Lý thuyết Quang lý 1.1

You might also like

You are on page 1of 21

HIỆN TƯỢNG TÁN SẮC ÁNH SÁNG

 Thí nghiệm của Newton về hiện tượng tán sắc ánh sáng (1672)
* Màn chắn có khoét một khe hẹp F để tách ra một chùm ánh sáng Mặt Trời (hay còn được
gọi là ánh sáng trắng) có dạng một dải hẹp.
* Cho dải sáng trắng hẹp sau khi qua khe F chiếu vào một lăng kính thuỷ tinh. Sau lăng
kính có đặt một màn ảnh M để hứng chùm ló ra, thấy trên màn ảnh M có một dải sáng có màu
sắc sặc sỡ như màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím, tia đỏ bị lệch ít nhất, tia tím bị
lệch nhiều nhất.
Như vậy, khi qua lăng kính chùm sáng không những bị lệch về phía đáy mà còn bị tách
thành nhiều màu, hiện tượng tia sáng ban đầu bị lăng kính phân tích thành nhiều màu khác nhau
gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng.

* Dải sáng có màu biến thiên liên tục như màu cầu vồng gọi là quang phổ của ánh sáng
Mặt Trời, quang phổ này có 7 màu chính: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
 Ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc
a. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton
Trên màn M khoét một khe hẹp và đặt sao cho
khe này nằm ở vị trí của một màu nào đó trong
quang phổ nói trên (Ví dụ màu vàng).
Cho chùm tia màu vàng qua lăng kính P’, thấy
chùm tia ló ra khỏi P’ bị lệch về phía đáy lăng
kính nhưng vẫn có màu vàng và trên màn ảnh
M’ thấy một vạch màu vàng. Như vậy, chùm tia
màu vàng qua lăng kính P’ không bị phân tích
(không bị tán sắc) gọi là chùm sáng đơn sắc.
Làm lại thí nghiệm với các chùm sáng có màu khác, ta cũng có kết quả tương tự.
Kết luận: Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không bị lăng kính
phân tích thành các màu khác mà chỉ bị lệch khi đi qua lăng kính.
b. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng
Chùm tia sáng Mặt Trời chiếu đến gọi là ánh sáng trắng; làm thí nghiệm để tổng hợp các
ánh sáng đơn sắc thu được trên màn ảnh, kết quả được một vết sáng trắng. Như vậy, nếu
tổng hợp các ánh sáng đơn sắc ta sẽ được ánh sáng trắng.

TRANG 1
Ánh sáng trắng (ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng hồ quang điện, ánh sáng đèn dây tóc,…) là
tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
 Giải thích hiện tượng tán sắc ánh sáng
* Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến
tím.
* Áp dụng các công thức của lăng kính:
- Tại I: 1.sini1 = n.sin r1
- Góc chiết quang A = r1 + r2  r2 = A − r1
- Tại J: n.sin r2 = 1.sini 2
- Góc lệch tạo bởi tia ló cuối cùng và tia tới là D = i1 + i 2 − A
- Đối với trường hợp góc A và góc tới i rất nhỏ thì D = (n − 1)A
* Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau thì khác nhau. Chiết
suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ, và tăng dần khi chuyển sang màu da cam, màu
vàng,… và có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím.
Kết luận: Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các
chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau.
4. Ứng dụng sự tán sắc ánh sáng
Phân tích chùm ánh sáng trắng (đa sắc) do các vật sáng phát ra thành các thành phần đơn
sắc (máy quang phổ lăng kính).
Giải thích hiện tượng xuất hiện cầu vồng sau cơn mưa do hiện tượng tán sắc (các tia sáng
Mặt Trời bị khúc xạ và phản xạ trong các giọt nước)

TRANG 2
HIỆN TƯỢNG GIAO THOA ÁNH SÁNG
BƯỚC SÓNG, KHOẢNG VÂN VÀ MÀU SẮC ÁNH SÁNG
I. Thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng
1) Ánh sáng đơn sắc
Một đèn dây tóc Đ phát ánh sáng trắng chiếu vào một tấm kính lọc sắc màu đỏ để tách ra
chùm ánh sáng đơn sắc màu đỏ và được chiếu vào khe hẹp S đã được khoét ra trên màn
M1. Sau khi qua khe hẹp S, chùm sáng đơn sắc tiếp tục chiếu sáng hai khe hẹp S1 và S2
nằm rất gần nhau (cỡ vài milimét), song song với khe S được rạch trên màn M2. Khi đó,
S1 và S2 trở thành hai nguồn sáng kết hợp.

Kết quả: Trên màn quan sát E đặt song song với hai màn M1 và M2 ta thấy có những vạch
sáng đỏ và vạch tối xen kẽ nhau một cách đều đặn (qui ước đường nét liền là vân sáng,
đường nét đứt là vân tối). Tương tự ta cũng thu được kết quả như trên đối với ánh sáng
đơn sắc khác.
Giải thích:
❖ Hiện tượng có những vạch sáng và vạch tối xen kẽ nhau được giải thích bằng sự giao thoa
của hai sóng: những vạch sáng ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và tăng cường lẫn
nhau (đồng pha), những vạch tối ứng với những chỗ hai sóng gặp nhau và triệt tiêu lẫn
nhau (ngược pha). Ta gọi những vạch sáng, vạch tối này là những vân giao thoa.
❖ Ánh sáng từ đèn Đ qua kính lọc sắc chiếu sáng khe S làm cho khe S trở thành nguồn phát
sóng ánh sáng truyền đến hai khe S1 và S2 (được gọi là khe Y-âng). Hai khe được chiếu
sáng bởi cùng nguồn sáng S nên trở thành hai nguồn kết hợp (có cùng tần số với S và độ
lệch pha không đổi vì cách đều), phát ra hai sóng kết hợp có cùng bước sóng lan tỏa tiếp
về phía sau, hai chùm này có một phần chồng lên nhau và chúng giao thoa với nhau cho
những vân sáng, vân tối xen kẽ nhau trên màn ảnh với độ rộng trường giao thoa là L.
2) Ánh sáng trắng
Vẫn tiến hành thí nghiệm như trên nhưng bỏ tấm kính lọc sắc đỏ ra thì trên màn ảnh có
một vạch sáng trắng ở chính giữa (tại O), hai bên O có những dải sáng màu như màu cầu
vồng (tím gần O, đỏ xa O). Càng xa O các dải sáng màu càng trải rộng dần ra và chồng lên
nhau một phần cho ta quang phổ màu bạc.

