You are on page 1of 3

Suy nghĩ của bạn về những giới hạn trong cuộc sống.

“Thế giới hiện thực có giới hạn,


Thế giới tưởng tượng là vô hạn” (1)
Trong suốt chiều dài lích sử, con người luôn được biết đến là một chủng tộc
không ngừng thách thức và có một trí tưởng tượng vô hạn. Song khi đối mặt thực tại
khắc nghiệt, con người bị kéo khỏi giấc mộng bởi những giới hạn, bị chúng rằng
buộc. Giới hạn là những phạm vi, mức độ nhất định không thể vượt qua hoặc không
được phép vượt qua.
Cuộc sống tồn tại nhiều giới hạn. Như mọi sinh vật tồn tại trên Trái Đất đều
tuân theo quy luật tự nhiên: từ dạng nhỏ nhất là các tế bào, vi khuẩn, vi sinh vật,...
cho tới những động vật to lớn nhất, những động vật bậc cao, trong đó có cả con
người. Chúng đều trải qua quá trình phát triển rồi chết đi, bị thay thế bằng những sự
sống khác. Giống như những chiếc lá đến vào mùa xuân và bị cuốn đi trong cơn gió
mạnh mùa đông. Quá trình ấy diễn ra tất yếu, không ai biết chính xác thời điểm nó
bắt đầu, nhưng ta đều thừa nhận sẽ có một lúc nào đó sự sống sẽ kết thúc, hoặc kết
thúc tất cả.
“Thế giới như một sân khấu
Nơi mỗi người chỉ là diễn viên;
Sân khấu có lối xuống cửa lên,
Một đời người gói trong bảy khúc.” (2)
William Shakespeare đã viết như vậy trong vở kịch “As you like it” (1623).
Từ góc độ của một nhà viết kịch, Shakespeare ví 7 giai đoạn cuộc đời với 7 vai diễn
khác nhau:
 bắt đầu từ em bé (chưa biết nhận thức)
 tới trẻ nhỏ đi học (tìm hiểu về thế giới xung quanh)
 người yêu (bắt đầu có thái độ với thế giới)
 người lính (kẻ đi chinh phục, theo đuổi)
 thẩm phán (khôn ngoan và nắm giữ những quyết định)
 cho tới ông già ốm yếu (chuyển sang thoái hóa)
 cuối cùng là không gì cả (kết thúc)

1
Jean Jacques Rousseau

2
William Shakespeare (1564 - 1616), As You Like It (1623).
Từng vai diễn của Shakespeare phản ánh một vòng đời từ lúc sinh ra tới chết
đi, hoặc cũng chính là quy luật tồn tại của mọi sự vật, đều mang tính tạm thời và
luôn đi đến một kết thúc cuối cùng như một vở kịch, một kiếp người hay một thiên
hà, một vũ trụ. Đó là những giới hạn không thể thay đổi được mà chúng ta bắt buộc
phải tuân theo. “Từ những quả nho xanh đến chùm nho ngọt ngào, rồi vụ thu hái và
sau cùng là những quả nho già nhăn nheo, mọi thứ trong tự nhiên đều có điểm khởi
đầu, khoảng giữa và kết thúc”.( 3) Chúng ta có thể cố ngăn những thứ không thể tránh
khỏi, nhưng chắc chắn không thể trốn thoát hoàn toàn khỏi chúng. Vì đó là một sự
cố gắng thật ngờ nghệch, như câu nói của Epictetus: "Chỉ có những kẻ điên mới
mong nhìn thấy cây vả ra quả vào mùa đông".
Hiển nhiên, cơ thể người chỉ là sự sống tạm thời, không nằm ngoài giới hạn
của sự tồn tại, chẳng gì khác ngoài một phần tiến trình của tự nhiên. Tự nhiên tạo
hóa ra chúng ta, rồi chúng ta lại trở về với nó, như một lẽ tất yếu. “Vì mọi thứ, suy
cho cùng, đều đến từ một nguồn duy nhất, và rồi sẽ trở lại với nguồn ấy, chỉ là ở một
trạng thái hình dạng khác mà thôi.” (4)
Con người chịu những giới hạn, quy luật chung, nhưng chính chúng ta cũng
sống trong những giới hạn của bản thân mình. Những thứ quy định tạo nên mỗi cá
thể khác nhau, giống như không một bông tuyết nào giống hệt nhau về hình dạng.
Ngay từ khi sinh ra, mỗi con người đã được quy định bằng bộ gen khác nhau – thứ
giới hạn chúng ta về hình dạng, thể lực, trí tuệ, tính cách,... Chính những giới hạn ấy
quy định bạn là ai, bạn đạt được những gì, bạn thể hiện mình ra sao giữa một cộng
đồng người đông đúc và không ngừng thay thế lẫn nhau. Nhưng chính nó cũng trói
buộc chúng ta. Giống như một thùng nước tạo từ các thanh dài, ngắn khác khau, cho
dù có những thanh rất dài thì mực nước luôn bị giới hạn bởi thanh ngắn nhất.
Sử ký, thiên “Khổng Tử thế gia" (khoảng 91 TCN), của Tư Mã Thiên viết:
“Một người cuồng nước Sở tên là Tiếp Dư đi qua trước mặt Khổng Tử, hát
rằng:
‘Chim phượng ơi, chim phượng kia ơi
Đạo đức suy đồi còn biết tính sao
Việc qua can chẳng được nào
Việc sau họa biết cách nào lần xoay
Thôi, thôi phượng hãy về ngay
Con đường chính trị rắc đầy chông gai.’
Khổng Tử bước xuống xe muốn nói chuyện, nhưng Tiếp Dư đã rảo bước đi
mất, không sao gọi được”.

