You are on page 1of 16

NGÔI NHÀ MỚI

Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nhà Sóc làm nhà trên chiếc
cành to nhất của cây thông già, bên bìa rừng nọ. Hàng ngày, Sóc chị và
Sóc em theo Sóc mẹ chuyền cành từ cây thông già sang cây tùng, cây
sung, cây na để đi tìm hạt dẻ.
Xung quanh gốc thông già có bao nhiêu các bạn khác. Chim Gõ
Kiến làm nhà trong thân cây tùng gần đó, ngày nào cũng sang bắt sâu cho
thông. Bác Thông già nhờ có gõ kiến bắt sâu mà mỗi ngày lại khỏe mạnh
hơn, nhựa thông lại thơm hơn. Mỗi lần Gõ Kiến bắt đầu mổ mổ chiếc mỏ
của mình vào thân cây là hai chị em Sóc lại bảo nhau chuyền thật nhanh
xuống cành thấp, xem bạn Gõ Kiến làm việc, cùng ríu rít trò chuyện với
Gõ Kiến. Gõ Kiến đã trở thành bạn thân của hai chị em Sóc. Các bạn mỗi
ngày gặp nhau và kể cho nhau nghe bao nhiêu là chuyện của mình.
Ngay bên dưới gốc thông già, chỗ nhánh rễ to nhất trồi lên, gia
đình nhà Thỏ đào hang làm nhà. Gia đình Thỏ cũng có hai chị em như
nhà Sóc. Nhà của Thỏ có rất nhiều lối vào, hai chị em Sóc đã nhiều lần
dạo chơi bên dưới mặt đất, tò mò xem những lối vào của nhà Thỏ nhưng
chưa dám chui vào, dù Thỏ tha thiết mời. Một lúc nào đó hai chị em sóc
sẽ khám phá căn nhà bên dưới mặt đất của Thỏ sau. Còn bây giờ, cứ mỗi
sáng, hai chị em Sóc và Thỏ lại cùng nhau dạo chơi, nhảy nhót xung
quanh gốc thông già, Thỏ chỉ cho Sóc nhiều loài cỏ lạ. Sóc chị rất thích
cỏ bông lau, Sóc em lại rất thích cây cỏ thơm.
Mỗi sớm, bác Gió đi ngang, những chiếc lá thông reo vui, rì rào kể
cho bác Gió nghe về những bạn nhỏ về hai chị em Sóc, về bạn Gõ Kiến,
về hai chị em nhà Thỏ, bác Thông già yêu các bạn nhỏ vô cùng. Ở trên
cây Thông già rất vui.
Và hôm nay là một ngày đặc biệt, Sóc mẹ bảo:
- Các con đã đủ lớn, mẹ sẽ đưa các con đi khám phá khu rừng hôm
nay chúng ta sẽ đi xa hơn một chút, các con sẽ thấy nhiều điều kì diệu.
Sóc mẹ đưa hai Sóc con đến bên bờ hồ, nơi có một hàng dẻ soi
bóng. Hai chị em Sóc ngạc nhiên, líu ríu chuyền từ cành này sang càng
khác, rồi chuyền xuống mặt đất, soi bóng dưới mặt hồ. Lần đầu tiên hai
chị em Sóc nhìn thấy mình dưới mặt nước, cái đuôi bông bông của Sóc
thật đẹp. Sóc đang thích thú ngắm cái đuôi bông của mình thì mặt nước
động đậy, cái đuôi bông bị nhòe hết rồi, bạn Vịt trời có cái cổ xanh biếc
rẽ nước lại gần Sóc:
- Chào bạn! Tớ sống ở khu hồ này. Bạn mới chuyển nhà đến đây
phải không?
Sóc thấy bạn Vịt trời đẹp và đáng yêu quá. Sóc chị liền quay sang hỏi
mẹ:
- Mẹ ơi, mình có chuyển nhà đến đây không ạ? Ở đây vui quá, con
thích hồ nước, thích bạn vịt trời.
Mẹ âu yếm nhìn hai chị em sóc:
- Ừ! Các con đã lớn, mẹ sẽ dạy các con chèo thuyền nên cần một hồ
nước lớn, con nhìn ra xa kìa, hòn đảo giữa hồ có bao nhiêu điều kì diệu
mà mẹ muốn chỉ cho các con xem. Chúng ta quay lại gốc thông già chào
bác Thông già, tạm biệt bạn Gõ Kiến, bạn Thỏ nhé trong khi đợi bố tìm
một cành dẻ chắc chắn nhất để làm nhà.
Thế rồi ba mẹ con Sóc vui vẻ quay lại gốc thông già tạm biệt các bạn,
hai chị em Sóc đem theo quả thông đẹp nhất mà bạn Thỏ đã tặng:
- Chào tạm biệt bác Thông già, chúng cháu đến cây dẻ ven hồ nhé!
Khi quay lại cây dẻ, Sóc bố đã làm xong một căn nhà chắn chắn, hai
chị em đi tìm bạn Vịt trời và rồi gặp bao nhiêu là bạn khác đang ríu ríu
trên cạn, dưới nước, hai chị em Sóc vui sướng được các bạn chào đón.
Bạn Vịt đứng rỉa lông bên hồ, có cả bạn Nai đang ra hồ uống nước, bạn
Ếch đang ngêu ngao ngồi trên chiếc lá súng và hát bài hát về mùa thu.
