You are on page 1of 2

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu

biểu cho tiếng nói thiết tha,


tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. .Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm,
độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. Vội vàng” - bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ
độc đáo của Xuân Diệu. Cả bài thơ là một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, một niềm đam mê sống đến nôn
nóng, cuồng nhiệt.Tiêu biểu đặc sắc về nội dung về nghệ thuật phải kể đến đoạn thơ sau:
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
....
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
''Vội vàng'' được in trong tập ''Thơ thơ'', là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước
Cách mạng tháng Tám. ''Vội vàng'' là lời giụ giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy qúy trọng từng
giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một hồn thờ yêu đời, ham sống
đến cuồng nhiệt. Tư tưởng đó được thể hiện qua một hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần
nhị giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, giọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và
hình ảnh thơ.
Nếu ở khổ thơ đầu tiên là những quan niệm cách tân về cuộc sống thì đến khổ thơ thứ hai này là cách
nhìn thời gian đầy mới mẻ, hiện đại của cái tôi thơ Mới.
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Nếu người xưa luôn yên tâm bình thản trước sự trôi chảy của thời gian bởi họ quan niệm thời gian là tuần
hoàn thì Xuân Diệu lại quan niệm thời gian tuyến tính , mùa xuân, tuổi trẻ một đi không trở lại. Thế nên
Xuân Diệu luôn hốt hoảng lo âu khi thời gian trôi mau. Thi sĩ không chỉ tiếc mùa, tháng, ngày mà tiếc
từng khoảng khắc, từng phút giây. Cách sử dụng cặp từ đối lập “tới - qua”, “non - già” đã cho thấy sự
cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước bước đi của thời gian. . Bước đi của mùa xuân cũng là bước đi của
thời gian và bước đi của đời người. Phép điệp “nghĩa là” càng nhấn mạnh thêm sự bất ngờ có phần hốt
hoảng về dòng chảy của thời gian của cuộc đời .Dù xuân đương tới, xuân còn non nhưng xuân sẽ qua, sẽ
già, sẽ hết và tuổi trẻ cũng mất. Đối diện với sự thật hiển nhiên mà phũ phàng ấy, Xuân Diệu không khỏi
hoảng thốt. Liên tiếp các dấu phẩy được huy động tạo nên điệu thơ ngậm ngùi, nghẹn ngào. Người ta
thường chỉ tiếc mọi thứ khi nó đã qua đi, khi nó chỉ còn là kỷ niệm nhưng Xuân Diệu là tiếc mùa xuân
ngay khi nó đang đến, ngay khi ông đang đắm mình trong bức tranh xuân ấy. Đó không chỉ là mùa xuân
của đất trời mà còn là mùa xuân của đời người. Xuân Diệu đã lấy thời gian của đời người để làm thước đo
cho thời gian của vũ trụ.
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”

Đất trời rộng lớn, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé, đời người hữu hạn. Bởi tuổi trẻ qua đi, tình yêu không
còn thì mọi thứ cũng cứ thế mà trôi đi cùng dòng chảy của thời gian. “Lòng tôi” và “lượng trời” vốn đã là
hai thế cực tương phản của sự hạn hữu và vô hạn.Phải chấp nhận sự thật dẫu biết rằng mùa xuân tuần
hoàn đấy thôi nhưng tuổi trẻ đâu có tuần hoàn, đâu thể thắm lại những lần như thuở còn sung sức, còn
dồi dào nhiệt huyết. Vì thế dù thời gian có lặp lại thì mọi thứ cũng vô nghĩa bởi lúc đó “tôi” không còn là
“tôi” của hôm nay. Như chính Xuân Diệu đã từng nói
“Cái bay không đợi cái trôi
Từ tôi phút ấy sang tôi phút này”
(Đi thuyền – Xuân Diệu)
Thế nên nỗi tiếc nuối, bâng khuâng rợn ngợp cả đất trời. Mùi chia ly cũng bao trùm lấy cả sự vô tận của
thời gian, khoảng không cách biệt của không gian: Sự hạn hữu của đời người với thời gian được thể hiện
rõ nét nhất ở dòng thơ “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi”. Đúng vậy, giữa cái mênh mông của vũ
trụ, vô cùng, vô tận của thời gian, tuổi trẻ, sự sống của con người bỗng trở nên quá ngắn ngủi. Thế nhưng,
,dù biết trước “tôi” sẽ không tồn tại vĩnh viễn để đón nhận thiên nhiên đất trời tươi đẹp nhưng Xuân Diệu
không tiếc cho mình, tiếc cho tuổi trẻ mà điều ông tiếc nhất là “cả đất trời” .Xuân Diệu dường như đang
tiếc nuối vì không thể tận hưởng hết mọi hương sắc của cuộc đời.Qua đây ta thấy những dòng thơ này, hệ
thống từ ngữ, hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ “rộng” – “chật”, “xuân tuần hoàn” –
“tuổi trẻ chẳng hai lần”, “còn” – “chẳng còn”. Điều đó đã góp phần làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối trước
thời gian, cuộc đời.
Tóm lại qua đoạn thơ trên của vội vang bằng cách Sử dụng phép điệp ngữ, điệp cấu trúc; giọng điệu thơ
sôi nổi nhưng không tạo được niềm vui vì không che giấu sự nuối tiếc, xót xa, hờn dỗi; Hệ thống từ ngữ,
hình ảnh được đặt trong thế tương phản đối lập cao độ. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay và giàu ý
nghĩa mang đậm dấu ấn Xuân Diệu.

Chỉ với 9 câu thơ nhưng rõ ràng Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một quan niệm nhân sinh rất tiến bộ về
thời gian, về mùa xuân và tuổi trẻ của ông. Xuân Diệu có cách cảm nhận về thời gian khác lạ như vậy,
chính là nhờ vào sự ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Quan niệm mới mẻ, đột phá ấy của Xuân Diệu đã
khiến cho ta phải trân trọng từng phút được sống, tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn và đầy ý nghĩa. Qua
khổ thơ này, chúng ta đã thấy được niềm khát khao sống mãnh liệt, cháy bỏng của ông hoàng thơ tình
Việt Nam

You might also like