TRANG 3
Giải thích:
❖ Ở chính giữa (tại O): vân sáng của các ánh sáng đơn sắc khác nhau nằm trùng với nhau
cho một vân trắng gọi là vân trắng chính giữa (vân trắng trung tâm).
❖ Hai bên O: các vân sáng của các sóng ánh sáng đơn sắc khác nhau không trùng với nhau,
chúng nằm kề sát bên nhau và cho những quang phổ có màu như màu cầu vồng.
II. Khoảng vân – Bước sóng và màu sắc ánh sáng
1) Công thức xác định vị trí các vân giao thoa và khoảng vân
a. Vị trí các vân giao thoa
- Giả sử hứng vân giao thoa trong thí nghiệm I-âng trên màn ảnh đặt song song với các màn M1
và M2. Vân giao thoa xuất hiện trên màn ảnh có dạng những đoạn thẳng sáng, tối song song với
hai khe S1 và S2 khi dùng ánh sáng đơn sắc.
- Xét một điểm M trên màn ảnh, vị trí của điểm M được xác định bởi x = OM ( x là tọa độ vân
giao thoa, có thể nhận mọi giá trị đại số).
- Đặt a = S1S2 là khoảng cách giữa hai nguồn kết hợp S1 và S2 (cỡ mm )
D = IO là khoảng cách từ hai nguồn kết hợp đến màn quan sát E (cỡ vài mét)
d1 = S1M và d 2 = S2M là đường đi của tia sáng từ S1 và S2 tới M
- Hiệu đường đi của hai tia sáng gửi từ S qua S1 và S2 rồi tới M là:
 = ( SS2 + S2M ) − (SS1 + S1M ) = d 2 − d1
a a
- Kẻ MH ⊥ S1S2 . Ta có: S1H = x − và S2 H = x +
2 2
M
- Áp dụng định lý Pitago trong hai tam giác vuông H

S1HM và S2HM:
2 S1
 a
d12 = S1M 2 = HM 2 + S1H 2 = D 2 +  x −  (1) S
 2 O
2 S2
 a
d = S2 M = HM + S2 H = D +  x + 
2
2
2 2 2 2
(2)
 2
Lấy (2) trừ (1) có: d 22 − d12 = ( d 2 − d1 )( d 2 + d1 ) = 2.a.x D

2.a.x a.x
Vì x và a rất nhỏ so với D nên có thể coi d 2 + d1  2D   = d 2 − d1  =
2.D D
a.x s
Nếu tại M là vân sáng thì  = d 2 − d1 = = k ( k  Z ) với  là bước sóng ánh sáng.
D
D
 Tọa độ của vân sáng là: xs = k
a
a.x t  1
Nếu tại M là vân tối thì  = d 2 − d1 = =  k +   ( k  Z ) với  là bước sóng ánh sáng.
D  2
 1  D
 Tọa độ của vân tối là: xt =  k + 
 2 a

TRANG 4
b. Khoảng vân (i)
Định nghĩa: Khoảng vân là khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp hoặc hai vân tối liên
tiếp.
D
Biểu thức: i =
a
2) Bước sóng và màu sắc ánh sáng
Đo bước sóng của các ánh sáng đơn sắc khác nhau bằng phương pháp giao thoa ta thấy
mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
Ánh sáng đơn sắc ta nhìn thấy nằm trong khoảng từ 0,38m (ánh sáng tím) đến 0,76m
(ánh sáng đỏ).
3) Chú ý
D
Tọa độ vân sáng: x s = k k = 0: xs = 0 (Vân sáng bậc 0, vân sáng trung tâm)
a
D
k = ±1: x s1 = 1. = i (Vân sáng bậc 1)
a
D
k = ±2: x s2 = 2. = 2i (Vân sáng bậc 2)
a
VÂN SÁNG được gọi là BẬC
 1  D
Tọa độ vân tối: x t =  k +  k = 0; -1: x t1 = 0,5i (Vân tối thứ nhất)
 2 a
k = 1; -2: x t 2 = 1,5i (Vân tối thứ hai)
k = 2; -3: x t3 = 2,5i (Vân tối thứ ba)
VÂN TỐI được gọi là THỨ
MÁY QUANG PHỔ
❖ Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích chùm sáng phức tạp thành những thành
phần đơn sắc khác nhau.
❖ Máy quang phổ lăng kính gồm 3 bộ phận chính: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng ảnh.
❖ Nguyên tắc hoạt động: dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng.