Hai chị em Sóc và các bạn đồng thanh cất lời hát theo bạn ếch:
Lích tích lích tích.
Rì rà rì rào
Gió vờn theo lá
Gió luồn trong nước
Lá xoay lá xoay tròn
Nước trôi nước trôi hờ.

CÂU CHUYỆN ĐÈN LỒNG


Ngày xưa có một cậu bé tên là Cá. Cậu ở ngoài vườn suốt mùa hè,
chạy theo những con bướm, nhảy nhót như một con châu chấu, hát ca như
một con chim và cố bắt cho được ánh sáng mặt trời. Một ngày nọ, khi cậu
nằm ngửa trên đồng cỏ nhìn lên bầu trời đầy nắng, cậu nói:
- Ông Mặt Trời yêu quý ơi, chẳng mấy chốc những cơn gió mùa
Thu sẽ thổi và tiếng rú rít cùng Jack Frost sẽ đến và làm cho tất cả chúng
ta đóng băng và những buổi đêm sẽ thật dài và lạnh giá.
Ông Mặt Trời đẩy những đám mây sang bên và nói:
- Đúng, trời sẽ tối và lạnh. Giữa mùa đông dài, sự ấm áp và ánh
sáng sống sâu bên trong, khuất khỏi tầm nhìn. Trong thời gian của bóng
tối và cái lạnh, cháu sẽ quay vào Ánh sáng bên trong.
- Nhưng, Cá nói, làm sao để cháu có thể quay vào Ánh sáng này
khi trời tối ở mọi nơi xung quanh cháu?
- Ta sẽ cho cháu một tia sáng mùa Thu cuối cùng của ta, một khi
cháu đã có nó, hãy làm một ngôi nhà nhỏ cho nó, vì tia lửa này phải được
bảo vệ tốt. Nó sẽ thắp sáng con đường để cháu quay vào Ánh sáng bên
trong suốt thời gian của bóng tối và cái lạnh.
Và rồi, Ông Mặt trời lại trốn sau một đám mây.
Cá về nhà và tự hỏi cách nào tốt nhất để cậu có thể làm một ngôi
nhà nhỏ cho tia sáng mặt trời. Cậu lấy một mảnh giấy dày và vẽ màu
nước màu xanh dương và vàng tuyệt đẹp lên nó. Khi nó khô, cậu cắt
những ô cửa sổ trên bức tranh của mình. Sau đó, cậu đặt giấy lụa tô màu
lên mặt sau của bức tranh màu nước và cậu tạo hình nó thành một chiếc
đèn lồng. Cậu lấy một cây nến và đặt nó vào giữa chiếc đèn lồng của
mình. Và khi trời tối dần, cậu đi ra ngoài với nó.
Cá giơ chiếc đèn lồng lên trên đầu và nói:
- Ông Mặt trời ơi, cháu đã làm một ngôi nhà nhỏ cho một trong
những tia sáng vàng của ông. Xin ông vui lòng cháu một tia sáng? Cháu
sẽ bảo vệ nó thật tốt.
Thế là, Ông Mặt trời nhìn ra từ phía sau một đám mây và nói:
- Cháu đã làm một ngôi nhà đẹp. Ông sẽ cho cháu một trong những
tia sáng vàng của ông.
Và đột nhiên Cá thấy những cánh cửa sổ của chiếc đèn lồng của
mình chiếu sáng lên, và khi nhìn vào chiếc đèn lồng, cậu thấy một tia lửa
vui vẻ nhảy múa trên đầu ngọn nến. Ôi, ánh sáng hạnh phúc biết bao
trong chiếc đèn lồng đáng yêu của cậu. Nó tỏa sáng và tỏa sáng rực rỡ.
- Cảm ơn ông, Ông Mặt trời! Cá nói to:
- Cảm ơn Ông! Và cậu cầm lấy chiếc đèn lồng và mang nó cẩn
thận về nhà, vừa đi vừa hát:
Ánh mặt trời sẽ dần tối lại,
Chiếc đèn nhỏ của mình cần được thắp lửa lên.
Tỏa sáng rạng rỡ trong đêm đen tối nhất,
Đèn lồng yêu dấu, bảo vệ em với ánh sáng rạng ngời.
CÂY CHỔI RƠM NHỎ
(Câu chuyện giáo dục dành cho các bé không thích dọn dẹp)
Anh Mũ xanh, anh Mũ Đỏ và anh Mũ Vàng sống cùng nhau dưới
gốc cây phượng đỏ. Nhưng ngôi nhà của họ là ngôi nhà bừa bội nhất!
Vụn bánh mì ở khắp mọi nơi.
Vụn bánh mì dưới gầm bàn,
Vụn bánh mì dưới gầm ghế,
Vụn bánh mì vương khắp chiếu nệm,
Vụn bánh mì trên giường,
Thậm chí có vụn bánh mì ở dưới gối, nơi họ gối đầu.
Họ có một cây chổi rơm nhỏ, nó sống ở góc phòng. Nhưng Mũ Đỏ
và Mũ Xanh không biết sử dụng chổi đúng cách. Cây chổi nhỏ nhìn khắp
căn phòng và thở dài:
- Giá như ai đó có thể sử dụng tôi đúng cách, tôi sẽ quét sạch đống
lộn xộn này trong nháy mắt.
