You are on page 1of 8

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1: Tính 5 x 2 x 7 = ?

A. 75 B. 70 C. 71 D. 72

Câu 2: Tính 421 x 89

A. 37496 B. 37469 C. 34769 D. 34796

Câu 3: Người ta xếp các gói kẹo vào các hộp, mỗi hộp 36 gói. Hỏi có thể xếp 2500 gói
kẹo vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa bao nhiêu gói kẹo?

A. 79 hộp; thừa 4 gói B. 69 hộp; thừa 14 gói

C. 79 hộp; thừa 6 gói D. 69 hộp; thừa 16 gói

Câu 4: Đầu năm nhà trường tuyển vào lớp học phổ cập được 40 học sinh và đóng đủ 10
bộ bàn ghế để các em học. Sau đó lại vận động thêm một số em nữa vào lớp nên nhà
trường phải đóng tất cả 12 bộ bàn ghế để các em học. Hỏi số học sinh vận động thêm vào
lớp là bao nhiêu em?
A. 8 em B. 7 em C. 6 em D. 5 em
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng của tổng cho số chia rồi
cộng các kết quả tìm được với nhau.

B. Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng của tổng cho số chia rồi trừ
các kết quả tìm được với nhau.

C. Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta
có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

D. Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số bị chia thì
ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.

Câu 6: Tính 3 x 5 x 6 = ?
A. 90 B. 93 C. 95 D. 96
Câu 7: Một hình chữ nhật có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 75cm . Tính chu
vi hình chữ nhật đó, biết rằng chiều rộng hình chữ nhật là 45cm.
A. 380cm B. 340cm C. 300cm D. 170cm
Câu 8: Tính 4 x 5 x 3 = ?
A. 64 B. 60 C. 65 D. 63
Câu 9: Điền số thích hợp vào chõ trống:
Có 5112 quyển vở xếp đều vào 9 thùng. Vậy 5 thùng như thế xếp được ... quyển vở.
A. 2480 B. 2408 C. 2840 D. 2804
Câu 10: Tính 2350 x 1000 = ?
A. 23500 B. 235000 C. 2350000 D. 23500000
Câu 11: Trung bình cộng của dãy các số lẻ từ 111 đến 2015 là:
A. 1063 B. 1064 C. 1065 D. 1066
Câu 12: Hiệu hai số là 2790. Số lớn là 3560. Tính trung bình cộng hai số đó.
A. 2156 B. 2516 C. 2561 D. 2165
Câu 13: Người ta xếp 127450 cái áo vào các hộp, mỗi hộp 8 cái áo. Hỏi có thể xếp được
vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái áo?

A. 15931 hộp B. 15931 hộp, thừa 4 cái áo

C. 15931 hộp, thừa 1 cái áo D. 15931 hộp, thừa 2 cái áo

Câu 14: Cho dãy số 40; 42; 44; 46; 48; 50; 52; 54. Số trung bình cộng của dãy số là :

A. 40 B. 45 C. 44 D. 47

Câu 15: Tính 15 x 81

A. 1251 B. 1521 C. 1215 D. 1125

Câu 16: Điền số thích hợp vào ô trống: Tuổi trung bình của các cầu thủ đội bóng chuyền
(có 6 người) là 21 tuổi. Nếu không tính đội trưởng thì tuổi trung bình của 5 cầu thủ còn
lại là 20 tuổi. Vậy tuổi của đội trưởng là ... tuổi

A. 26 B. 25 C. 24 D. 23

Câu 17: Tính 27 x 10 = ?

A. 270 B. 2700 C. 27 D. 27000

Câu 18: Tính 4800 : 100 = ?

A. 480 B. 48 C. 4800 D. 48000

Câu 19: Tổng số tuổi của bố, mẹ, Khánh và An là 99 tuổi, trung bình cộng số tuổi của
bố, mẹ và An là 29 tuổi. Tìm tuổi của mỗi người, biết tuổi Khánh gấp đôi tuổi An, tuổi
An bằng tuổi mẹ.

A. Bố: 54 tuổi; mẹ: 30 tuổi; Khánh: 10 tuổi; An: 5 tuổi

B. Bố: 45 tuổi; mẹ: 36 tuổi; Khánh: 12 tuổi; An: 6 tuổi

C. Bố: 47 tuổi; mẹ: 42 tuổi; Khánh: 14 tuổi; An: 7 tuổi

D. Bố: 48 tuổi; mẹ: 44 tuổi; Khánh: 16 tuổi; An: 8 tuổi

Câu 20: Tính 2020000 : 1000 = ?


A. 202 B. 20200 C. 2020 D. 202000

Câu 21: Cuộn dây thứ nhất dài 23280m. Cuộn dây thứ hai dài bằng 15 cuộn thứ nhất.
Hỏi phải chuyển bao nhiêu mét từ cuộn thứ nhất sang cuộn thứ hai để hai cuộn dài bằng
nhau?