TRANG 5
CÁC LOẠI QUANG PHỔ - TIA HỒNG NGOẠI - TIA TỬ NGOẠI
TÊN ĐỊNH NGHĨA NGUỒN PHÁT TÍNH CHẤT CÔNG DỤNG
Quang phổ liên tục Là một dải màu biến Các chất rắn, chất lỏng Không phụ thuộc vào Đo nhiệt độ của vật.
thiên liên tục từ đỏ đến và những chất khí ở áp bản chất của vật phát
tím. suất lớn khi bị nung sáng, mà chỉ phụ thuộc
nóng, phát ra quang phổ vào nhiệt độ của vật.
liên tục.
Quang phổ vạch phát xạ Là quang phổ gồm các Các chất khí, hay hơi ở Các nguyên tố khác nhau Xác định thành phần
vạch màu riêng lẻ, ngăn áp suất thấp phát ra khi phát ra quang phổ vạch (nguyên tố), hàm lượng
cách nhau bằng những bị kích thích (khi nóng khác nhau về: các thành phần trong vật.
khoảng tối. sáng, hoặc khi có dòng - Số lượng vạch.
điện phóng qua). - Màu sắc.
- Vị trí các vạch.
- Cường độ sáng.
VD: Quang phổ của hơi
Natri có hai vạch vàng
rất sáng nằm cạnh nhau
(vạch kép) ứng với các
bước sóng 0,5890μm và
0,5896μm.
Quang phổ vạch hấp thụ Là quang phổ gồm Nhiệt độ của đám khí - Ở một nhiệt độ xác Xác định thành phần
những vạch tối nằm trên hay hơi hấp thụ phải thấp định, vật chỉ hấp thụ (nguyên tố), hàm lượng
nền của quang phổ liên hơn nhiệt độ của nguồn những bức xạ mà nó có các thành phần trong vật.
khả năng phát xạ, và
tục. sáng phát ra quang phổ
ngược lại.
liên tục. - Các nguyên tố khác
nhau có quang phổ vạch

TRANG 6
TÊN ĐỊNH NGHĨA NGUỒN PHÁT TÍNH CHẤT CÔNG DỤNG
hấp thụ riêng đặc trưng
ncho nguyên tố đó.
Tia hồng ngoại Là bức xạ không nhìn Mọi vật, dù ở nhiệt độ - Tính chất nổi bật của tia - Dùng để sấy khô, sưởi
thấy, có bước sóng dài thấp, đều phát ra tia hồng hồng ngoại là tác dụng ấm.
hơn 0,76μm đến khoảng ngoại. nhiệt. - Sử dụng trong các bộ
- Tia hồng ngoại có khả
vài milimet (lớn hơn Nguồn phát tia hồng điều khiển từ xa để điều
năng gây ra một số phản
bước sóng của ánh sáng ngoại thông dụng là lò ứng hóa học, có thể tác khiển hoạt động của tivi,
đỏ và nhỏ hơn bước sóng than, lò điện, đèn điện dụng lên một số loại thiết bị nghe nhìn,…
của sóng vô tuyến điện). dây tóc,… phim ảnh, như loại phim - Chụp ảnh bề mặt của
để chụp ảnh ban đêm… Trái Đất từ vệ tinh.
- Tia hồng ngoại có thể - Ứng dụng trong lĩnh
biến điệu (điều biến) vực quân sự: tên lửa tự
được như sóng điện từ
động tìm mục tiêu,
cao tần.
- Tia hồng ngoại có thể camera hồng ngoại để
gây ra hiện tượng quang chụp ảnh, quay phim ban
điện trong một số chất đêm, ống nhòm hồng
bán dẫn. ngoại,…
Tia tử ngoại Là bức xạ không nhìn Những vật được nung - Tác dụng mạnh lên - Khử trùng nước, thực
thấy, có bước sóng ngắn nóng đến nhiệt độ cao phim ảnh, làm ion hóa phẩm và các dụng cụ y
hơn 0,38μm đến 10-9m (trên 20000C) đều phát ra không khí và nhiều chất tế.
khí khác.
(ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại. - Dùng để chữa bệnh còi
- Kích thích sự phát
ánh sáng tím). Nguồn phát tia tử ngoại quang của nhiều chất, có xương.
phổ biến là đèn hơi thủy thể gây ra một số phản - Dùng để dò tìm các vết
ngân. ứng quang hóa và phản nứt trên bề mặt kim loại.
ứng hóa học.
- Bị thủy tinh, nước hấp
thụ rất mạnh.

TRANG 7
TÊN ĐỊNH NGHĨA NGUỒN PHÁT TÍNH CHẤT CÔNG DỤNG
- Có tác dụng sinh lí: hủy
diệt tế bào, làm da rám
nắng, làm hại mắt, diệt vi
khuẩn, nấm mốc,…
- Có thể gây ra hiện
tượng quang điện với các
kim loại kiềm, kiềm thổ
và nhôm.

