You are on page 1of 2

Đề 2: Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng của nhà thơ Xuân Diệu trong đoạn thơ

sau để thấy
được quan niệm mới mẻ về thời gian của tác giả
Bài làm
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ Xuân Diệu  thấy được quan niệm mới
mẻ về thời gian của tác giả
Thân bài:
1. Luận điểm chung:
- Xuất xứ: trích trong tập “Thơ thơ” (1938) + thể thơ tự do
- Ý nghĩa nhan đề: “Vội vàng” trước hết là một tính từ, có nghĩa là tỏ ra rất vội, muốn tranh thủ
tối đa thời gian để cho kịp. Đối với Xuân Diệu, nhan đề “Vội vàng” đã cho thấy một quan niệm
sống mới mẻ của nhà thơ. Sống vội vàng không có nghĩa là sống gấp sống vội hay sống ích kỉ
mà biết tận hưởng tất cả những giá trị tốt đẹp, tận hiến cho những giá trị cuộc sống nơi trần gian.
2. Hệ thống luận điểm:
a. Luận điểm 1: Quan niệm thời gian trong thơ xưa
Thi nhân xưa than thở về sự chảy trôi, ngắn ngủi của kiếp người như “ áng Phù Vân”. Nhưng đa
phần các nhà thơ trung đại quan niệm thời gian tuần hoàn, vĩnh cửu. Đó là khi cá nhân chưa tách
khỏi cộng đồng, con người còn gắn làm một với vũ trụ, người chết chưa hẳn là hư vô, vẫn có thể
hoà cùng trời đất. Vì thế con người trung đại có thái độ bình thản trước sự chảy trôi của thời
gian.
b. Luận điểm 2: Quan niệm thời gian của Xuân Diệu.
- Đối với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại. Vũ trụ không ngừng vận động,
thời gian luôn chảy trôi. Mỗi phút trôi qua tức là mất đi vĩnh viễn.
- XD đã sử dụng lỗi định nghĩa “như” để chỉ ra thật cụ thể, hiển nhiên, không cách nào phủ nhận
“ Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩ là xuân sẽ già.”
 Điệp ngữ “ nghĩa là” lặp lại bao hàm ý nghĩa tiếc nuối, xót xa. “nghĩa là” cũng chỉ ra sự
thật, không thể phủ nhận.
 Cách diễn đạt đối lập, mạnh mẽ thể hiện bước đi nhanh của thời gian.
 Giọng điệu lưu luyến, tiếc nuối
 Điệp từ “xuân” lặp lại 6 lần, nhấn mạnh sự thiết tha nỗi niềm về mùa xuân hay tuổi xuân.
 Hệ thống từ ngữ, hình ảnh đối lập tiếp tục được sử dụng với mật độ cao “rộng” “chật”
“xuân tuần hoàn”… đã nhấn mạnh sự khốc liệt của bước đi thời gian.
 Giọng điệu tranh luận: “nói làm chi”, “rằng”, “nếu” để bảo vệ ý kiến của mình rằng “
chẳng còn trời đất chẳng còn tôi”
 Nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ “ còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi”
 Cảm nhận từng phút tiễn biệt của sự vật trong vũ trụ “ mùi tháng năm đều rớm vị chia
phôi”
3. Luận điểm kết
- Giá trị nội dung + nghệ thuật
Kết bài:
Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ đã khẳng định khát khao cháy bỏng được sống hết mình với cuộc
đời của nhân vật trữ tình, song cũng chính là tâm tư, nỗi lòng của nhà thơ Xuân Diệu. Ông nhờ
thơ ca để giãi bày, tâm sự với người đọc để họ chia sẻ và hiểu ông hơn, trân trọng thời gian tuổi
trẻ và sống hết mình với nó.

You might also like