Một ngày, Mũ Đỏ và Mũ Xanh phải quét dọn căn phòng. Nhưng
đến lượt Mũ Xanh, thì anh ta không quan tâm. Anh cầm cây chổi nhỏ lên
và chậm rãi kéo cây chổi khắp căn phòng, vừa quét anh vừa hát bài hát
"Không quan tâm":
Tôi không quan tâm, tôi không quan tâm
Tôi không quan tâm đến công việc
Cả ngày, tôi chỉ muốn chơi - quét nhà là điều tôi trốn tránh.
Vậy là khi Mũ Xanh đã quét xong, những vụn bánh mì vẫn ở yên
chỗ cũ. Khi đến lượt Mũ Đỏ, anh luôn rất vội vàng. Anh cầm cây chổi
nhỏ và nhanh chóng quét và hát:
Cây chổi rơm nhỏ đi theo đường kia, rồi theo đường này,
Cây chổi rơm nhỏ đi theo đường này, rồi theo đường kia.
Cây chổi rơm nhỏ đi theo đường kia, rồi theo đường này,
Cây chổi rơm nhỏ đi theo đường này, rồi theo đường kia.
Mũ Vàng quét khắp mọi nơi. Anh quét dưới gầm bàn, gầm ghế.
Anh quét tất cả các tấm chiếu, anh quét dưới gầm giường. Thậm chí anh
còn phủi ở cả dưới những chiếc gối của các chàng trai.
Khi Mũ Vàng quét xong, những vụn bánh mì được gom thành
đống ở giữa phòng. Mũ Vàng đặt cây chổi về lại góc phòng, và cây chổi
rơm nhỏ quá mệt đến nỗi nó ngủ thiếp đi rất nhanh. Sau đó, Mũ Vàng,
Mũ Đỏ và Mũ Xanh ngồi xuống bàn và cùng nhau thưởng thức món bánh
nho và uống trà:
Ba chàng chai tí hon và ba cái mũ,
Ba chàng trai tí hon sống cùng nhau
Mũ Xanh, Mũ Đỏ và cả Mũ Vàng,
Cùng sống chung trong một căn nhà,
Cùng nhau chăm sóc ngôi nhà.
(Cô Susan Perrow sáng tác) - trích sách "Giai đoạn vàng dạy con thông
thái"

“Phía Đông Mặt trời và Phía Tây của Mặt trăng”. Ở đây cũng vậy, trọng
trách của nhân vật nữ chính là phải vượt qua một hành trình khó khăn để
giải cứu cho hoàng tử của mình, và hành trình này đầu tiên dẫn cô đến
gặp ba người phụ nữ khôn ngoan. Sau đó cô được giúp đỡ bởi lần lượt
bốn ngọn gió. Nhưng ngay cả khi gió bắc thổi cô đến lâu đài ở phía đông
mặt trời và phía tây của mặt trăng, nhiệm vụ của cô vẫn chưa thể hoàn tất
và sau đó cô lại bị kiểm tra thêm nữa trước khi cô ấy có thể cưới được
hoàng tử. Đây không phải là một câu chuyện dành cho lứa tuổi mẫu giáo,
mà là một câu chuyện thích hợp dành cho lớp 1 trở lên, khi phần bên
trong của trẻ đấu tranh để phát triển lên mức độ phức tạp hơn và khi trẻ
cần được nuôi dưỡng bởi những chuyện cổ tích phức tạp hơn.
Khi mang những suy nghĩ này trong tâm trí, một người sẽ chia một số
chuyện thường được kể trong trường mẫu giáo Waldorf vào các phân loại
tùy theo sự phức tạp của chuyện. Đây là một việc có thể gọi là nguy
hiểm, bởi các câu chuyện cổ tích thì quá sống động đến nổi chúng không
thể dễ dàng được phân vào chỉ một cột phân loại nào. Thậm chí nếu như
đã có thể phân loại, tôi vẫn thấy tôi liên tục thay đổi các câu chuyện từ
nhóm phân loại này sang nhóm khác. Cuối cùng thì một người sẽ quyết
định phần lớn dựa trên một nhóm trẻ cụ thể hay cho chỉ một trẻ nào đó
mà mình biết.
Bạn hãy xem những sự phân chia dưới đây chỉ đơn thuần là một cách
phân chia, và hãy dành thời gian để phát triển nhận định của riêng mình
trong việc phân loại này.
Bạn có thể thấy bảng phân loại này hữu ích theo cách: bạn đọc một vài
truyện trong mỗi bảng phân loại để hiểu các mức độ phức tạp khác nhau
của truyện cổ tích là như thế nào.
🌱1.Độ tuổi lên ba ở lớp nursery (Mầm) hay nhóm trẻ mẫu giáo nhiều độ
tuổi rất thích các câu chuyện nhỏ về tự nhiên, hay một câu chuyện đơn
giản như “Cháo Ngọt” (Sweet Porridge). Các trẻ lớn hơn 3 tuổi thường đã
sẵn sàng để nghe các câu chuyện có tính “tuần tự” như chuyện kể về cây
củ cải khổng lồ. Cây củ cải lớn quá to đến nỗi Ông lão không thể tự nhổ
nó lên, vì thế phải cần một người giúp là Bà lão, rồi lại cần đến cô cháu
gái, rồi đến con chó, con mèo, và cuối cùng là con chuột. Tất cả cùng
nhau mới có thể nhổ được củ cải lên. Ai cũng có thể tìm thấy nhiều câu
chuyện thuộc loại này là có một kiểu mẫu rõ ràng của sự lập lại và trật tự.