TRANG 8
TIA RƠN-GHEN (TIA X)
I. Ống Rơnghen
a. Cấu tạo:
- Ống Rơnghen là một ống tia âm cực gồm 3 điện cực: catốt K, anốt A và một điện cực lắp
thêm là đối âm cực AK.
- Anốt được nối với cực dương của nguồn điện. Catốt
được nối với cực âm của nguồn điện. Đối âm cực
AK được làm bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn
(khó nóng chảy, chịu được nhiệt độ cao, ví dụ
Vonfram, Platin,…) được nối với A và có dòng nước
nhỏ chảy qua ở trong để làm nguội.
- Hiệu điện thế giữa A và K cỡ hàng nghìn đến hàng
vạn Vôn.
- Trong ống có áp suất thấp cỡ 10-3 mmHg (nếu p <
10-4 mmHg thì được coi là chân không)
b. Hoạt động: Nối vào A và K hiệu điện thế một chiều khoảng vài vạn Vôn. Do trong ống luôn
có sẵn một ít ion dương nên dưới hiệu điện thế cao nói trên chúng được gia tốc mạnh thu
được động năng lớn, khi đập vào catốt làm bật ra các electron. Dòng electron này được tăng
tốc mạnh trong điện trường giữa A và K, khi đập vào đối âm cực làm phát ra một bức xạ
không nhìn thấy gọi là tia Rơnghen (có khả năng đâm xuyên cực lớn, làm đen kính ảnh,….)
II. Bản chất, cơ chế, tính chất và ứng dụng của tia Rơnghen (Tia X)
a. Bản chất: Tia Rơnghen là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của tia tử ngoại
(bước sóng từ 10-8 m đến 10-11 m). Người ta cũng thường phân biệt tia X cứng (có bước
sóng rất ngắn) và tia X mềm (có bước sóng dài hơn).
b. Cơ chế phát ra tia Rơnghen: Các electron trong tia âm cực được tăng tốc trong điện trường
mạnh nên thu được động năng lớn. Khi đập vào đối âm cực, chúng xuyên sâu vào những lớp
bên trong vỏ nguyên tử của đối âm cực, tương tác với hạt nhân và các electron của lớp này,
làm phát ra sóng điện từ có bước sóng ngắn. Đó chính là bức xạ Rơnghen hay tia Rơnghen.
c. Các tính chất:
Khả năng đâm xuyên rất mạnh, dễ dàng đi qua bìa, giấy, gỗ,… nhưng đi qua kim loại thì khó
khăn hơn nhất là với các kim loại có khối lượng riêng lớn.
Không mang điện nên không bị lệch trong điện trường hoặc từ trường.
Tác dụng mạnh lên kính ảnh.
Gây hiện tượng quang điện với hầu hết các kim loại.
Khả năng ion hoá chất khí mạnh.
Làm phát quang một số chất.
Có tác dụng sinh lí: diệt vi khuẩn, huỷ diệt tế bào,…
d. Ứng dụng:
- Y học: chụp điện, chiếu điện, chữa bệnh ung thư,….
- Công nghiệp: dò các lỗ hổng khuyết tật trong lòng của các sản phẩm đúc
TRANG 9
- Khoa học: nghiên cứu cấu trúc phân tử, tinh thể
III. Các công thức về tia Rơnghen (Tia X)
m.v 2
1. Động năng của 1 electron khi tới AK là Wd = = e.U AK
2
2.Wd 2.e.U AK
 Vận tốc của electron khi tới AK là v = =
m m
h.c
2. Năng lượng của photon X là  X = h.f X = với h là hằng số Planck và h = 6,625.10-34J.s
X
3. Tần số lớn nhất hay bước sóng nhỏ nhất của photon X trong chùm tia X:
h.c e.U AK hc
Vì  X = h.f X =  e.U AK nên f X  hay  X 
X h eU AK
e.U AK hc
Từ đó suy ra: f X( max ) = hay  X( min ) =
h eU AK
I
4. Số electron đập vào AK trong một giây là n e = với I là cường độ dòng điện qua ống Rơnghen
e
I
5. Nhiệt lượng AK nhận được trong một giây là Q = H.n e .Wd = H.n e .eU AK = H. .eU AK = H.I.U AK
e
với H là % năng lượng mà electron cung cấp để làm nóng AK
m.v 2
Wd = = e.U AK là động năng của một electron khi tới AK.
2
6. Công thức tính nhiệt lượng toả ra hay thu vào khi có biến thiên nhiệt độ
Q = cm(t 2 − t 1 ) = c.D.V(t 2 − t1 )
IV. Ống Cu-lít-giơ
Ngày nay, để tạo ra tia X, người ta sử dụng ống Cu-lít-giơ
Ống Cu-lít-giơ là một ống thủy tinh, bên trong là chân không, gồm một dây nung bằng vonfam
FF’ dùng làm nguồn phát electron và hai điện cực:
- Một catốt K, bằng kim loại, hình chỏm cầu để làm cho các electron phóng ra từ FF’, đều hội
tụ vào anốt A.
- Một anốt A làm bằng kim loại có khối lượng nguyên tử lớn và điểm nóng chảy cao, được
làm nguội bằng một dòng nước khi ống hoạt động.
Dây FF’ được nung nóng bằng một dòng điện. Người ta đặt giữa anốt và catốt một hiệu điện
thế cỡ vài chục kilôVôn. Các electron bay ra từ dây nung FF’ sẽ chuyển động trong điện trường
mạnh giữa anốt và catốt đến đập vào anốt và làm cho anốt phát ra tia X.

TRANG 10
Câu 1. (Câu 8, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó.
B. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.
C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó.
D. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó.
Câu 2. (Câu 9, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Khi nói về tia X, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tia X là dòng hạt mang điện.
B. Tia X không có khả năng đâm xuyên.
C. Tia X có bản chất là sóng điện từ.
D. Tia X không truyền được trong chân không.
Câu 3. (Câu 20, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Một bức xạ đơn sắc có tần số 3.1014 Hz. Lấy c = 3.108 m/s. Đây là
A. bức xạ tử ngoại. B. bức xạ hồng ngoại. C. ánh sáng đỏ. D. ánh sáng tím.
Câu 4. (Câu 28, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm.
Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát
là 2 m. Trên màn, khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai phía so với vân sáng
trung tâm là
A. 8 mm. B. 32 mm. C. 20 mm. D. 12 mm.
Câu 5. (Câu 39, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng
đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2. Trên màn, trong khoảng giữa hai vị trí có vân sáng trùng nhau liên
tiếp có tất cả N vị trí mà ở mỗi vị trí đó có một bức xạ cho vân sáng. Biết λ1 và λ2 có giá trị nằm
trong khoảng từ 400 nm đến 750 nm. N không thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 7. B. 8. C. 5. D. 6.
Câu 6. (Câu 7, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của
A. tia α. B. tia tử ngoại. C. tia X. D. tia hồng ngoại.
Câu 7. (Câu 10, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?
A. Mạch tách sóng. B. Phần ứng. C. Phần cảm. D. Hệ tán sắc.
Câu 8. (Câu 19, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại?
A. 900 nm. B. 600 nm. C. 450 nm. D. 250 nm.
Câu 9. (Câu 32, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ (380 nm < λ < 760 nm). Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Trên màn, hai điểm A và B là vị trí hai vân sáng

