You are on page 1of 5

MÔN TOÁN

Bài 1: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng

a, Số hai triệu bảy trăm mười tám nghìn năm trăm linh sáu được viết là:

A. 2 706 506 B. 2 718 615 C. 2 718 506 D. 2 718 566


b. Giá trị chữ số 5 trong số 4 502 324 là

A. 500 B. 5000 C. 50 000 D. 500 0000


Bài 2: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng

a. Phân số bằng phân số nào dưới đây?

A. B. C. D.

b. Phân số lớn nhất trong các phân số sau: ; ; ; là:

A. B. C. D.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

2 giờ 25 phút = ……….. phút 4 tấn 5 yến = …….. yến

Bài 4: Nhà bác An nuôi 48 con gà và vịt trong đó số vịt nhiều hơn số gà là 14 con. Hỏi
nhà bác An nuôi bao nhiêu con vịt?

A. 31 B.30 C.16 D. 17
Bài 5:Tính:

+ …………………………………………………………………………………………

x ………………………………………………………………………………………..

Bài 6: Tìm y:
+y= yx =

Bài 7: Một hình bình hành có chiều cao 18cm và độ dài đáy 12cm. Tính diện tích hình
bình hành.

Bài 8: Vườn trường Tiểu học Ngọc Lũ có dạng hình chữ nhật có chiều dài 20m, chiều
rộng 15m. Ở giữa là phần đất hình thoi nhà trường trồng hoa trang trí có độ dài hai
đường chéo lần lượt là 5m và 4m; phần còn lại để trồng cỏ lạc. Tính diện tích phần đất
trồng cỏ lạc.

Bài 9: Nhà bác Hiệp có hai kho thóc trong đó kho A chứa ít hơn kho B là 45 tạ thóc.

Biết rằng số thóc ở kho B bằng số thóc ở kho A. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tạ thóc?

Bài 10. Số học sinh lớp 4A là một số bé hơn 40. Trong tiết học Toán, hoạt động thứ nhất
cô chia lớp thành các nhóm đôi (nhóm 2), hoạt động thứ hai cô giáo chia thành nhóm 3,
hoạt động thứ ba cô chia lớp thành nhóm 5. Hỏi lớp 4A có bao nhiêu học sinh? Biết khi
chia thành các nhóm đôi, nhóm 3 hay nhóm 5 thì không thừa, không thiếu bạn nào.
Viết câu trả lời của em:
Số học sinh lớp 4A là: ………………………………………………………………

Bài 11: Bạn Hùng có 22 viên bi gồm bi đỏ và bi xanh. Hùng cho em 3 viên bi đỏ và 7
viên bi xanh. Bạn Minh lại cho Hùng thêm 7 viên bi đỏ nữa. Lúc này, Hùng có số bi đỏ
gấp đôi số bi xanh. Hỏi lúc đầu Hùng có bao nhiêu viên bi đỏ, bao nhiêu viên bi xanh?

Bài 12: Tìm hai số chẵn có tổng là 210, biết giữa chúng có 18 số chẵn khác?

Bài 13: Hai người thợ dệt dệt được 270 m vải. Nếu người thứ nhất dệt thêm 12m và
người thứ hai dệt thêm 8 m thì người thứ nhất sẽ dệt nhiều hơn người thứ hai 10 m. Hỏi
mỗi người đã dệt được bao nhiêu mét vải?

Bài 14: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 120m. Tính diện tích thửa ruộng đó,
biết nếu tăng chiều rộng 5m và giảm chiều dài 5m thì thửa ruộng đó trở thành hình
vuông?

Bài 15: Hiện nay, tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. Sau 10 năm nữa, tuổi bố gấp 3 lần tuổi con.
Tính tuổi mỗi người hiện nay?
MÔN TIẾNG VIỆT
A. Kiểm tra đọc:
I. Đọc thành tiếng
II . Đọc hiểu:
Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:
Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái
giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và
cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không
ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình
xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó
kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông
chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên
lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống,
lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện
trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Sưu tầm)
* Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và trả lời câu hỏi :
Câu 1. Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại….?
a. Xảy chân rơi xuống một cái giếng. b. Xuống giếng uống nước.
c. Bị ông chủ bán cho người khác. d. Bị kẻ chộm dắt đi.
Câu 2. Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình làm gì ?
a. Kéo con lừa lên. b. Xúc đất đổ vào giếng.
c. Nghĩ các cứu con lừa. d. Xuống giếng cứu con lừa.
Câu 3. Con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó đã làm gì ?
a. Đứng yên không nhúc nhích. b. Dùng hết sức leo lên.
c. Cố sức rũ đất xuống. d. Kêu la thảm thiết.
Câu 4. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lại làm gì ?
a. Kêu la thảm thiết. b. Vùng vẫy dữ dội.
c. Đứng im. d. Lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.

Câu 5. Nêu nhận xét của em về chú lừa ?


……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên ?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Câu 7. Câu “Lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên.” Thuộc kiểu
câu nào ?
a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ?
c. Ai thế nào ? d. Không thuộc câu kể nào.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau có tác dụng gì ?
Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc
cóc chạy ra ngoài.
a. Chỉ nơi chốn b. Chỉ nguyên nhân
c. Chỉ thời gian d. Chỉ địa điểm
Câu 9. Viết thêm bộ phận chủ ngữ và vị ngữ để hoàn chỉnh câu sau.
- Trong nhà,...............................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 10. Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có bạn An làm được. Hãy đặt một
câu cảm để bày tỏ sự thán phục bạn.
..............................................................................................................................................
....................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT:
II. Tập làm văn:
Hãy viết bài văn tả về một con vật nuôi mà em yêu thích.

You might also like