Cũng có những bài hát truyền thống có thể cho vào thể loại này chẳng
hạn như bài “I Had a Cat and the Cat Pleased Me” (bài hát thiếu nhi của
Anh) hay là bài “Had Gad Ya”, một bài hát được hát trong ngày lễ của
người Do Thái Passover. Những câu chuyện theo trình tự như vậy có
thêm một lợi thế là khá dễ dàng cho một người mới học kể chuyện để
học. Một bộ các truyện cho nhóm tuổi này bao gồm các truyện sau:
Cháo Ngọt (Sweet Porridge) (truyện cổ Grimm)
Cô bé tóc vàng và Ba chú gấu (Goldilocks and the Three Bears) (chuyện
cổ Nga)
Rận bé nhỏ và Bọ chét bé nhỏ (Little Louse and Little Flea) (Spindrift)
Củ cải khổng lồ (The Turnip) (chuyện cổ Nga)
Chiếc găng tay (The Mitten) (chuyện cổ Nga)
Madam bé nhỏ (Little Madam) (chuyện Spindrift)
Chú bánh gừng (The Gingerbread Man)
Bánh Johnny (The Johnny Cake) (chuyện cổ Anh)
Con mèo đói (The Hungry Cat) (truyện cổ Na Uy, cho kịch rối)
☘2. Bảng phân loại tiếp theo đây hơi phức tạp hơn, nhưng chúng có tâm
trạng chung thường vui vẻ và không có quá nhiều nỗi buồn hay tranh đấu.
Tuổi lên 4 và đầu tuổi lên 5 thường thích thú các câu chuyện này.
Các chú dê Billy và quỷ Gruff (Billy Goats Gruff) (truyện cổ Na Uy)
Ba chú heo con (Three Little Pigs) (truyện cổ Anh)
Con sói và 7 đứa trẻ (Wolf and Seven Kids) (truyện cổ Grimm)
Bánh Pancake (Pancake Mill)
Cô bé Mashenka và con gấu (Mashenka and the Bear (chuyện cổ Nga,
cho kịch rối)
Người thợ giày và 2 chú tí hon (The Shoemaker and The Elves) (truyện
cổ Grimm)
🌱3. Trong bảng phân loại tiếp theo đây là rất nhiều chuyện chúng ta
thường để trong loạt truyện cổ tích mà cho là phù hợp với tuổi lên 5 và 6.
Những câu chuyện này có nhiều thử thách và nhiều chi tiết hơn. Nhân vật
chính thường đi phiêu lưu với một nhiệm vụ đơn giản để thực hiện giống
như trong truyện “Chú mèo đi hia” (Miller Boy and the Pussy Cat). Dù có
các trở ngại phải vượt qua, chúng không quá khó hay quá nặng nề cho
tâm hồn của đứa trẻ.
Các chuỵện này bao gồm:
Tiền rơi như sao sa (Star Money) (truyện cổ Grimm)
Hoàng tử ếch (Frog Prince) (truyện cổ Grimm)
Mẹ Holle (Mother Holle) (truyện cổ Grimm)
Cô bé quàng khăn đỏ (Little Red Cap) (truyện cổ Grimm)
Những nghệ sĩ thành Bremen (Bremen Town Musicians) (truyện cổ
Grimm)
Con ngỗng vàng (Golden Goose) (truyện cổ Grimm)
Con suốt, con thoi và cái kim (Spindle, Shuttle and Needle) (truyện cổ
Grimm)
Căn nhà ở trong rừng (Hut in the Forest) (truyện cổ Grimm)
Ong chúa (Queen Bee) (truyện cổ Grimm)
Maiden Tuyết (Snow Maiden) (chuyện cổ Nga, cho kịch rối)
Bảy con quạ (The Seven Ravens) (truyện cổ Grimm)
Bạch Tuyết và Hồng Hoa (Snow-White and Rose Red) (truyện cổ
Grimm)
Nàng công chúa ngủ trong rừng (Little Briar Rose) (truyện cổ Grimm)
Hoàng tử trong lâu đài bốc cháy (Princess in the Flaming Castle) (truyện
cổ tích Đức)
Con lừa (The Donkey) (truyện cổ Grimm) Rumpelstiltskin (truyện cổ
Grimm)
Bạch Tuyết và bảy chú lùn (Snow-White and the Seven Dwarves) (truyện
cổ Grimm)
Hansel và Gretel (Hansel và Gretel) (truyện cổ Grimm)
🌱4. Nhóm cuối cùng tôi muốn kể ở đây là những chuyện cổ tích phù hợp
tốt cho trẻ sáu tuổi đang ở bước chuyển sang lớp 1. Đây là thời gian căng
thẳng cho trẻ khi chúng rụng răng sữa và cảm thấy sự rời khỏi trái tim
của giai đoạn bắt đầu của tuổi ấu thơ. (May mắn là chúng vẫn còn thêm
vài năm nữa trước khi chúng thật sự làm “cú rơi” cuối cùng khỏi Thiên
đàng). Các câu chuyện mà trong đó các nhân vật có một trải nghiệm cá
nhân về đau đớn hay khổ sở sẽ phù hợp với giai đoạn phát triển bên trong
mới này của trẻ. Thông thường những câu chuyện này sẽ không hề kể
trong trường mẫu giáo mà để dành đến khi lên lớp 1.