3,4
Câu nói của Marcus Aurelius trong “How to think like a Roma Emperor” của Donald Robertson
Di sản lớn nhất Khổng Tử để lại cho thế nhân là một hệ thống tư tưởng triết
học Khổng giáo, có ảnh hưởng đến mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Đạo gia
và Pháp gia. Ông được tôn xưng là bậc Vạn thế sư biểu, dành cả cuộc đời để truyền
bá những tư tưởng đạo đức lỗi lạc của mình. Sống ở thời đại bấy giờ, ông có lòng
dấn thân vào chính trường, để cải biến xã hội theo tư tưởng đạo đức của mình, nhưng
ngay cả một vị thánh nhân cũng đành bất lực trước thời cuộc. Bởi con đường ấy cần
nhiều mưu toan, thủ đoạn; những thứ nằm ngoài khả năng của một bậc thánh hiền.
Một thánh nhân như Khổng Tử cũng có những giới hạn không thể vượt qua. Đó là
giới hạn đạo đức, nếu bước qua ranh giới ấy, Khổng Tử không còn là Khổng Tử nữa.
Mỗi người có những giới hạn khác nhau. Chinh phục được giới hạn là điều
khó thực hiện nhưng con người nhờ theo đuổi những giới hạn mà xác lập được vị trí
của mình trong cuộc đời. Nhờ theo đuổi mà con người biết mình chạy được bao xa,
lặn được bao lâu, hát cao tới mức nào, tìm tòi được những tri thức gì mới mẻ. Theo
quy luật lượng–chất của Triết học Mác – Lenin, mỗi khi chúng ta chạm đến giới hạn
hay điểm nút thì sẽ có một bước nhảy diễn ra, chất mới ra đời thay thế cho chất cũ,
rồi những lượng mới này tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới lại xảy ra bước nhảy
mới. Cứ như vậy, quá trình vận động, phát triển diễn ra theo cách thức từ những thay
đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất một cách vô tận. Nhưng con người
không bao giờ đạt được sự toàn tri và toàn năng, như Socrates nói: “Cái tôi biết là
tôi không biết gì.”. Con người chỉ có một quỹ thời gian nhất định, có quá nhiều giới
hạn để có thể đạt đến, ta chỉ có đủ thời gian để chinh phục những giới hạn nằm trong
khả năng của chính chúng ta. Có vô hạn điều mà chúng ta chưa biết, nhưng có hữu
hạn thứ mà chúng ta làm được.
Có những giới hạn bất biến nằm ngoài tầm với của con người, nhưng cũng có
những giới hạn tồn tại nhất thời mà ta còn khả năng chinh phục. Ta thách thức nó để
biết được tầm phát triển khả năng của mình. Giới hạn này được phá vỡ để tạo ra một
giới hạn khác lớn hơn. Chất này được thay thế báo hiệu sự thay đổi về lượng. Từ
thuở hồng hoang, để đối chọi lại tự nhiên, để sinh tồn, loài vượn cổ đã không ngừng
thách thức và tiến hóa. Vượt qua các giới hạn, thay đổi cả về gen lẫn tập tính, đột
phá trong tư duy. Từ những Homo neanderthanlensis, Homo habilis, Homo
erectus, Homo floresiensis..rồi cuối cùng còn mỗi Homo sapiens hay người hiện đại
bây giờ. Con người đã không ngừng thách thức những giới hạn mới và sẽ luôn như
vậy, vượt qua giới hạn để thành công.

You might also like