You are on page 1of 12

BÀI LUYỆN ĐỌC

1. Cây xấu hổ
Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá
khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ
cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có
gì lạ thật.
Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một
con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ
đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi.
Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có
con nào đẹp đến thế.Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc.
Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?
Theo Trần Hoài Dương
2. BÉ MINH QUÂN DŨNG CẢM
Nhà bé Minh Quân có một chú mèo vàng rất ngoan. Minh Quân yêu
nó lắm. Ngày chủ nhật, bố mẹ vắng nhà, Minh Quân và mèo vàng
được dịp nô đùa thỏa thích. Mải đùa nghịch, chẳng may, Minh Quân
gạt phải lọ hoa. Lọ hoa rơi xuống đất, vỡ tan tành. Sợ bị bố mẹ la
mắng nên khi thấy bố mẹ vừa về đến nhà, Minh Quân đã vội vàng
nói:
- Bố ơi! Con mèo nghịch làm vỡ bình hoa rồi.
Thế là con mèo bị phạt. Buổi tối hôm đó, mèo vàng bị bố xích lại và
không được ăn cá.
Tối hôm đó, nằm trên giường êm ấm, nghe tiếng mèo vàng kêu meo
meo, Minh Quân không tài nào ngủ được. Bé vùng dậy, chạy đến bên
bố và thú nhận tất cả rồi xin bố tha cho mèo. Bố ôm Minh Quân vào
lòng và khen:
- Con trai bố trung thực và dũng cảm lắm.
Minh Hương kể

3. Mẩu giấy vụn


Lớp học rộng rãi, sáng sủa và sạch sẽ nhưng không biết ai vứt một
mẩu giấy ra giữa lối ra vào.
Cô giáo bước vào lớp, mỉm cười:
Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá! Thật đáng khen! Nhưng các em có nhìn
thấy mẩu giấy đang nằm ngay giữa cửa kia không?
- Có ạ! – Cả lớp đồng thanh đáp.
- Nào! Các em hãy lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì
nhé! - Cô giáo nói tiếp.
Cả lớp yên lặng lắng nghe. Được một lúc, tiếng xì xào nổi lên vì các
em không nghe thấy mẩu giấy nói gì cả.
Một em trai đánh bạo giơ tay xin nói. Cô giáo cười:
- Tốt lắm! Em nghe thấy mẩu giấy nói gì nào?
- Thưa cô, giấy không nói được đâu ạ!
Nhiều tiếng xì xào hưởng ứng: “Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”
Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới mẩu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ
vào sọt rác. Xong xuôi, em mới nói:
- Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo: “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt
rác!”
Cả lớp cười rộ lên thích thú. Buổi học hôm ấy vui quá!
(Theo Quế Sơn)

4. Người thầy cũ
Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường bỗng
xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của
con mình để chào thầy giáo cũ.
Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép
chào thầy. Thầy nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên. Chú liền nói:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị
thầy phạt đấy
Thầy giáo cười vui vẻ:
- À, Khánh! Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có
phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo:
"Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy
không phạt em đâu."
Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng
trường rồi lại nhìn khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: bố cũng có lần
mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi
Theo PHONG THU

5. Cô giáo lớp em
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi

Cô dạy em tập viết


Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài

Những lời cô giáo giảng


Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em ngắm mãi
Những điểm mười cô cho.
Tác giả: Nguyễn Xuân Sanh

6. CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN


Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai
cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi
ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.
Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của
nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng
năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi
trước tiên.
Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi,
tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với gì điều
gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi
người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi còn cần nhờ đến các bạn
B, C, D, D, E,...
Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang
sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!
(Theo Trần Hoài Dương)

8. CUỐN SÁCH CỦA EM


Mỗi cuốn sách có một tên gọi. Tên sách là hàng chữ lớn ở
khoảng giữa bìa sách, thường chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Qua tên
sách, em có thể biết được sách viết về điều gì.
Người viết cuốn sách được gọi là tác giả. Tên tác giả thường
được ghi vào phía trên của bìa sách.
Nơi các cuốn sách ra đời được gọi là nhà xuất bản. Tên nhà
xuất bản thường được ghi ở phía dưới bìa sách.
Phần lớn các cuốn sách đều có mục lục thể hiện các mục chính
và vị trí của chúng trong cuốn sách. thường được đặt ở ngay sau
trang bìa, cũng có khi được đặt ở cuối sách.
Mỗi lần đọc một cuốn sách mới, đừng quên những điều này em nhé.
(Nhật Huy)
9. Hai lần được gặp Bác
Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bác Hồ. Bác hỏi:
- Cháu đã biết chữ chưa?
Thu xúc động trả lời:
- Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm
nên cháu không được đi học.
Bác nhìn Thu, hai dòng nước mắt rưng rưng.
Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gặp Bác. Bác hỏi:
- Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào?
Thu đứng lên thưa với Bác:
- Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh hùng, không sợ
gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống
nhất. Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác.
Thu ngước nhìn lên, Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt.
(Theo Hồ Thị Thu)