Jorinda và Joringel (truyện cổ Grimm)
Anh trai và Em gái (Brother and Sister) (truyện cổ Grimm)
Cô bé Lọ Lem (Cinderella) (truyện cổ Grimm)
Công chúa Tóc dài (Rapunzel) (truyện cổ Grimm)
Một vấn đề thường xuyên gây khó cho các giáo viên mẫu giáo là làm thế
nào để chọn lựa những câu chuyện cho một nhóm trẻ có nhiều độ tuổi
khác nhau trong đó. Nếu có những trẻ 3 tuổi cũng có trong nhóm trẻ 6
tuổi, liệu những truyện dành cho lứa tuổi lớn có làm hại những đứa trẻ
nhỏ tuổi hơn hay không? Kinh nghiệm của riêng tôi và của các giáo viên
khác là, đó không phải là một vấn đề trong việc chọn truyện để kể cho
phù hợp với vài đứa trẻ trong nhóm trẻ đó. Đây là một hiện tượng thú vị
mà dường như vận hành theo cách sau. Trong một nhóm trẻ gồm trẻ ở
nhiều độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, giáo viên có thể chọn một câu chuyện cho
lứa tuổi 5 – 6 và các trẻ 3 – 4 tuổi sẽ cùng lắng nghe. Những trẻ 3 – 4 tuổi
có thể sẽ ít tập trung lắng nghe câu chuyện này, kém hơn so với một câu
chuyện đơn giản hơn, nhưng chúng ít khi trở nên quậy phá (mặc dù đôi
khi sẽ giúp ích hơn nếu cho những trẻ nhỏ tuổi nhất ngồi cạnh giáo viên
hay người phụ giảng). Mặc khác, nếu giáo viên đó chọn câu chuyện phức
tạp tương tự để kể cho một nhóm trẻ chỉ có trẻ từ 3 – 4 tuổi, giáo viên đó
sẽ thấy rằng lũ trẻ không tập trung vào truyện cho lắm và dễ dàng mất
hứng thú. Nó giống như thể là không có ai trong nhóm trẻ đó có thể
“mang vác” câu chuyện cho những đứa trẻ còn lại vậy. Trong một nhóm
trẻ nhiều độ tuổi, một giáo viên cũng có thể tạo ra một sự cân bằng trong
các câu chuyện bằng cách kể một vài câu chuyện mà phù hợp cho các trẻ
nhỏ tuổi hơn. Trẻ lớn tuổi hơn khi đó thông thường không bị chán bởi
những câu chuyện đơn giản hơn, bởi giờ chúng đã lớn đủ để nhìn thấy
được sự hài hước trong những câu chuyện có tình tiết lặp đi lặp lại theo
trình tự hay trong những câu chuyện đơn giản hơn, và chúng sẽ cười vang
ở những đoạn hài hước trong khi những đứa trẻ nhỏ còn lắng nghe với
toàn bộ sự nghiêm túc.
Khi chọn một chuyện cổ tích, một yếu tố khác nữa cần chú ý đến là liệu
một câu chuyện cổ tích có được biết đến rộng rãi trong xã hội hay không,
ngay cả khi nó được biết đến ở một phiên bản không đúng đắn. Khi một
câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, trẻ thường sẵn sàng lắng nghe câu
chuyện này ở lứa tuổi nhỏ hơn so với lứa tuổi phù hợp với sự phức tạp
của truyện (ở Việt Nam có ví dụ là truyện Tấm Cám hay Lọ Lem).
Phần cần lưu tâm cuối cùng, và có thể là phần quan trọng nhất, là mối
quan hệ của chính người kể chuyện với câu chuyện đó. Đôi khi một
người kể chuyện yêu thích một câu chuyện rất nhiều đến nỗi có thể kể
câu chuyện đó cho trẻ dù trẻ còn nhỏ tuổi so với chuyện đó. Nó như thể là
tình yêu của người kể chuyện với câu chuyện đã xây nên chiếc cầu để
đưa câu chuyện đến cho các em. Vì vậy, tôi biết một giáo viên yêu câu
chuyện “Bảy con quạ” nhiều đến mức cô ấy kể cho trẻ của lớp cô ấy ở độ
tuổi 3 – 4 từ năm này qua năm khác, một việc mà tôi sẽ không dám làm.
Khi người kể chuyện có tình yêu với truyện cổ tích đi cùng với một sự
thấu hiểu về chúng, những cánh cửa sẽ mở ra đến toàn bộ cõi giới cuộc
đời mà trong đó truyện cổ tích là sự thật và sống mãi. Trong khi kể
chuyện cổ tích, chúng ta đồng thời đang nuôi dưỡng và được đem lại về
cõi giới này. Rudolf Steiner miêu tả chuyện cổ tích theo một cách rất đẹp
khi ông nói, “Sâu sắc hơn rất nhiều so với một người có thể tưởng tượng
là nguồn cội nơi dòng chảy chân chính, những câu chuyện dân gian đích
thực có thể nói lên phép lạ của chúng trong suốt những thế kỷ của sự tiến
hoá của con người
s
KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO
1. Cho trẻ lấy ghế ngồi vòng tròn
2. Giáo viên kể chuyện: màu xanh lá, đá, vỏ sò, cây
3. Gv chia mỗi trẻ 1 ít sáp ong nguyên chất
+ Cử chỉ của cô trao tặng nhẹ nhàng, êm ái
+ Nhìn vào mắt trẻ
+ Cô nói: Các con có thể nặn bất cứ thứ gì, tuyệt đối im lặng
4. Khi thấy trẻ làm xong:
+ Gv thu sản phẩm của trẻ cả sp trẻ chưa làm xong
+ Đặt nhẹ nhàng vào tấm lụa xanh, vàng thành bối cảnh câu chuyện
+ GV hát 1 bài hát êm dịu
5. Cô bắt đầu kể chuyện
Cánh đồng xanh, dòng sông chảy qua ngôi làng. Ngôi làng có rất
nhiều hoa. Trên dòng sông có một con thuyền trên con thuyền có
một bạn búp bê đang ngủ. Ỏ đó có hàng cây và con bướm đậu trên.
