You are on page 1of 3

Vội vàng

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ nào?

Câu 3. Chỉ ra từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân trong đoạn thơ:

Của ong bướm này đây tuân tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu thơ:

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.

Câu 7. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của thời gian?

Câu 8. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan

niệm sống vội, sống gấp của một bộ phận giới trẻ hiện nay? Trả lời trong một đoạn văn khoảng từ 7

đến 10 dòng

giải:

Câu 1.

- Văn bản trên được viết theo thể loại: Tự do

Câu 2.

- Chủ thể trữ tình của bài thơ xuất hiện trực tiếp qua từ ngữ: Tôi muốn + tôi, ta

Câu 3.

- Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mùa xuân:

+ hoa của đồng nội xanh rì + lá của cành tơ phơ phất + ong bướm,+tuần tháng mật,+khúc tình si.

Câu 5.- Mùa xuân có thể hiểu theo hai nghĩa, một là mùa xuân của đất trời, hai là tuổi trẻ của con người. Mùa xuân của đất trời đến, cũng có nghĩa
là con người lại lớn thêm một tuổi. Mà mỗi khi con người một lớn, cũng có nghĩa là tuổi trẻ đang càng ngày càng trôi qua. Xuân biểu tượng cho
sự non trẻ, tràn đầy sức sống của đất trời, nhưng đồng thời với đó cũng là sự báo hiệu cho sự lụi tàn, sự biến mất của những thứ đã già cỗi.

Câu 7.- Thời gian là một con dao hai lưỡi. Tuy nó có thể mang lại cho chúng ta sức khỏe, cho chúng ta tuổi trẻ để nhìn ngắm vẻ đẹp của thế giới.
Thế nhưng, cũng chính thời gian sẽ lấy đi những điều đó nếu như chúng ta sống mà không biết thưởng thức, tận hưởng cuộc sống.+ gợi cho chúng
ta suy nghĩ về sự quý giá và thoáng qua của thời gian. Tác giả nhấn mạnh rằng cuộc sống ngắn ngủi và chúng ta nên tận hưởng từng khoảnh khắc
trong cuộc sống.

Câu8: Quan niệm sống "vội vàng" của Xuân Diệu trong bài thơ gợi cho chúng ta suy nghĩ về tình trạng sống vội và gấp rút của một bộ phận giới
trẻ hiện nay. Bài thơ nhắc nhở chúng ta rằng cuộc sống là một quãng thời gian quý giá và chúng ta nên biết trân trọng và tận hưởng từng khoảnh
khắc trong đời, không để cuộc sống trôi qua mà không cảm nhận được những điều quan trọng.

Phân tích cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian trong đoạn thơ sau;

Phân tích cảm nhận của Xuân Diệu về thời gian trong đoạn thơ sau

Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già,

Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,


Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

Mùi tháng năm đềù rớm vị chia phôi,

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt .

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

(Trích Vội vàng )

Giải:

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

Bài thơ “Vội Vàng” nằm trong tập “Thơ Thơ”, xuất bản năm 1938 là bài thơ tiêu biểu của tập thơ nói riêng, của hồn thơ Xuân Diệu nói chung.

– Cả bài thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Đoạn thơ nằm ở phần giữa của bài thơ “Vội vàng”.

Ở đoạn này, thi sĩ tập trung thể hiện quan niệm về thời gian.

* Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu

**. Quan niệm về thời gian của thơ ca trung đại

– Thời gian trong thi ca trung đại là “thời gian tuần hoàn”, nghĩa là thời gian được hình dung như một vòng tròn liên tục tái diễn, hết một vòng lại
quay về điểm xuất phát, cứ trở đi rồi trở lại mãi mãi.

– Quan niệm “thời gian tuần hoàn” xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo thời gian.

**. Quan niệm thời gian của Xuân Diệu

– Xuân Diệu quan niệm “thời gian tuyến tính” xuất phát từ cái nhìn động:

“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”

Xuân Diệu nhìn cuộc đời bằng con mắt xanh non biếc rờn nhưng cũng không tránh khỏi những hoài nghi, mất mát. Điều thi sĩ sợ nhất là tuổi trẻ
qua đi, tuổi già mau tới bởi thời gian là tuyến tính nên thời gian như một dòng chảy mà mỗi một khoảnh khắc qua là mất đi vĩnh viễn. Cách dùng
cặp từ đối lập trong hai câu thơ “Tới – qua”, “non – già” đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi nhân về bước đi của thời
gian. Thời gian như dòng chảy không ngừng nghỉ. Cái ta đang có cũng là cái ta đang mất, trong hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai.

