You are on page 1of 13

Phần 1.

Trắc nghiệm

Câu 1: Số 36 525 đọc là:

A. Ba mươi sáu nghìn năm trăm hai mươi lăm.

B. Ba mươi sáu nghìn hai trăm năm mươi lăm.

C. Ba sáu năm hai năm.

D. Ba mươi sáu nghìn năm hai năm.

Câu 2. Chữ số 7 trong số 54 766 có giá trị là:

A. 70

B. 700

C. 7 000

D. 7

Câu 3. Làm tròn số 83 240 đến hàng chục nghìn ta được số:

A. 83 000

B. 90 000

C. 80 000

D. 80 300

Câu 4. Số liền trước của số 10 001 là số nào?

A. 10 002

B. 10 011

C. 10 000

D. 20 001

Câu 5. Tháng nào sau đây có 30 ngày?


A. Tháng Năm

B. Tháng Mười hai

C. Tháng Ba

D. Tháng Sáu

Câu 6. Giá trị của biểu thức 21 576 – 2 343 + 1 000 là

A. 20 000

B. 18 233

C. 20 233

D. 18 000

Câu 7. Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 12 cm và chiều rộng 8 cm là:

A. 40 cm

B. 20 cm

C. 96 cm

D. 22 cm

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Đặt tính rồi tính

27 583 + 38 107 70 236 – 20 052 11 170 × 4 42 987 : 7

…………….... …………….... …………….... ……………....

…………….... …………….... …………….... ……………....

…………….... …………….... …………….... ……………....

…………….... …………….... …………….... ……………....


…………….... …………….... …………….... ……………....

Câu 9. Tính giá trị biểu thức:

a) 5 × (9 280 + 9 820)

= ………………………………….

= ………………………………….

b) (78 156 – 2 829) : 3

= ………………………………….

= ………………………………….

Câu 10. Số?

2 m = ……. mm 4 km = ……. m

5 l = ……. ml 2 000 g = ………. kg

5 kg = …….. g 7 00 cm = ……… m

Câu 11.Số?

Diện tích hình vuông ABCD là …… cm2

Câu 12. Giải toán?

Tháng trước khu di tích đón 42 300 khách tham quan. Do ảnh hưởng của dịch
Covid – 19, tháng này khách tham quan đã giảm đi 3 lần so với tháng trước. Hỏi
số lượng khách đến tham quan khu di tích trong cả hai tháng là bao nhiêu?
Bài giải

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1. Số 16 trong số La Mã được viết là:

A. VI

B. XIV

C. XVI

D. VIX

Câu 2. Cho dãy số: 76 521; 32 362; 76 009; 7 219. Số lớn nhất trong dãy số bên
là:

A. 76 521

B. 32 362

C. 76 009

D. 7 219

Câu 3. Phát biểu đúng là:

A. Các mặt của khối lập phương đều là hình chữ nhật.

B. Các mặt của khối hộp chữ nhật đều là hình vuông.

C. Các cạnh của khối hộp chữ nhật có độ dài bằng nhau.
D. Khối hộp chữ nhật và khối lập phương có số đỉnh, số cạnh và số mặt bằng
nhau.

Câu 4. Đồng hồ dưới đây chỉ mấy giờ?

A. 10 giờ 10 phút

B. 10 giờ 5 phút

C. 9 giờ 42 phút

C. 10 giờ 8 phút.

Câu 5.May 2 bộ quần áo hết 6m vải. Hỏi có 12 mét vải thì may được mấy bộ
quần áo như thế?

A. 2 bộ

B. 3 bộ

C. 4 bộ

D. 36 bộ

Câu 6. Hôm nay là ngày 28 tháng 10 năm 2022. Còn 1 tuần nữa là đến sinh nhật
tròn 8 tuổi của Mai. Vậy ngày tháng năm sinh của Mai là:

A. Ngày 4 tháng 11 năm 2014

B. Ngày 5 tháng 11 năm 2014


C. Ngày 5 tháng 11 năm 2013

D. Ngày 4 tháng 11 năm 2015.

Câu 7. Diện tích hình chữ nhật MNPQ là:

A. 14 cm2

B. 14 cm

C. 10 cm

D. 10 cm2

Phần 2. Tự luận

Câu 8. Đặt tính rồi tính

23 142 × 3 40 257 : 5 26 195 + 1 607 36 519 + 24 366

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………


………………… ………………… ………………… …………………

………………… ………………… ………………… …………………

       

Câu 9. Tìm thành phần chưa biết trong phép tính sau:

180 cm2 + ……. cm2 = 330 cm2

…. cm2 : 5 = 45 cm2

2 679 kg - …… kg = 1 473 kg

…… ml × 3 = 78 ml

Câu 10. Đúng ghi Đ, sai ghi S:

a) Chu vi hình tam giác ABC bằng 13 cm. 

b) Chu vi hình tam giác ACD bằng 15 cm.

c) Tổng chu vi của các hình tam giác ABC và ACD bằng chu vi hình tứ giác
ABCD.

d) Chu vi hình tứ giác ABCD bằng 18 cm.

Câu 11. Nối giá trị thích hợp ứng với mỗi biểu thức
Câu 12. Giải toán

Một cửa hàng có 2 340 kg gạo, sau khi bán thì số gạo giảm đi 3 lần. Hỏi cửa hàng
đó còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................
Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú
không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy
tới và nói:

- Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn
người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.

Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ
mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào
bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc
nhiên.

Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.


Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.

Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời
bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.”

Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí
chỗ ở gọn đẹp.

Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

(Trần Thị Ngọc Trâm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5
điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.
B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5 điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Em rút ra bài học gì sau khi đọc câu chuyện? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn
hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)
Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” trong câu dưới đây. (0,5
điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa
đông giá lạnh.”

B. Kiểm tra Viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe – viết (4,0 điểm)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa
dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc
vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa.
Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ
bay đi.

You might also like