A. 4656m B. 6984m C. 9312m D. 11640m

Câu 22: Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm: 2496 : 64 x 25 ... 736 + 9184 : 2

A. < B. > C. = D. Không có dấu thích hợp

Câu 23: Tính 314 x 20

A. 6820 B. 6802 C. 6208 D. 6280

Câu 24: Có 24 cái bánh nướng đựng đều trong 6 hộp. Cô giáo mua về cho lớp mẫu giáo
5 hộp bánh như vậy và chia đều cho các cháu, mỗi cháu được nửa cái. Hỏi lớp mẫu giáo
đó có bao nhiêu cháu?

A. 42 B. 40 C. 45 D. 44

Câu 25: Tính 2 x 5 x 4 = ?

A. 42 B. 45 C. 44 D. 40

Câu 26: Có 6 gói kẹo. Bạn Huy lấy ra mỗi gói 10 cái kẹo thì thấy số kẹo còn lại ở 6 gói
đúng bằng số kẹo ở 4 gói nguyên. Hỏi mỗi gói kẹo có bao nhiêu cái?

A. 36 B. 34 C. 30 D. 31

Câu 27: Tính 746 x 18

A. 13428 B. 12438 C. 12483 D. 14283

Câu 28: Điền số thích hợp vào ô trống:

Người ta xếp đều 896 tấn hàng lên 32 toa xe lửa. Vậy mỗi toa chứa được .... tấn hàng

A. 27 B. 28 C. 22 D. 23

Câu 29: Tính 609 x 9 - 4845 = ?

A. 663 B. 336 C. 363 D. 636

Câu 30: Một huyện miền núi có 8 xã vùng thấp và 9 xã vùng cao. Mỗi xã vùng thấp được
cấp 850 quyển truyện, mỗi xã vùng ca được cấp 980 quyển truyện. Hỏi huyện đó được
cấp bao nhiêu quyển truyện?

A. 16520 B. 16250 C. 15620 D. 15260


BÀI TẬP TIẾNG VIỆT

I- Bài tập về đọc hiểu

Bông sen trong giếng ngọc

Mạc Đĩnh Chi người đen đủi, xấu xí. Nhà nghèo, mẹ con cậu tần tảo nuôi nhau bằng nghề
kiếm củi. Mới bốn tuổi, Mạc Đĩnh Chi đã tỏ ra rất thông minh. Bấy giờ Chiêu quốc công
Trần Nhật Duật mở trường dạy học. Mạc Đĩnh Chi xin được vào học. Cậu học chăm chỉ,
miệt mài, sớm trở thành học trò giỏi nhất trường.

Kì thi năm ấy, Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu nhưng vua thấy ông mặt mũi xấu xí, người bé loắt
choắt, lại là con thường dân, toan không cho đỗ.

Thấy nhà vua không trọng người hiền, chỉ trọng hình thức bên ngoài, Mạc Đĩnh Chi làm
bài phú (1) “Bông sen trong giếng ngọc” nhờ người dâng lên vua. Bài phú đề cao phẩm
chất cao quý khác thường của loài hoa sen, cũng để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.
Vua đọc bài phú thấy rất hay, quyết định lấy ông đỗ Trạng nguyên (2).

Về sau, Mạc Đĩnh Chi nhiều lần được giao trọng trách đi sứ. Bằng tài năng của mình, ông
đã đề cao được uy tín đất nước, khiến người nước ngoài phải nể trọng sứ thần Đại Việt.
Vua Nguyên tặng ông danh hiệu “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (Trạng nguyên của hai
nước).

(Thái Vũ)

(1) Phú: tên một loại bài văn thời xưa

(2) Trạng nguyên: danh hiệu dành cho người đỗ đầu khoa thi ở kinh đô do nhà vua tổ
chức

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

1. Vẻ bên ngoài của Mạc Đĩnh Chi được giới thiệu bằng chi tiết nào?

a- Là người đen đủi, xấu xí

b- Là cậu bé kiếm củi rất giỏi để nuôi mẹ

c- Là người thông minh, học giỏi nhất trường

2. Vì sao Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu mà nhà vua định không cho đỗ?

a- Vì Mạc Đĩnh Chi không phải là người giỏi nhất

b- Vì Mạc Đĩnh Chi chưa thể hiện được là người có phẩm chất tốt

c- Vì Mạc Đĩnh Chi xấu xí, bé loắt choắt, lại là con thường dân

3. Tại sao sau đó nhà vua lại cho Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên?

a- Vì thấy ông rất chăm chỉ, lại học giỏi nhất trường
b- Vì đã nhận ra ông là người viết bài phú rất hay

c- Vì nhận ra phẩm chất, tài năng và chí hướng của ông

4. Mạc Đĩnh Chi muốn nói điều gì qua hình ảnh “Bông sen trong giếng ngọc”?

a- Hoa sen phải được trồng trong giếng ngọc thì mới thể hiện phẩm chất cao quý.

