You are on page 1of 6

PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT LỚP 2 – LẦN 8

Bài 1: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:


Cây xấu hổ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên
cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới
mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc,
toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành
thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con
nào đẹp đến thế.
Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó
quay trở lại?
Theo Trần Hoài Dương
Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?
A. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

B. Cây xấu hổ vẫy cành lá.

C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn.

D. Cây xấu hổ xôn xao.


Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?
A. Có con chim lạ bay đến.

B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội
bay đi ngay.

C. Có con chim chích chòe bay đến.


Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?
A. Vì chưa được bắt con chim.

B. Vì cây xấu hổ nhút nhát.

C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh.


Câu 4: Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?
A. Róc rách.

B. Lạt xạt.

C. Xôn xao.
Câu 5: Toàn thân con chim thế nào?

A. Lóng lánh.

B. Lập lòe.

C. Líu lo.
Câu 6: Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là:
A. Cây xấu hổ.

B. Co rúm.

C. Co rúm mình lại.


Bài 2:
Tìm 2 từ chỉ sự vật:..........................................................................................
Tìm 2 từ chỉ hoạt động:..............................................................................................
Tìm 2 từ chỉ đặc điểm:...............................................................................................

PHẦN TOÁN
I. TRẮC NGHIỆM
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Số liền trước của số 80 là:
A. 70 B. 81 C. 79 D. 82
Câu 2. Số gồm 5 chục và 2 đơn vị là:
A. 502 B. 552 C. 25 D. 52
Câu 3. Số tám mươi tư viết là:
A. 48 B. 804 C. 84 D. 448
Câu 4. Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 8 + 5 ….15
A. > B. < C. = D. Dấu khác
Câu 5. Lan có 7 cái kẹo, Mai có 8 cái kẹo. Cả hai bạn có …. cái kẹo?
A. 14 cái kẹo B. 13 cái kẹo C. 15 kẹo D. 15 cái kẹo
Câu 6. Tổng của 31 và 8 là:
A. 38 B. 37 C. 23 D. 39
Câu 7. Hiệu của 48 và 23 là:
A. 24 B. 46 C. 25 D. 20
Câu 8. Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau là:
A. 99 B. 89 C. 98 D. 90
Câu 9. Số tròn chục lớn nhất có hai chữ số là:
A. 10 B. 100 C. 89 D. 90
II. Tự luận
Bài 1: Số?

Bài 2: Đặt tính rồi tính:


75 – 28 90 – 37 26 + 45 77 + 8 61 – 12
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Bài 3: Một cửa hàng buổi sáng bán được 78kg đường, buổi chiều bán được nhiều hơn buổi sáng
13kg đường. Hỏi buổi chiều cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường?
Bài giải:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Bài 4: Tính:
14kg + 3kg - 5kg = …………………….. 24kg - 9kg + 3kg = ……………………..
Bài 5: Tổ Một nhặt được 32 kg giấy vụn. Tổ Hai nhặt được ít hơn tổ Một 15 kg. Hỏi tổ Hai nhặt
được bao nhiêu ki-lô-gam giấy vụn ?
Bài giải:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
PHIẾU BÀI TẬP TOÁN + TIẾNG VIỆT LỚP 2 – LẦN 9
Phần trắc nghiệm
Câu 1: Số gồm 6 chục và 7 đơn vị được viết là:
A. 76 B. 67 C. 70 D. 60
Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 54 = 50 + .....
A. 4 B. 5 C. 50 D. 40
Câu 3: Số bị trừ là 24, số trừ là 4. Vậy hiệu là:
A. 19 B. 20 C. 21 D. 22
Câu 4: Số liền sau số 89 là:
A. 86 B. 88 C. 87 D. 90
Câu 5: Tổng của 46 và 13 là:
A. 57 B. 58 C. 59 D. 60
Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 40 + 40 ..... 90
A. > B. < C. = D. +
Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Phần tự luận
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
66 – 39 60 – 22 26 + 45 88 + 8 40 – 24
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Bài 2: Điền số thích hợp vào trống:
Bài 3: Trong can to có 17 lít nước mắm. Mẹ đã rót nước mắm từ can to và đầy một can 6 lít. Hỏi
trong can to còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
Bài giải:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
Bài 4: Viết tất cả các số có hai chữ số lập được từ 3 số: 5, 0, 2.
............................................................................................................................
Bài 5: Bao gạo to cân nặng 25 kg gạo, bao gạo bé cân nặng 12 kg gạo. Hỏi cả hai bao cân nặng
bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
Bài giải:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
PHẦN TIẾNG VIỆT

Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả trả lời đúng nhất:
Trên chiếc bè
Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ, chúng ghép ba bốn lá bèo sen lại làm một
chiếc bè. Bè theo dòng nước trôi băng băng.
Mùa thu mới chớm nhưng nước đã trong vắt. Nhìn hai bên bờ sông, cỏ cây và những làng
gần, núi xa luôn mới. Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao luôn bái phục nhìn theo chúng tôi.
Những ả cua kềnh cũng giương đôi mắt lồi, âu yếm ngó theo. Đàn cá săn sắt và cá thầu dầu cũng
lăng xăng cố bơi theo chiếc bè, hoan nghênh váng cả mặt nước.
1. Dế Mèn và Dế Trũi đi xa bằng cách gì?
a. Ngày đi đêm nghỉ cùng say ngắm dọc đường.
b. Bơi theo dòng nước.
c. Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm một chiếc bè.
2. Trên đường đi, đôi bạn nhìn thấy những gì?
a. Nước, cỏ cây, làng gần, núi xa, các con vật.
b. Nước, cỏ cây, hòn đá cuội.
c. Những anh gọng vó và những ả cua kềnh giương đôi mắt.
3. Tình cảm của các con vật đối với hai chú dế thế nào?
a. Chê cười, châm biếm.
b. Yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh.
c. bái phục, lăng xăng.
4. Câu nào dưới đây cấu tạo theo mẫu câu Ai là gì?
a. Dế Mèn và Dế Trũi là đôi bạn.
b. Anh gọng vó đen sạm, gầy và cao.
c. Những ả cua kềnh giương đôi mắt lồi.
5. Trong câu “Đàn cá lăng xăng theo chiếc bè” từ chỉ hoạt động là?
a. Đàn cá. b. lăng xăng. c. theo chiếc bè.
Bài 2:
- Đặt 1 câu có từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………
- Đặt 1 câu có từ chỉ đặc điểm: …………………………………………………………………….
Bài 3: Cho các từ sau đây: cao lớn, hiền lành, độc ác, mềm mại, lấp lánh, dẻo dai, to lớn, bụ
bẫm, vuông vắn, vị tha
Hãy sắp xếp các từ trên vào các nhóm sau:
a) Từ chỉ đặc điểm tính cách:
…………………………………………………………………………………………………….
b) Từ chỉ đặc điểm tính chất
…………………………………………………………………………………………………….
c) Từ ngữ chỉ đặc điểm hình dáng
…………………………………………………………………………………………………….

You might also like