Trên đám có xanh, ốc sên đáng sẵn sang cho buổi sáng. Và trên
dòng sông, cá đang nhảy trên sóng. Một ngày, chú cá nhỏ tự hỏi:
- Tại sao con thuyền lại ở cuối dòng sông?
Cá nhỏ hỏi Búp bê:
- Búp bê có biết vì sao có con thuyền cuối dòng sông không?
Búp bê nói:
- Tôi không biết!
Búp bê hỏi…..
-> GV sáng tạo và kể chuyện có tất cả sản phầm của trẻ.
Trẻ sung sướng, chờ đợi câu chuyện gắn với sản phẩm của mình
nên yên lặng, hồi hộp
I. RÈN LUYỆN Ý CHÍ CHO TRẺ MẦM NON THEO QUAN ĐIỂM
STEINER
Diễn giả: Bernadette Raichle
1. Các giai đoạn phát triển:
- 0-7: Từ 0-7 tuổi, trẻ học thông qua chơi. Ý chí của trẻ rất mạnh mẽ. Cần
rèn luyện ý chí mong muốn làm việc của trẻ - không nên can thiệp cảm
xúc của trẻ.

- 7-14: Cần nuôi dưỡng cảm xúc của trẻ, mong muốn khám khá cảm xúc
của mình.
- 14-21: Trẻ có suy nghĩ và tư duy độc lập về thế giới.
2. Giáo dục ý chí (healthy will)
- Nuôi dưỡng ý chí là một phần trong nuôi dưỡng đứa trẻ toàn diện.
- Trẻ tự học
- Món quà quý giá bố mẹ có thể trao cho con là thời gian dành cho con.
- Bố mẹ làm việc và trở thành hình mẫu cho con.
Trong quá khứ không xa, đứa trẻ được lớn lên mỗi ngày trong gia
đình gồm bố và mẹ, được học từ văn hóa gia đình. Gia đình là tổ ấm, an
toàn về cảm xúc, tinh thần.
Ngày nay, bố mẹ đều đi làm, con cái chúng ta đang sống trong xã hội
toàn cầu hóa nhưng chúng ta vẫn luôn mong muốn một tổ ấm. Không gì
có thể thay thế tổ ấm của mình.
3. Các cách nuôi dưỡng ý chí lành mạnh của trẻ:
- 0-3: Giới hạn phi ngôn ngữ nhẹ nhàng (Gentle non – verbal boundries):
đó chính là nhịp điệu (Rhythm –life) giúp ý chí của trẻ phát triển lành
mạnh
- 40 ngày sau khi trẻ ra đời, mẹ và con cùng ở nhà, tập thích nghi với
cuộc sống mới. Ở Châu Á, các em bé ngủ cùng bố mẹ, ôm ấp, vỗ về cho
con.
- Con có thể ngủ giường riêng bên cạnh, quấn bé ở phần thân là cách giới
hạn đầu tiên cho con.
- Trẻ chơi trên thảm, mẹ ở bên và làm việc của mẹ để trẻ cảm thấy an
toàn, nhìn thấy mẹ, nhưng không phải ở trong lòng mẹ, được mẹ ôm liên
tục mới vui. Trẻ vui khi được an toàn. Con cảm thấy an toàn thì con mới
vui.
- Khi con 2 tuổi, con sẽ thấy cần ngủ riêng giường cùng phòng, là cách
nuôi dưỡng ý chí của trẻ. Sau tách dần khác phòng.
- Người lớn cần hướng dẫn trẻ quy tắc an toàn vì trẻ có những vận động
không phù hợp như trèo qua cửa sổ,…
- Mong muốn và nhu cầu là khác nhau: Cần nói không với trẻ (từ chối
hoặc trì hoãn) nhưng KHÔNG dùng lời. Nuông chiều quá mức: trẻ điều
khiển bố mẹ. Bố mẹ biết con cần gì, không phải là đứa trẻ. Bố mẹ giữ vai
trò hướng dẫn trẻ. Ví dụ: Trẻ 0-3, muốn trèo qua cửa sổ. Mình sẽ bế trẻ
về ghế. Trẻ tiếp tục trèo thì tiếp tục bế trẻ về ghế.
- 0-3 tuổi, nếu bố mẹ luôn đáp ứng nhu cầu của trẻ, từ 4 tuổi trở đi, trẻ
không hợp tác với xã hội bên ngoài.