10. Về thăm nhà Bác


Về thăm nhà Bác, làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Có con bướm trắng lượn vòng
Có chùm ổi chín vàng ong sắc trời.
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Làng Sen như mọi làng quê
Ngôi nhà lẫn với hàng tre bóng tròn
Kìa hàng hoa đỏ màu son
Kìa con bướm trắng chập chờn như mưa.
(Nguyễn Đức Mậu)

11. Nhà bác học và bà con nông dân


Hôm ấy, tiến sĩ nông học Lương Định Của cùng cán bộ xuống
xem xét tình hình nông nghiệp ở tỉnh Hưng Yên.
Thấy bà con nông dân đang cấy lúa trên những thửa ruộng ven
đường, bác Của bảo dừng xe, lội xuống ruộng trò chuyện với mọi
người. Bác khuyên bà con nên cấy ngửa tay để rễ mạ ăn nông, cây
lúa dễ phát triển. Lúc cấy cần chăng dây cho thẳng hàng để sau này
dễ dùng cào cải tiến làm cỏ sục bùn….
Rồi bác cười vui và nói với mọi người:
- Nào, ai cấy nhanh nhất xin mời cấy thi với tôi xem kĩ thuật cũ và kĩ
thuật mới đằng nào thắng, nghe!
Thế là cuộc thi bắt đầu. Chỉ ít phút sau, bác đã bỏ xa cô gái cấy giỏi
nhất vài mét. Lúa bác cấy vừa đều vừa thẳng hàng. Thấy vậy, ai nấy
đều trầm trồ, thán phục nhà bác học nói và làm đều giỏi.
(Theo Nguyễn Hoài Giang)

12. Cái trống trường em


Cái trống trường em Cái trống lặng yên
Mùa hè cũng nghỉ Nghiêng đầu trên giá
Suốt ba tháng liền Chắc thấy chúng em
Trống nằm ngẫm nghĩ Nó mừng vui quá!

Buồn không hả trống Kìa trống đang gọi


Trong những ngày hè Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!
Bọn mình đi vắng Vào năm học mới
Chỉ còn tiếng ve Giọng vang tưng bừng
Thanh hào

13. Buổi sớm mùa hè trong thung lũng


Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí
đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những
chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất
tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng
gà gáy râm ran.Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te.
Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối,
tiếng chim cuốc vọng vào đều đều..Bản làng đã thức giấc. Đó đây,
ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân
người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
(Hoàng Hữu Bội)

14. Cây chuối mẹ


Mới ngày nào nó chỉ là cây chuối non mang tàu lá nhỏ xanh lơ,
dài như lưỡi mác đâm thẳng lên trời. Hôm nay, nó đã là cây chuối to,
đĩnh đạc, thân bằng cột nhà. Các tàu lá ngả ra mọi phía như những
cái quạt lớn, quạt mát cả góc vườn xanh thẫm. Cổ nó mập tròn, rụt
lại. Vài chiếc lá ngắn cũn cỡn, lấp ló hiện ra báo cho mọi người biết:
hoa chuối ngoi lên ngọn rồi đấy.
Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non. Hoa ngày
càng to thêm, nặng thêm, khiến cây chuối nghiêng về một phía. Khi
cây mẹ bận đơm hoa kết quả thì các cây non cứ lớn nhanh hơn hớn.
Để làm buồng, cây mẹ phải đưa hoa chúc xuôi sang một phía. Lẽ nào
nó để cái hoa to, buồng quả lớn đè giập đứa con đứng bên cạnh?
Không, cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa sang cái khoảng trống
không có đứa con nào.
(Theo Phạm Đình Ân)
15. Tình thương của Bác
Đêm giao thừa năm ấy, Bác Hồ đến thăm một gia đình lao động
nghèo ở Hà Nội. Anh cán bộ đến trước nói với chị Chín:
- Chị ở nhà, có khách đến thăm Tết đấy!
Lát sau, Bác bước vào nhà. Chị Chín sửng sốt nhìn Bác. Mấy cháu
nhỏ kêu lên “Bác Hồ, Bác Hồ!”, rồi chạy lại quanh Bác.
Lúc này chị Chín mới chợt tỉnh, vội chạy lại ôm choàng lấy Bác,
khóc nức nở.
Chờ cho chị bớt xúc động, Người an ủi:
- Năm mới sắp đến, Bác đến thăm nhà, sao thím lại khóc?
Tuy cố nén nhưng chị Chín vẫn thổn thức, nói:
- Có bao giờ...có bao giờ Chủ tịch nước lại tới thăm nhà chúng con.
Được thấy Bác đến nhà, con cảm động quá!
Bác trìu mến nhìn chị Chín và các cháu rồi nói:
- Bác không thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?
(Theo Phạm Thị Sửu – Lê Minh Hà)

16. Cháu thăm nhà Bác


Cháu vào thăm nhà Bác Không gian đầy tiếng chim

Trời vui nên nắng tràn Mặt hồ xôn xao gió.