TRANG 11
đối xứng với nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên đường
thẳng vuông góc với các vân giao thoa, AB = 6,6 mm và BC = 4,4 mm. Giá trị của λ bằng
A. 550 nm. B. 450 nm. C. 750 nm. D. 650 nm.
Câu 10. (Câu 37, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai
thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 549 nm và λ2 (390 nm < λ2 < 750 nm). Trên màn quan sát
thu được các vạch sáng là các vân sáng của hai bức xạ trên (hai vân sáng trùng nhau cùng là một
vạch sáng). Trên màn, xét 4 vạch sáng liên tiếp theo thứ tự là M, N, P, Q. Khoảng cách giữa M
và N, giữa N và P, giữa P và Q lần lượt là 2,0 mm; 4,5 mm; 4,5 mm. Giá trị của λ2 gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 398 nm. B. 731 nm. C. 748 nm. D. 391 nm.
Câu 11. (Câu 5, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia X được ứng dụng
A. để sấy khô, sưởi ấm. B. trong đầu đọc đĩa CD.
C. trong chiếu điện, chụp điện. D. trong khoan cắt kim loại.
Câu 12. (Câu 8, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
đơn sắc nào sau đây?
A. Ánh sáng tím. B. Ánh sáng đỏ. C. Ánh sáng lam. D. Ánh sáng lục.
Câu 13. (Câu 22, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại?
A. 280 nm. B. 630 nm. C. 480 nm. D. 930 nm.
Câu 14. (Câu 30, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ (380 nm < λ < 760 nm). Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Trên màn, hai điểm A và B là vị trí hai vân sáng
đối xứng với nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên đường
thẳng vuông góc với các vân giao thoa, AB = 7,2 mm và BC = 4,5 mm. Giá trị của λ bằng
A. 450 nm. B. 650 nm. C. 750 nm. D. 550 nm.
Câu 15. (Câu 33, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai
thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 558 nm và λ2 (390 nm < λ2 < 750 nm). Trên màn quan sát
thu được các vạch sáng là các vân sáng của hai bức xạ trên (hai vân sáng trùng nhau cùng là một
vạch sáng). Trên màn, xét 4 vạch sáng liên tiếp theo thứ tự là M, N, P, Q. Khoảng cách giữa M
và N, giữa N và P, giữa P và Q lần lượt là 2,0 mm; 4,5 mm; 4,5 mm. Giá trị của λ2 gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 395 nm. B. 405 nm. C. 735 nm. D. 755 nm.
Câu 16. (Câu 4, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng
đơn sắc nào sau đây?

TRANG 12
A. Ánh sáng đỏ. B. Ánh sáng tím. C. Ánh sáng lục. D. Ánh sáng lam.
Câu 17. (Câu 11, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia X có bản chất là
A. dòng các pôzitron. B. sóng điện từ.
C. sóng âm. D. dòng các electron.
Câu 18. (Câu 14, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại?
A. 850 nm. B. 500 nm. C. 700 nm. D. 350 nm.
Câu 19. (Câu 32, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ (380 nm < λ < 760 nm). Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Trên màn, hai điểm A và B là vị trí hai vân sáng
đối xứng với nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên đường
thẳng vuông góc với các vân giao thoa, AB = 6 mm và BC = 4 mm. Giá trị của λ bằng
A. 500 nm. B. 700 nm. C. 600 nm. D. 400 nm.
Câu 20. (Câu 34, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai
thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 533 nm và λ2 (390 nm < λ2 < 750 nm). Trên màn quan sát
thu được các vạch sáng là các vân sáng của hai bức xạ trên (hai vân sáng trùng nhau cùng là một
vạch sáng). Trên màn, xét 4 vạch sáng liên tiếp theo thứ tự là M, N, P, Q. Khoảng cách giữa M
và N, giữa N và P, giữa P và Q lần lượt là 2,0 mm; 4,5 mm; 4,5 mm. Giá trị của λ2 gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 395 nm. B. 755 nm. C. 415 nm. D. 735 nm.
Câu 21. (Câu 5, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính?
A. Phần cảm. B. Ống chuẩn trực. C. Mạch khuếch đại. D. Phần ứng.
Câu 22. (Câu 8, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tia X có bản chất là
A. dòng các hạt nhân 42He. B. sóng cơ.
C. sóng điện từ. D. dòng các electron.
Câu 23. (Câu 14, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong chân không, bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ tử ngoại?
A. 750 nm. B. 450 nm. C. 120 nm. D. 920 nm.
Câu 24. (Câu 30, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Tiến hành thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ (380 nm < λ < 760 nm). Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt
phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1 m. Trên màn, hai điểm A và B là vị trí hai vân sáng
đối xứng với nhau qua vân trung tâm, C cũng là vị trí vân sáng. Biết A, B, C cùng nằm trên đường
thẳng vuông góc với các vân giao thoa, AB = 6,4 mm và BC = 4 mm. Giá trị của λ bằng
A. 700 nm. B. 500 nm. C. 400 nm. D. 600 nm.