– Xuân Diệu lấy sinh mệnh cá thể của mình làm thước đo thời gian. Ông lấy quỹ thời gian hữu hạn của cuộc đời mình ( sinh mệnh cá thể ) ra để
đo đếm thời gian trong vũ trụ. Thậm chí thi sĩ lấy quãng ngắn nhất, giàu ý nghĩa nhất trong sinh mệnh của con người là tuổi trẻ để làm thước đo:

“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời ”

Chữ “Xuân” được điệp đi điệp lại cả năm đến sáu lần (trong ba câu đầu đã có tới năm lần). “Xuân” ấy vừa là xuân của đất trời vừa là “xuân” của
cuộc đời, của tuổi trẻ. Mỗi lần nhắc lại là mỗi lần ta bắt gặp cái ngậm ngùi của thi nhân. Xuân của thiên nhiên thì còn mãi mà “xuân” của đời
người đã “hết” thì “tôi cũng mất”. Dù lòng yêu có “rộng” đến bao nhiêu thì “lượng trời” vẫn cứ chật. Nên “tuổi trẻ nhân gian” không thể “dài”
thêm mãi. Ở đây, hệ thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ (tới – qua, non –già, rộng – chật, xuân tuần hoàn, – tuổi
trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) để làm nổi bật tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân rồi cũng tuần hoàn
nhưng tuổi xuân của con người chỉ có một lần, đã qua là qua mãi.

+ Xuân Diệu đã nồng nhiệt phủ định quan niệm của người xưa:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại !”

+ Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh
mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn.

+ Nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến một nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ:

“Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

– Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát. Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát lớn lao. Sự tàn phai không chỉ
đến “khắp sông núi” mà còn ở từng cá thể. Và thời gian trôi đi sẽ khiến cho cái nhan sắc thiên nhiên diệu kỳ này bước vào độ tàn phai. Một sự tàn
phai không thể nào tránh khỏi:

“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt”

Đây là hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng
cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một
cuộc chia lìa. Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. Và dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát, chia
phôi. Cho nên, thời gian thẫm đẫm hương vị của sự chia lìa. Dậy lên đó đây khắp không gian là lời than thở tiễn biệt “khắp sông núi vẫn than
thầm tiễn biệt”. Nó là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian, mà sâu xa hơn là mỗi sự vật thời gian đang ngậm ngùi tiễn
biệt một phần đời của chính nó.

Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của
từng cá thể:

“Con gió xinh thì thào trong lá biếc,

Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?”

Gió đùa trong lá không phải là những âm thanh của thiên nhiên tươi vui của mùa xuân, mà là lời “thì thào” về nỗi hờn giận, buồn thương. Gió phải
chia tay với cây lá mà bay đi; chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng chào xuân bỗng ngừng bặt, chẳng phải có sự đe dọa nguy hiểm nào, mà chỉ
vì chúng buồn tiếc cho mùa xuân sắp trôi qua. Thế là chẳng riêng gì Xuân Diệu mà cả vạn vật trong thiên nhiên cũng thức nhận về cái quy luật
nghiệt ngã, cái một đi không bao giờ trở lại của thời gian ấy.

– Xuân Diệu đưa ra một quyết định hợp lí cho mình và cho tất cả mọi người “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

d. Kết thúc đoạn thơ là một tiếng thốt:

“Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa

Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”

Thi sĩ bỗng thốt lên lời than. Tiếc nuối, lo lắng và chợt tỉnh vì “mùa chưa ngả chiều hôm”, nghĩa là vẫn còn trẻ trung, chưa già. Lên đường! Phải
vội vàng, phải hối hả “Mau đi thôi”. Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc
rẻ, bâng khuâng. VÌ không thể “buộc gió”, không thể “tắt nắng”, cũng không thể cầm giữ được thời gian, thì chỉ có cách thực tế nhất là chạy đua
với thời gian, là phải tranh thủ sống .

You might also like