Vườn vui hoa nở khắp Gió động cửa nhà sàn

Ngan ngát mùi phong lan. Ngỡ Bác ra đón cháu…

Ngôi nhà sàn xinh xinh


Cánh cam đi lạc mẹ Bọ dừa dừng nấu cơm
Gió xô vào vườn hoang Cào cào ngừng giã gạo
Giữa bao nhiêu gai góc Xén tóc thôi cắt áo
Lũ ve sầu kêu ran. Đều báo nhau đi tìm
Chiều nhạt nắng trắng sương Khu vườn hoang lặng im
Trời rộng xanh như bể Bỗng râm ran khắp lối
Tiếng cánh cam gọi mẹ Có điều ai cũng nói
Khản đặc trên lối mòn Cánh cam về nhà tôi

Dưới bóng cây vú sữa

Theo Vân Long

17. Đánh cá đèn


Chiều hôm ấy, bãi biển tấp nập hẳn lên. Ai cũng muốn xem các
đội thuyền ra khơi đánh cá đèn. Lũ trẻ cũng theo ra bãi.
Các thuyền nổ máy ran ran rồi vọt ra khơi, trườn nhanh qua
vùng sóng lừng. Nắng chiều tỏa ánh vàng hoe. Màu cầu vồng hiện
lên trên bụi nước đầu sóng. Mặt trời lặn. Màn đêm buông xuống. Đèn
điện trên các thuyền bật sáng rực rỡ. Vài tiếng đồng hồ sau, thấy ánh
đèn, cá kéo về đen đặc. Những con mối, con nục nổi lên, cuốn vào
nhau lúc nhúc. Dưới ánh điện, mắt chúng sáng rực cả một vùng như
trận mưa tàn lửa… Mỗi thuyền chỉ đánh bốn mẻ lưới mà chở không
hết cá, phải đùn vào lưới thả xuống nước kéo về. Thuyền nào cũng
no, lặc lè trên sóng.
(Bùi Nguyên Khiết)

18. Cánh cam lạc mẹ

Ngân Vịnh
19. Ban mai trên bản
Rừng núi vẫn đang trong màn đêm yên tĩnh. Mọi người vẫn còn
ngủ ngon trong những chiếc chăn ấm áp. Bỗng một con gà trống cất
tiếng gáy ò ó o. Rồi khắp bản, những tiếng gà gáy nối nhau vang xa.
Lũ gà rừng cũng thức dậy, gáy te te.
Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp nhà sàn. Trời sáng
dần. Ngoài đường đã có bước chân người đi lại. Tiếng nói chuyện rì
rầm, tiếng gọi nhau í ới. Mẹ bảo tôi ăn sáng, chuẩn bị đến trường.
Tôi yêu những buổi ban mai trên quê hương mình.
(theo Hoàng Hữu Bội

20. Chim chiền chiện


Chiền chiện có nhiều nơi còn gọi là sơn ca. Chiền chiện giống
sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ. Áo của
chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền
chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp, dáng thấp như một kị sĩ.
Chiền chiện có mặt ở khắp nơi, nhất là những vùng trời đất bao
la.
Khi chiều thu buông xuống, lúc đã kiếm ăn no nê trên bãi trên
đồng, chiền chiện vụt bay lên như viên đá ném vút lên trời. Theo
cùng tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống tiếng hót trong
sáng diệu kì, giọng ríu ran đổ hồi, âm điệu hài hòa quyến rũ.. Tiếng
chim là tiếng nói của sứ giả mặt đất gửi tặng trời. Rồi, tiếng chim lại
là tiếng nói của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
(Theo Ngô Văn Phú)

21. Nhà Gấu ở trong rừng


Cả nhà Gấu ở trong rừng. Mùa xuân, cả nhà Gấu kéo nhau đi bẻ
măng và uống mật ong. Mùa thu, Gấu đi nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố,
gấu mẹ, gấu con cùng béo rung rinh, bước đi lặc lè, lặc lè. Béo đến
nỗi khi mùa đông tới, suốt ba tháng rét, cả nhà Gấu đứng tránh gió
trong gốc cây, không cần đi kiếm ăn, chỉ mút hai bàn chân mỡ cũng
đủ no. Sang xuân ấm áp, cả nhà Gấu đi bẻ măng, tìm uống mật ong
và đến mùa thu lại nhặt quả hạt dẻ. Gấu bố, gấu mẹ, gấu con lại béo
rung rinh, chân lại nặng những mỡ, bước đi lặc lè, lặc lè …..
(Tô Hoài)

22. Voi trả nghĩa


Một lần, tôi gặp một voi non, bị thụt bùn dưới đầm. Tôi nhờ
năm quản tượng(1) đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run, huơ mãi
vòi lên người tôi hít hơi. Nó chưa làm được việc, tôi cho nó mấy
miếng đường rồi xua vào rừng.
Vài năm sau, tôi chặt gỗ rừng làm nhà. Một buổi sáng, tôi ngạc
nhiên thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã được đưa về gần nơi tôi ở.
Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi
non ngày trước. Còn con voi lớn, chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi
non tung vòi hít hít. Nó rống khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó
nhận ra hơi quen ngày trước.
Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.
(Theo Vũ Hùng)

You might also like