TRANG 13
Câu 25. (Câu 34, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2019)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai
thành phần đơn sắc có bước sóng λ1 = 539,5 nm và λ2 (390 nm < λ2 < 750 nm). Trên màn quan
sát thu được các vạch sáng là các vân sáng của hai bức xạ trên (hai vân sáng trùng nhau cùng là
một vạch sáng). Trên màn, xét 4 vạch sáng liên tiếp theo thứ tự là M, N, P, Q. Khoảng cách giữa
M và N, giữa N và P, giữa P và Q lần lượt là 2,0 mm; 4,5 mm; 4,5 mm. Giá trị của λ2 gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 400 nm. B. 410 nm. C. 755 nm. D. 745 nm.
Câu 26. (Câu 7, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Chất nào sau đây phát ra quang phổ vạch phát xạ?
A. Chất lỏng bị nung nóng. B. Chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng.
C. Chất rắn bị nung nóng. D. Chất khí nóng sáng ở áp suất thấp.
Câu 27. (Câu 16, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu sáng các khe bằng bức xạ có
bước sóng 500 nm. Trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là
A. 0,5 mm. B. 1 mm. C. 4 mm. D. 2 mm.
Câu 28. (Câu 20, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Nước có chiết suất n = 1,33 đối với ánh
sáng đơn sắc màu vàng. Tốc độ của ánh sáng màu vàng trong nước là
A. 2,63.108 m/s. B. 2,26.105 km/s. C. 1,69.105 km/s. D. 1,13.108 m/s.
Câu 29. (Câu 23, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Trong ống Cu-lít-giơ (ống tia X), hiệu điện thế giữa anot và catot là 3 kV. Biết động năng cực
đại của electron đến anot lớn gấp 2018 lần động năng cực đại của electron khi bứt ra khỏi catot.
Lấy e = 1,6.10-19 C; me = 9,1.10-31 kg. Tốc độ cực đại của electron khi bứt ra khỏi catot là
A. 456 km/s. B. 273 km/s. C. 654 km/s. D. 723 km/s.
Câu 30. (Câu 38, mã đề 001, Đề thi minh họa THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng có bước
sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tại điểm M có đúng 4 bức xạ cho vân sáng có
bước sóng 735 nm; 490 nm; λ1 và λ2. Tổng giá trị λ1 + λ2 bằng
A. 1078 nm. B. 1080 nm. C. 1008 nm. D. 1181 nm.
Câu 31. (Câu 5, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam, lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối
với ánh sáng
A. lục. B. cam. C. đỏ. D. tím.
Câu 32. (Câu 17, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc. Khoảng
cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,2 m.
Trên màn, khoảng vân đo được là 0,6 mm. Bước sóng của ánh sáng trong thí nghiệm bằng
A. 600 nm. B. 720 nm. C. 480 nm. D. 500 nm.

TRANG 14
Câu 33. (Câu 26, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron
khi bứt ra khỏi catot. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anot và catot là U thì tốc độ của electron khi
đập vào anot là v. Khi hiệu điện thế giữa anot và catot là 1,5U thì tốc độ của electron đập vào
anot thay đổi một lượng 4000km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A. 1,78.107 m/s. B. 3,27.106 m/s. C. 8,00.107 m/s. D. 2,67.106 m/s.
Câu 34. (Câu 29, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng có bước
sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 400 nm đến 760 nm (400 nm < λ < 760 nm). Trên màn
quan sát, tại M chỉ có một bức xạ cho vân sáng và hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 (λ1 < λ2) cho
vân tối. Giá trị nhỏ nhất của λ2 là
A. 667 nm. B. 608 nm. C. 507 nm. D. 560 nm.
Câu 35. (Câu 6, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam, lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị nhỏ nhất đối
với ánh sáng
A. lục. B. tím. C. cam. D. đỏ.
Câu 36. (Câu 20, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 500 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến
màn quan sát là 1 m. Trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp bằng
A. 0,50 mm. B. 1,0 mm. C. 1,5 mm. D. 0,75 mm.
Câu 37. (Câu 25, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron
khi bứt ra khỏi catot. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anot và catot là U thì tốc độ của electron khi
đập vào anot là v. Khi hiệu điện thế giữa anot và catot là 2U thì tốc độ của electron đập vào anot
thay đổi một lượng 5000km/s so với ban đầu. Giá trị của v là
A. 2,42.107 m/s. B. 0,35.107 m/s. C. 1,00.107 m/s. D. 1,21.107 m/s.
Câu 38. (Câu 32, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng có bước
sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 406 nm đến 760 nm (406 nm < λ < 760 nm). Trên màn
quan sát, tại M chỉ có một bức xạ cho vân sáng và hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 (λ1 < λ2) cho
vân tối. Giá trị nhỏ nhất của λ1 là
A. 464 nm. B. 487 nm. C. 456 nm. D. 542 nm.
Câu 39. (Câu 3, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: vàng, tím, cam, lục. Chiết suất của nước có giá trị nhỏ nhất đối với
ánh sáng
A. vàng. B. lục. C. tím. D. cam.
Câu 40. (Câu 18, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)

TRANG 15
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 600 nm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, khoảng
vân đo được là 1,5 mm. Khoảng cách giữa hai khe bằng
A. 0,4 mm. B. 0,9 mm. C. 0,45 mm. D. 0,8 mm.
Câu 41. (Câu 23, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron
khi bứt ra khỏi catot. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anot và catot là U thì tốc độ của electron khi
đập vào anot là 4,5.107 m/s. Khi hiệu điện thế giữa anot và catot là 1,44U thì tốc độ của electron
đập vào anot là
A. 3,1.107 m/s. B. 6,5.107 m/s. C. 5,4.107 m/s. D. 3,8.107 m/s.
Câu 42. (Câu 35, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng có bước
sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 400 nm đến 750 nm (400 nm < λ < 750 nm). Trên màn
quan sát, tại M chỉ có một bức xạ cho vân sáng và hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 (λ1 < λ2) cho
vân tối. Giá trị nhỏ nhất của λ2 là
A. 600 nm. B. 560 nm. C. 667 nm. D. 500 nm.
Câu 43. (Câu 9, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, chàm, cam, lục. Chiết suất của nước có giá trị lớn nhất đối với
ánh sáng
A. chàm. B. đỏ. C. lục. D. cam.
Câu 44. (Câu 14, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước
sóng 450 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm. Trên màn quan sát, khoảng cách giữa hai vân
sáng liên tiếp là 0,72 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát bằng
A. 1,6 m. B. 1,4 m. C. 1,8 m. D. 1,2 m.
Câu 45. (Câu 24, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Một ống Cu-lít-giơ (ống tia X) đang hoạt động. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron
khi bứt ra khỏi catot. Ban đầu, hiệu điện thế giữa anot và catot là 10kV thì tốc độ của electron
khi đập vào anot là v1. Khi hiệu điện thế giữa anot và catot là 15kV thì tốc độ của electron đập
vào anot là v2. Lấy me = 9,1.10-31kg và e = 1,6.10-19C. Hiệu v2 – v1 có giá trị là
A. 8,4.105 m/s. B. 4,2.105 m/s. C. 1,33.107 m/s. D. 2,66.107 m/s.
Câu 46. (Câu 34, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2018)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng có bước
sóng λ biến thiên liên tục trong khoảng từ 399 nm đến 750 nm (399 nm < λ < 750 nm). Trên màn
quan sát, tại M chỉ có một bức xạ cho vân sáng và hai bức xạ có bước sóng λ1 và λ2 (λ1 < λ2) cho
vân tối. Giá trị lớn nhất của λ1 là
A. 536 nm. B. 450 nm. C. 456 nm. D. 479 nm.
Câu 47. (Câu 14, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là
A. gây ra hiện tượng quang điện ngoài ở kim loại.