- Self-regulate: to become social để trở thành con người hoàn thiện
- Trẻ ngủ muộn nhất 9 h, tự ngủ và ngủ riêng. Con ngủ muộn, dậy muộn,
đi học muộn là một vòng luẩn quẩn
- Bữa ăn: trẻ cần ngồi trên ghế. Nếu đứa trẻ ra khỏi ghế, con sẽ không ăn
nữa nhé. Dần dần trẻ sẽ hiểu con cần ngồi trên ghế. Ngồi yên trên ghế là
cách dạy trẻ quy tắc trong bữa ăn. Buổi tối cả nhà quây quần ăn cơm thì
rất tốt với trẻ.
- Nếu ở nhà, trẻ không có giới hạn thì khi đến lớp trẻ sẽ bối rối. Ví dụ: trả
đũa khi bị bạn vô tình va vào là biểu hiện của không có giới hạn. Cô giáo
nói không làm được như vậy thì trẻ lăn ra sàn khóc ăn vạ. Chúng ta
không được đổ lỗi cho trẻ, hãy nhìn nhận lại quá trình nuôi dưỡng trẻ.
- Điều kiện để phát triển ý chí: môi trường xung quanh trẻ: bố mẹ, cô
giáo,…từ suy nghĩ, cảm nhận bên trong đến hành vi, cách cư xử
- Bố mẹ cần là hình mẫu cho con: Do as I am/do. Ví dụ: Bạn nhỏ la hét.
Mẹ nói trẻ: Con không được la hét, mẹ đau tai lắm. 5 phút sau mẹ nói
chuyện to tiếng với người hàng xóm. Trẻ sẽ bối rối giữa lời nói và hành
động của mẹ. Chúng ta là hình mẫu cả thế giới của con. 0-3 Đứa trẻ sẽ
bắt chước thái độ bên trong của bố mẹ. 3-6 bắt chước biểu hiện bên ngoài
của bố mẹ. Thi thoảng nói một đằng, suy nghĩ một nẻo sẽ gây ra sự bối
rối cho trẻ.
- Khi vừa cho con ti, vừa xem điện thoại, tâm trí của mẹ không dành cho
con. Em bé đó sẽ cảm nhận được sợi dây mật thiết ngoài thân thể của mẹ.
Người lớn chúng ta là những người có ý thức rồi thì cần để điện thoại
sang một bên.
- Tiếp xúc với công nghệ ko phải là mối quan hệ thật.
- Nhận thức của trẻ khác với người lớn như thế nào?
+ Người lớn có tư duy logic, đưa ra những lựa chọn dựa trên thông tin
mình có được.
+ Đứa trẻ không như vậy. Đứa trẻ không có khả năng phân tích như
người lớn. Trẻ có nhận thức đơn, thẩm thấu tất cả vào trẻ cả vào cơ quan
của trẻ chưa hoàn thiện. Môi trường siêu thị ôn ào không phù hợp với trẻ
bởi quá nhiều kích thích mạnh. Kích thích mong muốn mua của trẻ vì
được thiết kế mời gọi. Nếu trẻ quen được thỏa mãn thì trẻ sẽ giãy nãy khi
không được đáp ứng. Không tốt cho ý chí của trẻ.
Câu hỏi:
1.Xây dựng nhịp điệu cho trẻ trên 7?
Không bao giờ là muộn để thiết lập giới hạn và nhịp điệu cho trẻ để xây
dựng ý chí.
2. Con đánh bạn?
Theo phương pháp steiner có 12 giác quan. Trẻ 0-7 thì làm việc với 4
giác quan đầu: xúc chạm, Sự sống, cân bằng, vận động. Con đánh bạn thì
mình dùng cử chỉ chạm nhẹ nhàng để con hiểu bằng việc làm gương, mà
không cần phải nói.
Một đứa trẻ muốn leo lên cây. Bố mẹ giúp con:
- Trẻ phụ thuộc vào bố mẹ giúp thay vì tự trèo lên
- Đặt trẻ vào vị trí trẻ chưa sẽ sàng vào vị trí đó. Trẻ cũng không biết cách
xuống.
- Trẻ tự trèo cây thì giúp trẻ phát triển ý chí của mình
Tổng hợp nội dung hội thảo “12 giác quan của trẻ - Chơi đùa với 4 giác
quan đầu” trong chuỗi hội thảo "Nuôi con 0 đồng" của Koi Kindergarten.
Các cô giáo trường Koi đã trưởng thành thực sự rồi. Học - ngấm, thực
hành - ngấm và giờ là truyền đạt không chỉ kiến thức mà còn là những
kinh nghiệm thực tiễn cho bố mẹ trong và ngoài trường. Buổi hội thảo
đến 12h 30 mà vẫn còn lưu luyến muốn được thực hành nữa.
Sau trò chơi xúc cảm, nhắm mắt thả lỏng và trải nghiệm bị đánh mạnh và
vuốt ve, đem đến những cảm xúc đầu tiên cho chúng tớ - hội thảo thú vị
đây.
Nội dung tóm tắt:
4 giác quan quan quan trọng nhất trong giai đoạn 0-7 cung cấp nền tảng
cho sự phát triển các giác quan ở bậc cao hơn trong giai đoạn trưởng
thành, bao gồm:
- Giác quan xúc chạm,
- giác quan sức sống,
- giác quan chuyển động
- giác quan cân bằng.
1. GIÁC QUAN XÚC CHẠM
🌱Ý nghĩa:
- nhận biết cơ thể mình độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài.