b- Sen là một loài hoa thanh cao, được trồng trong giếng ngọc lại càng cao quý.

c- Phải để bông sen trong giếng ngọc thì mới thấy được vẻ đẹp sang trọng của nó.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Điền vào chỗ trống rồi giải câu đố (ghi vào chỗ trống trong ngoặc):

a) tr hoặc ch

Có mắt mà…ẳng có tai

Thịt…ong thì…ắng, da ngoài thì xanh

Khi….ẻ ngủ ở…ên cành

Lúc già mở mắt hóa thành quả ngon?

(Là ………….)
b) uôt hoặc uôc

Con gì trắng m……….như bông

Bên người cày c……trên đồng sớm hôm.

(Là ………………)
Câu 2. a) Gạch dưới các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau:

(1) Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. (2) Dế Trũi đương đánh nhau với hai mụ Bọ Muỗm. (3)
Hai mụ Bọ Muỗm vừa xông vào vừa kêu om sòm. (4) Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài
nhọn, đánh tới tấp. (5) Trũi bình tĩnh dùng càng gạt đòn rồi bổ sang. (6) Hai mụ Bọ
Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng lúa gần đấy nghe tiếng.
(7) Thế là cả một bọn Bọ Muỗm lốc nhốc chạy ra.

(Theo Tô Hoài)

b) Chọn 3 câu em tìm được điền vào bảng sau:

Câu Bộ phận chủ ngữ Bộ phận vị ngữ


Câu số…. ………………………….. ……………………….
Câu số…. ………………………….. ……………………….
Câu số…. ………………………….. ……………………….
Câu 3. a) Nối từ khỏe (trong tập hợp từ chứa nó) ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B:

A B

a) Một người rất khỏe 1) Ở trạng thái cảm thấy khoan khoái, dễ
chịu
b) Chúc chị chóng khỏe 2) Cơ thể có sức trên mức bình thường ; trái
với yếu
c) Uống cốc nước dừa thấy khỏe cả người 3) Trạng thái khỏi bệnh, không còn ốm đau

b) Chọn từ thích hợp trong các từ khỏe, khỏe mạnh, khỏe khắn, vạm vỡ để điền vào chỗ
trống:

(1) Cảm thấy……………….ra sau giấc ngủ ngon.

(2) Thân hình………………

(3) Ăn…………, ngủ ngon, làm việc……………….

(4) Rèn luyện thân thể cho………………………….


Biện pháp tu từ nhân hóa

 Khái niệm và tác dụng biện pháp nhân hóa

Biện pháp tu từ nhân hóa là dùng những từ để chỉ người để miêu tả hoặc gọi tên sự vật,
sự việc; làm cho đồ vật, động vật, cây cối, câu chuyện,… trở nên sinh động, sống động,
và cuốn hút hơn. Sự vật, sự việc đó như được thổi hồn, đưa sự sống vào trong chúng.

 Các kiểu nhân hóa: Có ba kiểu biện pháp tu từ nhân hóa chính:

 Lấy từ ngữ gọi người để gọi vật


Ví dụ: “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”. (Truyện Ngụ ngôn)

Các từ “lão”, “bác”, “cô”, “cậu”: là những từ chỉ người, nhưng ở câu trên được sử dụng
để gọi những bộ phận trên cơ thể.

 Lấy từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của
sự vật
Ví dụ: Hai chú chim đang trò chuyện.

“Trò chuyện” vốn là hành động để chỉ hai hoặc nhiều người đang giao tiếp với nhau,
nhưng ở đây được sử dụng để chỉ hai chú chim đang hót líu lo.

 Trò chuyện, xưng hô với vật như với người


Ví dụ: Mèo ơi, lại đây với ta!

“Mèo ơi” chính là phép tu từ nhân hóa, cách gọi như vậy vốn là chỉ giữa người với người,
chỉ có con người mới có thể nói như vậy, và chỉ có người nghe mới có thể hiểu.

BÀI TẬP VẬN DỤNG :

Bài 1: Phân tích đoạn thơ sau đây:


“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)


1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Bài 2: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ
nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................................

Bài 3: Những hình ảnh so sánh nào được sử dụng trong những câu văn sau? Vì sao?

1. Chú bộ đội đang lái xe.


2. Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.
3. Chim mẹ chăm chỉ kiếm mồi.

Bài 4: Các em hãy đọc đoạn văn sau:

“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta
chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

– Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại
nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”

(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)

Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?

Bài 5: Em hãy viết một đoạn văn tự do ngắn, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:

You might also like