TRANG 16
B. có khả năng đâm xuyên rất mạnh.
C. có tác dụng nhiệt rất mạnh.
D. không bị nước và thủy tinh hấp thụ.
Câu 48. (Câu 16, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi một chùm sáng trắng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các
chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. tán sắc ánh sáng.
C. nhiễu xạ ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng.
Câu 49. (Câu 18, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Chiếu ánh sáng do đèn hơi thủy ngân ở áp suất thấp (bị kích thích bằng điện) phát ra vào khe
hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì quang phổ thu được là
A. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
B. một dải sáng có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
C. các vạch sáng riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
D. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau đều đặn.
Câu 50. (Câu 30, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm, khoảng cách
giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên
màn, gọi M và N là hai điểm ở hai phía so với vân sáng trung tâm và cách vân sáng trung tâm lần
lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là
A. 6. B. 3. C. 8. D. 2.
Câu 51. (Câu 32, mã đề 201, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai
thành phần đơn sắc có bước sóng λ = 0,6 μm và λ’ = 0,4 μm. Trên màn quan sát, trong khoảng
giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng λ, số vị trí có vân sáng trùng nhau của hai bức
xạ là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 52. (Câu 4, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Hiện tượng cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng
A. quang – phát quang. B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng. D. giao thoa ánh sáng.
Câu 53. (Câu 16, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Cơ thể con người có thân nhiệt 370C là một nguồn phát ra
A. tia hồng ngoại. B. tia Rơn-ghen. C. tia gamma. D. tia tử ngoại.
Câu 54. (Câu 17, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Thanh sắt và thanh niken tách rời nhau được nung nóng đến cùng nhiệt độ 12000C phát ra
A. hai quang phổ vạch không giống nhau. B. hai quang phổ vạch giống nhau.
C. hai quang phổ liên tục không giống nhau. D. hai quang phổ liên tục giống nhau.
Câu 55. (Câu 26, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)

TRANG 17
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2
mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong
4
nước có chiết suất đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không
3
đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện
khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng
A. 0,9 mm. B. 1,6 mm. C. 1,2 mm. D. 0,6 mm.
Câu 56. (Câu 32, mã đề 202, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có
bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn quan sát, tồn tại vị trí mà ở đó có đúng ba bức xạ
cho vân sáng ứng với các bước sóng 440 nm, 660 nm và λ. Giá trị của λ gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 570 nm. B. 560 nm. C. 540 nm. D. 550 nm.
Câu 57. (Câu 4, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng
này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng
A. giao thoa ánh sáng. B. nhiễu xạ ánh sáng.
C. tán sắc ánh sáng. D. phản xạ ánh sáng.
Câu 58. (Câu 15, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
B. Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
C. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D. Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
Câu 59. (Câu 20, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Chiếu vào khe hẹp F của máy quang phổ lăng kính một chùm sáng trắng thì
A. chùm tia sáng tới buồng tối là chùm sáng trắng song song.
B. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc song song.
C. chùm tia sáng ló ra khỏi thấu kính của buồng tối gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
D. chùm tia sáng tới hệ tán sắc gồm nhiều chùm đơn sắc hội tụ.
Câu 60. (Câu 25, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm, khoảng cách
giữa hai khe là 0,6 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên
màn, hai điểm M và N nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm lần
lượt là 5,9 mm và 9,7 mm. Trong khoảng giữa M và N có số vân sáng là
A. 9. B. 7. C. 6. D. 8.
Câu 61. (Câu 26, mã đề 203, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Chiếu một chùm sáng song song hẹp gồm bốn thành phần đơn sắc: đỏ, vàng, lam và tím từ
một môi trường trong suốt tới mặt phân cách với không khí có góc tới 370. Biết chiết suất của
môi trường này đối với ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lam và tím lần lượt là 1,643; 1,657; 1,672 và
1,685. Thành phần đơn sắc không thể ló ra không khí là
TRANG 18
A. vàng, lam và tím. B. đỏ, vàng và lam. C. lam và vàng. D. lam và tím.
Câu 62. (Câu 8, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc không bị thay đổi bước sóng khi truyền từ không khí vào lăng kính thủy
tinh.
B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
C. Ánh sáng đơn sắc bị đổi màu khi truyền qua lăng kính.
D. Ánh sáng đơn sắc bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
Câu 63. (Câu 11, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia hồng ngoại có tính chất nổi bật là tác dụng nhiệt.
B. Tia hồng ngoại là bức xạ nhìn thấy được.
C. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
D. Tia hồng ngoại được ứng dụng để sấy khô, sưởi ấm.
Câu 64. (Câu 24, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Chiếu một chùm sáng trắng vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính, trên kính ảnh
của buồng tối ta thu được
A. các vạch sáng, vạch tối xen kẽ nhau.
B. bảy vạch sáng từ đỏ đến tím, ngăn cách nhau bằng những khoảng tối.
C. một dải ánh sáng trắng.
D. một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.
Câu 65. (Câu 27, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa
hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân trung
tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa hai khe thêm một đoạn 50 cm theo phương vuông góc
với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc nà
giảm đi
A. 6 vân. B. 7 vân. C. 2 vân. D. 4 vân.
Câu 66. (Câu 35, mã đề 204, Đề thi THPT Quốc gia 2017)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng
cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Chiếu vào hai khe ánh sáng trắng có
bước sóng từ 380 nm đến 760 nm. Trên màn, M là vị trí gần vân trung tâm nhất có đúng 5 bức
xạ cho vân sáng. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau
đây?
A. 6,7 mm. B. 6,3 mm. C. 5,5 mm. D. 5,9 mm.

