Lớp 5 – Tuần 7
Họ và tên:……………………………
Lớp: 5A….

Thứ hai
Bài 1. Chọn từ thích hợp điền vào các câu dưới đây:
a) thành tích, thành quả
- Thế hệ mai sau sẽ được hưởng ...................... của công cuộc đổi mới hôm hay.
- Trường ta đã lập nhiều ........................ để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
b) ngoan cường, ngoan cố
- Bọn địch ........................... chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
- Ông đã ................................. giữ vững khí tiết cách mạng.
c) nhiệm vụ, nghĩa vụ
- Lao động là ............................ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi
người.
- Thầy giáo giao ......................... cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền An toàn giao
thông.
d) giữ gìn, bảo vệ
- Em Thuý luôn luôn ............................. quần áo sạch sẽ.
- ......................................Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
Bài 2. Sắp xếp những câu sau thành một đoạn văn:
(1) Thế là tôi mạo hiểm trèo lên bắt chú sáo xinh đẹp kia.
(2) Hôm nào trước khi đi học, tôi cũng đều cho sáo ăn.
(3) Tôi đang mơ ước có một con sáo biết nói.
(4) Một hôm, tôi thấy một chú sáo mỏ vàng cực đẹp trên cây đa cao tít trước nhà.
(5) Tôi đem sáo về chăm sóc rất kĩ.
(6) Sáng nay, khi đi học về, tôi không còn thấy sáo đâu nữa.
.....................................................................................................................................................
Bài 3. Xác định các bộ phận trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:
a. Ngoài suối, trên mấy cành cây cao, tiếng chim, tiếng ve cất lên inh ỏi, râm ran.

b. Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

d. Sông Hồng chảy uốn lượn qua đồng bằng Bắc Bộ là con sông lớn nhất miền Bắc.
Thứ ba
Bài 1. Chọn từ tượng thanh (miêu tả âm thanh) hoặc tượng hình (miêu tả hình dáng) thích
hợp điền vào chỗ chấm để câu văn diễn tả sinh động:
a) Trên vòm cây, bầy chim hót...........................
b) Đàn cò bay............................trên cánh đồng rộng........................
c) Ngọn núi cao..........................nổi bật giữa bầu trời xanh........................

Bài 2. Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển của các từ được gạch chân trong mỗi câu sau:
1. “miệng”
a) Nhìn qua miệng giếng, ếch thấy bầu trời bé bằng cái vung. (.................................)
b) Miệng cười như thể hoa ngâu. (..............................)
c) Miệng núi lửa đang hoạt động. (.............................)
d) Miệng ăn núi lở. (...............................)
2. “mũi”
a) Cô bé có cái mũi dọc dừa trông thật đáng yêu. (.................................)
b) Anh đã đến mũi đất Cà Mau bao giờ chưa? (...............................)
c) Mũi của con dao ấy nhọn quá! (.............................)
d) Chốn binh đao khó tránh khỏi hòn tên, mũi đạn. (...............................)

Bài 3. Đặt câu có từ “cánh” có nghĩa như sau:


a) Bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng.
.....................................................................................................................................................
b) Bộ phận của hoa, hình lá, có màu sắc.
.....................................................................................................................................................
c) Bộ phận có hình tấm, có thể khép vào, mở ra.
.....................................................................................................................................................
d) Khoảng đất dài và rộng, nằm trải ra.
.....................................................................................................................................................

Thứ tư
Bài 1. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu tục ngữ sau:
- Thương............như thể - Tốt ........... hơn lành .............
thương ............ - Đói cho ............ rách cho ............
- Cây .............không sợ chết .............. - Chết .................còn hơn
- Tốt .............hơn tốt ................. sống .............
Bài 2. Gạch dưới từ không cùng nhóm với các từ còn lại:
a. Trông mong, chờ đợi, mong ngóng, mỏi mệt
b. Cần cù, chăm chỉ, xinh đẹp, chịu khó
c. Đất nước, sông nước, giang sơn, sơn hà

Bài 3. Xếp các cụm từ dưới đây thành hai nhóm dựa theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ
“xanh”:
quả xanh, áo xanh, rừng xanh, tóc còn xanh, tuổi xanh
- Nghĩa gốc: ................................................................................................................................
- Nghĩa chuyển:............................................................................................................................

Thứ năm
Bài 1. Xác định bộ phận trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) của các câu sau:
a. Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy.

b. Ở phía Tây bờ sông Hồng, những cây bàng xanh biếc xoè tán rộng, soi bóng mặt nước.

c. Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông

trên khắp các sườn đồi.


Bài 2. Xác định nghĩa gốc (NG), nghĩa chuyển (NC) dưới từ in đậm ở mỗi dòng sau:
a) lá phổi, lá gan, lá tre

b) cánh chim, cánh buồm, cánh cửa

c) cổ chai, cổ họng, cổ áo

Bài 3. Trong các câu thơ, câu văn sau của Bác Hồ, từ “xuân” được dùng với những nghĩa
nào? Hãy giải nghĩa các từ đó.
a) Mùa xuân1 là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân2.
- xuân1:.........................................................................................................................................
- xuân2:.........................................................................................................................................
b) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân3 chán,
So với ông Bành vẫn thiếu niên;
Ăn khoẻ, ngủ ngon, làm việc khoẻ,
Trần mà như thế kém gì tiên.
- xuân :.........................................................................................................................................
3

You might also like