- khi ta chạm vào “thứ” bên ngoài cũng giúp ta Kết Nối với nó. Bất cứ
điều gì ta chạm vào cũng đồng thời chạm vào ta và ta cảm nhận được sự
kết nối đó. Giác quan xúc chạm là hạt giống của sự quan tâm, thái độ của
chúng ta tới những người xung quanh.
- Đem đến cho ta cảm giác an toàn, cảm giác tồn tại trong chính mình,
niềm tin vào bản thân ở bên trong.
🌱Khi trẻ nhận quá nhiều kích thích (bạo lực gia đình, trẻ bị lạm dụng tình
dục, bị đánh đập nhiều trong giai đoạn thơ ấu), cơ thể nảy sinh một cơ
chế phòng thủ về xúc giác khiến trẻ vô cùng nhạy cảm với bất kỳ mọi va
chạm nào từ thế giới bên ngoài.
🌱Khi trẻ nhận chưa đủ các kích thích (thiếu tình thương và sự quan tâm
chăm sóc trong giai đoạn thơ ấu), cơ thể cũng sẽ có xu hướng tìm kiếm
các kích thích mạnh từ bên ngoài khiến trẻ có xu hướng thích vận động,
va chạm thật mạnh.
🌱Cách nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển:
-Tình yêu thương (quan tâm, vỗ về)
- Chăm sóc trẻ một cách chú tâm (không vừa tắm cho con vừa nghĩ hôm
nay ăn gì)
-Trò chơi bàn tay (các cô thực hành 7 bài rất tuyệt)
- Chơi cát sỏi, vải, vật liệu thiên nhiên (gỗ).
2. GIÁC QUAN SỰ SỐNG
🌱Ý nghĩa: cảm nhận những tín hiệu ở bên trong cơ thể - đau, ốm, khỏe
mạnh, đói, buồn đi vệ sinh, nhịp tim đập nhanh hồi hộp lo lắng…Thông
thường ít khi chúng ta chú ý đến cơ thể mình, khi cơ thể phát tín hiệu ốm
hoặc đau đáng kể thì chúng ta mới quay vào chú ý bên trong mình.
🌱Cách nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển:
- Nhịp điệu hàng ngày: như giờ ăn, giờ ngủ, giờ dậy, giờ tắm… Rudolf
Steiner đã nói rằng: “Nhịp điệu giúp khôi phục lại Năng lương.”
- Dinh dưỡng: Ăn quá nhiều đồ tinh chế, đồ ăn nhanh hay các nguồn thực
phẩm không lành mạnh khác làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất và
tinh thần, khiến giác quan sự sống kém phát triển – đặc biệt là trong giai
đoạn từ 0-7 tuổi.
- Việc giữ ấm: là một sự bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể mà
sẽ hỗ trợ chúng theo suốt cuộc đời
- Bảo vệ con bạn tránh khỏi các phương tiện truyền thông, Các hình ảnh
trực quan và thông tin giât gân sẽ lưu giữ rất sâu trong tiềm thức của đứa
trẻ và gây rối loạn trong nhiều năm tháng sau đó. Tốt hơn là trẻ nên dành
tâm trí cho những câu truyện như tiếng ve kêu râm ran ngày hè, hay bông
hoa sen đang nở trong hồ nước, hay làm bánh cùng mẹ…
- Việc nhận biết được trải nghiệm nỗi đau như cú ngã khi tập xe đạp, vết
trầy xước khi chạy, những lúc bố mẹ sẽ không mua đồ chơi hay cho ăn
bánh kẹo khi trẻ đòi. Trẻ sẽ học được cách giải quyết những điều thất
vọng trong cuộc sống. Trẻ học được cách đi xe đạp cẩn thận hơn, học
được cách kiên nhẫn khi chúng muốn đòi hỏi điều gì, học được cách vượt
qua nỗi buồn. Trẻ sẽ trở nên thông minh cả về mặt cảm xúc và trí tuệ qua
những trải nghiệm nỗi đau mà chúng vượt qua đó.
3. GIÁC QUAN VẬN ĐỘNG
🌱Ý nghĩa:
- Định hướng không gian
- Rèn luyện ý chí khi trẻ tự mình đúng trên đôi chân mà không cần nhờ
một phương tiện hỗ trợ nào (xe tập đi)
🌱Cách nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển:
- Thời gian trên sàn của trẻ là đặc biệt quan trọng đối với các em. Từ
những phản xạ đầu tiên như đạp đẩy chân, tới nằm lật, ngẩng đầu lên và
chuyển động khớp cổ tự do, rồi bò, rồi bắt đầu đứng lên và đi những bước
đi đầu tiên.
- Vận động tự do không cần hỗ trợ
- Cầm vật nặng (túi đồ cho mẹ, quả bưởi…)
4. GIÁC QUAN CÂN BẰNG
🌱Ý nghĩa:
- Đứng thắng và chuyển động tự do (vật chất)
- Tiền đình ổn định
- Cân bằng cảm xúc, tâm lý
🌱Cách nuôi dưỡng, bảo vệ và phát triển:
- Trò chơi vận động (xoay vòng, lộn cầu vồng….)
- Đi thăng bằng trên cầu nhỏ
- Cân bằng trong cuộc sống gia đình (cảm xúc, các mối quan hệ)

You might also like