BÀI TẬP THÊM VỀ TIA X


Câu 1: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một ống tia Rơn-ghen là 200kV. Cho rằng vận tốc
của nó khi bứt ra khỏi catot là v0 = 0 thì động năng của electron khi đến đối catot là
A. 1,6.10-13 J. B. 3,2.10-10 J. C. 1,6.10-14 J D. 3,2.10-14 J.
TRANG 19
Câu 2: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một ống tia Rơn-ghen là 200kV. Coi rằng vận tốc
ban đầu của electron bằng không. Bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen mà ống đó có thể phát
ra là
A. 5,7.10-11 m. B. 6.10-14 m. C. 6,2.10-12 m. D. 4.10-12 m.
Câu 3: Vận tốc của electron khi đập vào anot của một ống Rơn-ghen là 45.106 m/s. Để tăng vận
tốc này thêm 5.106m/s thì phải tăng hiệu điện thế đặt vào ống
A. ∆U = 1350V. B. ∆U = 5300V. C. ∆U = 1500V. D. ∆U = 7100V.
Câu 4: Trong một ống Rơn-ghen, trong 20 giây người ta xác định được có 1018 electron đập vào
đối catot thì cường độ dòng điện qua ống là
A. 6 mA. B. 16 mA. C. 8 mA. D. 18 mA.
Câu 5: Bước sóng ngắn nhất của tia Rơn-ghen phát ra từ một ống Rơn-ghen là λmin = 2.10-11m.
Biết hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s ; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C. Hiệu điện thế
giữa anot và catot là
A. 6,21.1014 V. B. 6,625.104 V. C. 4,21.104 V. D. 8,2.104 V.
Câu 6: Một ống Rơn-ghen phát ra chùm tia Rơn-ghen có bước sóng ngắn nhất là λmin = 5.10-11m.
Cho biết hằng số Planck h = 6,625.10-34J.s, độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C, khối lượng
của electron me = 9,1.10-31kg Coi vận tốc ban đầu của electron bằng không. Động năng cực đại
của electron khi đập vào đối catot và hiệu điện thế giữa hai cực của ống bằng
A. Wđ = 39,75.10-16J ; U = 24,8.103V. B. Wđ = 40,75.10-16J ; U = 24,8.103V.
C. Wđ = 39,75.10-16J ; U = 26,8.103V. D. Wđ = 36,75.10-16J ; U = 25,8.103V.
Câu 7. Một ống Rơn-ghen phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 1,875.10-10m. Để tăng độ cứng
của tia X, tức là để làm giảm bước sóng của nó, ta cho hiệu điện thế giữa hai cực của ống tăng
thêm ∆U = 3,3kV. Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra khi đó là
A. 1,25.10-10 m. B. 1,625.10-10 m. C. 2,25.10-10 m. D. 6,25.10-10 m.
Câu 8. Ống Rơn-ghen có hiệu điện thế giữa anot và catot là 12kV. Cho biết hằng số Planck
h = 6,625.10-34J.s, độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19C. Để có tia X cứng hơn, có bước sóng
ngắn nhất nhỏ hơn bước sóng ngắn nhất ở trên là 1,5 lần thì hiệu điện thế giữa anot và catot là
A. 18 kV. B. 16 kV. C. 21 kV. D. 12 kV.
Câu 9. Trong một ống Rơn-ghen, cường độ dòng điện qua ống là 0,8mA và hiệu điện thế giữa
anot và catot là 1,2kV. Đối catot là một bản platin có diện tích 1cm2 và dày 2mm, có khối lượng
riêng D = 21.103 kg/m3 và nhiệt dung riêng cp = 0,12 kJ/kg.K. Nhiệt độ của bản platin tăng thêm
5000C trong khoảng thời gian
A. 262,5 s. B. 242,6 s. C. 222,6 s. D. 162,6 s.
Câu 10. Đối catot của ống Rơn-ghen được làm nguội bằng một dòng nước chảy luồn phía bên
trong. Nhiệt độ ở lối ra cao hơn nhiệt độ lối vào là 100C. Coi rằng toàn bộ động năng của chùm
electron đều chuyển thành nhiệt làm nóng đối catot. Ống Rơn-ghen phát ra những tia có tần số
lớn nhất bằng 5.1018Hz. Dòng điện qua ống bằng 8mA. Nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của
nước là cn = 4186 J/kg.độ ; Dn = 1000 kg/m3. Lưu lượng nước chảy trong ống bằng
A. 1 cm3/s. B. 2 cm3/s. C. 3 cm3/s. D. 4 cm3/s.

TRANG 20
TRANG 21

You might also like